• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Thông tin căn bản về Bồ Câu Đưa Thư.

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Thông tin căn bản về BỒ CÂU ĐƯA THƯ.

( Chuyển từ Diễn đàn cũ sang, Tác giả: Hung_hp, con trai của Bác HOANGHUNG_HP)



Giống bồ câu này trước kia được nuôi cho mục đích đưa thư trong quân đội, còn bây giờ thì chủ yếu cho mụch đích thể thao với mức tiền cược lên đến triệu USD.

Nhà mình đang nuôi giống này đã khá lâu, quả thật chúng có khả năng tìm đường bay về nhà với khoảng cách hàng nghìn Km. Xin giới thiệu với mọi người!!!



 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
mr.dog đã viết :
anh ơi thế anh có bán kô , nếu có thì bao nhiêu tiền một đôi vậy ?


Mình chỉ nuôi chơi thôi!!(không bán).

Để nuôi được con chim có thể tìm đường về nhà với khoảng cách tối thiểu 100Km(= tầm khoảng cách từ nhà mình tới lăng Bác) đã là rất công phu, chủ chim phải nhiều công huấn luyện, nuôi dưỡng + Dóng giống tốt. Việc chuyển chỗ ở của 1 con chim đã trưởng thành là vô cùng khó khăn, chủ mới phải nhốt chim trong cũi rộng hoặc gọt lông cánh thì mới có thể nuôi được,nếu không thì ngay khi bị xổng ra chúng sẽ lập tức bay về nhà cũ ( Nơi chúng đã được sinh ra và lớn lên-Quê hương) bằng mọi cách dù chúng đã bị nhốt ở nhà mới vài năm, đã cặp đôi và sinh con. Nghĩ là không thể nuôi thả chim lạ đã trưởng thành, chỉ có thể nuôi từ chim non (chim chưa biết bay) .

Rất vui khi thấy Mr.dog cũng thích giống chim này. Nếu bạn muốn nuôi ,mình xin tặng bạn đôi chim non(sẽ không có khó khăn gì khi nuôi chim non cả, vì chúng sẽ lớn lên và biết bay tại nhà bạn thì nhà bạn sẽ là "Quê hương"của chúng.





Cờ Lưu niệm của Thành Đoàn Hải Phòng năm 2006 tặng hung_hp.
Giải nhất cho người có chim bay đường dài về nơi xuất phát trong thời gian ngắn nhất. Thả chim từ Đèo Hải Vân bay về Hải Phòng.
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Vài nét về Racing pigeon--Chim bồ câu đưa thư.

Những cuộc thi bồ câu là 1 môn thể thao phát triển ở nhiều quốc gia,những chú chim bồ câu giờ đây không dùng cho mục đích đưa thư như trước nưa mà được huấn luyện để tham ra những cuộc đua,Đây là 1 giống chim thuộc họ bồ câu được con người thuần hoá từ rất lâu.

***LỊCH SỬ

Họ Bồ câu nói chung được con người thuần hoá cách đây hàng nghìn năm và chim bồ câu đưa thư cũng có 1 lịch sử tương tự.Xưa kia chúng được nuôi chủ yếu trong quân đội,những những đoạn tin nhắn gắn vào chân rồi được những trại quân đội thả ra để gửi những tin đó một cách nhanh nhất về cấp chỉ huy hoặc ngược lại,nhờ chúng mà thông tin từ ngoài chiến tuyến và trung tâm chỉ huy luôn được thông suốt , đem lại những chiến thắng vang rội.Còn ngày nay thì chúng được dùng trong thông tin liên lạc quân đội rất ít,chủ yếu là được gắn máy quay trên người vào mục đích do thám .Mặc dù ngày nay có rất nhiều giống chim đưa thư có hình dáng có hơi khác nhau nhưng đều có 1 điểm tưng đồng đó là khả năng định hướng được đường về và có cánh mũi rất phát triển.

***LUẬT ĐUA

Khi được thả ra tại địa điểm thi(rất xa chuồng),những con bồ câu này phải lập tức định hướng và bay về chuồng với quãng đường dài nhất nhưng trong thời gian ngắn nhất (Khoảng cách/Thời gian) sẽ là tay đua nhanh nhất.

Trên đoạn đường đua đầy những nguy hiểm đè lên đôi cánh của những tay đua đơn độc. Những tay đua này có thể tham gia những cuộc đua ngay từ khi 6 tháng tuổi kéo dài "sự nghiệp" đến hơn 10 năm tuổi.Nhưng thường thời kì phong độ nhất thường ở giai đoạn 2,5-3,5 năm tuổi,nhưng nếu em nào "không chịu nổi nhiệt" sẽ bị rớt và không thể chở về do lí do bị chim săn mồi bắt,không định hướng được đường,không đủ sức lực,do thời tiết xấu mưa ,bão..(đang đậu trên mái nhà nghỉ để tí bay tiếp thì bỗng nhiên xuất hiện trong nồi cháo của mấy ông xem bóng đá đêm) ...rất nhiều tác động. Để dấn thân vào "sự nghiệp" danh vọng là những tay đua thì đồng nghĩa với việc nó phải gắn chiếc "Vòng số mệnh"vào chân nó xuốt đời ngay từ khi chúng mới được tầm 3-4 ngày tuổi. Mỗi "Vận động viên" tham gia cuộc đua được nhận dạng bằng chính con số trên "Vòng số mệnh" đeo chân chim.Những "Vận động viên"thường được mang đi rất xa chuồng của chúng ,khi đã tới được nơi đã định trước thì được thả ra .Khoảng cách được đo trên hệ thống GPS hoặc trên Google-Earth,thời gian được tính từ lúc chim được thả ra tới khi chim bay về chuồng.



vòng số mệnh.


vòng nhôm bọc nhựa--vòng cao su.


