• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Tôtem sói

kanamura_husky

New Member
Tôtem sói
CHƯƠNG 1
[I[[I/]"Tộc khuyển nhung tự nhận tổ tiên của họ là hai con sói trắng, tôtem của họ là chó"[/I]
(Phạm Văn Lan-Trung Quốc thông sử giản biên, tập 1)
"Chu Mục Vương chinh phạt Khuyển Nhung, đem về bốn sói trắng, bốn hươu trắng."
(Hán thư- Hung Nô truyện)
Khi Trần Trận phục rong hố tuyết dùng ống nhòm đơn chộp đưôc một con sói gộc vào trong ống kinh, cậu thấy ánh mắt của con sói Mông Cổ nhọn như mũi dùi thép. Khắp người nổi da gà, áo sơ mi bị đội lên, gần như không dính vào da thịt. Có ông già Pilich ở bên, lần này Trần Trận không đến nỗi hồn vía lên mây, nhưng mồ hôi lạnh cứ túa ra từ các lỗ chân lông, áo ướt đẫm. Tuy lên thảo nguyên đã hai năm, nhưng cậu vẫn sợ sói gộc và sói đàn. Trong núi sâu, xa lều trại, đàn sói đông đeốn như thế, hơi thở của cậu cũng run. Trần Trận và ong già Pilich lúc này tay không súng, không mác, hông thòng lọng bắt ngựa, thậm chí ngay cả chiếc bàn đạp bằng sắt cũng không. Hai người chỉ mỗi hai cây roi, lỡ ra bọn sói ngưởi thấy hơi người, chắc chắn cả hai chầu trời sớm. Trần Trận thở hổn hển, quay sang nhìn ông già. Ông quan sát vòng vây của bọn sói bằng chiếc ống nhòm đơn. Ông kìm gọng, nói khẽ: Cậu nhát như thỏ đế, chẳng khác lũ cừu tí nào! Người Hán các cậu sợ sói từ trong máu, nếu không, sao cứ đến thảo nguyên là bại trận? Thấy Trần Trận không nói gì, ông khẽ nạt: Lần này thì đừng có cuống lên, phải quan sát động tĩnh, bọn sói không rững mỡ đùa nghịc cho vui đâu. Trần Trận gật đầu, cậu bốc một nắm tuyết nắm chặt, tuyết trong tay cậu đóng thành băng.
Dốc núi chênh chếch phía trước mặt, đàn dê vàng đông đúc tranh thủ bứt cỏ vẫn đề cao cảnh giác, nhưg hình như chúng chưa phát hiện ra âm mưu của sói. Một đầu của vòng cung bao vây ngày càng tới gần chỗ nấp của hai người. Trần Trận không dám cử động, cậu cảm thấy như bị đóng băng.
Đây lá lần thứ hai Trần Trận gặp đàn sói lớn như thế trên thảo nguyên. Lúc này, nỗi kinh hoàng khi lần thứ nhất gặp đàn sói khiến toán thân cậu run rẩy. Cậu tin rằng, bất cứ người Hán nào gặp cảnh ngộ như cậu mà gan mật không bị tồn thương thì chớ kể.
Cách đây hai năm, khi Trần Trận từ Bắc Kinh về lao động ở mục trường vùng biên này đã là cuối tháng 11, đây đó tuyết trắng mênh mông. Chưa có lều cấp cho thanh niên trí thức, Trần Trận đến ở cùng gia đình ông già Pilich, đả nhiệm việc chăn cừu. Hơn tháng sau, một hôm cùng ông già lên Ban Quản Lý mục trưiờng xa hơn 80 cây số nhận tai liệu học tập, nhân tiện mua sắm ít dồ nhật dụng. Lúc ra về, Ông già là uỷ viên Uỷ ban cách mạng mục trường phải ở lại họp đột xuất, nhưg tài liệu thì mục trường chỉ thị phải đem về ngay, không được để chậm. Trần Trận đành ra về một mình. Ông già đổi cho cậu con ngựa ô cao lớn của ông, nó vừa chạy nhanh vừa thuộc đường. Ông dặn đi dặn lại là không được đi dường tắt, cứ đường lớn mà đi, dọc đường hai ba mươi dặm lại có mốt lều dân, sẽ không xảy ra chuyện gì.
Trần Trận lên yên, lập tức cảm thấy sức mạnh tràn trề của con ngựa Mông Cổ thượng thặng, liền nảy ra cái ý phóng thật nhanh. Vừa lên đầu dốc, ngó thấy đỉnh Sacanôla, nơi trú ngụ của đại đội, cậu liền quên béng lời dặn của ông già, bỏ copn đường vòng dài hai mươi cây số, chạy theo đường tắt thẳng về đại đội cho nhanh.
Trời mỗi lúc mỗi lạnh, đi nửa đường thì có lẽ bị rét, mặt trời run rẩy lẩn xuống dưới đường chân trời. Hơi lạnh từ mặt tuyết dâng lên, vạt áo da cứng ngắc. Trần Trận co duỗi cánh tay, khuỷu tay và kích áo kêu sột ssoạt. Một lớp trắng hư sương muối phủ kín mình con ngựa ô, chân lún trong tuyết dày, con ngựa chạy chậm dần. Đồi núi nhấp nhô, cái nọ tiếp cái kia, nhìn khắp không thấy một sợi khói bếp. Con ngựa vẫn chạy nước kiệu, nó chưa mệt, nước chạy ổn định, người cưỡi không bị lắc. Trần Trận buông lỏng dây cương, mặc cho con ngựa tự điều chỉnh tốc độ và hướng chạy. Cậu bỗng chột dạ không hiểu chuyện gì cụ thể. Cậu sợ con ngựa lạc đường, sợ trời trở chứng, sợ bão tuyết, sợ chết cóng trên thảo nguyên, nhưng còn nỗi sợ nữa mà cậu quên: Sợ sói. Sắp đến một cái khe. Con ngựa ô dọc đường hoạt bát nhanh nhẹn, tai đảo bốn phía dò động tĩnh bỗng dừng phắt. Nó nhìn như đóng đinh vào cái khe và bắt đầu khịt mũi, bước chân rối loạn.Đây là lần đầu Trần Trận một mình một ngựa chạy đường trường trên thảo nguyên, cậu không biết sự nguy hiểm đang rình rập phía trước. Con ngựa ô nở to cánh mũi, mắt trợn tròn, tự động đổi hướng. Nó định tránh đường, nhưng Trần Trận không hiểu ngựa, cậu gò cương bắt nó chạy theo hướng cũ. Nước kiệu con ngựa càng rối, trở thành nửa chạy nửa lắc, vậy mà tiếng vó thì lại rất khoẻ, có thể chuyển sang nước đại bất cứ lúc nào. Trần Trận hiểu rằng mùa đông phải dữ sức cho ngựa nên gò cương không cho nó chạy vụt lên.
Con ngựa thấy hàng loạt cảnh báo mà không có tác dụng, bèn quay lại ngoạm ủng da trên chân cậu. Nhìn vào ánh mắt sợ hãi của con ngựa, Trần Trận cảm thấy hình như có sự nguy hiểm. Nhưng lúc này thì đã muộn,con ngựa đã run rẩy bước vào khe thẳm hinh phễu.
Khi nhìn vào trong khe, Trần Trận xuýt ngã ngựa. Trong ánh hoàng hôn, một đàn sói Mông Cổ vàng rực, sát khí đằng đằng đang đức trên một đồi tuyết cách khỏng hai mươi mét. Tát cả đều nhìn thẳng hoặc nhìn nghiêng, tia mắt nư những chùm lông nhím bay về phía cậu. Phía gần nhất là mấy con sói gộc, lớn như báo gấm, to gấp đôi, cao gấp rưỡi, dài bằng một thân rưỡi những con sói trong vườn thú Bắc Kinh. Lúc này những con đang ngồi đức vụt cả dậy, đuôi dũi thẳng như lưỡi lê tuốt khỏi vỏ, như cánh cung từ trên cao chĩa xuống, chuẩn bị một cuộc xung sát. Những con ói gộc vây quanh con sói chúa lông trắng, nhưng cổ, ức và bụng thì lại màu xám tro sáng như bạch kim, đầy vẻ dữ dằn. Đàn sói không dưới 40 con. Sau này, khi Trần Trận kể lại cách bài binh bố trân của bầy sói cho ông Pilich, ông dùng ngón tay trỏ gạt mồ hôi trán rói bảo, có đến 8 phần là đàn sói đang học, chúng đang phân công tập kích một đàn ngựa sau núi. May mà sói khi ấy không đói. Sói đói thì lông không phát sáng.
Trong một thoáng, Trần Trân mất sạch cảm giác. Cái dấu hiệu cúi cùng mà cậu biết được là tiếng động rủn người như hai đồng bạc trắng đập vào nhau, chắc chắn dó là tiếng va chạm của hồn vía cậu va đập vào thiên linh cái khi thoát ra khỏi đầu. Cậu cảm thấy dễ mười mấy giây sinh mạng của cậu đã đứa đoạn, chỉ còn là cái xác không hồn. Cậu sở dĩ không ngã vì con ngựa cậu đang cưỡi không phải là con ngựa thường. Nó là một con ngựa săn niổ tiếng, trưởng thành qua hàng trăm trận chiến đấu với sói.
Giữa lúc ngàn cân treo sợi tóc, con ngựa trở lại bình tĩnh đến ngạc nhiên. Nó làm ra vẻ không thấy đàn sói, hoặc ra cái điều ngẫu nhiên bắt gặp đàn sói đang tụ tập, tiếp tục chậm rãi bước tới như một khách qua đường. Nó tỏ ra gan lì, bước chân đĩnh đạc không rụt rè, cũng không dướp đường mà chạy, mà như một diễn viên thượng thặng đội cốc pha lê trên đầu, nó điều chỉnh nhịp đi sao cho uyển chuyển sao cho người trên lưng không ngã xuống làm mồi cho sói.
Có lẽ do dũng khí và sự thông mjinh của con ngựa mà hồn vía Trần Trận lại trở về với cậu. Cũng có thể Trần Trận được trời rủ lòng thương, trả lại linh hồn và thổi vào đấy lòng tin và nghị lực. Khi thể xác nhận lại hồn vía, cậu coi như từ cõi chết trở về, điềm tĩnh đến ngạc nhiên




