Shakhi Viet
Active Member
Là FAN của chó HMông, Bác hà tôi quan tâm đến thiên nhiên và con người vùng Tây bắc, sau đây là 1 bài viết mà tôi tìm được. Tuy có ai đó phản đối việc trích dẫn, nhưng tôi nghĩ không phải ai cũng có đủ thời gian để tìm nên tôi xin phép vẫn cứ trích:
KTNT - Gần đây tại Hà Nội, nhiều người mê võ thuật, đặc biệt là giới sinh viên, đổ xô gia nhập môn phái đặc biệt có tên Bắc Việt võ. Nói đặc biệt bởi đây là phái võ của dân tộc Mông và người lập ra câu lạc bộ (CLB) Bắc Việt võ là chàng trai còn rất trẻ, mang trong mình nhiều hoài bão lớn.
Võ đường miễn phí
Sinh năm 1988, Trần Ngọc Linh (lớp Kiến trúc K51, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội) đã trở thành Chủ nhiệm CLB Bắc Việt võ khi mới tròn 21 tuổi. Nhìn chàng sinh viên này, không ai nghĩ đây là võ sư của một môn phái với gần 400 hội viên tham gia. Hôm nào cũng vậy, khoảng 18 giờ, Linh cùng hàng trăm bạn trẻ lại kéo về sân thể dục của Trường Đại học Xây dựng để luyện võ.
Linh bảo, thực ra Bắc Việt võ trước đây không có tên, được truyền qua nhiều đời của một dòng họ người Mông xưa. Sau khi xuống Hà Nội học, Linh cùng môn đệ nghĩ ra cái tên Bắc Việt với hàm ý là phái võ của miền Bắc.
Năm học lớp 9, Linh được chứng kiến cụ Giàng A Sình, truyền nhân đời thứ 12 của dòng họ Giàng ở Lào Cai đang luyện võ trên khe núi. Vì tò mò và hiếu thắng, cậu xin được đấu với cụ. Nào ngờ, mới một chưởng, cậu đã bị cụ Sình hạ gục. “Tôi đam mê môn võ này ngay từ lúc mới tiếp xúc. Tuy nhiên, thời gian đầu, thầy Sình một mực không chịu dạy vì theo tục lệ của người Mông, dòng võ này chỉ truyền lại cho con trai trưởng”, Linh nói. Nhưng thấy cậu học trò ngoan ngoãn, thông minh, hiếu học và tiếc môn võ quý sẽ bị mai một bởi cụ Sình chỉ có 2 con gái nên sau một thời gian đắn đo, cụ đã quyết định truyền môn võ này cho Linh.
“Học võ không đơn giản như tôi tưởng. Nó khó đến mức bạn có thể bị chấn thương, thậm chí là bỏ mạng”, Linh cho biết. Bản thân Linh cũng thường xuyên nếm trải vị cay đắng, gian khổ của người học võ. Sau 10 năm miệt mài luyện tập, Linh đã được thầy truyền cho hầu hết các thế võ độc của môn võ này.
Năm đầu tiên xuống Hà Nội học, vì “ngứa nghề” nên Linh thường xuống sân ký túc xá của trường tập. Thấy cậu sinh viên thân hình mảnh khảnh tập bài quyền điêu luyện, lúc nhanh, lúc chậm, nhiều sinh viên vô cùng thán phục. Không ít sinh viên xin được học nhưng Linh đành phải từ chối vì dòng võ gia truyền, không thể truyền cho người khác. Nhưng ngày càng có nhiều người biết tới Linh, yêu mến Bắc Việt võ. Linh quyết định trở về thuyết phục thầy thêm một lần nữa. Phải đến lần thứ tư, cụ Sình mới quyết định xóa bỏ lời thề của dòng họ Giàng, cho phép cậu học trò dạy võ cho người khác.
Võ sư Ngọc Linh hướng dẫn cho các võ sinh nữ luyện tập.
Được sự ủng hộ của sinh viên Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Linh mở ra câu lạc bộ võ thuật đầu tiên, lấy tên là Bắc Việt và dạy võ miễn phí cho sinh viên. Ban đầu, hoạt động của CLB gặp rất nhiều khó khăn do không có sân tập, dụng cụ chuyên môn, đồng phục... Nhưng nhờ có sự giúp đỡ của các thày giáo cùng Hội Sinh viên, võ phái ngày càng lớn mạnh. Hiện nay, võ phái còn mở nhiều lớp học võ tại Trường Đại học Dân lập Thăng Long. Linh nói sẽ còn mở thêm nhiều lớp ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Tương lai mới cho Bắc Việt võ
Sau gần 3 năm hoạt động, CLB Bắc Việt võ ngày càng lớn mạnh. Hiện võ phái có gần 400 võ sinh. Không chỉ sinh viên, cán bộ, giảng viên mà ngay cả những môn đệ thuộc võ phái khác như Thiếu Lâm, Nhất Nam... cũng cảm thấy Bắc Việt võ có sự khác biệt và cuốn hút. “ở Bắc Việt võ, những bước di chuyển linh hoạt ở mọi địa hình cao thấp, có lối đánh cộng lực và thiên về luồn lách”, anh Quang Lưu, cựu môn sinh phái Thiếu Lâm cho biết.