đeo vòng cho cuộc thi.
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
***CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRUYỀN THỐNG.

Cách tính thời gian truyền thống là người ta dùng những chiếc vòng cao su được thiết kế rất riêng của ban tổ chức (để chống làm giả)trên chiếc vòng có đánh số.Khi những" Vận động viên"đến đăng kí tham gia đua thì ban tổ chức sẽ đeo vào chân chim và được ghi mã số trên vòng vào sổ.Khi chim được thả ra tại nơi khá xa nhà chúng thì lập tức thời gian được tính ngay thời điềm thả.Khi chim đã bay một quãng đường gian lao để về tới chuồng thì chủ chim sẽ tháo vòng và thông báo cho ban tổ chức.Từ kết quả này trọng tài sẽ tính tốc độ trung bìng của "Tay đua" và công bố "Vận động viên vô địch"

***CÁCH TÍNH THỜI GIAN ĐIỆN TỬ

Công nghệ mới nhất hiện nay ứng dụng cho tính thời gian cuộc đua đó là dùng RFID "Thiết bị nhận dạng vô tuyến" gắn vào chân chim.Trên mỗi chiếc vòng là 1 thiết bị phát tín hiệu tần số phát khác nhau (không có sự trùng lặp tần số phát) tương ứng với 1 mã số nhận dạng.Mỗi "Vận động viên " khi tham gia thi được đeo vào chân và ban tổ chức ghi mã số tần của thiết bị . Do đó ngay khi bất kì "Tay đua nào cán đích" lập tức được nhận dạng nhờ hệ thống phát tín hệu tác động vào thiết bị gắn trên chân chim và phản hồi về trung tâm tín hiệu riêng kèm mã nhận dạng con "cán đích". Thiết bị này đang được dùng trong những môn thể thao tốc độ của con người.


Trong Đại chiến Thế Giới, Chim đưa thư là một "binh chủng Thông tin đặc biệt".

***HUẤN LUYỆN

Những con chim được xác định sự nghiệp đua tốc độ ngay từ khi còn nhỏ được làm truờng hoặc cũi rất đặc biệt để chúng có điều kiện sống tốt nhất và có thể dễ dàng quan sát được vị trí chuồng từ xa.Cái chuồng này sẽ gắn liền với những tay đua từ khi mới 5 tuần tuổi đến khi kết thúc sự nghiệp đua của nó,bởi đây chính là nơi chúng sẽ đậu đầu tiên ngay khi bay xa về.
Một "Tay đua "được huấn luyện ngay khi đã biết bay thuần thục với khoảng cách ngắn và tăng dần khoảng cách đến hàng nghìn Km để quen dần với khu vực chuồng của nó và quang cảnh xung quanh,đó là lúc chúng có thể tham gia những cuộc đua lớn.Đồng thời chúng được huấn luyện để làm quen với tiếng huýt sáo hoặc tiếng còi gọi "về chuồng" của chủ chim.Nói chung thì cách huấn luyện cơ bản là như vậy,còn mỗi chủ chim có 1 bí mật, 1 bí quyết về thức ăn, chuồng trại, phương pháp huấn luyện ...khác nhau để có được những con chim bay tốt nhất .





***NHỮNG RỦI RO TRÊN "ĐƯỜNG ĐUA"

Với đoạn đường đua rất dài trên bầu trời rộng lớn vậy thì có vô vàn rủi ro có thể ập đến bất kỳ "Tay đua" nào ngay cả đối với những con bồ câu rất giá trị và bay tốt nhất.Mối rủi ro lớn nhất và nguy hiểm nhất mà chúng thường gặp phải đó là những con chim săn mồi"Kẻ huỷ giệt" như chim Ưng và chim Cắt.
Nhiều nghiên cứu cho thấy,những con chim này bay được về chuồng với khoảng cách rất xa là nhờ từ trường trái đất.Dó đó mà những cột Anten viễn thông có ảnh hưởng đến việc định hướng bay trong những cuộc đua.


***NHỮNG THÔNG TIN VỀ GIỐNG :

Thân nhiệt chim bồ câu ổn định trong điều kiện nhiệt độ môi trường thay đổi; chim bồ câu là động vật hằng nhiệt. Thân chim hình thoi làm giảm sức cản không khí khi bay. Da khô phủ lông vũ. Lông vũ bao phủ toàn thân là lông ống, có phiến lông rộng tạo thành cánh, đuôi chim (vai trò bánh lái). Lông vũ mọc áp sát vào thân là lông tơ. Lông tơ chỉ có chùm sợi lông mãnh tạo thành lớp xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ
• Cánh chim khi xòe ra tạo thành một diện tích rộng quạt gió, khi cụp lại thì gọn áp vào thân.
• Chi sau có bàn chân dài ba ngón trước, một ngón sau, đều có vuốt, giúp chim bám chặt vào cành cây khi chim khi chim đậu hoặc duỗi thẳng, xòe rộng ngón khi chim hạ cánh.
• Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng, làm đầu chim nhẹ. Cổ dài, đầu chim linh hoạt, phát huy được tác dụng của giác quan (mắt, tai), thuận lợi khi rỉa lông. Tuyến phao câu tiết chất nhờn khi chim rỉa lông làm lông mịn, không thấm nước.


** Di chuyển

• Chim bồ câu cũng như nhiều loài chim khác chỉ có kiểu bay vỗ cánh như chim sẻ, chim ri, chim khuyên, gà...
a) Khi chim cất cánh chân chim khụy xuống, cánh chim giang rộng đưa lên cao, tiếp theo cánh chim đập mạnh xuống, cổ chim vươn ra, chân chim duỗi thẳng đập mạnh vào giá thể làm chim bật cao lên.

b) Khi chim hạ cánh, cánh chim dang rộng để cản không khí, chân chim duỗi thẳng chuẩn bị cho sự hạ cánh được dễ dàng.

