(TV xin phép post lại bài của thành viên Vetvrtc nhằm mục đích giới thiệu tới mọi người một công trình nghiên cứu về các giống chó bản địa của Việt Nam)
Với mục đích tìm hiểu sự đa dạng và phong phú các giống chó bản địa Việt Nam, sự phân bố, mục đích sử dụng chó của người dân và sơ bộ phân loại theo kiểu hình các giống chó ở các tỉnh phía bắc Việt Nam, nhóm nghiên cứu – Trung tâm Nhiệt đới Việt- Nga đã thực hiện hai chuyến khảo sát tại các tỉnh: Hà Nội, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái vào tháng 12 năm 2006 và tại các tỉnh Hà Tây, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang vào tháng 5- 6 năm 2007.
Phương pháp nghiên cứu đã được tiến hành:
a) Đánh giá bằng mắt chất lượng của từng cá thể, ranh giới phân bố và mật độ (tương đối) của đại diện cho các nhóm giống chó bản địa đặc trưng, tỷ lệ giữa số chó thuần chủng và số chó không xác định được nguồn gốc dọc theo tuyến (đường) khảo sát và tại các điểm dân cư lớn;
b) Thống kê các chỉ số sinh học cơ bản, lấy các mẫu lông của những đại diện tiêu biểu nhất của các giống và dạng chó khác nhau để phục vụ các phân tích di truyền, xác định vị trí địa lý và nơi phân bố, chụp ảnh, quay phim tư liệu;
Ở một số trường hợp, để có các đánh giá chính xác hơn về quẩn thể chó địa phương, đã tiến hành xem xét tất cả các cá thể sinh sống tại những điểm dân cư nhỏ, nằm cách xa các trung tâm hành chính của tỉnh, huyện và xã.
Các dấu hiệu về giống, trong giống và các dạng chuyển tiếp được xác định bằng phương pháp so sánh các đặc điểm định dạng của các cá thể với những quần thể xa cách nhất. Ngoài ra cũng tiến hành so sánh các quần thể theo thành phần của chúng. Phương pháp được áp dụng ở trên đã tỏ ra hiệu quả trong thực tế, cho phép vạch ra ranh giới phân bố của một số giống chó và xác định được sự khác biệt giữa các cá thể chó thuần chủng và các cá thể chó lai có ngoại hình gần giống như chó thuần chủng.
Việc đo đạc được tiến hành đối với 150 cá thể. Mẫu lông được lấy từ 144 cá thể. Đã chụp ảnh và quay phim trên 600 cá thể chó.
Kết quả khảo sát của chúng tôi đã thu thập và ghi nhận được trên địa bàn các tỉnh trên có 9 giống (giống tạm thời) có thể được coi là giống chó bản địa của Việt Nam và chúng tôi tạm đặt tên cho các giống như sau: Giống Việt Dingo, giống Dingo lớn, H’Mong lông dài, H’Mong đuôi cộc, Bắc Hà, Akita, Laika, Sharky và Dingo lùn.
1. Giống Việt Dingo
Giống Việt dingo hay còn gọi là chó vàng, chó gié, chúng có tầm vóc trung bình, được nuôi phổ biến trên địa bàn các tỉnh điều tra, nhưng lại tập trung ở những khu thành thị, khu đông dân cư, nơi có nhiều người Kinh sinh sống. Hiện nay giống này hình thành 4 kiểu di truyền ổn định, trong đó có 3 kiểu có nhiều khả năng là kết quả của sự lai tạp với các giống chó khác có mặt tại Việt nam.
2. Giống Dingô lớn
Giống Dingô lớn có dáng vẻ bên ngoài gần tương đồng với kiểu chó Dingô châu Úc trong tự nhiên (hình mẫu chưa bị lai tạp). Như chúng ta đã biết chó Dingô châu Úc có nguồn gốc từ Đông Dương, chúng xuất hiện ở châu úc vào thời kỳ bắt đầu thuần hoá, trải qua đời sống hoang dã hai lần trong suốt thời gian dài hàng ngàn năm cho đến những thập niên gần đây chúng bị lai tạp với những giống chó vãn lai thuộc giống châu âu và châu Mỹ, nhưng vẫn giữ được những đặc điểm hình thái ổn định y hệt như giống dingô Đông Dương.
