• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Tổng quát về Ký sinh trùng & Bệnh Ký sinh trùng ở chó.

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Tổng quát về Ký sinh trùng & Bệnh Ký sinh trùng ở chó.

Để có khái niệm căn bản về Ký sinh trùng & Bệnh Ký sinh trùng ở chó, tác giả trình bày tóm tắt và khái quát dưới dạng hỏi đáp để chủ nuôi chó đề phòng, loại trừ nhóm gây bệnh này.

1. Ký sinh trùng là gì ?

Tác giả V.S. Erchov định nghĩa :" Hiện tượng ký sinh là mối quan hệ lẫn nhau phức tạp giữa hai sinh vật trong đó một sinh vật ( ký sinh trùng ) tạm thời hay thường xuyên cư trú trong cơ thể sinh vật kia ( ký chủ ), lấy thể dịch, tổ chức của ký chủ làm thức ăn đồng thời gây cho ký chủ tổn hại ở mức độ nào đó về mặt sinh học."

Các Bác sỹ Thú y đặc biệt quan tâm đến các loại ký sinh trùng và phòng trị các bệnh do ký sinh trùng gây ra ở chó như: Giun sán đường ruột, giun tim, ve rận, nấm da, ký sinh trùng đường máu... Có thể nói: từng ngày từng giờ, Ký sinh trùng có thể sát thủ nguy hiểm giết chết chó.

2. Ký sinh trùng gây tác hại trên cơ thể chó như thế nào ?


- Bệnh ký sinh trùng thường ở thể mạn tính làm giảm thấp sinh trưởng và phát triển ở chó: giun sán làm chó non còi cọc, viêm tắc ruột, tắc ống mật, phá hủy gan. Nấm, ghẻ, ve rận làm hỏng bộ da, lông... thậm chí ảnh hưởng tới phát dục: sinh sản kém, động dục chậm muộn...nhiều chó bị trúng độc mạn tính, giảm tuổi thọ và sức khỏe.



- Ký sinh trùng làm giảm sức đề kháng cơ thể khiến cho các bệnh truyền nhiễm kế phát, "mở cánh cửa lớn cho các bệnh truyền nhiễm"- K.I. Skrjabin, 1923 - Chó nhiễm giun sán nặng dễ nhiễm bệnh Carre, Parvovirus, viêm gan truyền nhiễm...kể cả đã tiêm vaccine đầy đủ, do khả năng sản sinh kháng thể miễn dịch giảm sút.

- Ve rận hút máu có thể truyền cho chó một số ký sinh trùng đường máu. Muỗi đốt truyền bệnh giun tim chó.


Bệnh giun tim ở chó.
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
...Tổng quát về Ký sinh trùng & Bệnh Ký sinh trùng ở chó.

3. Vòng đời ký sinh trùng là gì ?

Là các giai đoạn hình thành và phát triển một đời của ký sinh trùng. Có thể qua nhiều ký chủ, qua môi trường ngoại cảnh xâm nhập và "định cư" ở chó để sống và gây tổn hại sức khỏe chó.

Ví dụ : Bệnh Giun tròn ở chó, trứng giun từ ngoại cảnh hoặc từ cơ thể mẹ xâm nhiễm qua bào thai vào chó và phát triển thành giun trưởng thành gây bệnh.


Chó mẹ nhiễm giun, ấu trùng giun di hành theo máu qua nhau thai gây nhiễm giun cho chó ngay khi còn là bào thai.


Vòng đời của giun tim ở chó: Trứng giun cực nhỏ qua 4 giai đoạn phát triển ấu trùng giun, có thể tồn tại trong máu chó 3 năm.Trú ngụ trong cơ thể muỗi từ 8-17 ngày để phát triển tiếp các giai đoạn ấu trùng, muỗi đốt và truyền bệnh sang chó khác.

Hiểu biết về vòng đời phát triển của một loại ký sinh trùng, giúp chúng ta có biện pháp ngăn ngừa xâm nhập và điều trị bệnh ký sinh trùng có hiệu quả cho chó. Ví dụ : chó sơ sinh cần tảy giun sớm ngay từ 20-25 ngày tuổi vì chúng có thể bị nhiễm trứng giun từ bào thai trong bụng mẹ.

 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
4. Các bệnh ký sinh trùng thường gặp ở chó là gì ?

a. Bệnh giun, sán ký sinh ở đường ruột:

Giun tròn gồm giun đũa, giun móc, giun lươn. Gây nguy hiểm cho chó non dưới 6 tháng tuổi. Bệnh sán dây không gây chết chó nhưng làm ô nhiễm môi trường sống cho con người.





Giun đũa và sán ở chó.



Các đốt sán dây tự đứt ra ngoài môi trường.​


b. Bệnh giun tim:


Một loại giun tròn có tên khoa học Dirofilaria immitis do muỗi đốt,ngoài gây bệnh cho chó mèo, con có thể gây bệnh cho người.



c. Bệnh ghẻ:



Gây tổn thương da, khó khăn điều trị, đặc biệt ghẻ Demodex ( ghẻ bao lông ).


d. Ve rận cắn đốt.




e. Bệnh do Cầu trùng :

Do động vật đơn bào gây ra viêm nhiễm đường ruột, đặc biệt với chó non dưới 6 tháng tuổi dễ tử vong.



