hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Khi nhu cầu về loài cây lộc vừng lên cao, những cuộc săn lùng lộc vừng cổ thụ khốc liệt đã đẩy loài cây này ở các tỉnh miền Tây vào “vòng xoáy” cuộc chơi của người giàu.
Bác hai Phích đang chăm sóc vườn cây cảnh lộc vừng.
Lộc vừng thành lộc trời
Cây lộc vừng trổ những chùm hoa li ti như dây pháo này được người chơi cây cảnh quan niệm mang… tài lộc cho gia chủ. Khi nhu cầu về loài cây lộc vừng lên cao, những cuộc săn lùng lộc vừng cổ thụ quá mức đã đẩy loài cây này ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung lâm vào cảnh khan hiếm. Đến lúc đó, cây lộc vừng ở miền Tây bị lôi vào “vòng xoáy” cuộc chơi của người giàu.
Khoảng hai năm trở lại đây, người dân miền Tây bắt đầu đồn thổi với nhau về loài cây vừng có giá này. Xưa kia, cây vừng chỉ là loài cây tạp, không có giá trị kinh tế. Bởi tính năng chịu nước, sống khoẻ, tàn lá nhiều mà cây lộc vừng thường được người dân đem trồng ở những bờ ruộng làm ranh đất và lấy bóng mát. Cây vừng cứ thế sống đời sống bình dị, ẩn khuất sau luỹ tre làng, cho đến khi… cơn sốt lộc vừng tràn về.
Men theo quốc lộ 30 từ ngã ba An Hữu hướng về thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp), tôi cố hỏi thăm người dân để tìm những cây lộc vừng lớn cổ thụ. Nhưng đáp lại, nhiều người kể trong tiếc nuối rằng do loài cây này không sinh lợi nên đã bị đốn hạ từ lâu hoặc nếu còn sót thì cũng đã có người mua hết. Xưa, Cao Lãnh từng có một địa danh tên gọi Cả vừng, mà theo những người già trong vùng kể lại thì nơi đó cây vừng mộc nhiều vô số kể, chúng mọc đầy hai bên bờ sông, sau vườn nhà và trên những cánh đồng, nhưng nay chỉ còn lại là địa danh.
Anh Trần Thanh Hiếu, một người chuyên cung cấp cây lộc vừng có tiếng ở làng hoa kiểng Sa Đéc, cho biết: “Do nhu cầu cây lộc vừng tăng mạnh trong khoảng hai năm trở lại đây nên những cây lộc vừng cổ thụ đều được tìm mua ráo riết. Tôi phải lên đến tận biên giới Việt Nam - Campuchia để tìm hàng”. Cũng theo anh Hiếu, hiện cây lộc vừng đã trở nên khó tìm, muốn có những cây tốt, cổ thụ, dáng uy nghi, anh phải đi xa hơn lên các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự của Đồng Tháp hay qua Chợ Mới, Tân Châu của An Giang để tìm mua.
Hiện anh Hiếu sở hữu một “gia sản” gần 100 gốc lộc vừng, với giá trị mỗi cây từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Ngoài anh Hiếu, ở làng hoa kiểng Sa Đéc còn có gần chục người nữa cũng đang kinh doanh và sống tốt nhờ loài cây này. Có thể kể ra những cái tên như anh Lộc, Tấn, Minh…. mỗi người như vậy cũng tích luỹ hàng trăm gốc vừng lớn, nhỏ khác nhau.
Lợi mà lo
Do nhu cầu ngày càng tăng mà cung thì ngày càng khan hiếm nên làng hoa kiểng Sa Đéc đang là địa chỉ tìm tới của nhiều đại gia, những người sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu đồng để tậu về những cây lộc vừng cổ thụ, cao hàng chục mét. Cuối năm 2008, anh Hiếu từng bán hơn 300 triệu đồng tiền lộc vừng cho một đại gia là giám đốc của một hãng taxi lớn ở TP HCM. Còn hiện tại, mỗi tháng anh Hiếu cũng bán ra trên 20 gốc lộc vừng, cung cấp đi khắp nơi từ TP HCM, đến các tỉnh miền Trung… mà không phải nhọc công tìm kiếm khách hàng.
Bác hai Phích, ngụ tại phường Tân Quy Đông, Sa Đéc, Đồng Tháp, người có trên 20 năm theo nghề cung cấp kiểng cổ thụ như: cây gừa, sộp, đa, bồ đề… nay cũng tranh thủ mua lộc vừng về chế tác. Từng ăn ngủ với nghiệp trồng kiểng cổ thụ, bác Phích đánh giá:“Chưa bao giờ tôi thấy có loài cây nào lại tạo nên sức hút như cây lộc vừng trong vài năm trở lại đây. Loại cây này sẽ còn tạo ra cơn sốt trong thời gian dài nữa'.
Cũng theo bác hai Phích, người chơi kiểng tỏ ra quá nôn nóng để có được cây lộc vừng, trong khi muốn có một cây đẹp, đúng nghĩa, những cái cây cần được người nghệ nhân chế tác và tạo dáng trong khoảng thời gian từ ba năm trở lên. 'Nhưng tôi lo, chính cơn sốt lộc vừng sẽ làm hại loài cây này, vì đến nay vẫn chưa có ai nghĩ đến sẽ nhân giống hay bảo vệ một loài cây bỗng dưng có giá chỉ vì cái tên có chữ… lộc', bác Phích nói.
