nguyenhong
Member
Danh sách voi đã được thuần dưỡng ngày càng ngắn dần ở Việt Nam. Chẳng mấy voi được chết tự nhiên vì già yếu, mà đa số chết vì sự tham lam, độc ác, vô cảm hoặc mê muội của con người.
Kết cục thảm thương đã được báo trước của Khăm Bun một lần nữa đánh động lương tri những ai còn chút tình yêu với loài thú quý.
Mất mẹ, mất quê hương
Chưa từng có cái chết nào trong số voi đã thuần dưỡng lại khiến người ta rơi nhiều nước mắt xót xa đến vậy. Công chúng phẫn nộ, đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh số phận lạ lùng, đau đớn của Khăm Bun, chú voi con lạc đàn vì vướng bẫy buộc phải chuyển địa chỉ từ xứ voi Buôn Đôn về Liên đoàn Xiếc Việt Nam từ tháng 9-2007 cho tới 11-8-2010, ngày nó gục chết suy kiệt giữa sáu bề song sắt, chấm dứt kiếp sống ngắn ngủi ngục tù.
Tháng 12-2006, bị dong ra khỏi tán rừng đại ngàn thuộc Vườn Quốc gia Yok Đôn, Bră (Voi Con, gọi theo tiếng M’Nông) mũm mĩm chưa đầy hai tuổi, xinh xắn ngộ nghĩnh với cặp ngà vừa nhú như trẻ thơ mọc răng sữa luôn kêu gào nhớ mẹ.
Bài học vỡ lòng cho Khăm Bun. Ảnh: Hoàng Thiên Nga
Ama Bích, người được đoàn săn nhất trí giao quyền sở hữu Bră đã khẩn khoản mời các nghệ nhân giỏi chữa bệnh cho voi và quen nghề thuần dưỡng voi về cùng góp sức chăm sóc dạy dỗ Bră. Ngày ngày, bên sông Sêrêpôk, Bră được dạy cách đi đứng chào hỏi nhận biết các mệnh lệnh và gần gũi thân thiết với con người, được bồi dưỡng các món ngon quen thuộc từ rừng, được rửa tưới vết thương bằng loại nước nấu bằng nhiều loại dược liệu cô đặc đỏ lửa suốt ngày đêm, được già trẻ cả buôn cưng nựng âu yếm.
Sau tám tháng chăm bẵm, thấy Bră đã thuần thục mạnh khỏe, Ama Bích mới trịnh trọng làm lễ cúng thần voi Ngoăt Ngoan, xin thần linh cho “nhập tịch” Bră vào làng voi Buôn Đôn, đặt mỹ danh cho chàng là Khăm Bun (Voi Đẹp Có Ngà), mổ trâu cảm ơn những người đã góp sức dưỡng dục Khăm Bun và chiêu đãi cả làng.
Tiệc mừng voi náo nhiệt vô tình đánh động các cơ quan chức năng. Kiểm lâm vào cuộc, cảnh cáo những Gru nhớ nghề đã tham gia cuộc săn bắt động vật hoang dã trái phép trong Vườn Quốc gia. “Tối hậu thư” được thông báo, là chỉ thị của Văn phòng Chính phủ về việc dàn xếp chuyển Khăm Bun cho Liên Đoàn Xiếc Việt Nam quản lý, sử dụng.
Thuần dưỡng giữa rừng xanh.
Tháng 9-2007, Khăm Bun bước lên chiếc xe tải bắt đầu cuộc hành trình nghìn dặm về Thủ đô. Từ đó, nó không bao giờ còn thấy màu xanh của núi rừng, của Tây Nguyên.
Niềm an ủi từ người mẹ nuôi
Xem ký sự 13 tập về dòng sông chảy ngược Sêrêpôk của đạo diễn Trần Tuấn Hiệp, chị Nguyễn Thị Thanh Hà ở 24, ngõ 62 phố Mai Động Hà Nội chăm chú xem những khuôn hình thuần dưỡng bé voi Khăm Bun và bỗng nhận ra mối giao cảm lạ thường “như định mệnh” đã gắn bó chị với chú voi xinh xắn đáng yêu.