Có thể cho rằng giống Dingô lớn có mặt tại Việt Nam cũng có nguồn gốc từ tổ tiên là giống Dingô Đông Dương, song nó giữ lại được đặc tính về ngoại hình mặc dù bị tác động của việc chọn lọc theo tập tính. Hiện nay chúng phân bố ở khắp nơi, song số lượng lại không nhiều. Chúng phân bố dọc theo lưu vực các con sông lớn, từ bắc xuống nam.
3.Giống chó H’mông
Đây là giống chó được người H’mông (người mèo) nuôi dưỡng và thuần hoá, chúng có hai kiểu hình đặc trưng. Một là giống H’mông lông dài với đặc điểm ngoại hình dễ nhận thấy là toàn thân bao phủ bởi lớp lông dài, thậm chí lớp lông dài còn bao phủ lên phần mặt, che cả mắt, trông khá ngộ nghĩnh.
Giống thứ hai là giống H’mông đuôi cộc, chúng có bộ lông ngắn, mầu đen nhưng lại có đuôi cộc do bẩm sinh. Giống chó H’mông phân bố tập trung ở những làng bản của người H’mông, chúng ít xuất hiện ở những khu thành thị nên chúng tương đối ổn định về kiểu hình và ít bị lai tạp với các giống chó khác.
4. Giống Akita
Chúng có kiểu hình gần giống với giống chó Akita của Nhật bản, chúng xuất hiện ở Việt nam với số lượng không nhiều và phân bố rải rác tại các tỉnh phía bắc Việt nam. Đặc điểm của giống chó này là: thường chân có huyền đề, mặt vuông, khoảng cánh giữa 2 tai rộng, tai đứng.
Việc tìm thấy chó Akita tại Việt Nam có thể là cơ sở cho giả thuyết giống Akita có nguồn gốc tổ tiên từ giống Dingô đông duơng lớn.
5. Lai ka
Cũng tương tự như Akita, giống Laika xuất hiện rất ít ở các tỉnh phía bắc Việt Nam chúng có kiểu hình gần giống với Việt dingo với tầm vóc trung bình.
6. Sharky
Với đặc điểm kiểu hình dễ nhận thấy ở đôi tai cụp, dáng cao thon, chúng được nhân dân ta nuôi rộng rãi ở khắp mọi nơi từ miền cao đến đồng bằng, chúng tập trung ở những thị trấn, thị xã, khu đông dân cư. Hiện nay chúng có 5 phân kiểu với những đặc điểm trùng hợp với giống borzoi và gontre.
7. Bắc Hà
Giống chó này xuất hiện nhiều ở tỉnh Lào Cai, ít gặp ở các địa phương khác, chúng có bộ lông dài tương tự như giống H’Mong lông dài nhưng phần mặt lại không có những đám lông dài. Giống này có đặc điểm gần giống với giống Chow Chow có nguồn gốc từ Tây Tạng Trung quốc, điều này có thể là cơ sở cho giả thuyết giống chó Bắc Hà có nguồn gốc từ Tây Tạng.
8. Giống Dingô lùn
Đây là giống chó được chúng tôi tìm thấy ở tỉnh Cao Bằng và theo người dân thì chúng đã có mặt ở đây từ rất lâu và trải qua nhiều năm chúng hình thành lên một giống với tên gọi thân thiện do người dân tự đặt là: giống chó Bảo Lạc.
Đặc điểm kiểu hình chúng không có gì khác so với giống Việt dingo nhưng đặc điểm khác biệt để nhận biệt lại là tầm vóc của chúng, chúng có tầm vóc nhỏ khoảng 1/2 so với tầm vóc của một con Việt dingo có tầm vóc trung bình.
Với mục đích tìm hiểu sự đa dạng và phong phú các giống chó bản địa Việt Nam, sự phân bố, mục đích sử dụng chó của người dân và sơ bộ phân loại theo kiểu hình các giống chó ở các tỉnh phía bắc Việt Nam, nhóm nghiên cứu – Trung tâm Nhiệt đới Việt- Nga đã thực hiện hai chuyến khảo sát tại các tỉnh: Hà Nội, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái vào tháng 12 năm 2006 và tại các tỉnh Hà Tây, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang vào tháng 5- 6 năm 2007.