Sự khác biệt của Bắc Việt võ so với các môn phái khác là Bắc Việt có hẳn một giáo trình dành riêng cho nữ giới. “Nữ giới không có sức mạnh như nam giới nên để phù hợp, tôi chủ động biên soạn giáo trình riêng cho phái nữ”, Linh nói. Vì thế, số lượng võ sinh nữ tham gia Bắc Việt võ rất đông. Do hầu hết các võ sinh là học sinh - sinh viên nên khi tham gia học võ được miễn hoàn toàn học phí.
Để Bắc Việt võ được công nhận là môn phái chính thức, Linh cho biết: “Cuối năm nay, CLB cử một đội huấn luyện viên đi tập huấn ở cấp quốc gia. Nếu được công nhận là một môn phái chính thức thì khả năng mở rộng Bắc Việt võ là rất lớn”.
Hiện nay, bộ giáo trình về võ thuật phong trào đã được Linh xây dựng xong, đây cũng là yếu tố quyết định đến sự phát triển của Bắc Việt võ sau này. Với ước muốn đưa Bắc Việt võ trở về với cội nguồn của nó, Ngọc Linh tâm sự: “Tôi đã làm việc với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lào Cai, họ rất ủng hộ ý kiến của tôi và mong muốn được phát triển Bắc Việt võ ngay trên vùng đất này. Trong khóa học mới vào đầu tháng 10, Bắc Việt võ chính thức đưa giáo trình võ thuật phong trào vào giảng dạy; đồng thời thay đổi màu áo từ màu đen sang màu xanh với quan niệm màu xanh là màu của tuổi trẻ, khát vọng và hoài bão, ước muốn vươn xa hơn trong nền võ thuật của đất nước và hòa nhập cùng nền võ thuật thế giới”.
“Võ thuật là nghiệp, kinh doanh chỉ là nghề nhưng nghiệp muốn phát triển và gìn giữ được thì cần phải có nghề vững chắc”, Linh tâm sự. Với quan niệm đó, cậu đã thành lập Công ty Thiết bị công nghệ điện tử Việt Nam TNL tại 280 Kim Ngưu (Hà Nội) để có điều kiện phục vụ cho sự phát triển của Bắc Việt võ. Như vậy, sau 3 năm, ước mơ của Trần Ngọc Linh đã trở thành hiện thực. Với tôn chỉ học võ là học văn hóa dân tộc dựa trên 4 chữ “khiêm nhường - đức độ - trí dũng - bao dung”, người môn sinh Bắc Việt võ luôn hướng tới mục đích quan trọng nhất là chiến thắng chính bản thân mình.
Oai Quốc
KTNT - Gần đây tại Hà Nội, nhiều người mê võ thuật, đặc biệt là giới sinh viên, đổ xô gia nhập môn phái đặc biệt có tên Bắc Việt võ. Nói đặc biệt bởi đây là phái võ của dân tộc Mông và người lập ra câu lạc bộ (CLB) Bắc Việt võ là chàng trai còn rất trẻ, mang trong mình nhiều hoài bão lớn.
Võ đường miễn phí
Sinh năm 1988, Trần Ngọc Linh (lớp Kiến trúc K51, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội) đã trở thành Chủ nhiệm CLB Bắc Việt võ khi mới tròn 21 tuổi. Nhìn chàng sinh viên này, không ai nghĩ đây là võ sư của một môn phái với gần 400 hội viên tham gia. Hôm nào cũng vậy, khoảng 18 giờ, Linh cùng hàng trăm bạn trẻ lại kéo về sân thể dục của Trường Đại học Xây dựng để luyện võ.
Linh bảo, thực ra Bắc Việt võ trước đây không có tên, được truyền qua nhiều đời của một dòng họ người Mông xưa. Sau khi xuống Hà Nội học, Linh cùng môn đệ nghĩ ra cái tên Bắc Việt với hàm ý là phái võ của miền Bắc.
Năm học lớp 9, Linh được chứng kiến cụ Giàng A Sình, truyền nhân đời thứ 12 của dòng họ Giàng ở Lào Cai đang luyện võ trên khe núi. Vì tò mò và hiếu thắng, cậu xin được đấu với cụ. Nào ngờ, mới một chưởng, cậu đã bị cụ Sình hạ gục. “Tôi đam mê môn võ này ngay từ lúc mới tiếp xúc. Tuy nhiên, thời gian đầu, thầy Sình một mực không chịu dạy vì theo tục lệ của người Mông, dòng võ này chỉ truyền lại cho con trai trưởng”, Linh nói. Nhưng thấy cậu học trò ngoan ngoãn, thông minh, hiếu học và tiếc môn võ quý sẽ bị mai một bởi cụ Sình chỉ có 2 con gái nên sau một thời gian đắn đo, cụ đã quyết định truyền môn võ này cho Linh.
