Phu Dung
Moderator
Thấy mọi người quan tâm đến vụ rận tai của mèo nên mình dịch bài viết này từ site: http://www.petshealth.com/dr_library/earmite.html cho hội Mèo nhà mình tham khảo.
Ear mites - Rận (mò/ mạt) tai của mèo
Rận tai là những con vật ký sinh rất nhỏ có hình như con cua, nếu như không điều trị đầy đủ có thể dẫn đến tình trạng nhiễm vi sinh, lên men và nhiễm trùng; nếu nặng có thể gây tổn thương nhĩ tai, dẫn đến xuất huyết hay gây điếc.
Rận tai (Otodectes cynotis) là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng viêm tai ngoài ở mèo, đặc biệt là ở mèo con và mèo choai. Triệu chứng thường thấy nhất là mèo thường xuyên gãi tai và lắc đầu.
Khi con mèo bị nhiễm rận tai gãi tai thường xuyên sẽ gây ra những vết thương hở ở vành tai dẫn đến sưng viêm (chứng hematoma) làm cho vành tai có thể bị biến dạng.
Rận tai rất dễ lây nhiễm giữa các con vật cùng loài hay khác loài. Người có thể là khâu trung chuyển rận tai sang cho những con vật khác. Rận tai sống trên mặt da của ống tai, nơi chúng có thể kiếm sống bằng các mảnh mô chết hay nước mô.
Mỗi con mèo nhiễm rận tai có sự phản ứng khác nhau. Vài con xem ra chẳng thấy bị ảnh hưởng gì dù số rận trong tai không ít nhưng một số con khác lại ngứa ngáy dữ dội dù chỉ nhiễm có mấy con. Nguyên nhân có lẽ là do nhạy cảm với ấu trùng của rận tai. Ngoài ra, rận tai cũng làm kích thích tăng tiết ráy tai. Ráy tai tiết ra nhiều gây viêm nhiễm làm cho mèo thấy khó chịu. Một trong những triệu chứng nhiễm rận tai là mèo có ráy tai dày đặc, màu tối sẫm như bã cà phê.
Thực tế cho thấy, mèo cũng hình thành được sự miễn dịch với rận tai, điều đó giải thích tại sao rận tai gây hại cho mèo nhỏ hơn là mèo đã trưởng thành. Ví dụ, không có gì là bất thường khi mèo con thể hiện rõ tất cả các triệu chứng bị nhiễm rận tai trong khi mẹ nó chẳng thấy có biểu hiện nào về chuyện bị nhiễm rận trong khi tai nó cũng có ti tỉ rận. Sự gia tăng miễn dịch cũng giải thích tại sao mèo bị tái nhiễm rận tai thì không thấy khó chịu nhiều như lần nhiễm đầu tiên.
Bác sĩ thú y có thể đoán chắc một con mèo bị nhiễm rận tai nếu nó còn bé, tai đầy ráy tai như mô tả ở trên và trong tai có mùi hôi khó chịu. Tuy thế nhưng cũng cần khẳng định bằng khám tai với ống soi tai hay soi mẫu bằng kính hiển vi. Hơi ấm từ đèn soi trong dụng cụ soi tai sẽ làm cho rận tai chui ra khỏi mớ ráy tai và nổi bật trên nền thẫm tối của ráy tai khiến cho chúng dễ bị nhận ra.
Điều quan trọng đầu tiên trước khi tiến hành điều trị là phải làm sạch tai mèo. Lấy hết ráy tai là đã rũ bỏ được vô khối rận tai rồi. Tuy nhiên chủ mèo không nên tự ý làm chuyện này vì có thể gây tổn thương cho tai mèo.
Sau khi làm sạch, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng thuốc, thường dùng thuốc nhỏ tai. Thuốc nhỏ tai không giết hết rận được nhưng sẽ phòng ngừa việc tái nhiễm và giảm sưng viêm. Cần tiếp tục tiến hành điều trị tại nhà trong ít nhất 1 tháng để kết thúc vòng đời phát triển của rận tai (kéo dài 3 tuần). Nếu ngưng điều trị vì thấy mèo không còn gãi tai thì sẽ làm cho rận tiếp tục phát triển gấp bội. Việc tái khám là rất cần thiết.
Đôi khi việc nhiễm rận tai cứ tái diễn dai dẳng. Trong một ngôi nhà có nuôi nhiều chó mèo thì con mèo đã miễn nhiễm với rận (nhưng vẫn có rận) có thể lây rận lại cho một con mèo vừa mới chữa khỏi rận. Vì thế nên một con nhiễm thì phải chữa hết cho cả hội.
Dù rận thường chỉ sống trong tai nhưng đôi khi rận cũng di cư sang những khu vực lân cận tai. Trong trường hợp đó mèo cần được điều trị bằng thuốc trị bọ chét dưới dạng dầu tắm, thuốc xịt hay phấn bột.