Phương pháp nghiên cứu đã được tiến hành:
a) Đánh giá bằng mắt chất lượng của từng cá thể, ranh giới phân bố và mật độ (tương đối) của đại diện cho các nhóm giống chó bản địa đặc trưng, tỷ lệ giữa số chó thuần chủng và số chó không xác định được nguồn gốc dọc theo tuyến (đường) khảo sát và tại các điểm dân cư lớn;
b) Thống kê các chỉ số sinh học cơ bản, lấy các mẫu lông của những đại diện tiêu biểu nhất của các giống và dạng chó khác nhau để phục vụ các phân tích di truyền, xác định vị trí địa lý và nơi phân bố, chụp ảnh, quay phim tư liệu;
Ở một số trường hợp, để có các đánh giá chính xác hơn về quẩn thể chó địa phương, đã tiến hành xem xét tất cả các cá thể sinh sống tại những điểm dân cư nhỏ, nằm cách xa các trung tâm hành chính của tỉnh, huyện và xã.
Các dấu hiệu về giống, trong giống và các dạng chuyển tiếp được xác định bằng phương pháp so sánh các đặc điểm định dạng của các cá thể với những quần thể xa cách nhất. Ngoài ra cũng tiến hành so sánh các quần thể theo thành phần của chúng. Phương pháp được áp dụng ở trên đã tỏ ra hiệu quả trong thực tế, cho phép vạch ra ranh giới phân bố của một số giống chó và xác định được sự khác biệt giữa các cá thể chó thuần chủng và các cá thể chó lai có ngoại hình gần giống như chó thuần chủng.
Việc đo đạc được tiến hành đối với 150 cá thể. Mẫu lông được lấy từ 144 cá thể. Đã chụp ảnh và quay phim trên 600 cá thể chó.
Kết quả khảo sát của chúng tôi đã thu thập và ghi nhận được trên địa bàn các tỉnh trên có 9 giống (giống tạm thời) có thể được coi là giống chó bản địa của Việt Nam và chúng tôi tạm đặt tên cho các giống như sau: Giống Việt Dingo, giống Dingo lớn, H’Mong lông dài, H’Mong đuôi cộc, Bắc Hà, Akita, Laika, Sharky và Dingo lùn.
1. Giống Việt Dingo
Giống Việt dingo hay còn gọi là chó vàng, chó gié, chúng có tầm vóc trung bình, được nuôi phổ biến trên địa bàn các tỉnh điều tra, nhưng lại tập trung ở những khu thành thị, khu đông dân cư, nơi có nhiều người Kinh sinh sống. Hiện nay giống này hình thành 4 kiểu di truyền ổn định, trong đó có 3 kiểu có nhiều khả năng là kết quả của sự lai tạp với các giống chó khác có mặt tại Việt nam.
Giống Dingô lớn có dáng vẻ bên ngoài gần tương đồng với kiểu chó Dingô châu Úc trong tự nhiên (hình mẫu chưa bị lai tạp). Như chúng ta đã biết chó Dingô châu Úc có nguồn gốc từ Đông Dương, chúng xuất hiện ở châu úc vào thời kỳ bắt đầu thuần hoá, trải qua đời sống hoang dã hai lần trong suốt thời gian dài hàng ngàn năm cho đến những thập niên gần đây chúng bị lai tạp với những giống chó vãn lai thuộc giống châu âu và châu Mỹ, nhưng vẫn giữ được những đặc điểm hình thái ổn định y hệt như giống dingô Đông Dương.
Có thể cho rằng giống Dingô lớn có mặt tại Việt Nam cũng có nguồn gốc từ tổ tiên là giống Dingô Đông Dương, song nó giữ lại được đặc tính về ngoại hình mặc dù bị tác động của việc chọn lọc theo tập tính. Hiện nay chúng phân bố ở khắp nơi, song số lượng lại không nhiều. Chúng phân bố dọc theo lưu vực các con sông lớn, từ bắc xuống nam.
