NguyenNhuThach
Active Member
TTCT (báo Tuổi Trẻ cuối tuần ngày 20/8)- Vì sao phần lớn du khách nước ngoài, đặc biệt là người phương Tây, lại rất dị ứng với các món ăn được cho là “đặc sản” ở xứ ta: thịt rừng?
Câu trả lời có thể liên quan đến rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như mức độ phát triển kinh tế - xã hội, ý thức bảo vệ thiên nhiên, luật pháp liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã...
Theo tôi, một yếu tố quan trọng trong cuộc chiến giành lại sự sống cho động vật rừng chính là giáo dục lòng yêu thiên nhiên nói chung, cũng như bảo vệ động vật và động vật hoang dã nói riêng. Nếu ngay từ thuở còn thơ trẻ em đã ý thức được sự sống còn của những loài động vật rừng có liên quan đến sự sống còn của chính con người, chắc chắn trong suốt cuộc đời của mình các em sẽ có thái độ rất khác những gì mà người lớn đang làm hiện nay ở Việt Nam.
Cách đây mấy năm, cháu tôi từ nước ngoài về có dự một buổi tiệc do gia đình thết đãi. Khi một món ăn được dọn lên, cậu bé tỏ ý ngần ngại và hỏi đó là món gì. Để thằng bé yên lòng, câu trả lời là thịt gà. Buổi tiệc diễn ra êm ả.
Tuy nhiên, cuối buổi tiệc một trục trặc ngoài ý muốn xảy ra. Thằng bé biết được món nó vừa ăn không phải thịt gà mà là thịt bồ câu. Thế là mặc mọi người can ngăn, thằng bé nôn oẹ cho bằng hết những gì nó vừa ăn vào. Thái độ của thằng bé một phần xuất phát từ những gì nó được học ở trường. Lòng yêu thiên nhiên không phải tự nhiên mà có. Trẻ em cần được giáo dục tình yêu này một cách hiệu quả ngay từ những ngày đầu tiên chập chững đến trường.
Tuy nhiên, những bài học về lòng yêu thiên nhiên và động vật hoang dã trên ghế nhà trường chỉ có tác dụng khi trẻ em học được cách ứng xử đúng từ gia đình và xã hội.
Những bài học đó chắc chắn vẫn chỉ là lý thuyết suông khi người lớn vẫn ứng xử theo cách họ đang làm. Theo điều tra của Traffic, một tổ chức theo dõi việc kinh doanh động vật hoang dã trên phạm vi toàn cầu, tại Hà Nội người ưa thích thịt rừng nhất là những người có tiền và có quyền (doanh nhân, công chức). Đáng ngại hơn, đa số những người được hỏi chưa ăn thịt rừng nói rằng vì thịt rừng quá đắt chứ không phải vì họ quan tâm đến bảo vệ môi trường hay vì sự răn đe của luật pháp.
Như vậy, thật khó bảo một đứa trẻ hãy yêu động vật hoang dã trong khi nó vẫn thấy cha chú mình ăn thịt rừng ngon lành trong những bữa tiệc. Và chắc cũng rất khó nói rằng lớn lên đứa trẻ sẽ làm khác bằng cách tẩy chay thịt rừng.
Câu trả lời có thể liên quan đến rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như mức độ phát triển kinh tế - xã hội, ý thức bảo vệ thiên nhiên, luật pháp liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã...
Theo tôi, một yếu tố quan trọng trong cuộc chiến giành lại sự sống cho động vật rừng chính là giáo dục lòng yêu thiên nhiên nói chung, cũng như bảo vệ động vật và động vật hoang dã nói riêng. Nếu ngay từ thuở còn thơ trẻ em đã ý thức được sự sống còn của những loài động vật rừng có liên quan đến sự sống còn của chính con người, chắc chắn trong suốt cuộc đời của mình các em sẽ có thái độ rất khác những gì mà người lớn đang làm hiện nay ở Việt Nam.
Cách đây mấy năm, cháu tôi từ nước ngoài về có dự một buổi tiệc do gia đình thết đãi. Khi một món ăn được dọn lên, cậu bé tỏ ý ngần ngại và hỏi đó là món gì. Để thằng bé yên lòng, câu trả lời là thịt gà. Buổi tiệc diễn ra êm ả.
Tuy nhiên, cuối buổi tiệc một trục trặc ngoài ý muốn xảy ra. Thằng bé biết được món nó vừa ăn không phải thịt gà mà là thịt bồ câu. Thế là mặc mọi người can ngăn, thằng bé nôn oẹ cho bằng hết những gì nó vừa ăn vào. Thái độ của thằng bé một phần xuất phát từ những gì nó được học ở trường. Lòng yêu thiên nhiên không phải tự nhiên mà có. Trẻ em cần được giáo dục tình yêu này một cách hiệu quả ngay từ những ngày đầu tiên chập chững đến trường.
Tuy nhiên, những bài học về lòng yêu thiên nhiên và động vật hoang dã trên ghế nhà trường chỉ có tác dụng khi trẻ em học được cách ứng xử đúng từ gia đình và xã hội.
Những bài học đó chắc chắn vẫn chỉ là lý thuyết suông khi người lớn vẫn ứng xử theo cách họ đang làm. Theo điều tra của Traffic, một tổ chức theo dõi việc kinh doanh động vật hoang dã trên phạm vi toàn cầu, tại Hà Nội người ưa thích thịt rừng nhất là những người có tiền và có quyền (doanh nhân, công chức). Đáng ngại hơn, đa số những người được hỏi chưa ăn thịt rừng nói rằng vì thịt rừng quá đắt chứ không phải vì họ quan tâm đến bảo vệ môi trường hay vì sự răn đe của luật pháp.
Như vậy, thật khó bảo một đứa trẻ hãy yêu động vật hoang dã trong khi nó vẫn thấy cha chú mình ăn thịt rừng ngon lành trong những bữa tiệc. Và chắc cũng rất khó nói rằng lớn lên đứa trẻ sẽ làm khác bằng cách tẩy chay thịt rừng.