 

kanamura_husky

New Member
tiếp chương 1(Tôtem sói)(sao không ai thank vậyT_T)

Trần Trận ngồi thẳng đuỗn trê yên. Cậu tự dưng bắt chước con ngựa làm ra vẻ phớt lờ, không thèm nhìn lũ sói, chỉ vội vàng liếc xéo một cái và có cảm giác chúng đang ở bên cạnh. Cậu biết tốc độ của sói thảo nguyên, chỉ vài giây là đã vọt tới trước mặt con mồi. Người ngựa ngày càng gần lũ sói phía bên. Trần Trận rất hiểu không được mảy may tỏ ra sợ sệt, phải như Khổng Minh bày không thành kế. Chỏ có như vậy mới có thể bình tĩnh trước sói Mông Cổ - sát thủ hung hãn và đa nghi trên thảo nguyên. Cậu trông thấy con sói chúa vươn cổ nhìn phía sau lưng cậu. Đàn sói như một dàn rađa, nhất loạt vểnh tai về hướng nhìn của con sói chúa. Các sát thủ im lặng đợi sói chúa ra lệnh. Cặp người ngựa tay không tấc sắt mà dám ngang nhien diễu qua trước mặt, khiến sói chúa sinh nghi.
Hoàng hôn sẫm dần, người ngựa càng tới gần lũ sói. Giờ đây chỉ mấy chục bước chân nhưng là nguy hiểm nhất trong đời Trần Trận, và cũng là quãng đương dài nhất đối với cậu. Con ngựa tiến thêm mấy bước, Trần Trận bỗng thấy có một con sói chạy lên đầu dốc sau lưng, cậu đoan chắc đó là con sói trinh sát theo lệnh sói chúa, xem phía sau có quân mai phục không? Cậu lại cảm thấy hồn xiêu phách lạc một lần nữa.
Con ngựa hình như cũng bối rối. Cặp đùi Trần Trận và thân ngựa đều run, rồi thì do cộng hưởng, cái run nhanh chóng chuyển sang sợ hãi. Con ngựa vểnh tai về phía sau, sốt ruột nghe ngóng con sói do thám. Khi con sói phát hiện ra sự thật là không có gì, cũng là lúc cả người lẫn ngựa đều đến chổ gần đàn sói nhất. Trần Trận tương như cậu đang chui vào cái miệng sói khổng lồ, phía trên là những răng sắc nhọn, phía dưới cũng là những răng sắc nhọn, biết đâu khi vào giữa hàm răng, con sói sẽ bập miệng một phát. Con ngựa ô nhún thấp khuỷu chân sau chuẩn bị lấy đà sung trận. Nhưng do tải nặng, nó khó mà thoát hiểm.
Đột nhiên, Trần Trận kêu trời y hệt những dân du mục những lúc nguy cấp: Trời ơi, trời cao đất dày ơi, xin Người hãy giúp con! Rồi cậu lại gọi ông già Pilich. Tiếng Mông Cộ, Pilich có nghĩa là khôn ngoan. Cậu hy vọng ông già sẽ nhét vào đầu cậu sự khôn ngoan của dân thảo nguyên. Thảo nguyên yên lặng, không một hồi âm. Cậu tuyệt vọng đứng nhìn trời, cậu muốn nhìn lần cuối màu trắng xanh của bầu trời băng giá.
Đốt nhiên, lời ông già như tiếng sấm ngang tai: Sói sợ nhất là súng, thòng lọng và đồ vật bằng sắt. Súng và thòng lọng, cậu không có. Đồ vật bằng sắt thì sao? Bàn chân cậu nóng ran, có đấy! Dưới chân cậu là hai bàn đạp to tướng, cậu mừng đến nỗi chân run bắn.
Ông già Pilich đổi ngựa cho cậu nhưng không đổi yên. Thảo nào ngay từ đầu, ông đã lựa cho cậu một cặp bàn đạp to bự, hình như ông tính có lúc phải dùng chúng như hôm nay. Nhưng khi đó ông bảo, mới tập cưỡi ngựa, bàn đạp không to thì ngồi không vững, rủi bị hất ngã, rút chân cũng dễ, tránh được trọng thương hoặc chết vì do ngựa đá. Cặp bàn đạp này miệng rộng gót tròn, so với cặp bàn đạp bình thường, to gấp đôi, nặng gấp ba.
Đàn sói đang đợi con sói trinh sát. Người và ngựa mặt đối mặt vói chúng. Trần Trận rút chân khỏi bàn đạp rồi cuối xuống mỗi tay cầm một chiếc. Sống chết là ở phút này đây:worried:. Cậu vận sức lên đôi tay, cậu ngoảnh mặt về phía đàn sói quát lên một tiếng rồi giơ bàn đạp ra trước ngực đập vào nhau "keng" một tiếng!
Keng! Keng! Keng!
Tiếng "keng" trên thảo nguyên nghe chát chúa như tiếng búa tạ đập đường ray, xoáy vào tai lũ sói khiến chúng giật thót. Với loài sói, tiếng va đập của kim loại con kinh khủng hơn tiếng sét trên trời, tiếng bẫy sập trên đồng cỏ. Trần Trận gõ tiếng thứ nhất, đàn sói run bắn. Gõ mạnh mấy tiếng nữa, đàn sói cụp tai, rụt cổ, lặng lẽ bỏ chạy theo sói chúa, thoắt cái đã mất dạng. Con sói trinh sát cũng bỏ luôn nhiệm vụ, chạy theo đàn.
Trần Trận quả thực không dám tin vào mắt cậu, đàn sói đông là thế mà bị ai chiếc bàn đạp đuổi chạy toé khói. Phần khởi quá, cậu đập liên hồi chiếc bàn đạp, vữa khoát tay đằng sau như dân du mục, vừa quát lớn: Khơlơtâng! Khơlơtâng! (Mau lên! Mên!) ở đây rất nhiều sói.
Có thể những con sói Mông Cổ nghe hiểu tiếng Mông Cổ, hiểu cái khoát tay của thợ săn Mông Cổ. Chúng tưởng bị bao vây nên nhanh chóng rút lui, nhanh nhưng vẫn rất trật tự, chạy như gió nhưng vẫn giữ được đội hình muôn thuở: Sói khoẻ đi đầu, sói chúa đi trước, sói gộc đaọn hậu, không toán loạn như loài cầm thú khác. Trần Trận đứng ngay ra nhìn.
Đàn sói thoáng cái đã mất dạng, trong khe chỉ còn lại bụi tuyết. Trời tối sẩm, Trần Trận chưa kịp nhìn lại bàn đạp hì con ngựa đã nhằm cụm lều mà nó quen thuộc, lao đi như mũi tên. Gió lạnh lùa vào ống tay áo, vào cổ, mồ hôi của Trần Trận gần như đóng băng.
Thoát khỏi miệng sói trở về, Trần Trận từ đó tin rằng có trời như dân du mục. Hơn nữa, cũng từ đó cậu đâm sợ, kính nể và say mê sói. Với Trần Trận, soiMống Cổ không những đụng vào tâm linh cậu, mà còn từ tâm linh hiện ra cơ thể sống. Làm sao trong mình con sói tiềm ẩn sức hấp dẫn mạnh mẽ nhường ấy! Cái vật không nhìn thấy, sờ không được, hư vô và hiện hữu này, có lẽ nó là vật sùng bái vật trong tâm linh, còn gọi là tôtem. Trần Trận mang máng cảm thấy hình như cậu đã tiếp cận llĩnh vực tinh thần của dân tộc thảo nguyên, tuy cánh cửa mới mở hé, nhưng cậu đã nhìn được vào bên trong với tâm trạng hứng khởi.
Hai năm sau đó, Trần Trận chưa bao giờ gặp một đàn sói lớn như vậy. Ban ngày chăn cừu, cậu chỉ trông thấy từ xa một, hai con, mà có đi xa vài chục, vài trăm cây số, cũng chỉ gặp nhiều nhất à hai ba, bốn năm con sói. Nhưng cậu thường thấy bò, dê, cừu bị sói ăn thịt, it là một hai con, nhiều là ba con cừu, ba bốn con ngựa, nhiều thì xác nằm ngổn ngang. Đến thăm các gia đình có thể thấy tấm da sau khi ăn thịt sói. Nó được treo lên ở đầu sào, bay phất phới như lá cờ phướn