** Các tư thế bay vỗ cánh của chim bồ câu:

• Khi chim bay thân nằm xiên, đuôi xòe ngang, cổ vươn thẳng về phía trước, chân duỗi thẳng áp sát vào thân, cánh mở rộng đập liên tục từ trên xuống dưới, từ trước về sau. Sau đó chim nâng cánh bằng cách gập cánh lại, rồi nâng lên làm giảm sức cản của không khí. Khi chim đập cánh, phía ngoài cánh hạ thấp hơn phía trong thì cánh không những được không khí nâng lên mà chim còn được đẩy về phía trước.




 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
***SINH SẢN

Giống chim này có khả năng bắt đầu sinh sản khi ngoài 6 tháng tuổi. Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối. Khi đạp mái, xoang huyệt của chim trống lộn ra làm thành cơ quan giao phối tạm thời. Trứng được thụ tinh trong. Con mái thường đẻ 2 trứng,thời gian giữa quả 1-2 khoảng 36h. Chúng thường đẻ xong quả thứ 2 thì mới bắt đầu vào ấp. Sau đó chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng. Sau chừng 20 ngày ấp thì trứng nở(thời gian nở có sai lệch trên-dưới 1 ngày) Chim mới nở chưa mở mắt, trên thân chỉ có một ít lông tơ, được chim bố, mẹ mớm nuôi bằng sữa diều .
Bằng kinh nghiệm chủ chim có thể chọn ra 1 con,cả 2 hoặc không con nào cho con Bố-Mẹ nuôi với điều kiện tốt nhất,còn lại những con không có triển vọng sẽ được loại bỏ.Khi đã trưởng thành thì chỉ những con có khả năng bay với khoảng cách tối thiểu 1600 Km với tốc độ trung bình 130 Km/h mới được giữ làm giống. Đồng thời những con mái đẻ chuẩn rất hạn chế cho đẻ,trung bình chỉ khoảng 6 lứa trứng /năm.Con con được tách khỏi tổ khi đã được chừng 4-6 tuần tuổi.

*Thức ăn:chủ yếu là thóc lúa,và hạt ngũ cốc khác như: ngô bắp,đậu tương,đõ xanh,vừng,lạc...như bao giống bồ câu khác.

Chim bố mẹ thay nhau ấp trứng.

EM MÌNH CHƯA RA?

Chim non 22 ngày tuổi.



***NHỮNG NÉT RIÊNG CỦA MÔN THỂ THAO ĐUA CHIM:

**Châu Á:
Tại nhiều quốc gia châu Á thì môn thể thao này rất phát triển.hàng triệu Dollar được đặt cược cho những "Tay đua" giống như đua ngựa.

+)Việt Nam:
Chủ yếu giống chim này được nuôi nhiều và phát triển mạnh ở thành phố Hải Phòng.Giống chim này đã được những người yếu thích chim bồ câu nuôi từ vài chúc năm trước với số lượng và chất lượng đàn chim không được tốt như ngày nay.Những cuộc thi thường xuyên được tổ chức hàng năm với qui mô và chất lượng ngày càng cao, cả về số lượng và chất lượng thành viên và đàn chim ngày càng tăng mạnh ..
Những cuộc thi trong hệ thống giải đã được tổ chức chính thức từ năm 2001 do "Hội sinh vật cảnh thành phố Hải Phòng" tổ chức,ngoài ra còn có những cuộc thi ngoài hệ thống giải do những hội viên đứng ra tổ chức với qui mô nhỏ hơn và đang là môn chơi được nhiều ngừơi yêu thích tại thành phố cảng này.

""Châu Đại Dương:
Những cuộc đua hàng đầu thế giới được liên đoàn chim bồ câu đua tổ chức hàng năm ở Úc,tốc độ được tính bằng m/phút.Tại bang Queensland(Đông-Bắc Úc) có số thành viên lên đến hàng trăm người,đây là tổ chức QRPF lớn nhất thế giới,tại Brisbane(thủ phủ của Queensland) có lịch sử từ Thế Chiến Thứ 2.Những cuộc đua tổ chức hàng năm cho hàng nghìn "Tay đua" với khoảng cách đầu tiên là 200 Km và tăng dần khoảng cách lên đến 1500 Km.Những "Tay đua" được vận chuyển với khoảng cách xa bằng phương tiện đặc biệt đảm bảo đầy đủ thức ăn và nước uống và điều kiện tốt nhất cho chim.Hàng năm những cuộc đua được được tổ chức của liên đoàn chim bồ câu đua Úc(APOLE) đóng tại Ballarat Victoria,những "tay đua" được đóng Container chuyên dụng đưa ra biển thả.

**Châu Âu:

+)Anh Quốc: Những tổ chức đã manh mún từ những năm 1881. Vua Leopold II của BỈ trao tặng Hoàng Gia Anh Những con chim đầu tiên .Đến nay Hoàng Gia Anh vẫn nuôi giống chim này và đã đăng quang năm 1990 thuộc về Nữ hoàng Elizabeth II.

+)Bỉ: Có anh em nhà Jansen thuộc vùng Arendonk sở hữu dòng chim nổi tiếng và luôn "cán đích "đầu tiên.Dòng chim này vẫn được lưu giữ và nhân giống trên toàn cầu.

**Châu Mĩ: Môn thể thao này được biết đến từ năm 1875 và được tổ chức chính thức vào năm 1878 ở Chicago.

**Châu Phi: Có số lượng thành viên lớn nhất ở Sun City thuộc Bắc Phi.


(+)Những dòng chim nổi tiếng trên thế giới có giá trị rất cao,những cặp trứng được bán với giá lên đến vài nghìn USD,sau đó những con chim này được huấn luyện rất công phu của những chủ chim giàu kinh nghiệm
để thu về giải thưởng "Triệu Đô"Đó là dành cho "Tay đua tài nhất trong những tay đua tài ba".