Chị gõ cửa khắp nơi tìm cho được số điện thoại và địa chỉ của Ama Bích để gửi tiền và quà vào bồi dưỡng Khăm Bun. Khi chú voi con được bàn giao cho Liên đoàn Xiếc, chị theo dõi từng chặng hành trình ra Bắc của đoàn áp tải voi, và thức trắng đêm để được đón “ đứa con nuôi” lúc 1h30’ sáng ở công viên Thủ Lệ, nơi Khăm Bun được gửi tạm gần một năm trong khi chờ Liên đoàn Xiếc “dọn phòng” đón món quà của Thủ tướng.
Từ đó, mỗi tuần ba lần, chị Hà chạy xe máy đi và về gần hai chục cây số để tiếp tế thức ăn cho Khăm Bun. Khi chiếc cũi sắt bên Liên đoàn Xiếc hàn xong, Khăm Bun chuyển về khu lồng thú sau rạp xiếc gần nhà chị Hà hơn, ngày nào chị cũng mua sỉ hàng chục cân quà bánh, đu đủ dưa hấu đều đặn đem vào cho Khăm Bun ăn dặm, vỗ về nựng nịu khi Khăm Bun đau, dạt dào âu yếm chẳng kém gì người mẹ chăm bẵm đứa con.
Hai lần chị Hà khẩn thiết gõ các cửa, kêu gào xin cứu vớt đến tất cả những người quen biết mà chị tin có tình yêu với Khăm Bun. Đó là lần Khăm Bun suýt bị cưa chân do vết thương cũ nhiễm trùng, hoại tử ăn sâu vào xương hồi tháng 5-2009. Và mới đây, sáng 11-8-2010, chỉ 1 ngày trước khi Khăm Bun qua đời.
Hơn 3 năm từ khi Khăm Bun về với Liên đoàn Xiếc, những người quan tâm đặc biệt đến số phận chú voi nhỏ đáng yêu này luôn nghe lãnh đạo Liên đoàn Xiếc trấn an: Có gì đâu, Khăm Bun đã được chữa trị đúng phương pháp và đang hồi phục!
Sau khi viết bài “ Xin đừng cắt chân Khăm Bun!” và làm cầu nối để thầy thuốc Khăm Phết Lào đem 60 ký thuốc gia truyền bay ra Hà Nội xin được chữa vết thương cho Khăm Bun, cuối hạ 2009 tác giả bài viết này đã đến thăm nơi Khăm Bun bị xiềng trong chiếc lồng sắt chật chội phía sau rạp xiếc của Liên đoàn.
Trao đổi qua điện thoại với giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam Vũ Ngoạn Hợp, tôi nhắc ông nhớ có mấy doanh nhân ở Tây Nguyên thương xót Khăm Bun sẵn sàng xin mua, xin chuộc thậm chí xin đổi voi khoẻ lấy voi ốm để đưa nó về chữa trị chăm sóc. Còn nếu Liên đoàn cứ “ chăm” voi kiểu này, chắc chắn Khăm Bun sẽ chết vì suy kiệt, vì nhiễm trùng, vì đau khổ nếu không được về với rừng xanh, như 4 con voi từng chết trước đó tại Liên đoàn.
Ông Hợp hứa: Mua bán đổi chác chúng tôi không có quyền vì văn phòng Thủ tướng đã giao quản lý voi. Nhưng chờ khi công viên Thủ Lệ được đầu tư nâng cấp 17 tỷ đồng có bãi cỏ cây xanh, chúng tôi sẽ gửi Khăm Bun sang đó cho nó đỡ nhớ rừng!
Tội nghiệp Khăm Bun! Bãi cỏ cây xanh chưa thấy đâu, voi đã chết thảm. Cơ thể đau đớn suy kiệt của nó còn chưa đủ động lòng trắc ẩn với cán bộ Liên đoàn, nên người ta còn vội vàng chặt chân, lóc ngà nó, trước khi Bảo tàng tới đón cái xác tang thương của nó đi thuộc da và nhồi bông…
Lời của “Mẹ Khăm Bun” và nghệ nhân nuôi voi ở Tây Nguyên
Chị Hà: Một tháng rưỡi nay, từ khi thằng bé nhiễm trùng tận tủy, đau đớn bỏ ăn, cán bộ Liên đoàn cấm không cho chị vào thăm Khăm Bun nữa. Ông Hợp bảo: Lỡ cho vào nó quật chết trong chuồng thì sao. Nhưng chị không vào, ai chăm nó?
Đời thằng Bun khổ đủ các kiểu, có được miếng ngon nào mấy con voi lớn Na, Nu, Bông tìm cách cướp giật hết. Nhiều khi thằng bé cuốn miếng ăn vào tận miệng, bọn chúng còn quơ vòi giật ra. Chúng giành ăn rồi còn đánh thằng bé nữa. Chúng đói quá mà. Tết nào chúng cũng bị cán bộ vặt hết lông đuôi, trông xác xơ thê thảm.
Thầy thuốc Khăm Phết Lào, con trai Vua Voi Ama Kông: Lần ra Hà Nội xem các bác sĩ mổ chân Khăm Bun, tôi đã thấy không ổn rồi, tôi khuyên can nhưng chẳng ai nghe hết. Con voi bị thương ở rừng, chân giẫm xuống đất mềm, vòi biết tìm đủ thứ loại cây lá có vị thuốc để tự chữa trị cho mình. Còn ở đây, các ông nhốt nó trong lồng sắt, suốt ngày loay hoay ăn uống bài tiết rồi giẫm ngay vào đó làm sao không nhiễm trùng ngày càng nặng cho được?
Các ông ấy không tìm cách siêu âm, dò gắp mảnh kim loại trong chân chắc chắn còn sót trong chân nó ra, chỉ nạo sơ sơ như vậy rồi bó lại, không thường xuyên theo dõi tình trạng của nó để thay đổi cách điều trị, thì làm sao Khăm Bun sống nổi?
Ông Đàng Năng Long, chủ đàn voi huyện Lắk: Tháng trước biết tin Khăm Bun nguy tới nơi, tôi điện thoại cho ông Hợp, xin mua hoặc đổi cho Liên đoàn một con voi khoẻ để đem Bun về chăm sóc. Ông Hợp bảo chẳng có cơ chế ấy đâu! Voi bị giết hại, bị hành hạ đủ kiểu mà chưa có thủ phạm nào bị trừng trị đích đáng. Dự án bảo tồn voi nhà lẫn voi rừng cho Đắk Lắk có 2 năm rồi chưa được lãnh đạo tỉnh phê duyệt. Liệu còn chờ đến bao giờ?
Kết cục thảm thương đã được báo trước của Khăm Bun một lần nữa đánh động lương tri những ai còn chút tình yêu với loài thú quý.
Mất mẹ, mất quê hương
Chưa từng có cái chết nào trong số voi đã thuần dưỡng lại khiến người ta rơi nhiều nước mắt xót xa đến vậy. Công chúng phẫn nộ, đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh số phận lạ lùng, đau đớn của Khăm Bun, chú voi con lạc đàn vì vướng bẫy buộc phải chuyển địa chỉ từ xứ voi Buôn Đôn về Liên đoàn Xiếc Việt Nam từ tháng 9-2007 cho tới 11-8-2010, ngày nó gục chết suy kiệt giữa sáu bề song sắt, chấm dứt kiếp sống ngắn ngủi ngục tù.
Tháng 12-2006, bị dong ra khỏi tán rừng đại ngàn thuộc Vườn Quốc gia Yok Đôn, Bră (Voi Con, gọi theo tiếng M’Nông) mũm mĩm chưa đầy hai tuổi, xinh xắn ngộ nghĩnh với cặp ngà vừa nhú như trẻ thơ mọc răng sữa luôn kêu gào nhớ mẹ.
Bài học vỡ lòng cho Khăm Bun. Ảnh: Hoàng Thiên Nga
Ama Bích, người được đoàn săn nhất trí giao quyền sở hữu Bră đã khẩn khoản mời các nghệ nhân giỏi chữa bệnh cho voi và quen nghề thuần dưỡng voi về cùng góp sức chăm sóc dạy dỗ Bră. Ngày ngày, bên sông Sêrêpôk, Bră được dạy cách đi đứng chào hỏi nhận biết các mệnh lệnh và gần gũi thân thiết với con người, được bồi dưỡng các món ngon quen thuộc từ rừng, được rửa tưới vết thương bằng loại nước nấu bằng nhiều loại dược liệu cô đặc đỏ lửa suốt ngày đêm, được già trẻ cả buôn cưng nựng âu yếm.
Sau tám tháng chăm bẵm, thấy Bră đã thuần thục mạnh khỏe, Ama Bích mới trịnh trọng làm lễ cúng thần voi Ngoăt Ngoan, xin thần linh cho “nhập tịch” Bră vào làng voi Buôn Đôn, đặt mỹ danh cho chàng là Khăm Bun (Voi Đẹp Có Ngà), mổ trâu cảm ơn những người đã góp sức dưỡng dục Khăm Bun và chiêu đãi cả làng.
Tiệc mừng voi náo nhiệt vô tình đánh động các cơ quan chức năng. Kiểm lâm vào cuộc, cảnh cáo những Gru nhớ nghề đã tham gia cuộc săn bắt động vật hoang dã trái phép trong Vườn Quốc gia. “Tối hậu thư” được thông báo, là chỉ thị của Văn phòng Chính phủ về việc dàn xếp chuyển Khăm Bun cho Liên Đoàn Xiếc Việt Nam quản lý, sử dụng.
Thuần dưỡng giữa rừng xanh.
Tháng 9-2007, Khăm Bun bước lên chiếc xe tải bắt đầu cuộc hành trình nghìn dặm về Thủ đô. Từ đó, nó không bao giờ còn thấy màu xanh của núi rừng, của Tây Nguyên.
Niềm an ủi từ người mẹ nuôi
Xem ký sự 13 tập về dòng sông chảy ngược Sêrêpôk của đạo diễn Trần Tuấn Hiệp, chị Nguyễn Thị Thanh Hà ở 24, ngõ 62 phố Mai Động Hà Nội chăm chú xem những khuôn hình thuần dưỡng bé voi Khăm Bun và bỗng nhận ra mối giao cảm lạ thường “như định mệnh” đã gắn bó chị với chú voi xinh xắn đáng yêu.
Chị gõ cửa khắp nơi tìm cho được số điện thoại và địa chỉ của Ama Bích để gửi tiền và quà vào bồi dưỡng Khăm Bun. Khi chú voi con được bàn giao cho Liên đoàn Xiếc, chị theo dõi từng chặng hành trình ra Bắc của đoàn áp tải voi, và thức trắng đêm để được đón “ đứa con nuôi” lúc 1h30’ sáng ở công viên Thủ Lệ, nơi Khăm Bun được gửi tạm gần một năm trong khi chờ Liên đoàn Xiếc “dọn phòng” đón món quà của Thủ tướng.
Từ đó, mỗi tuần ba lần, chị Hà chạy xe máy đi và về gần hai chục cây số để tiếp tế thức ăn cho Khăm Bun. Khi chiếc cũi sắt bên Liên đoàn Xiếc hàn xong, Khăm Bun chuyển về khu lồng thú sau rạp xiếc gần nhà chị Hà hơn, ngày nào chị cũng mua sỉ hàng chục cân quà bánh, đu đủ dưa hấu đều đặn đem vào cho Khăm Bun ăn dặm, vỗ về nựng nịu khi Khăm Bun đau, dạt dào âu yếm chẳng kém gì người mẹ chăm bẵm đứa con.
Hai lần chị Hà khẩn thiết gõ các cửa, kêu gào xin cứu vớt đến tất cả những người quen biết mà chị tin có tình yêu với Khăm Bun. Đó là lần Khăm Bun suýt bị cưa chân do vết thương cũ nhiễm trùng, hoại tử ăn sâu vào xương hồi tháng 5-2009. Và mới đây, sáng 11-8-2010, chỉ 1 ngày trước khi Khăm Bun qua đời.
Hơn 3 năm từ khi Khăm Bun về với Liên đoàn Xiếc, những người quan tâm đặc biệt đến số phận chú voi nhỏ đáng yêu này luôn nghe lãnh đạo Liên đoàn Xiếc trấn an: Có gì đâu, Khăm Bun đã được chữa trị đúng phương pháp và đang hồi phục!
Sau khi viết bài “ Xin đừng cắt chân Khăm Bun!” và làm cầu nối để thầy thuốc Khăm Phết Lào đem 60 ký thuốc gia truyền bay ra Hà Nội xin được chữa vết thương cho Khăm Bun, cuối hạ 2009 tác giả bài viết này đã đến thăm nơi Khăm Bun bị xiềng trong chiếc lồng sắt chật chội phía sau rạp xiếc của Liên đoàn.
Trao đổi qua điện thoại với giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam Vũ Ngoạn Hợp, tôi nhắc ông nhớ có mấy doanh nhân ở Tây Nguyên thương xót Khăm Bun sẵn sàng xin mua, xin chuộc thậm chí xin đổi voi khoẻ lấy voi ốm để đưa nó về chữa trị chăm sóc. Còn nếu Liên đoàn cứ “ chăm” voi kiểu này, chắc chắn Khăm Bun sẽ chết vì suy kiệt, vì nhiễm trùng, vì đau khổ nếu không được về với rừng xanh, như 4 con voi từng chết trước đó tại Liên đoàn.
Ông Hợp hứa: Mua bán đổi chác chúng tôi không có quyền vì văn phòng Thủ tướng đã giao quản lý voi. Nhưng chờ khi công viên Thủ Lệ được đầu tư nâng cấp 17 tỷ đồng có bãi cỏ cây xanh, chúng tôi sẽ gửi Khăm Bun sang đó cho nó đỡ nhớ rừng!
Tội nghiệp Khăm Bun! Bãi cỏ cây xanh chưa thấy đâu, voi đã chết thảm. Cơ thể đau đớn suy kiệt của nó còn chưa đủ động lòng trắc ẩn với cán bộ Liên đoàn, nên người ta còn vội vàng chặt chân, lóc ngà nó, trước khi Bảo tàng tới đón cái xác tang thương của nó đi thuộc da và nhồi bông…
Lời của “Mẹ Khăm Bun” và nghệ nhân nuôi voi ở Tây Nguyên
Chị Hà: Một tháng rưỡi nay, từ khi thằng bé nhiễm trùng tận tủy, đau đớn bỏ ăn, cán bộ Liên đoàn cấm không cho chị vào thăm Khăm Bun nữa. Ông Hợp bảo: Lỡ cho vào nó quật chết trong chuồng thì sao. Nhưng chị không vào, ai chăm nó?
Đời thằng Bun khổ đủ các kiểu, có được miếng ngon nào mấy con voi lớn Na, Nu, Bông tìm cách cướp giật hết. Nhiều khi thằng bé cuốn miếng ăn vào tận miệng, bọn chúng còn quơ vòi giật ra. Chúng giành ăn rồi còn đánh thằng bé nữa. Chúng đói quá mà. Tết nào chúng cũng bị cán bộ vặt hết lông đuôi, trông xác xơ thê thảm.
Thầy thuốc Khăm Phết Lào, con trai Vua Voi Ama Kông: Lần ra Hà Nội xem các bác sĩ mổ chân Khăm Bun, tôi đã thấy không ổn rồi, tôi khuyên can nhưng chẳng ai nghe hết. Con voi bị thương ở rừng, chân giẫm xuống đất mềm, vòi biết tìm đủ thứ loại cây lá có vị thuốc để tự chữa trị cho mình. Còn ở đây, các ông nhốt nó trong lồng sắt, suốt ngày loay hoay ăn uống bài tiết rồi giẫm ngay vào đó làm sao không nhiễm trùng ngày càng nặng cho được?
Các ông ấy không tìm cách siêu âm, dò gắp mảnh kim loại trong chân chắc chắn còn sót trong chân nó ra, chỉ nạo sơ sơ như vậy rồi bó lại, không thường xuyên theo dõi tình trạng của nó để thay đổi cách điều trị, thì làm sao Khăm Bun sống nổi?
Ông Đàng Năng Long, chủ đàn voi huyện Lắk: Tháng trước biết tin Khăm Bun nguy tới nơi, tôi điện thoại cho ông Hợp, xin mua hoặc đổi cho Liên đoàn một con voi khoẻ để đem Bun về chăm sóc. Ông Hợp bảo chẳng có cơ chế ấy đâu! Voi bị giết hại, bị hành hạ đủ kiểu mà chưa có thủ phạm nào bị trừng trị đích đáng. Dự án bảo tồn voi nhà lẫn voi rừng cho Đắk Lắk có 2 năm rồi chưa được lãnh đạo tỉnh phê duyệt. Liệu còn chờ đến bao giờ?