“Học võ không đơn giản như tôi tưởng. Nó khó đến mức bạn có thể bị chấn thương, thậm chí là bỏ mạng”, Linh cho biết. Bản thân Linh cũng thường xuyên nếm trải vị cay đắng, gian khổ của người học võ. Sau 10 năm miệt mài luyện tập, Linh đã được thầy truyền cho hầu hết các thế võ độc của môn võ này.
Năm đầu tiên xuống Hà Nội học, vì “ngứa nghề” nên Linh thường xuống sân ký túc xá của trường tập. Thấy cậu sinh viên thân hình mảnh khảnh tập bài quyền điêu luyện, lúc nhanh, lúc chậm, nhiều sinh viên vô cùng thán phục. Không ít sinh viên xin được học nhưng Linh đành phải từ chối vì dòng võ gia truyền, không thể truyền cho người khác. Nhưng ngày càng có nhiều người biết tới Linh, yêu mến Bắc Việt võ. Linh quyết định trở về thuyết phục thầy thêm một lần nữa. Phải đến lần thứ tư, cụ Sình mới quyết định xóa bỏ lời thề của dòng họ Giàng, cho phép cậu học trò dạy võ cho người khác.
Võ sư Ngọc Linh hướng dẫn cho các võ sinh nữ luyện tập.
Được sự ủng hộ của sinh viên Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Linh mở ra câu lạc bộ võ thuật đầu tiên, lấy tên là Bắc Việt và dạy võ miễn phí cho sinh viên. Ban đầu, hoạt động của CLB gặp rất nhiều khó khăn do không có sân tập, dụng cụ chuyên môn, đồng phục... Nhưng nhờ có sự giúp đỡ của các thày giáo cùng Hội Sinh viên, võ phái ngày càng lớn mạnh. Hiện nay, võ phái còn mở nhiều lớp học võ tại Trường Đại học Dân lập Thăng Long. Linh nói sẽ còn mở thêm nhiều lớp ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Tương lai mới cho Bắc Việt võ
Sau gần 3 năm hoạt động, CLB Bắc Việt võ ngày càng lớn mạnh. Hiện võ phái có gần 400 võ sinh. Không chỉ sinh viên, cán bộ, giảng viên mà ngay cả những môn đệ thuộc võ phái khác như Thiếu Lâm, Nhất Nam... cũng cảm thấy Bắc Việt võ có sự khác biệt và cuốn hút. “ở Bắc Việt võ, những bước di chuyển linh hoạt ở mọi địa hình cao thấp, có lối đánh cộng lực và thiên về luồn lách”, anh Quang Lưu, cựu môn sinh phái Thiếu Lâm cho biết.
Sự khác biệt của Bắc Việt võ so với các môn phái khác là Bắc Việt có hẳn một giáo trình dành riêng cho nữ giới. “Nữ giới không có sức mạnh như nam giới nên để phù hợp, tôi chủ động biên soạn giáo trình riêng cho phái nữ”, Linh nói. Vì thế, số lượng võ sinh nữ tham gia Bắc Việt võ rất đông. Do hầu hết các võ sinh là học sinh - sinh viên nên khi tham gia học võ được miễn hoàn toàn học phí.
Để Bắc Việt võ được công nhận là môn phái chính thức, Linh cho biết: “Cuối năm nay, CLB cử một đội huấn luyện viên đi tập huấn ở cấp quốc gia. Nếu được công nhận là một môn phái chính thức thì khả năng mở rộng Bắc Việt võ là rất lớn”.
Hiện nay, bộ giáo trình về võ thuật phong trào đã được Linh xây dựng xong, đây cũng là yếu tố quyết định đến sự phát triển của Bắc Việt võ sau này. Với ước muốn đưa Bắc Việt võ trở về với cội nguồn của nó, Ngọc Linh tâm sự: “Tôi đã làm việc với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lào Cai, họ rất ủng hộ ý kiến của tôi và mong muốn được phát triển Bắc Việt võ ngay trên vùng đất này. Trong khóa học mới vào đầu tháng 10, Bắc Việt võ chính thức đưa giáo trình võ thuật phong trào vào giảng dạy; đồng thời thay đổi màu áo từ màu đen sang màu xanh với quan niệm màu xanh là màu của tuổi trẻ, khát vọng và hoài bão, ước muốn vươn xa hơn trong nền võ thuật của đất nước và hòa nhập cùng nền võ thuật thế giới”.
“Võ thuật là nghiệp, kinh doanh chỉ là nghề nhưng nghiệp muốn phát triển và gìn giữ được thì cần phải có nghề vững chắc”, Linh tâm sự. Với quan niệm đó, cậu đã thành lập Công ty Thiết bị công nghệ điện tử Việt Nam TNL tại 280 Kim Ngưu (Hà Nội) để có điều kiện phục vụ cho sự phát triển của Bắc Việt võ. Như vậy, sau 3 năm, ước mơ của Trần Ngọc Linh đã trở thành hiện thực. Với tôn chỉ học võ là học văn hóa dân tộc dựa trên 4 chữ “khiêm nhường - đức độ - trí dũng - bao dung”, người môn sinh Bắc Việt võ luôn hướng tới mục đích quan trọng nhất là chiến thắng chính bản thân mình.
Oai Quốc