Đây là giống chó được người H’mông (người mèo) nuôi dưỡng và thuần hoá, chúng có hai kiểu hình đặc trưng. Một là giống H’mông lông dài với đặc điểm ngoại hình dễ nhận thấy là toàn thân bao phủ bởi lớp lông dài, thậm chí lớp lông dài còn bao phủ lên phần mặt, che cả mắt, trông khá ngộ nghĩnh.
Chúng có kiểu hình gần giống với giống chó Akita của Nhật bản, chúng xuất hiện ở Việt nam với số lượng không nhiều và phân bố rải rác tại các tỉnh phía bắc Việt nam. Đặc điểm của giống chó này là: thường chân có huyền đề, mặt vuông, khoảng cánh giữa 2 tai rộng, tai đứng.
Việc tìm thấy chó Akita tại Việt Nam có thể là cơ sở cho giả thuyết giống Akita có nguồn gốc tổ tiên từ giống Dingô đông duơng lớn.
Cũng tương tự như Akita, giống Laika xuất hiện rất ít ở các tỉnh phía bắc Việt Nam chúng có kiểu hình gần giống với Việt dingo với tầm vóc trung bình.
6. Sharky
Với đặc điểm kiểu hình dễ nhận thấy ở đôi tai cụp, dáng cao thon, chúng được nhân dân ta nuôi rộng rãi ở khắp mọi nơi từ miền cao đến đồng bằng, chúng tập trung ở những thị trấn, thị xã, khu đông dân cư. Hiện nay chúng có 5 phân kiểu với những đặc điểm trùng hợp với giống borzoi và gontre.
Giống chó này xuất hiện nhiều ở tỉnh Lào Cai, ít gặp ở các địa phương khác, chúng có bộ lông dài tương tự như giống H’Mong lông dài nhưng phần mặt lại không có những đám lông dài. Giống này có đặc điểm gần giống với giống Chow Chow có nguồn gốc từ Tây Tạng Trung quốc, điều này có thể là cơ sở cho giả thuyết giống chó Bắc Hà có nguồn gốc từ Tây Tạng.
Đây là giống chó được chúng tôi tìm thấy ở tỉnh Cao Bằng và theo người dân thì chúng đã có mặt ở đây từ rất lâu và trải qua nhiều năm chúng hình thành lên một giống với tên gọi thân thiện do người dân tự đặt là: giống chó Bảo Lạc.
Đặc điểm kiểu hình chúng không có gì khác so với giống Việt dingo nhưng đặc điểm khác biệt để nhận biệt lại là tầm vóc của chúng, chúng có tầm vóc nhỏ khoảng 1/2 so với tầm vóc của một con Việt dingo có tầm vóc trung bình.
Với những kết quả trên chúng tôi thấy rằng: Trong lịch sử ngành khuyển học chưa từng thấy một sự đa dạng hình thái tương tự các giống chó thuần chủng tại một địa bàn hẹp như thế, và cũng chưa từng thấy một sự trùng hợp chính xác đến như vậy những đặc điểm kiểu hình giữa các giống ở đây cũng như trùng hợp với các giống khác mà thông thường người ta vẫn cho rằng được hình thành ở những khu vực cách đó rất xa. Các dãy biến dị kiểu cùng giống và kiểu chuyển tiếp được thể hiện rất đầy đủ. Điều này cho phép tiến hành phân tích con đường hình thành các giống chó ở thời kỳ sơ khai nguyên thủy.
Những kết quả thu thập được có thể là cơ sở để đưa ra nhận định, Đông Dương không chỉ là trung tâm hình thành các giống chó, mà còn là một trong những cái nôi thuần hóa chó.
Việc quan sát theo dõi chó con và chó lớn được mua trong chuyến công tác cho thấy như sau;
Việc quan sát theo dõi chó con và chó lớn được mua trong chuyến công tác cho thấy như sau;
- Chúng có khả năng thích nghi cao, chịu đựng tốt những căng thẳng thần kinh (stress).
- Hành vi (tập tính) của chúng thể hiện khả năng xét đoán đa chiều từ rất sớm;
- Chó con 2 tháng tuổi có khả năng giao tiếp và bắt trước các động tác.
Thực trạng người dân sử dụng chó ở các tỉnh phía bắc Việt nam:
Dọc theo hành trình chuyến khảo sát chúng tôi thấy chó được sử dụng chủ yếu là để giữ nhà, trang trại, và một số lượng lớn các giống chó được sử dụng làm thực phẩm, đáp ứng theo yêu cầu của xã hội. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tồn tại các giống chó của Việt nam.