*

Ông già Pilich nằm yên trên hố tuyết, nheo mắt nhìn chăm chú đàn dê trên sườn dốc và đàn sói ngày càng tiến lại gần, bảo Trần Trận: Ráng đợi chút nữa, học săn bắn, trước hết phải học tính kiên nhẫn của sói.
Có ông già bên cạnh, Trần Trận vững tâm hơn. Cậu gạt băng đọng trên mi, chớp mắt nhìn ông già, giơ ống nhòm quan sát đàn dê vàng trên sườn dốc chênh chếch trước mặt và vòng vây của bầy sói. Bầy sói chưa hành động
Từ sau lần con ngựa ô tram trán vói bầy sói, cậu hiểu con người thảo nguyên thực tế luôn bị sói bao vây rất gần. Ban ngày chăn cừu, ra khỏi lều không xa là đã trông thấy hàng loạt dấu chân còn mới, trên dốc dưới bãi dấu chân còn nhìu hơn, có cả những bãi phân sói màu xám nhạt. Đêm đêm cậu gần như trông thấy bóng sói ở cõi vật vờ u linh, nhất là trong những đêm đông rét buốt, những cặp măt xanh như đom đóm chỉ cách đàn cừu vài chục mét, ít là hai ba cặp, năm sáu cặp, nhiều là mười mấy cặp, nhiều nhất là cái lần cậu dùng đèn pin của con trai ông già, đấm được hai mươi lăm cặp. Du mục nguyên thuỷ cũng như du kích hành quân, càng gọn nhẹ càng tốt. Chuồng cừu mùa đông chỉ là xe cũ, rào lưu động và những tấm thảm lớn quây thành một vòng bán nguyệt, chỉ chắn gió, không ngăn được sói. Khoảng đất trống rất lớn ở phía nam hoàn toàn dựa vào đàn chó và đám phụ nữ gác đêm. Đôi khi sói lọt vào trong chuồng, sói và chó cắn nhau văng vào vách lều, đụng phải người ngủ bên trong. Trần Trận từng hai lần bị đánh thức kiểu đó, nếu không có bức vách, con sói rơi trúng người cậu. Du mục nguyên thuỷ, người và sói thảo nguyên chỉ cách nhau hai lớp thảm. Có điều cho đến bây giờ, Trần Trận chưa có dịp nào quần nhau với sói. Những con sói Mông Cổ thệin chiến xuất quỉ nhập thần hơn du kích đồng bằng Hoa Bắc. Những đêm bi sói quấy nhiễu, Trần Trận buộc phải tỉnh ngủ, cậu dặn Caxưmai trực đêm thấy sói vào chuồng nhớ đánh thức, cậu sẽ giúp một tay(=))). Ông già Pilich thường vê vê bọ râu dê mà cười mỉm,ông bảo ông chua thấy người Hán nào hăng hái như cậu. Hình như ông rất hài lòng về thanh niên trí thức Bắc Kinh đầy nhiệt quyết này.
Rồi thì Trần Trận cũng được chứng kiến một trận ác chiến giữa người và sói dưới ánh đèn pin trong một đêm giông bão cuối năm. "Trần Tận (Trận)! Trần Tận (Trận)"
Trần Trận bị tiếng gọi giật giọng của Caxưmai và tiếng chó sủa điên cuồng đánh thức. Đêm đã khuya. Cậu xỏ vội đôi ủng và chiếc áo khoác ngoài, hai chân run bắn:)))). Trong quầng sáng đèn pin có tuyết bay lất phất, cậu trông thấy Caxưmai đang túm lấy cái đưôi rất dài của một con sói gộc. Con sói có chiều dài suýt soát một thân người trưởng thành. Caxưmai định lôi nó ra khỏi đàn cừu dày đặc. Con sói muốn quay lại cắn người, nhưng đàn cừu vì sợ gió, sợ lạnh nên đổ xô về phía bức tường chắn gió, ken chặt đến nỗi nửa thân trước của con sói không cựa quậy được, chỉ còn cách cắn văng mạng những con cừu hai bên và hai chân trước chơi trò kéo co vói Caxưmai để thoát ra khỏi đàn cừu, quay lại cắn trả. Trần Trận loạng choạng chạy về phía Caxưmai, nhất thời chưa biết xử lí ra sao. Hai con chó to lớn sau lưng Caxưmai cũng bị đàn cừu che chắn, không thể tiếp cận con sói, chỉ quáng quàng bên ngoài mà sủa để uy hiếp con sói. Năm sáu con chó nhà ông Pilich và toàn bộ chó của nhà lân cận đang quần nhau với bầy sói tại phía đông chuồng cừu. Tiếng sủa, tiếng rú, tiếng gáo kinh thien động địa. Trần Trận rất muốn giúp Caxưmai một tay, nhưng cậu run quá, không nhích nổi nửa bước. Cậu vốn rất muốn chạm tay vào con sói, giờ đây ý tưởng đó tan như bọt xà phòng(^:)^). Nhưng Caxưmai thì cứ tưởg cậu định đến giúp, vội hét: Dừng lại kẻo bị sói cắn! Đuổi đàn cừu để lấy chỗ cho chó vào!
Caxưmai ngả người về phía sau, ra sức kéo con sói đến nỗi mồ hôi đầy mặt. Cô dùng hai tay bẻ gập đuôi khiến nó đau quá, há miệng đỏ lòm đớp gió lạnh, hận nỗi không thể quay lại cắn chết tươi con người phía sau cho hả giận. Trườn lên không ăn thua, coi sói bò giật lùi thậy nhanh, quay được người lại cắn Caxưmai. "Soạt", vạt áo dài của cô bị rách toạc. Cặp mắt lá răm của cô gái Mông Cổ loé sáng như mắt báo hoa, cô vẫn túm chặt đuôi sói, nhảy lùi một bước để kéo thẳng nó như cũ, rồi ra sức lôi con sói về phía mấy con chó.
Trần Trận hoa mắt, cậu giơ cao đèn pin để Caxưmai nhìn rõ con sói, còn tay cầm cây gậy thì vụt lia lịa, bất kể vào đầu vào tai nó. Đàn cừu nhốn nháo, vì sợ con sói trong bóng tối nên tranh nhau chạy tới quầng sáng​
 