Đàn chim nhà hung_hp.


Đàn chim nhà hung_hp.
 

HOANG HUNG_HP

Chuyên gia
Racing Pgeons

LỜI NÓI ĐẦU

HOÀNG HÙNG tôi mạn phép các quý vị & các bạn yêu thích chim bồ câu trong DD được phép viết ra vài lời về chim bồ câu đưa thư ,sự hiểu biết tuy còn có nhiều giới hạn nhưng một phần nào đó sẽ giúp ích cho người mới nuôi , đang nuôi & sẽ nuôi được những con chim gần được như ý muốn .
Tôi mong rằng các bậc CAO NIÊN TRƯỞNG THƯỢNG , các bậc LÃO THÀNH đã & đang nuôi có sự nhận xét đúng sai ,tuy rằng bài viết còn nhiều khiếm khuyết rất mong các vị tham gia mách bảo.
Tuy nhiên trong số những bài viết này được sưu tầm trong các CÂU LẠC BỘ chim BỒ CÂU ĐUA & LIÊN ĐOÀN BỒ CÂU ĐUA thế giới, đôi khi người đọc cảm thấy có phần KHẬP KHỄNH giữa bài trước & bài sau .Chính vì thế càng ngày cuộc đua càng thêm phong phú & hấp dẫn , làm các nhà khoa học càng có nhiều giả thiết khó lý giải .

HỌ BỒ CÂU :

---Tính đến nay theo các nhà khoa học trên thế giới ước tính có khoảng trên dưới 300 dòng ,nhưng ở đây tôi chỉ nói đến dòng bồ câu đưa thư :

NGUỒN GỐC :

---Dòng bồ câu đưa thư có thể nói chúng có mặt gần như ở khắp các lục địa trên thế giới .
Môi trường sống của tổ tiên chúng là ở đồi núi có vách dựng đứng ,khi kiếm ăn chúng xuống đồng bằng tìm kiếm thức ăn .Nguồn thức ăn chủ yếu là những hạt ngũ cốc .Từ nơi ở chúng phải bay xuống đồng băng để kiếm thức ăn với khoảng cách từ 5..7 chục km , đến 100…200 km . Chính vì lẽ đó để duy trì nòi giống chúng phải thích nghi với môi trường sống để tồn tại
.
LỊCH SỬ CHIM BỒ CÂU ĐƯA THƯ

---Theo các nhà nghiên cứu khảo cổ học về chim bồ câu đưa thư cho biết : Tạm tính đến thời điểm này giải nhất thuộc về người AI CẬP cổ đại , có niên đại khoảng 6300 năm đến 6800 năm . Người AI CẬP cổ đại đã biết sử dụng chim bồ câu để đưa tin tứccuộc chiến giữa các BỘ LẠC trước khi có NỀN VĂN MINH SÔNG NIN .

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CHIM BỒ CÂU ĐƯA THƯ

---Trước đây , khi thông tin liên lạc chưa phát triển người ta sử dụng chim bồ câu đưa thông tin của cuộc chiến giữa các BỘ TỘC , BỘ LẠC & sau này cuộc chiến giữa các QUỐC GIA .
---Lịch sử chim bồ câu đưa thư không thể không nhắc đến chiến công vang dội 1 đôi chim bồ câu trong thời kỳ thông tin hiện đại đã phát triển . Cuộc chiến ở trên quần đảo HONDURAT giữa AC HEN TI NA & ANH vào cuối thập niên 70 đến đầu thập niên 80 của thế kỷ trước . Được nữ hoàng ANH tặng danh hiệu cao quý nhất : [ CÔNG HUÂN NƯỚC CỘNG HOÀ VƯƠNG QUỐC ANH ],dòng chim này do nhà vua nước BỈ ---LEOPOLD II trao tặng HOÀNG GIA – ANH 2 cặp , đến nay HOÀNG GIA – ANH vẫn còn duy trì được giống này & dòng chim này đã đăng quang vô địch châu ÂU vào năm 1990 thuộc về NỮ HOÀNG ANH –ELIZABET II .
---Trường hợp thứ 2 :
---Thời kỳ cận đại nhất vào đầu thế kỷ 21 này khi liên quân đánh NAM TƯ không thể không nhắc đến đội quân gồm 9 con của CỤC TRINH THÁM PHÁP đã đeo máy quay Câmer nhỏ xíu , bay qua vùng trời NAM TƯ để đưa thông tin về cho bộ chỉ huy LIÊN QUÂN .Chiến thăng NAM TƯ của liên quân là có sự đóng góp không nhỏ của đội quân này


LỊCH SỬ ĐUA CHIM BỒ CÂU

---Theo tài liệu sử sách còn ghi chép lại của TRUNG QUỐC người TRUNG QUỐC đã có những cuộc đua chim bồ câu 470 năm trước công nguyên , bị gián đoạn bởi các cuộc nội chiến liên miên , chiên tranh giữa các quốc gia cho đến nay cuộc đua chim bồ câu đã trở lại bình thường vào tháng 9... tháng 10 hằng năm
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Và tại sao bồ câu biết tìm đường về?

Rất cám ơn các anh Greenvet- hanoi, Hoanghung_Hp, Hung_Hp về bài viết này giúp mọi người mở rộng tầm mắt.

Mời mọi người tham khảo bài viết sưu tầm trên báo vnexpress.net:

" Tại sao bồ câu biết đưa thư?

Khả năng đưa thư của loài bồ câu đã được biết đến từ thời Ai Cập cổ đại, nhưng mãi gần đây bí mật về nó mới được khám phá. Theo một nghiên cứu của Anh, bồ câu đưa thư đơn giản chỉ lần theo các tuyến đường, giống như con người chúng ta vậy.

Các nghiên cứu trước đây khẳng định rằng chim bồ câu có khả năng bắt chước và ghi nhớ rất tốt, nhưng cơ chế tạo ra những khả năng ấy vẫn là một ẩn số. Một giả thiết được nhiều người chấp nhận cho rằng quá trình tiến hóa được thúc đẩy bởi khả năng ghi nhớ dài hạn, cho phép động vật nhớ những sự kiện đặc biệt ở thế giới bên ngoài và những hành vi phù hợp với sự kiện ấy. Do đó, để có thể sinh tồn, khả năng ghi nhớ dài hạn ở động vật ngày càng được hoàn thiện.

Để tìm hiểu khả năng ghi nhớ của chim bồ câu, các chuyên gia tại Viện nghiên cứu khoa học quốc gia, Viện nghiên cứu thần kinh Mediterranean (Pháp) cho hai con chim bồ câu xem hàng nghìn bức ảnh. Sau vài tháng, họ cho chúng xem lại và huấn luyện chúng cách dùng mỏ để vẽ vòng tròn hoặc dấu gạch chéo lên những ảnh mà chúng từng nhìn thấy. Thử nghiệm được lặp lại nhiều lần trong mấy tháng sau đó. Kết quả cho thấy, số lượng ảnh mà 2 con chim có thể nhớ dao động từ 800 tới 1.000 chiếc.

Bằng cách nào mà những chú chim tìm thấy đường về nhà khi bay khỏi thành phố với chặng đường dài hàng ngàn hải lý? Một khía cạnh nào đó, chúng đã dựa vào khả năng khứu giác như một chiếc đồng hồ hay la bàn. Chim bồ câu cũng thường dựa vào môi trường tự nhiên thân thuộc và những cột mốc ranh giới nhân tạo để nhận biết vùng lãnh thổ gần nhà.

Các nhà khoa học Anh đã chỉ ra rằng, những con chim sẽ bay theo đường nhỏ, tới đường quốc lộ, bay ngang qua những con phố và bay theo đường vòng, thậm chí điều này sẽ khiến chuyến bay của chúng tăng lên một vài dặm. Một nghiên cứu gần đây nhận định, loài chim bồ câu nắm bắt rất hiệu quả những con đường khi chúng bay có đôi. Nếu có bạn đồng hành, chúng sẽ đủ thông minh để làm con đường ngắn lại hơn là khi bay một mình.

Sau 10 năm nghiên cứu chim bồ câu đưa thư thông qua các vệ tinh hệ thống định vị toàn cầu (GPS), nhóm chuyên gia làm việc tại Đại học Oxford đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng “các bưu tá viên” không hề tìm đường đến địa chỉ người nhận thư bằng cách định hướng theo mặt trời. Chúng bay dọc theo đường lớn, chuyển hướng ở các giao lộ, thậm chí vòng theo bùng binh!

Khám phá mới được đăng tải trên tờ Daily Telegraph. Khi trả lời phỏng vấn, giáo sư Tim Guilford cho biết: “Việc này thực sự khiến nhóm nghiên cứu ngã ngửa. Thật ấn tượng khi chứng kiến những con chim bồ câu đưa thư bay theo tuyến đường phụ Oxford A34, rồi bay vòng vèo tại trạm đèn giao thông trước khi lượn theo bùng binh”.

Theo Guilford, chim bồ câu có thể tự tìm đường khi thực hiện các cuộc hành trình dài, ngay cả lần đầu tiên “làm nhiệm vụ”. Khi bay nhiều lần trên cùng một tuyến đường, chúng thường nghỉ ngơi ở một chỗ quen thuộc trên đường đi.

Để chứng minh thêm khả năng tìm đường về nhà của những chú chim bồ câu khác, các nhà khoa học đã tiến hành vô số thí nghiệm khác nhau, kể cả việc cắt đi dây thần kinh khứu giác của chúng. Khi một dây thần kinh bị cắt đứt, loài bồ câu sẽ không đủ khả năng để tìm hướng về. Những nhà khoa học đứng đầu đã thừa nhận khả năng tìm hướng bay bằng khứu giác của bồ câu.

Một số loài động vật khác cũng thường sử dụng các loại công cụ để định vị hướng hay vạch ra lộ trình chuyến đi của chúng: Loài gà cũng có một “la bàn khứu giác”. Loài chim họa mi thì dựa vào ánh sáng mặt trời, các ngôi sao và những góc độ của ánh sáng được biết như tia sáng phân cực. Trong hành trình du ngoạn hằng năm tới Mexico, loài bướm Monarch cũng sử dụng đường ánh sáng phân cực.

Động vật biển thường sử dụng mốc định vị và tín hiệu thị giác trên mặt biển để tìm thấy đường đi. Loài cá voi thường phân biệt vị trí địa lý bằng âm thanh. Loài cá mập và rùa biển cũng sử dụng điện trường để tìm vị trí và đánh dấu đường đi. Trong khi đó, loài cá mập sống ở mực nước cạn ngang qua vùng xích đạo bờ biển Ấn Độ Dương lại có thể nhìn trời đêm để định vị.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)"

Sau khi đọc xong bài này thì cách tính đường đua theo khoảng cách GPS -theo đường chim bay có còn phù hợp không khi mà chim không bay theo đường thẳng? Vậy là chim không bay theo đường chim bay? :)
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Nữ hoàng Anh mất bồ câu đua

vnexpress.net 27/08/2005:

"Nữ hoàng Anh mất chim

Nữ hoàng Anh Elizabeth II.
Chim bồ câu của Nữ hoàng Anh Elizabeth II làm hoàng gia rối tung khi đột nhiên mất tích 1 tháng trước một cuộc đua lớn. Những nhà yêu chim cho rằng có thể nó đã nhập đàn với những chú bồ câu khác, thậm chí tồi tệ hơn là bị một con diều hâu thịt mất.

Người điều hành hiệp hội thi chim bồ câu của Hoàng gia Anh Peter Bryant hôm qua cho hay: "Có thể nó đã mất phương hướng và đang ở trong lồng của một người khác".

"Cũng có thể nó đã gặp tai nạn khi trở về nhà do có quá nhiều dây điện, dây cáp trên đường bay của nó. Hoặc có thể nó bị con chim lớn nào đó ăn thịt", Bryant giả định.

Tuy nhiên, ông không từ bỏ hy vọng: "Một số con chim bồ câu đã trở về nhà sau 1 năm".

Bryant cũng mong rằng chim bồ câu của nữ hoàng không nhập đàn với những con chim bình thường khác. "Rất có thể nó đã bay đi cùng với những con bồ câu hoang dã. Chúng tôi mong là không phải vậy", ông nói.

Chim bồ câu của nữ hoàng được nuôi ở Sandringham, dinh cơ của hoàng gia ở miền đông nước Anh. Đây cũng là nơi hoàng gia tập trung vào mỗi dịp Giáng sinh.

Nữ hoàng đã chi 180 USD tiền lệ phí tham gia cuộc đua chim bồ câu từ St Malo, miền bắc nước Pháp, tới Malvern, miền trung nước Anh, hôm 11/9 tới. Chặng đua kéo dài 383 km.

(Theo Reuters)"
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Rất cám ơn thông tin do bigflowerhorn sưu tầm.

Tất nhiên khả năng "nhớ đường về" của bồ câu đưa thư là phi thường, nhưng xin hỏi anh HOANG HUNG_HP :

Theo tôi được biết: anh HOANG HUNG_HP đã đoạt giải nhất với cờ luân lưu thả chim đường dài, Đoàn thi chim của các anh đã dùng xe máy chở chim từ Hải phòng vào gần sân bay Đà Nẵng rồi thả để chim bay về Hải Phòng, sẽ giải thích ra sao vì chim chưa bao giờ bay từ Hải phòng đi Miền Trung xa cả ngàn cây số ? Đâu có thể nhớ đường mà bay về được ?

Đây là điều thắc mắc lớn nhất của tôi, nhờ "người trong cuộc" anh HOANG HUNG_HP giải đáp.


 

HOANG HUNG_HP

Chuyên gia
Trắc nghiệm nho nhỏ

--- Để trả lời & phân tích đúng hay sai , sau đây mời quý vị đọc vài dòng ngắn ngủi này rồi ta cùng suy ngẫm .
---Tôi không nêu xa xôi gì mà ngay nước láng giềng quanh ta đây đó là ĐÀI LOAN :
--- Đất nước ĐÀI LOAN [ tạm gọi như vậy ] là 1 hòn đảo hằng năm tổ chức thi thả chim bồ câu đường dài vào tháng 9....hoặc tháng 10 hằng năm . Đích thả là 6 độ vĩ bắc ; 110 độ kinh đông [ ở phía đông đông nam bán đảo ĐÔNG DƯƠNG ] đích về là đảo ĐÀI LOAN , nêu ta tính đường chim bay trên biển [ đường thẳng là 2000 hải lý [ 1 hải lý = 1852 m ] ,nếu ta tính đường chim bay trên lục điạ [ qua VIỆT NAM ] ta tạm tính được chiều dài quãng đướng sâp xỉ 6000 km ; Còn tính qua IN ĐÔ NÊ SI A ,PI LÍP PIN & qua 1 số đảo thì tạm tính khoảng 7000 km . Tôi có 1 số trấc nghiệm sau :
Nếu để con chim quen đường mòn [ lối mòn ] quen quang cảnh thì ta phải đi thả thử là bao nhiêu lần & mỗi lần thả sâu đo là bao nhiêu km đường dài . Ta đi qua bao nhiêu quốc gia , những quốc gia đó họ có cho phép mang gia cầm vào quốc gia họ hay ko ....?????...
Trương hợp đi đường biển để thả sâu đo thì con chim sẽ lấy gì làm mổc TRÊN BIỂN trong khi đó luôn luôn cách bỡ với khoảng cách 300 km ,chim bay một mạch thời gian lâu nhất là nao lâu & có bay đêm được ko.... kinh phí đi thả ,thời gian đi thả.........nếu tính đi thả để con chim quen nối mòn & nhận biết các mốc quen thì theo cá nhân tôi cả cuộc đời con chim sẽ ko bao giờ đến đích để thả được .......vân vân và ...........vân vân .Trên đây là trắc nghiệm của tôi chúng ta HÃY CÙNG NHAU SUY NGÃM .

ĐÂY LÀ CHỌN RA ANH TÀI TRONG NHỮNG ANH TÀI .
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Anh HOANG HUNG_HP viết:

Tôi có 1 số trấc nghiệm sau :
Nếu để con chim quen đường mòn [ lối mòn ] quen quang cảnh thì ta phải đi thả thử là bao nhiêu lần & mỗi lần thả sâu đo là bao nhiêu km đường dài . Ta đi qua bao nhiêu quốc gia , những quốc gia đó họ có cho phép mang gia cầm vào quốc gia họ hay ko ....?????...


Như vậy theo tôi hiểu: Việc chim bồ câu đua bay về được từ nơi thả xa tới 7000 km thì không thể giải thích bằng khả " Nhớ đường" được ! Thế thì khả năng gì của chim tìm đường về ?