Isospora canis- Loại cầu trùng gây bênh cho chó.


Ghi chú: Nhấn chuột vào đề mục để xem bài viết chi tiết.
 

mon1910

Member
bác sỹ nói rõ hơn

vậy cách phòng ngừa như thế nào? dấu hiệu của chó bị nhiễm(biểu hiện)? cách chữa trị nếu như chó đã bị mắc phải như thế nào vậy bác sỹ?
 

hoandang

Member
vậy biện pháp nào giúp ngăn ngừa giun, cho chó. thông thường mình hay mua thuốc xổ giun nhưng như vậy là ổn chưa? mình thì không có kinh nghiệm về vấn đề này nên nghe các bác nói thế thì em đâm ra lo lắng cho máy chú cún ở nhà.
thuốc trị ve, bò chéc.... tắm dầu tắm là được không bác, em lau 6 lâu cũng đi chít thuốc trị ve theo bác sĩ yêu cầu thì không biết có ảnh hưởng tới sức khỏe cún không.
nếu chó đang mang thai đi chít thuốc trị ve, hay xổ giun có ảnh hưởng đến thai không?
các bác tư vấn giúp em với.
cảm ơn các bác.
 

tonduongPQ

Member
cho em hỏi?
Chú Chó nhà em bị nổi nhiều nốt phồng ở dưới da, vì là giống lông ngắn nên nhìn thấy rất rõ, gần đây thấy xuất hiện nhiều hơn, rồi có chỗ thì lở ra và rụng lông, không biết chó nhà em có bị ghẻ không? em đã mua dầu tắm trị ghẻ nhưng không hết, bác cho em hỏi cách điều trị tận gốc với?
 
Cách phòng trị ký sinh trùng, bệnhinh trùng chó chó, mèo

Các bạn nuôi chó, mèo quan tâm đến bệnh ký sinh trùng là đúng, khí hậu nước ta nóng, ẩm phù hợp với sự phát triển của KST, ký chủ môi giới, ký chủ trung gian truyền bệnh. Chó hay liếm, ăn linh tinh mỗi khi cho đi dạo cũng là điều kiện để nhiêm KST, một số KST còn có thể truyền từ mẹ sang con.

Phương pháp phòng bệnh KST
- Nuôi dưỡng, chăm sóc: không cho ăn thức ăn, nước uống có mầm bệnh cảm nhiễm, không cho tiếp xúc với những gì, những nơi có nguy cơ nhiễm bệnh.
-Vệ sinh thú y: Vệ sinh chuồng, sân chơi, môi trường xung quanh để diệt trứng ấu trùng.
- Kiểm tra định kỳ nếu thấy bị nhiễm KST thì tiến hành cách ly điều trị kip thời
Chó con 18 ngày tuổi, kiển tra phân lần đầu, 1 tháng KT một lần đến 6 tháng sau đó 3 thánh kiểm tra một lần. Đây là phương pháp tố nhất, các thuốc mới hiện nay khả năng diệt KST cao nhưng ít ảnh hưởng đến vật chủ (không phải không ảnh hưởng đến vật chủ)
Nếu không có điều kiện kiểm tra thì chó mẹ trước khi phối giống bạn tẩy giun sán, chó con được 18 ngày tuổi tẩy giun rồi 2-3 tháng tẩy một lần, nếu nuôi nội thành ít ra công viên thì khả năng nhiễm sẽ thấp. Tỷ lệ, cường độ nhiễm giun tròn cao ơ chó non, tỷ lệ, cường độ nhiễm sán ơ chó già cao hơn.
Chó chửa nên hạn chế dùng thuốc, trừ khi rất cần thiết, nếu bị ve thì bắt, hoặc cho ngủ trên bã mía sáng mai thu ve ở bá mía nhé.
Chó của bạn có nhiều u nhỏ dưới da rồi lở ra có thể là bi bệnh dòi da, bạn thư nặn u vỡ xem có thấy ấu trùng lòi ra không nhé! Quyển sách bệnh chó sắp xuất bản, sẽ giúp ích nhiều, các bạn nên mua để tham khảo. Chúc các bạn có thú cưng khỏe mạnh và thoải mái thư giãn với chúng sau thời gian làm việc căng thẳng nhé.
 
Cho e hỏi, chó con nhà e đc gần 5 tháng, đã tẩy giun từ lúc 2 tháng tuổi, nhưng 1 tháng gần đây nó hay bị sùi bọt mép, mỗi lần sùi là chạy cuồng quanh nhà, dạo này còn hay nôn ra dịch nâu đỏ, 1 ngày 2,3 lần nôn, sùi bọt mép thì ngày 1 lần, vẫn ăn uống khỏe, đi phân bình thường. Lúc nào nôn mệt quá mới bỏ ăn...E đã cho đi khám ở nhà BS Hồng 74 trường chinh, bs nói có khả năng bị giun chui đường hô hấp...ai biết triệu chứng này là làm sao thì trả lời giúp e, tình hình có nguy hiểm ko ạ
 
Top