Hiện nay với thực trạng các giống chó bị tạp giao và con người lại không có những chương trình nhân giống thuần chủng, đã làm cho đàn chó của Việt nam bị lai tạp và có nguy cơ biến mất nhưng giống thuần chủng trong khoảng 2 – 3 năm tới. Giống Việt dingo vì chiếm số lượng lớn nhất, do vậy có cơ hội bảo tồn được giống của mình được lâu hơn – sau khoảng 3 đến 4 thế hệ nữa (6 – 10 năm).
Kết luận
1. Trong khi có thể nhận thấy một cách tương đối rõ rệt về sự đa dạng và phong phú của các giống chó bản địa Bắc Việt Nam, thì các thứ bậc trong phân loại (таксономическая градация) của chúng lại chỉ được giải thích một phần. Để có câu trả lời chính xác cần phải có thêm nhiều các nghiên cứu đối với các quần thể cách ly (trước hết là các cá thể hiện đang sống tại các bản làng của người H’mong trên các vùng núi cao).
1. Trong khi có thể nhận thấy một cách tương đối rõ rệt về sự đa dạng và phong phú của các giống chó bản địa Bắc Việt Nam, thì các thứ bậc trong phân loại (таксономическая градация) của chúng lại chỉ được giải thích một phần. Để có câu trả lời chính xác cần phải có thêm nhiều các nghiên cứu đối với các quần thể cách ly (trước hết là các cá thể hiện đang sống tại các bản làng của người H’mong trên các vùng núi cao).
2. Trên cơ sở so sánh các đặc tính định dạng của từng cá thể có thể khẳng định giả thuyết do tác giả đưa ra ở trên về việc tổ tiên chung của các giống chó bản địa Bắc Việt Nam (ngoại trừ giống chú H’mong lông dài chưa tìm thấy dạng chuyển tiếp) là giống chó “Dingo Đông Dương lớn”. Cần phải tiến hành các xét nghiệm DNA đối với các giống chó bản địa của Việt Nam và so sánh kết quả với các kết luận của báo cáo này.
3. Rất có thể số lượng của một số giống chó bản địa (шакхи борзовидного типа, прототип тибетского дога, про-акита, Dingo Đông Dương lớn) vào thời điểm hiện tại chỉ còn ở con số vài chục cá thể. Cần phải có các biện pháp tức thời để bảo tồn các giống chó bản địa quí này. Chúng không chỉ là đối tượng quan trọng trong nghiên cứu sự tiến hóa của một loài (thuần hóa, hình thành giống) mà cũng là một phần của nền văn hóa dân tộc, văn hóa thế giới cũng như di sản của lịch sử và thiên nhiên.
4. Giữa các giống chó đó được khảo sát, giống “chó H’Mong cộc đuôi” là giống được đánh giá có nhiều triển vọng và thích hợp nhất trong việc sử dụng làm chó nghiệp vụ và thuận lợi nhất trong việc nhân giống một cách có tổ chức và bài bản.
Một vài nét giới thiệu về Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga:
Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga là cơ quan hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ đa ngành giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga, được thành lập theo Hiệp định ký kết giữa hai nước vào ngày 7 tháng 3 năm 1987.
Lãnh đạo chung về mọi mặt hoạt động của Trung tâm là Uỷ ban phối hợp gồm Phân Ban Việt Nam và Phân Ban Nga. Tham gia vào thành phần Phân Ban Việt Nam có các đồng chí lãnh đạo của 7 bộ, ngành: Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Thủy sản, Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ.Bộ quốc phòng là cơ quan chủ quản - thành viên phía Việt Nam của Trung tâm.Tham gia Phân Ban Nga là các bộ, ngành tương ứng. Viện Hàn lâm khoa học Nga là cơ quan chủ quản – thành viên phía Nga của Trung tâm. Lãnh đạo các hoạt động hàng ngày của Trung tâm do đồng Tổng giám đốc thực hiện.
Trung tâm có cơ sở chính tại Hà Nội, Chi nhánh phía nam tại thành phố Hồ Chí Minh, Chi nhánh ven biển tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa.
Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, tại cơ sở chính ccủa Trung tâm có các phân viện, các phòng nghiên cứu khoa học và các phòng ban chức năng. Tại các Chi nhánh có các phòng nghiên cứu khoa học và các ban chức năng.
Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga có 3 hướng chính trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, trong đó những nghiên cứu về Sinh thái nhiệt đới như: tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng và biển làm cơ sở đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên theo hướng bền vững, đồng thời đưa ra các giải pháp bảo tồn tính đa dạng sinh học cho những khu vực nghiên cứu là hướng chủ chốt.
Để thực hiện được các nhiệm được giao, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga có đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo và hùng hậu, với hơn 300 người có trình độ từ kỹ sư trở lên thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau: Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Sinh học, Địa lý, Tin học, Hóa học, Y học, Dược học, Kinh tế, Tài chính. Đặc biệt, trong số đó có tới 1/3 là cán bộ khoa học Việt và Nga có học hàm, học vị cao (Viện sỹ, Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ khoa học, Tiến sỹ, Thạc sỹ), có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ. Trong chặng đường 15 năm (1990 – 2005), Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga đã đạt được nhiều thành tích đáng kể: Đã có hơn 400 công trình khoa học và báo cáo được công bố trên nhiều tạp chí trong và ngoài nước, trong đó có nhiều đề tài được nghiệm thu cấp Bộ và cấp Nhà nước, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ.
Vetvrtc4. Giữa các giống chó đó được khảo sát, giống “chó H’Mong cộc đuôi” là giống được đánh giá có nhiều triển vọng và thích hợp nhất trong việc sử dụng làm chó nghiệp vụ và thuận lợi nhất trong việc nhân giống một cách có tổ chức và bài bản.
Một vài nét giới thiệu về Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga:
Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga là cơ quan hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ đa ngành giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga, được thành lập theo Hiệp định ký kết giữa hai nước vào ngày 7 tháng 3 năm 1987.
Lãnh đạo chung về mọi mặt hoạt động của Trung tâm là Uỷ ban phối hợp gồm Phân Ban Việt Nam và Phân Ban Nga. Tham gia vào thành phần Phân Ban Việt Nam có các đồng chí lãnh đạo của 7 bộ, ngành: Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Thủy sản, Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ.Bộ quốc phòng là cơ quan chủ quản - thành viên phía Việt Nam của Trung tâm.Tham gia Phân Ban Nga là các bộ, ngành tương ứng. Viện Hàn lâm khoa học Nga là cơ quan chủ quản – thành viên phía Nga của Trung tâm. Lãnh đạo các hoạt động hàng ngày của Trung tâm do đồng Tổng giám đốc thực hiện.
Trung tâm có cơ sở chính tại Hà Nội, Chi nhánh phía nam tại thành phố Hồ Chí Minh, Chi nhánh ven biển tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa.
Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, tại cơ sở chính ccủa Trung tâm có các phân viện, các phòng nghiên cứu khoa học và các phòng ban chức năng. Tại các Chi nhánh có các phòng nghiên cứu khoa học và các ban chức năng.
Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga có 3 hướng chính trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, trong đó những nghiên cứu về Sinh thái nhiệt đới như: tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng và biển làm cơ sở đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên theo hướng bền vững, đồng thời đưa ra các giải pháp bảo tồn tính đa dạng sinh học cho những khu vực nghiên cứu là hướng chủ chốt.
Để thực hiện được các nhiệm được giao, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga có đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo và hùng hậu, với hơn 300 người có trình độ từ kỹ sư trở lên thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau: Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Sinh học, Địa lý, Tin học, Hóa học, Y học, Dược học, Kinh tế, Tài chính. Đặc biệt, trong số đó có tới 1/3 là cán bộ khoa học Việt và Nga có học hàm, học vị cao (Viện sỹ, Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ khoa học, Tiến sỹ, Thạc sỹ), có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ. Trong chặng đường 15 năm (1990 – 2005), Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga đã đạt được nhiều thành tích đáng kể: Đã có hơn 400 công trình khoa học và báo cáo được công bố trên nhiều tạp chí trong và ngoài nước, trong đó có nhiều đề tài được nghiệm thu cấp Bộ và cấp Nhà nước, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ.