• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

truyền máu chó mèo - ai giúp với

khactuan02

New Member
Mình đang làm đề tài về vấn đề truyền máu cho chó mèo nhưng tài liệu về vấn đề này khó tìm quá . Ai có tài liệu hay hiểu biết nhiều về vấn đề này không giúp mình với ,hichic :yawn: . Thanks
 

dangtho_hd

New Member
Truyền máu cho chó

chào tuấn. mình cũng đang tìm tài liệu về chủ đề giống của bạn,nếu bạn có thông tin gì thì gửi vào gmail co mình với nhé.thanks you. (dangtho@gmail.com- đó là gmail của mình):)
 
Bác nào rảnh, có chuyên môn thì dịch cái này nhé. Em không biết gì về y cả, dịch nó không thoát ý.

Canine blood groups

There are 8 major blood groups in the dog, labeled as DEA (dog erythrocyte antigen) 1 to 8. These are illustrated in the table below. The major antigens are DEA 1.1 and DEA 1.2. Dogs can be positive for either (not both) DEA 1.1 or 1.2 or are negative for both. Naturally occurring antibodies occur in 20% of DEA 3-negative, 10% of DEA 5-negative, and 20-50% of DEA 7-negative dogs.

Acute hemolytic transfusion reactions only occur in DEA 1.1 and 1.2 negative dogs. As these dogs do not have naturally occurring antibodies, a reaction will only be seen after sensitization of the dog through exposure to DEA 1.1 or 1.2 positive blood (antibody production takes 7-10 days after exposure). The normal lifespan of compatible transfused erythrocytes in dogs is approximately 21 days. In an acute hemolytic transfusion reaction, the lifespan of incompatible transfused erythrocytes ranges from minutes to 12 hours. Although DEA 3-, 5- and 7-negative dogs do have naturally occurring antibodies to DEA 3, 5 and 7 positive red cells, these blood groups do not incite severe hemolytic reactions. Rather, transfusion of incompatible blood is hemolysed more rapidly (within 4 to 5 days) than compatible blood would be (so-called delayed hemolytic reaction). Therefore, crossmatching in dogs does not need to be done on the first transfusion. Neonatal isoerythrolysis has been reported in DEA 1 negative female dogs (previously sensitized to DEA 1 positive cells) mated to DEA 1.1 positive male dogs.

DEA----------"old" name-----Population incidence*-Natural antibody--Transfusion significance
1.1-----------------A1----------------40-60%-----------------No----------Acute hemolytic reaction
1.2-----------------A2----------------10-20%-----------------No----------Acute hemolytic reaction
3-------------------B-------------------5-20%-----------------Yes---------Delayed hemolysis
4-------------------C------------------85-98%-----------------No----------None
5-------------------D------------------10-25%-----------------Yes --------Delayed hemolysis
6-------------------F------------------98-99%-----------------No----------Unknown
7-------------------Tr-----------------10-45%-----------------Yes---------Delayed hemolysis
8-------------------He-----------------40%--------------------No----------Unknown

* Incidence is breed-dependent, e.g., most Greyhounds are negative for DEA 1.1 (explaining their choice as blood donors) but are positive for DEA 3, whilst large numbers of Labrador retrievers are DEA 1.1 positive.
Nguồn: http://www.diaglab.vet.cornell.edu/clinpath/modules/coags/typek9.htm
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Cám ơn bạn tieumaongoc đã tìm tài liệu về nhóm máu chó giúp 2 bạn trên ( chắc là sinh viên thú y). Nhờ các bạn dịch và post tiếp dưới đây cho anh em tham khảo.
 

nvbien

New Member
Theo một số tác giả thì chó có 7 nhóm máu, mèo có 2 nhóm máu. Việc truyền máu chó khá phổ biến ở các nước tiên tiến, Cả mèo và chó khi truyền máu lần đầu không cần phải thử nhóm máu.
Chúc bạn thành công.
nvbien
nvbie@ctu.edu.vn
 

nvbien

New Member
Mấy ý chính về nhóm máu chó

Nhóm máu chó
Ở chó có tám nhóm máu được ký hiệu DEA (kháng nguyên hồng cầu chó) từ1-8. Các nhóm kháng nguyên hồng cầu chó được diễn tả ở bảng dưới. Các kháng nguyên DEA 1.1 và1.2.là hai kháng nguyên chính. Chó có thể dương tính với một trong hai kháng nguyên này hay âm tính với cả hai. Phản ứng tan huyết trong truyền máu chỉ xảy ra trong chó có DEA 1.1 âm và DEA 1.2 âm. Tuy vậy những chó này không có kháng thể tự nhiên, mà phản ứng sẽ chỉ xảy ra sau khi chó đã mẫn cảm với kháng nguyên DEA 1.1 hay1.2 trước đây, kháng thể này được sản sinh ra sau 7-10 ngày khi chó nhận máu có kháng nguyên. Đời sống trung bình của hồng cầu trong máu được truyền là 21 ngày. Nếu có phản ứng tan huyết do truyền máu thì nó xảy ra sau từ vài phút đến 12 giờ. Các nhóm máu DEA khác không kích thích gây tan máu trong truyền máu. Thông thường không cần phải kiểm tra sự phù hợp nhóm máu khi truyền máu lần đầu.
 
Cảm ơn bác nvbien, đúng là bài viết này không phải chuyên gia thú y hoặc bác sĩ thì không thể dịch nổi. Nhưng mà đọc bài của bác nvbien thì em cũng chịu chẳng hiểu được, dương tính với âm tính là sao, phản ứng tan huyết là thế nào, mẫn cảm kháng nguyên là gì... ??? Em không có chuyên môn mà :D

Bác nvbien có thể nói rõ hơn, đơn giản hơn một chút được không? Đại loại là chó có 8 nhóm máu, nhóm nào có thể cho nhóm nào, nhóm nào có thể nhận... trước khi truyền máu cần xét nghiệm gì và nếu không xét nghiệm nhóm máu mà cứ truyền đại thì có ảnh hưởng, nguy hại gì không?

Cảm ơn bác nvbien
 

nvbien

New Member
Đúng là nếu không chuyên môn thì hơi khó hiểu. Để nắm được và có thể ứng dụng thì tóm tắc như sau: chó có 8 nhóm máu, nhưng chỉ có nhóm A là có phản ứng nguy hiểm khi truyền máu. phản ứng đó là do hồng cầu (máu cho) mang kháng nguyên khi xâm nhập vào một cơ thể khác, kháng nguyên này kích tích cơ thể tạo ra kháng thể, kháng thể này chống lại sự xâm nhập của kháng nguyên đó, phản ứng đó gây tan máu hay vỡ hồng cầu. Rất may mắn trong cơ thể chó, kháng thể này không có sẵn, mà chỉ được tạo ra khi các hồng cầu khác nhóm được đưa vào. Mà chỉ có nhóm A trừ là tạo ra kháng thể để chống lại hồng cầu của máu A+ nghĩa là làm tan máu truyền vào. Như vậy lần đầu khi truyền máu không phù hợp nhóm, thì kháng thể mới được tạo ra, sau đó khi truyền lần sau thì kháng thể có sẵn sẽ xảy ra phản ứng.

nvbien@ctu.edu.vn
 
Top