kanamura_husky

New Member
tiếp chương 1 tôtem sói

Trần Trận ngồi thẳng đuỗn trên yên. Cậu tự dưng bắt chước con ngựa làm ra vẻ phớt đời, không thèm nhìn lũ sói, chỉ vội vàng liếc xéo một cái và có cảm giác chúng ở ngay bên cạnh. Cậu biết tốc độ của sói thảo nguyên, chỉ vài giây là đã vọt tới trước mặt con mồi. Người ngựa ngày càng gần lũ sói phía bên. Trần Trận rất hiểu không được mảy may tỏ ra sợ sệt, phải như Khổng Minh bày không thành kế, làm như trong tay nắm hàng triệu quân, sau lưng có hàng vạn quân thiết kỵ. Chỉ có như vậy mới có thể bình tĩnh trước sói Mông Cổ - sát thủ hung hãn và đa nghi trên thảo nguyên.
Cậu cảm thấy con sói chúa vươn cổ nhìn phía sau lưng cậu. Đàn sói như một dàn rađa, nhất loạt vểnh tai về hướng nhìn của con sói chúa. Các sát thủ im lặng đợi sói chúa ta lệnh. Cặp người ngựa tay không tấc sắt này mà dám ngang nhiên diễu qua trước mặt, khiến sói chúa sinh nghi.
Hoàng hôn sẫm dần, người ngựa càng tới gần lũ sói. Giờ đây chỉ mấy chục bước chân nhưng là nguy hiểm nhất trong đời Trần Trận, và cũng là quãng đường dài nhất đối với cậu. Con ngựa lại tiến thêm mấy bước, Trần Trận bỗng cảm thấy có một con sói chạy lên đầu dốc sau lưng, cậu đoan chắc đó là con sói trinh sát theo lệnh sói chúa, xem phía sau có quân mai phục không? Cậu lại cảm thấy hồn xiêu phách lạc lần nữa.
Con ngựa hình như cũng bối rối. Cặp đùi Trần Trận và thân ngựa đều run, rồi thì do cộng hưởng, cái run nhanh chóng chuyển sang sợ hãi. Con ngựa vểnh tai về phía sau, sốt ruột nghe ngóng con sói do thám. Khi con sói phát hiện ra sự thật là không có gì, cũng là lúc cả người lẫn ngựa đã đến chỗ gần đàn sói nhất. Trần Trận tưởng như cậu đang chui vào một cái miệng sói khổng lồ, phía trên là những răng sắc nhọn, phía dưới cũng là những răng sắc nhọn, biết đâu khi vào đến giữa hai hàm răng, con sói sẽ bập miệng một phát. Con ngựa ô nhún thấp khuỷu chân sau chuẩn bị lấy đà xung trận. Nhưng do tải nặng, nó khó mà thoát hiểm.
Đột nhiên, Trần Trận kêu trời y hệt dân du mục những lúc nguy cấp: Trời ơi, trời cao đất dày ơi, xin Người hãy giúp con! Rồi cậu lại gọi ông già Pilich. Tiếng Mông Cổ, Pilich có nghĩa là khôn ngoan. Cậu hi vọng ông già sẽ nhét vào đầu cậu sự khôn ngoan của dân thảo nguyên Mông Cổ. Thảo nguyên im lặng, không một hồi âm. Cậu tuyệt vọng ngước nhìn trời, cậu muốn nhìn lần cuối màu trắng xanh của bầu trời băng giá.
Đột nhiên, lòi ông già như tiếng sấm ngang tai: Sói sợ nhất là súng, thòng lọng và đồ vật bằng sắt. Súng và thòng lọng, cậu không có. Đồ vật bằng sắt thì sao? Bàn chân cậu nóng ran, có đấy! Dưới chân cậu là hai bàn đạp to tướng. Cậu mừng đến nỗi chân run bắn.
Ông già Pilich đổi ngựa cho cậu nhưng không đổi yên. Thảo nào ngay từ đầu, ông đã lựa cho cậu một cặp bàn đạp to bự, hình như ông tính có lúc phải dùng đến chúng như hôm nay. Nhưng khi đó ông bảo, mới tập cưỡi ngựa, bàn đạp không to thì ngồi không vững, rủi bị hất ngã, rút chân cũng dễ, tránh được trọng thương hoặc chết vì ngựa đá. Cặp bàn đạp này miệng rộng gót tròn, so với cặp bàn đạp bình thường, to gấp đôi, nặng gấp ba.
Đàn sói đang đợi con sói trinh sát. người và ngựa đã mặt đối mặt với chúng. Trần Trận rút chân khỏi bàn đạp rồi cúi xuống mỗi tay cầm một chiếc. Sống chết là ở phút này đây. Cậu vận sức lên đôi tay, ngoảnh mặt về phía đàn sói quát lên một tiếng rồi giơ bàn đạp ra trước ngực đập vào nhau “keng”một tiếng!
Keng! Keng! Keng!
Tiếng “keng” trên thảo nguyên chát chúa như búa tạ đập đường ray, xoáy vào tai lũ sói khiễn chúng giật thót. Với loài sói, tiếng va đập của kim loại còn kinh khủng hơn tiếng sét trên trời, tiếng bẫy sập trên đồng cỏ. Trần Trận gõ tiếng thứ nhất, đàn sói run bắn. Gõ mạnh mấy tiếng nữa, đàn sói cụp tai, rụt cổ, lặng lẽ bỏ chạy theo sói chúa, thoắt cái đã mất dạng. Con sói trinh sát cũng bỏ luôn nhiệm vụ, chạy theo đàn.
Trần Trận quả thực không dám tin vào mắt cậu, đàn sói đông là thế mà bị hai chiếc bàn đạp đuổi toé khói. Phấn khởi quá, cậu đập liên hồi cặp bàn đạp, vừa khoát tay về phía sau như dân du mục, vừa quát lớn: Khơlơtâng! Khơlơtâng! (Mau lên, mau lên!) ở đây rất nhiều sói.
Có thể những con sói Mông Cổ nghe hiểu tiếng Mông Cổ, hiểu cái khoát tay của cánh thợ săn Mông Cổ. Chúng tưởng bị bao vây nên nhanh chóng rút lui, nhanh nhưng vẫn rất trật tự, chạy như gió nhưng vẫn giữ được đội hình muôn thuở: Sói khoẻ đi đầu, sói chúa phía trước, sói gộc đoạn hậu, không tán loạn như loài cầm thú khác. Trần Trận đứng ngây ra nhìn.
Đàn sói thoáng cái đã mất dạng, trong khe chỉ còn lại bụi tuyết.
Trời tối sẩm, Trần Trận chưa kịp nhìn lại bàn đạp thì con ngựa đã nhằm cụm lều mà nó quen thuộc, lao đi như mũi tên. Gió lạnh lùa vào ống tay áo, vào cổ, mồ hôi trong người Trần Trận gần như đóng băng.
Thoát khỏi miệng sói trở về, Trần Trận từ đó tin là có trời như dân du mục. Hơn nữa, cũng từ đó cậu đâm sợ, kính nể và say mê sói. Với Trần Trận, sói Mông Cổ không những đụng vào tâm linh cậu, mà còn từ tâm linh hiện ra những cơ thể sống. Làm sao trong mình con sói tiềm ẩn sức hấp dẫn mạnh mẽ nhường ấy! Cái vật nhìn không thấy, sờ không được, hư vô mà hiện hữu này, có lẽ nó là sự sùng bái vật trong tâm linh, còn gọi là tôtem. Trần Trận mang máng cảm thấy hình như cậu đã tiếp cận lĩnh vực tinh thần của dân tộc thảo nguyên, tuy cánh cửa mới mở hé, nhưng cậu đã nhìn đựoc vào bên trong với một tâm trạng hứng khởi.
Hai năm sau đó, Trần Trận chưa lần nào gặp một đàn sói lớn như thế. Ban ngày chăn cừu, cậu chỉ trông thấy từ xa một hai con, mà dù có đi xa vài chục, thậm chí hàng trăm cây số, cũng chỉ gặp nhiều nhất là hai ba con, bốn năm con sói. Nhưng cậu thường thấy bò dê cừu bị sói ăn thịt, ít là một hai con, nhiều là hai ba con cừu, ba bốn con ngựa, nhiều thì xác nằm ngổn ngang. Đến thăm các gia đình có thể thấy tấm da sau khi ăn thịt sói. Nó được treo lên ở đầu sào, bay phất phới như lá cờ phướn.

*
Ông gìa Pilich nằm yên trong hố tuyết, nheo mắt nhìn chăm chú đàn dê trên sườn dốc và đàn sói ngày càng tiến lại gần, bảo Trần Trận: Ráng đợi chút nữa, học săn bắt, trước hết phải học tính kiên nhẫn của sói.
Có ông già bên cạnh, Trần Trận vững tâm hơn. Cậu gạt băng đọng trên lông mi, chớp chớp mắt nhìn ông già, giơ ống nhòm quan sát đàn dê vàng trên sườn dốc chênh chếch trước mặt và vòng vây của bầy sói. Bầy sói chưa hành động.
Từ sau lần con ngựa ô chạm trán với bầy sói, cậu hiểu con người trên thảo nguyên thực tế luôn bị sói bao vây rất gần. Ban ngày chăn cừu, ra khỏi lều không xa là đã trông thấy hàng loạt dấu chân còn mới, trên dốc dưới bãi dấu chân càng nhiều hơn, có cả những bãi phân sói màu xám nhạt. Đêm đêm cậu gần như trông thấy bóng sói vật vờ như trong cõi u linh, nhất là trong những đêm đông rét buốt, những cặp mắt sáng xanh như đom đóm chỉ cách đàn cừu vài chục mét, ít là hai ba cặp, năm sáu cặp, nhiều là mười mấy cặp, nhiều nhất là cái lần cậu dùng đèn pin của con trai ông già, đếm được hai mươi lăm cặp. Du mục nguyên thuỷ cũng như du kích hành quân, càng gọn nhẹ càng tốt. Chuồng cừu mùa đông chỉ là xe cũ, rào lưu động và những tấm thảm lớn quây thành một vòng bán nguyệt, chỉ chắn gió, không ngăn được sói. Khoảng trống rất lớn ở phía nam hoàn toàn dựa vào đàn chó và đám phụ nữ gác đêm. Đôi khi sói lọt vào trong chuồng, sói và chó cắn nhau văng vào vách lều, đụng phải người ngủ sát bên trong. Trần Trận từng hai lần bị đánh thức kiểu ấy, nếu không có bức vách, con sói rơi trúng người cậu. Du mục nguyên thuỷ, người và sói thảo nguyên chỉ cách nhau hai lớp thảm. Có điều cho đến bây giờ, Trần Trận chưa có dịp nào quần nhau với sói. Những con sói Mông Cổ thiện chiến xuất quỷ nhập thần hơn du kích đồng bằng Hoa Bắc. Những đêm bị sói quấy nhiẽu, Trần Trận buộc phải tỉnh ngủ, cậu dặn Caxưmai trực đêm thấy sói vào chuồng nhớ đánh thức, cậu sẽ giúp một tay. Ông già Pilich thường vê vê bọ râu dê mà cười mỉm, ông bảo ông chưa thấy người Hán nào hăng hái như cậu. Hình như ông già rất bằng lòng về chàng thanh niên trí thức Bắc Kinh đầy nhiệt huyết này.
Rồi thì Trần Trận cũng được chứng kiến một cuộc ác chiến giữa người và sói dưới ánh đèn pin trong một đêm giông bão cuối năm.
"Trần Tận (Trận)! Trần Tận (Trận)!"
Trần Trận bị tiếng gọi giật giọng của Caxưmai và tiếng chó sủa điên cuồng đánh thức. Đêm đã khuya. Cậu xỏ vội đôi ủng và chiếc áo khoác ngoài, cầm đèn pin và roi ngựa bước ra khỏi lều, hai chân run bắn. Trong quầng sáng đèn pin có tuyết bay lất phất, cậu trong thấy Caxưmai đang túm chặt cái đuôi rất dài một con sói gộc. Con sói có chiều dài suýt soát một thân người trưởng thành. Caxưmai định lôi nó ra khỏi đàn cừu dày đặc. Con sói muốn quay lại cắn ngưòi, nhưng đàn cừu vì sợ gió, sợ lạnh nên đỏ xô về phía bức tường chắn gió, ken chặt đến nỗi nửa thân trước của con sói bị kẹt cứng không cựa quậy được, chi còn mỗi cách cắn văng mạng những con cừu hai bên và hai chân trước bám đất chơi trò kéo co với Caxưmai để thoát ra khỏi đàn cừu, quay lại cắn trả. Trần Trận loạng choạng chạy về phía Caxưmai, nhất thời chưa biết xử lý ra sao. Hai con chó to lớn sau lưng Caxưmai cũng bị đàn cừu che chắn, không thể tiếp cận con sói, chỉ quáng quàng bên ngoài mà sủa uy hiếp con sói. Năm sáu con chó nhà ông Pilich và toàn bộ chó của những nhà lân cận đang quần nhau với bầy sói tại phía đông chuồng cừu. Tiến sủa, tiếng rú, tiếng gào kinh thiên động địa. Trần Trận rát muốn giúp Caxưmai một tay, nhng cậu run quá, không nhích nổi nửa bước. Cậu vốn rất muốn chạm tay vào con sói, giờ đây ý tưởng đó tan như bọt xà phòng. Nhưng Caxưmai thì cứ tưởng cậu định đến giúp, vội hét: Đừng lại gần kẻo bị sói cắn! Đuổi đàn cừu để lấy chỗ cho chó vào!
Caxưmai ngả ngưòi về phía sau, ra sức kéo đuôi con sói đến nỗi mồ hôi đầy mặt. Cô dùng cả hai tay bẻ gập đuôi khiến nó đau quá, há miệng đỏ lòm hớp gió lạnh, hận nỗi không thể quay lại cắn chết tươi con người phía sau cho hả giận. Trườn lên không ăn thua, con sói bò giật lùi thật nhanh, quay được người lại cắn Caxưmai. “Soạt”, vạt áo dài của cô bị rách toạc. Cặp mắt lá răm của cô gái Mông Cổ loé sáng như mắt con báo hoa, cô vẫn túm chặt đuôi sói, nhảy lùi một bước để kéo thẳng nó như cũ, rối ra sức lôi con sói về phía mấy con chó.
Trần Trận hoa mắt, cậu giơ cao đèn pin để Caxưmai nhìn rõ con sói, còn tay cầm gậy thì vụt lia lịa, bất kể vào đầu hay vào tai nó. Đàn cừu nhốn nháo, vì sợ con sói trong bóng tối nên tranh nhau chạy tới chỗ quầng sáng. Trần Trận đâm ra bất lực, không xua được đàn cừu theo ý muốn. Cậu nhận ra Caxưmai đang yếu thế, con sói đã dướn lên một bước.
"A má! A má!" - Có tiếng trẻ kêu thất thanh
 