Tai mèo bị nhiễm rận
Bên trong ống tai mèo bị nhiễm rận
Vòng đời phát triển của rận tai ( 3 tuần)
Rận tai bám trên ống soi tai mèo (phóng to bằng kính hiển vi)
Ngoáy tai mèo phải đúng cách
Cho em nó đi khám tai là cách hữu hiệu để xác định nhiễm rận tai
Ear mites - Rận (mò/ mạt) tai của mèo
Rận tai là những con vật ký sinh rất nhỏ có hình như con cua, nếu như không điều trị đầy đủ có thể dẫn đến tình trạng nhiễm vi sinh, lên men và nhiễm trùng; nếu nặng có thể gây tổn thương nhĩ tai, dẫn đến xuất huyết hay gây điếc.
Rận tai (Otodectes cynotis) là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng viêm tai ngoài ở mèo, đặc biệt là ở mèo con và mèo choai. Triệu chứng thường thấy nhất là mèo thường xuyên gãi tai và lắc đầu.
Khi con mèo bị nhiễm rận tai gãi tai thường xuyên sẽ gây ra những vết thương hở ở vành tai dẫn đến sưng viêm (chứng hematoma) làm cho vành tai có thể bị biến dạng.
Rận tai rất dễ lây nhiễm giữa các con vật cùng loài hay khác loài. Người có thể là khâu trung chuyển rận tai sang cho những con vật khác. Rận tai sống trên mặt da của ống tai, nơi chúng có thể kiếm sống bằng các mảnh mô chết hay nước mô.
Mỗi con mèo nhiễm rận tai có sự phản ứng khác nhau. Vài con xem ra chẳng thấy bị ảnh hưởng gì dù số rận trong tai không ít nhưng một số con khác lại ngứa ngáy dữ dội dù chỉ nhiễm có mấy con. Nguyên nhân có lẽ là do nhạy cảm với ấu trùng của rận tai. Ngoài ra, rận tai cũng làm kích thích tăng tiết ráy tai. Ráy tai tiết ra nhiều gây viêm nhiễm làm cho mèo thấy khó chịu. Một trong những triệu chứng nhiễm rận tai là mèo có ráy tai dày đặc, màu tối sẫm như bã cà phê.
Thực tế cho thấy, mèo cũng hình thành được sự miễn dịch với rận tai, điều đó giải thích tại sao rận tai gây hại cho mèo nhỏ hơn là mèo đã trưởng thành. Ví dụ, không có gì là bất thường khi mèo con thể hiện rõ tất cả các triệu chứng bị nhiễm rận tai trong khi mẹ nó chẳng thấy có biểu hiện nào về chuyện bị nhiễm rận trong khi tai nó cũng có ti tỉ rận. Sự gia tăng miễn dịch cũng giải thích tại sao mèo bị tái nhiễm rận tai thì không thấy khó chịu nhiều như lần nhiễm đầu tiên.
Bác sĩ thú y có thể đoán chắc một con mèo bị nhiễm rận tai nếu nó còn bé, tai đầy ráy tai như mô tả ở trên và trong tai có mùi hôi khó chịu. Tuy thế nhưng cũng cần khẳng định bằng khám tai với ống soi tai hay soi mẫu bằng kính hiển vi. Hơi ấm từ đèn soi trong dụng cụ soi tai sẽ làm cho rận tai chui ra khỏi mớ ráy tai và nổi bật trên nền thẫm tối của ráy tai khiến cho chúng dễ bị nhận ra.
Điều quan trọng đầu tiên trước khi tiến hành điều trị là phải làm sạch tai mèo. Lấy hết ráy tai là đã rũ bỏ được vô khối rận tai rồi. Tuy nhiên chủ mèo không nên tự ý làm chuyện này vì có thể gây tổn thương cho tai mèo.
Sau khi làm sạch, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng thuốc, thường dùng thuốc nhỏ tai. Thuốc nhỏ tai không giết hết rận được nhưng sẽ phòng ngừa việc tái nhiễm và giảm sưng viêm. Cần tiếp tục tiến hành điều trị tại nhà trong ít nhất 1 tháng để kết thúc vòng đời phát triển của rận tai (kéo dài 3 tuần). Nếu ngưng điều trị vì thấy mèo không còn gãi tai thì sẽ làm cho rận tiếp tục phát triển gấp bội. Việc tái khám là rất cần thiết.
Đôi khi việc nhiễm rận tai cứ tái diễn dai dẳng. Trong một ngôi nhà có nuôi nhiều chó mèo thì con mèo đã miễn nhiễm với rận (nhưng vẫn có rận) có thể lây rận lại cho một con mèo vừa mới chữa khỏi rận. Vì thế nên một con nhiễm thì phải chữa hết cho cả hội.
Dù rận thường chỉ sống trong tai nhưng đôi khi rận cũng di cư sang những khu vực lân cận tai. Trong trường hợp đó mèo cần được điều trị bằng thuốc trị bọ chét dưới dạng dầu tắm, thuốc xịt hay phấn bột.
Rận tai bám trên ống soi tai mèo (phóng to bằng kính hiển vi)