Chuyên gia bồ câu đua HOANG HUNG_HP đặt tình huống khó quá ! CÓ ai giải thích giùm ?
 

HOANG HUNG_HP

Chuyên gia
Em Không Dám Nhận

Em ko dám nhận làm chuyên gia đâu vì em ko học qua trường lớp nào về chim bồ câu cả , mà em cũng chẳng học qua trường lớp nào về gia súc gia cầm .........
Nếu em có học qua rồi thì em ko dám từ chối đâu .
Kiến thức của em còn ít ỏi quá , có chút xíu kinh nghiệm nói ra sợ các CAO NIÊN TRƯỞNG THƯỢNG cười cho . .....
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Vượt đại dương 7.000km

Hi anh HoangHung_Hp,
Anh giới thiệu mọi người biết trang web nước ngoài nào nói về cuộc đua 7.000km trên biển cho mọi người mở rộng tầm mắt đi anh! Em nghe nói Taiwan bồ câu đua cũng có tiếng lắm. Em có nghe nói trong Saigon, thương gia đài loan có người mang bồ câu sang nuôi và bị xỗng chuồng bay về Đài loan, không biết thật hư ra sao? Có dịp qua đó sẽ tìm đến trang trại bồ câu xem sao! Chọn được 1 -2 đôi về chắc là sướng lắm! Nếu bồ câu mình nuôi đi xa được 2.000km -khoảng chiều dài nước mình là cũng hãnh diện lắm rồi :)!

:confused: Em cũng đang rất thắc mắc việc chim tìm đường bay trên biển như thế nào? Người ta mới chỉ đưa ra kết quả nghiên cứu chim bay trên đất liền thôi còn trên biển thì chưa thấy nói đến và nếu lấy kết quả nghiên cứu trên đất liền mà áp lên biển thì thấy có vẻ khó chấp nhận đúng không anh? Bởi vì trên đại dương quá mênh mông thì chim lấy mốc như thế nào? chụp hình như thế nào? :-bd Một điều đáng khâm phục là chim bay trên biển thì không có nước uống cũng như nghỉ chân dọc đường như trên đất liền mà phải bay liên tục, thật là đáng nễ! Không biết có cao nhân nào lý giải được việc tìm đường trên biển của bồ câu không nhỉ?
 

HOANG HUNG_HP

Chuyên gia
Chim không vượt biển như ta nghĩ

Bạn ơi :
----Như bạn hỏi tôi không phải là nhà khoa học lên khi trả lời ko mấy ai rễ chấp nhận câu trả lời của tôi đâu . Trong cuộc sống bất kể cuộc đua nào cũng đều có bí quyết riêng của nó . Như câu châm ngôn các CỤ vẫn nói :
----- BIẾT ĐỊCH BIẾT TA TRĂM TRẬN TRĂM THẮNG .------
Những kinh nghiệm nuôi chim chăm sóc chim là công sức là kinh tế là xương máu là danh dự , để chọn vào thời điểm nào cho đúng để được ,thời điểm nào ko đúng thì ko được mang đi thả .
----Tôi đã xem trên ti -- vi ở VTV2 & truyền hình cáp 6 chí ít cũng phải vài lần rồi vì họ chiếu đi chiếu lại họ chở bằng tàu chở CON TA NE ra biển thả .Điểm thả họ nói cả kinh độ & vĩ độ , họ tổ chức rất quy mô ,chặt chẽ . Đi theo gồm có vài máy quay phim , quay 24 /24 họ truyền qua vệ tinh để hội đồng trọnh tài ở nhà quan sát vì tiền cá cược của họ là rất lớn .
----Theo cá nhân tôi trộm nghĩ một con chim đưa thư có trí tuệ , có thể lực thì phải cần có những yếu tố sau :
1 / -- Não của chúng phải có khả năng địng vị từ trường của trái đất tốt & ổn định .
2 / -- Khíu giác rất quan trọng lên cánh mũ phảii thật phát triển .
3 / -- Tai chúng thính vì chúng nghe được âm thanh mà tai người ko thể nghe được , mặc dù ở cách rất xa
4 / -- Cái gì để thúc giục chúng sớm về nhà .
---- Đây là cá nhân tôi nghĩ ra 4 điều này ,cũng có thể có nhiều người cho là đúng ,nhiều người cho là sai , cũng có thể đúng phần nào đó ; đó là nhận định của mỗi người , nếu muốn biết kỹ thì tự mình phải THỬ
---- Chim bay đường dài trên biển đối với con có trí tuệ & thể lực tốt chúng có thể nhận biết được đâu là đất liền & đâu là điểm đỗ để nghỉ ngơi ,loại trừ những con có thể lực kém .
Khi có lệnh mở cử chuồng bay ra có con rơi xuống biển , có con lộn lại đỗ vào tàu , có con đuổi cũng ko bay ,có nhiều con xuống biển bơi như vịt & thế là làm mồi cho cá , có con đỗ vào tàu biển đang chạy khi tàu cập bờ là thoát chết .
---- Theo cá nhân tôi nghĩ một con chim có thể lự tốt chúng có thể bay 4 ...5 tiêng liền ko nghỉ ,tốc độ trung bình của 5 tiếng đó khoảng 150 ...... 170 km / h .Vậy là chúng dư sức vào được đất liền với khoảng cách là 300 km .
---- ÔI CHUYỆN VỀ BỒ CÂU THÌ DÀI TẬP LẮM LẮMMMMMM............


[ HEN GẶP BẠN BÀI TỚI ]
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
chim thi bay 7.000km?

Hi anh HoangHung_Hp, vậy chim bay 7.000km trên biển thì anh nghĩ sẽ bay như thế nào? Đích đến là Taiwan còn không biết người ta cho chúng xuất phát từ đâu? Nếu có trang web nào nói về cuộc đua đó thì thật là đáng xem lắm đấy!

Em đồng ý với anh về 2 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng bay xa của chim:
+ Trí não của chúng. Vấn đề này thuộc về di truyền do đó nếu có được con bố mẹ bay giỏi thì khả năng có được những con con giỏi là rất cao. Tất nhiên không phải con nào cũng là: "Hổ phụ sinh Hổ tử" :)

+ Cái gì thúc giục chúng về nhà. Cái này thì em có thử: con mái sắp đẻ, nếu mà mang con trống đi thả thì có vẻ chúng về nhanh hơn hay trong giai đoạn chúng đang ấp trứng cũng vậy!

+ Còn về Khứu giác thì không biết có đúng không vì không phải con nào mũi to cũng đều bay tốt cả.

Ngoài ra em nghĩ:
+ Thị giác rất quan trọng đóng vai trò quyết định do đó mới có chuyện khi người ta chụp hình 1 chú bồ câu đua nổi tiếng lúc nào cũng chụp luôn con mắt của chúng nữa.

+ Thức ăn: nuôi đẻ ăn khác, nuôi kiểng ăn khác, nuôi bay cũng cho ăn khác và em đọc trên tạp chí bồ câu đài loan còn quảng cáo cả thuốc tăng lực cho bồ câu trước khi bay nữa! :) Còn mình ở nhà nuôi thì cho ăn: gạo lức, bắp hộp, đậu xanh, lúa tiêu, đậu phộng, cám tổng hợp, cát khoáng chất... không biết có đúng bài chưa nữa :)! Lúc rày trong saigon cũng xuất hiện 1 loại thực phẩm tổng hợp đủ loại đậu có 1 số loại trông lạ mắt có nguồn gốc từ Thượng hải -Trung quốc bán 25.000vnđ/kg không biết có hiệu quả không?

+Cách tập luyện: Cái này cũng rất quan trọng đây: thời điểm thả, địa điểm thả, tuổi của chim thả và cách vận chuyển đi thả nữa. Dịch H5N1 cũng ảnh hưởng lớn đến việc đi thả :worried:! Lúc nào cũng lo lắng sợ bị phát hiện đang giấu chim trên xe khách :D! Có lần còn bị đuổi xuống xe :((! Rồi những khi có dịch cũng không được đem thả nữa mà còn phải hạn chế chúng đánh vòng ở nhà nữa :(!

Tóm lại để có được 1 con chim đi được khoảng 2.000km thôi cũng là 1 kỳ công tổng hợp bao nhiêu công sức nên điều đó cũng mang lại niềm vinh hạnh cho chủ nhân của nó phải không các anh!:-bd
 

Mario Vo

Member
Hỏi về cách huấn luyện bồ câu đua .

- Anh Hoang Dung cho em hỏi , khi xem cách huấn luyện bồ câu em thấy (chỉ trên tivi thôi) người ta dùng một "cái còi" đề bồ câu có thể thay đổi tốc độ . Vậy "cái còi" đó con người có thể nghe được hay giống như "cái còi" để huấn luyện cá heo
- Mình có thể tập bằng cách huýt sáo được không ? vì trước đây em cũng từng tập như thế nhưng chỉ để cho bồ câu ăn thôi .
- Anh chỉ cho em một số địa chỉ nói vể bồ câu đua nha .
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Trang web bồ câu đua

- Anh Hoang Dung cho em hỏi , khi xem cách huấn luyện bồ câu em thấy (chỉ trên tivi thôi) người ta dùng một "cái còi" đề bồ câu có thể thay đổi tốc độ . Vậy "cái còi" đó con người có thể nghe được hay giống như "cái còi" để huấn luyện cá heo
- Mình có thể tập bằng cách huýt sáo được không ? vì trước đây em cũng từng tập như thế nhưng chỉ để cho bồ câu ăn thôi .
- Anh chỉ cho em một số địa chỉ nói vể bồ câu đua nha .
Chào bạn Mario Vo, mình cung cấp cho bạn xem thử 1 trang web về bồ câu đua ở Mỹ nè:
http://www.speedpigeon.com/

Bạn vô xem thử đi nha! Nhưng bồ câu đua này cũng chỉ thấy nhắc đến đoạn đường đua trong bảng tính tốc độ là 1094.525mile = 1761.467km thôi (Theo http://www.speedpigeon.com/racing_pigeon_calculator.htm) nghĩa là Saigon ra đến Hà nội thôi! (Bạn có thể tra cứu đơn vị đo trực tuyến từ mile sang km: http://www.online-unit-converter.com/distance-and-length/)

Có rất nhiều trang web về bồ câu đua!
 

Mario Vo

Member
- Chào Bigflowerhorn !
- Bồ câu của bạn thả chưa ? Khi nào thả xong nhớ cho tôi biếc nha .:)
- Ai có thể cho mình hỏi khi mình coi trên một số trang web , khi giới về con bồ câu nào thì đều xoè cánh ra và chụp hình mắt chúng . Vậy có phải màu ảnh hưởng đến ... và bề rộng của cánh thì ảnh hưởng đến tốc độ của bồ câu ?
 

k790i

Member
Trước đấy mình cũng từng nuôi bồ câu đưa thư , có đọc trong một tài liệu của Trung Quốc về nuôi giống bồ câu này , là dùng đậu xanh tán nhuyễn trộn với nha phiến để cho bồ câu ăn . Ngày 1 lần , 3 lần 1 tuần . Bồ câu sau khi ăn rồi , cho dù đem đi xa đến đâu vẫn bay về tổ . Chẳng những vậy , nó còn đi rủ bồ câu của đàn khác về ăn .
Tài liệu thì có đọc nhưng chẳng dám thử .
 
Top