Tin tức Việt Nam
Bác hai Phích đang chăm sóc vườn cây cảnh lộc vừng.
Lộc vừng thành lộc trời
Cây lộc vừng trổ những chùm hoa li ti như dây pháo này được người chơi cây cảnh quan niệm mang… tài lộc cho gia chủ. Khi nhu cầu về loài cây lộc vừng lên cao, những cuộc săn lùng lộc vừng cổ thụ quá mức đã đẩy loài cây này ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung lâm vào cảnh khan hiếm. Đến lúc đó, cây lộc vừng ở miền Tây bị lôi vào “vòng xoáy” cuộc chơi của người giàu.
Khoảng hai năm trở lại đây, người dân miền Tây bắt đầu đồn thổi với nhau về loài cây vừng có giá này. Xưa kia, cây vừng chỉ là loài cây tạp, không có giá trị kinh tế. Bởi tính năng chịu nước, sống khoẻ, tàn lá nhiều mà cây lộc vừng thường được người dân đem trồng ở những bờ ruộng làm ranh đất và lấy bóng mát. Cây vừng cứ thế sống đời sống bình dị, ẩn khuất sau luỹ tre làng, cho đến khi… cơn sốt lộc vừng tràn về.
Men theo quốc lộ 30 từ ngã ba An Hữu hướng về thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp), tôi cố hỏi thăm người dân để tìm những cây lộc vừng lớn cổ thụ. Nhưng đáp lại, nhiều người kể trong tiếc nuối rằng do loài cây này không sinh lợi nên đã bị đốn hạ từ lâu hoặc nếu còn sót thì cũng đã có người mua hết. Xưa, Cao Lãnh từng có một địa danh tên gọi Cả vừng, mà theo những người già trong vùng kể lại thì nơi đó cây vừng mộc nhiều vô số kể, chúng mọc đầy hai bên bờ sông, sau vườn nhà và trên những cánh đồng, nhưng nay chỉ còn lại là địa danh.
Anh Trần Thanh Hiếu, một người chuyên cung cấp cây lộc vừng có tiếng ở làng hoa kiểng Sa Đéc, cho biết: “Do nhu cầu cây lộc vừng tăng mạnh trong khoảng hai năm trở lại đây nên những cây lộc vừng cổ thụ đều được tìm mua ráo riết. Tôi phải lên đến tận biên giới Việt Nam - Campuchia để tìm hàng”. Cũng theo anh Hiếu, hiện cây lộc vừng đã trở nên khó tìm, muốn có những cây tốt, cổ thụ, dáng uy nghi, anh phải đi xa hơn lên các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự của Đồng Tháp hay qua Chợ Mới, Tân Châu của An Giang để tìm mua.
Hiện anh Hiếu sở hữu một “gia sản” gần 100 gốc lộc vừng, với giá trị mỗi cây từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Ngoài anh Hiếu, ở làng hoa kiểng Sa Đéc còn có gần chục người nữa cũng đang kinh doanh và sống tốt nhờ loài cây này. Có thể kể ra những cái tên như anh Lộc, Tấn, Minh…. mỗi người như vậy cũng tích luỹ hàng trăm gốc vừng lớn, nhỏ khác nhau.
Lợi mà lo
Do nhu cầu ngày càng tăng mà cung thì ngày càng khan hiếm nên làng hoa kiểng Sa Đéc đang là địa chỉ tìm tới của nhiều đại gia, những người sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu đồng để tậu về những cây lộc vừng cổ thụ, cao hàng chục mét. Cuối năm 2008, anh Hiếu từng bán hơn 300 triệu đồng tiền lộc vừng cho một đại gia là giám đốc của một hãng taxi lớn ở TP HCM. Còn hiện tại, mỗi tháng anh Hiếu cũng bán ra trên 20 gốc lộc vừng, cung cấp đi khắp nơi từ TP HCM, đến các tỉnh miền Trung… mà không phải nhọc công tìm kiếm khách hàng.
Bác hai Phích, ngụ tại phường Tân Quy Đông, Sa Đéc, Đồng Tháp, người có trên 20 năm theo nghề cung cấp kiểng cổ thụ như: cây gừa, sộp, đa, bồ đề… nay cũng tranh thủ mua lộc vừng về chế tác. Từng ăn ngủ với nghiệp trồng kiểng cổ thụ, bác Phích đánh giá:“Chưa bao giờ tôi thấy có loài cây nào lại tạo nên sức hút như cây lộc vừng trong vài năm trở lại đây. Loại cây này sẽ còn tạo ra cơn sốt trong thời gian dài nữa'.
Cũng theo bác hai Phích, người chơi kiểng tỏ ra quá nôn nóng để có được cây lộc vừng, trong khi muốn có một cây đẹp, đúng nghĩa, những cái cây cần được người nghệ nhân chế tác và tạo dáng trong khoảng thời gian từ ba năm trở lên. 'Nhưng tôi lo, chính cơn sốt lộc vừng sẽ làm hại loài cây này, vì đến nay vẫn chưa có ai nghĩ đến sẽ nhân giống hay bảo vệ một loài cây bỗng dưng có giá chỉ vì cái tên có chữ… lộc', bác Phích nói.
Tin tức Việt Nam