kanamura_husky

New Member
tiếp chương 1 Tôtem sói

Bayan, đứa con trai lên chín của Caxưmai xông ra khỏi lều, trông thấy mẹ với con sói, nó kêu lạc cả giọng. Như chơi trò nhảy cừu, nó nhảy tưng tưng trên lưng những con cừu đến chỗ mẹ, cùng mẹ tóm đuôi con sói. Caxưmai hét to: Tóm cẳng nó! Bayan chuyển một tay tóm cẳng sói rồi ra sức kéo. Sức dướn của con sói bị giảm nhiều, hai mẹ con đã ghìm được nó tại chỗ. Tiếng chó vẫn sủa râm ran phía đông. Đàn sói rõ ràng giương đông kích tây. Bộ phận chủ lực khống chế đàn chó,yểm hộ cho những con xông vào chuồng cừu. Mạn giữa và phía tây hoàn toàn do hai mẹ con Caxưmai cố thủ, không cho con sói gộic dồn một số cừu ra ngoài bằng cách chọc thủng tấm thảm chắn.
Ông già Pilich cũng ra chỗ đàn cừu. Ông vừa dồn, vừa gọi: Balưa! Balưa!Balưa tiếng Mông Cổ có nghĩa là "hổ". Đó là con chó săn sói, giống chó Tạng, to lớn nhất đàn, cực kì hung hãn, thân tuy không dài bằng, nhưng cao và ức nở hơn sói nhiều. Nghe tiếng gọi của chủ, Balưa lập tức rút khỏi cuộc chiến, chạy tới bên chủ, hơi thở toàn mùi máu. Ông già vội đón chiếc đèn pin từ tay Trần Trận soi về phía con sói. Balưa lắc đầu một cái thật mạnh, buồn như vệ sĩ mất chức, điên cuồng lao tới chỗ con sói, đạp cả lên đầu lũ cừu. Ông già bảo Trần Trận: Dồn cừu về phía sói! Lèn chặt sói lại! Không cho nó chạy thoát! Nói rồi ông nắm tay Trần Trận, hai người dồn cừu về phía con sói và mẹ con Caxưmai
Con Balưa hung dữ miệng phì khói, cuối cùng vào tới chỗ Caxưmai, nhưng con sói kẹt giữa đàn cừu không kẽ hở. Những con chó săn khôn ngoan của Mông Cổ đều không cắn vào những chỗ có thể làm hỏng bộ da sói. Con Balưa tìm không ra chỗ thích hợp để cắn, nó cuống quýt rên ư ử. Thấy con Balưa, Caxưmai liền né sang bên, tì đuôi sói vào gối rồi dùng sức mạnh toàn thân mà bẻ, "rắc" một tiếng, xương đuôi con sói bị gãy. Con sói đau quá tru thảm thiết, bốn chân bám trụ rơi ra, mẹ con Caxưmai nhân đà giật mạnh nó ra khỏi đàn cừu. Con sói toàn thân run rẩy, ngoái lại nhìn vết thương. Balưa thừa cơ nhảy lại ngoạm trúng cổ họng con sói, rồi mặc cho nó quẫy đạp, con Balưa dùng hai chân trước chặn ức, hàm răng sắc nhọn bập trúng họng, máu sói phọt ra hai bên mép nó. Con sói giãy giụa trong vài phút rồi ngã vật, thân mềm nhũn. Caxưmai chùi máu trên mặt, thở ra một hơi. Trần Trận nhìn sắc mặt đỏ au tưởng chị dùng son làm bằng huyết sói=)), đẹp man rợ như phụ nữ thời tiền sử:)).
Mùi máu sói lan ra không khí, đàn chó im bặt, lũ sói bỏ chạy, thoáng cái đã mất hút trong đêm. Chỉ lát sau, từ những trảng cỏ phía tây bắc vọng lại tiếng hú dài thê thảm tiễn đưa viên tướng ủa chúng vừa tử trận:((
Mình là đồ vô tích sự, nhát như cừu! Trần Trận tự trách. Mình không ằng những con chó thảo nguyên, không bằng phụ nữ thảo nguyên. Đứa trẻ lên chín cũng không bằng. Caxưmai cươi, lắc đầu bảo: Không đúng, nếu không có chú đến giúp thì nó bắt mất cừu rồi. Ông già Pilich cũng cười: Học trò người Hán như cậu mà biết dồn cừu, biết soi đèn pin, tôi mới thấy là một.
Rốt cuộc Trần Trận cũng sờ vào được cài xác còn sống của con sói. Cậu hối hận vì hồi nãy không kéo đuôi con sói cùng Caxưmai, bỏ lỡ việc ngàn năm có một tay không bắt sói. Sói Ơlôn quả thật to vật vã, lông lá đầy mình như hắc tinh tinh, chết rồi mà vẫn oai phong, chỉ như say rượu nằm dưới đất, có thể vọt dậy bất cứ lúc nào. Trần Trận sờ cái đầu to đùng của con sói, lấy hết can đảm ngồi xuống, giang ngón cái và ngón giữa đo chiều dài từ chóp muỗi đến chót đuôi. Chín gang tay, vị chi là một mét tám, cao hơn cậu mấy phân. Trần Trận hít hà ngạc nhiên quá đỗi.
Ông già Pilich dùng đèn pin soi đàn cừu. Có ba bốn con đã bị sói cắn đứt khu đuôi béo mãmmỡ và máu trộn lẫn, chảy từng vệt. Ông già bảo, đổi bốn năm cái đuôi cừu lấy một con sói không lỗ vốn. Ông cùng Trần Trận kéo con sói về lều, đề phòng lũ chó hàng xóm cắn xé bộ da cho đỡ tức. Trần Trận cảm thấy chân sói to hơn nhiều so với chân chó. Cậu xoè bàn tay ướm thử, trừ các ngón tay, bàn chân sói vừa bằng bàn tay người lớn. Thảo hèn sói chạy rất ổn định trên tuyết hoặc trên đá sỏi. Ông già bảo: Ngày mai tôi dạy cậu lột da sói làm xà cạp chân.
Caxưmai bê từ trong lều ra nửa chậu thịt vụn lẫn xưong khao Balưa và lũ chó. Trần Trận cũng ra theo, luôn tay vuốt ve cái đầu to bự và tấm lưng cánh phản của con Balưa. Con chó vừa nhai xương rau ráu vừa vẫy đuôi tỏ vẻ biết ơn. Trần Trận không nén được, hỏi Caxưmai: Lúc nãy chị có sợ không? Cô cười: Sợ chứ, tôi sợ sói bắt mất cừu, mất công điểm. Tôi là Tổ trưởng sản xuất, để mất cừu thì xấu hổ chết! Caxưmai võ vỗ đầu con chó, luôn miệng khen: Balư sai (giỏi lắm)! Balư sai (giỏi lắm)! Con Balư nhả miếng xương, ngẩng lên đón bàn tay của cô chủ rồi rúc mõm vào ống tay áo cô, đuôi phe phẩy. Trần Trận thấy rõ con Balư nhận ra tình cảm của cô chủ đối với nó trong lúc đói lòng giữa đêm đông. Caxưmai bảo: Cậu Trận này, sau Tết, tôi sẽ cho cậu một con cún rất đẹp, chăn nuôi đúng kỹ thuật không khó, cậu nuôi tốt, nó sẽ như con Balư. Trần Trận rối rít cảm ơn.
Vào trong lều rồi, Trần Trận vẫn chưa hết sợ, nói: Hồi nãy cháu sợ quá. Ông già nói: Khi ấy tôi cũng thấy thế khi cầm tay cậu. Mà sao cậu run ghê thế? Ra trận mà tay run thế thì làm sao cầm chắc tay dao? Muốn trụ lại trên thảo nguyên, phải tài giỏi hơn sói. Từ nay tôi sẽ thường xuyên đưa cậu đi săn sói mới được. Xưa kia Thành Cát Tư Hãn tuyển quân, bao giờ cũng tuyển những thợ săn giỏi.
Trần Trận gật đầu liền mấy cái, nói: Cháu tin là như thế. Chị Caxưmai mà lên ngựa ra trận, tài giỏi hơn Hoa Mộc Lan nhiều. Hoa Mộc Lan là một nữ tướng rất nổi tiếng đời Hán.
Ông già nói: Hoa… Hoa Mộ La (Mộc Lan) của người Hán rất hiếm, còn Caxưmai của Mông Cổ thì rất nhiều, nhà nào cũng có. Ông già cất tiếng cười khà, y hệt tiếng cười của con sói chúa.
Từ ấy Trần Trận ngày càng muốn tiếp cận, quan sát, nghiên cứu lũ sói. Cậu lờ mờ cảm thấy rằng, thảo nguyên và người thảo nguyên có mối quan hệ bí ẩn. Có lẽ phải hiểu rõ sói thảo nguyên thì mới hiểu được thảo nguyên và người thảo nguyên, mà sói thảo nguyên là khâu bí ẩn nhất. Trần Trận rất muốn có thêm những cảm xúc chân thực của cậu về sói, thậm chí cậu rất muốn tự mình bắt được sói con đem về nuôi. Khi nảy ra ý nghĩ này, bản thân cậu cũng giật mình. Nhưng mùa xuân càng tới gần, ý nghĩ này càng mãnh liệt.
Tuy vậy, cậu vẫn vô cùng cảm kích về tấm lòng của ông già.
Trần Trận cảm thấy ông già hích tay cậu rồi chỉ lên sườn dốc. Cậu vội chĩa ống nhòm về phía ấy, đàn dê vàng vẫn đang hối hả gặm cỏ. Nhưng cậu trông thấy một con sói lớn tách khỏi vòng vây, nhằm hướng núi phía tây chạy đi. Cậu chột dạ, khẽ hỏi ông già: Chẳng lẽ đàn sói bỏ cuộc, hoài công mình phục cả buổi ở đây!
Ông già bảo: Đàn sói không dễ bỏ qua một dịp may. Hẳn là sói chúa thấy đàn dê quá đông, nên sai lính về điều thêm quân. Dịp may như thế này năm sáu năm chưa chắc đã gặp một lần. Xem ra đàn sói muốn vớ bẫm, khoắng một mẻ lớn. Hôm nay không uổng công khi dẫn cậu đến đây. Cậu thấy chưa, đi săn là phải kiên trì.
(hết chương một Tôtem sói)
 

kanamura_husky

New Member
TÔTEM SÓI
CHƯƠNG 2
Thuyền Vu (Hung Nô) sinh hai con gái nhan sắc tuyệt trần, người trong nước gọi là thần nữ. Thuyền Vu nói, con gái ta không thể gả cho người thường, mà phải hiến cho trời. Bèn sai dựng chòi cao phía bắc đất nước, nơi không có người, rồi đưa hai con gái đến ở để trời tự đón lên. Một năm qua đi, chỉ thấy mỗi con sói lớn ngày đêm canh gác căn chòi, đào hang mà ở không đi. Cô em nói, cha bố trí chị em mình ở đây là để trời đón, giờ thì lại là sói, hay sói là thần vật trời sai đến lấy chị em mình. Cô chị cả sợ nói, lấy đồ súc sinh này thì nhục cho cha mẹ. Người em không nghe, xuống chòi làm vợ sói, sinh con. Sau sinh sôi nảy nở thành một nước. Vậy nên, người nước này tiếng hát dài như tiếng sói tru.
-Chu Thư, Nhu nhu Hung Nô đồ tướng Cao Xa liệt truyện.


Lại thêm sáu bảy con sói lớn lặng lẽ nhập bọn, toạ thành vòng vây ba mặt hình cánh cung. Trần Trận kéo ống tay áo da cừu che kín mũi miệng, khẽ hỏi: Bố, đàn sói bắt đầu bủa vây rồi phải không? Ông già cũng trả lời khẽ: Phải lúc nữa, con sói đầu đàn đang đợi. Sói bao vây chặt chẽ hơn người. Trước tiên, phải phân tích sói chúa đang đợi gì? Ông già chớp chớp hàng mi cho tuyết rơi xuống. Chiếc mũ lông cáo dùng để che trán, che mặt, che vai bám đầy tuyết xốp phủ kín người ông già, chỉ chừa lại đôi mắt đồng tử màu hổ phách
Hai người phục trong hố đã hơn nửa ngày. Lúc này, họ theo dõi chặt chẽ đàn dê trên dốc núi trước mặt, gần một nghìn con:)nailbitting:). Mấy con đực trên đầu có cặp sừng rất dài, miệng nhai cỏ, mắt nhìn ra xa, mũi khịt khịt đánh hơi trong không khí. Những con khác ăn như rồng cuốn.
Đây là bãi chăn dự bị khi có thiên ai của đại đội Hai, dọc ngang hai ba mươi dặm, vắt ngang sườn núi, thoáng gió, cỏ thân cao, mọc dày, chất lượng tốt, bão không đổ, tuyết không phủ kín.
Ông già nói nhỏ: Cậu nhìn kỹ là biết ngay bãi cỏ có vị trí đặc biệt tốt, đúng hướng gió tây bắc, tuyết càng lớn càng không đọng lại được. Năm tôi lên tám, thảo nguyên Ơlon gặp hoạ lớn. Tuyết ngập hút lều Mông Cổ. May mà phần lớn đàn gia súc được mấy ông già dồn đi từ lúc tuyết mới đến đầu gối. Các cụ tập trung ngựa lại, dùng sức của hàng nghìn con ngựa mở đường, tiếp theo là mấy chục đàn bò dẫm cho tuyết rắn lại, hình thành một con mương cạn. Đàn cừu và bò di chuyển ròng rã ba ngày ba đêm mới tới bãi cỏ này. Tuyết ở đây chỉ dày chừng một hai thước, ngọn cỏ nhô lên ba đốt ngón tay. Đàn bò và cừu vừa đói vừa rét, trông thấy cỏ liền be rầm lên, chạy tới. Mọi người phục xuống đất mà khóc, đập đầu lạy đến nỗi mặt mũi đầy tuyết. Đến đây, cừu và ngựa có thể bới tuyết ăn cỏ, những con chưa biết bới thì đi phía sau mót cỏ mà ăn. Quá nửa sống sót đến khi tuyết tan. Những gia đình không kịp di chuyển thì thảm quá, tuy người thoát, nhưng gia súc thì hầu như bị vùi trong tuyết, chết sạch. Nếu không có bãi cõ này thì người và gia súc ở thảo nguyên Ơlon không còn một mống. Từ đó, thảo nguyên Ơlon không còn sợ tuyết lớn nữa. Hễ có tuyết lớn, chuyển về đây là thoát nạn.
 

kanamura_husky

New Member
Tiếp chương 2 Tôtem sói

Ông già thở dài nhẹ: Đây là bãi chăn cứu mạng trời ban cho người và gia súc chúng ta. Trước kia, người dân năm nào cũng tế trời và sơn thần trên núi. Hai năm nay do có phong trào (cách mạng văn hóa), không ai dám cúng bái công khai, nhưng trong bụng vẫn khấn thầm. Núi này là núi thiêng, người dân Ơlon dù khô hạn đến mấy, thiếu cỏ đến mấy cũng không dám đụng vào bãi cỏ này, dù chỉ một cọng. Dân chăn ngựa mất bao tâm huyết mới giữ được đồng cỏ này. Bầy sói ngày đêm bảo vệ những quả núi. Cứ khoảng năm sáu năm chúng lại giết một lô dê vàng tế thần núi, tế trời. Những quả núi ở đây không những cứu người và gia súc, mà cứu cả sói. Sói tinh hơn người, người chưa kịp đến, sói đã đến trước. Ban ngày sói nấp trong những đống đá trên đỉnh núi hoặc chỗ tuyết rắn phía sau núi. Ban đêm bới tuyết ăn bò cừu chết vì lạnh. Chỉ cần c1 cái ăn là sói không quấy rầy con người.
Vài đám mây trắng như bông quét ngang trời. Ông già ngẩng nhìn da trời xanh trong ánh mắt thành kín. Trần Trận cảm thấy ánh mắt ấy chỉ có trong những tranh tôn giáo phương tây. Năm nay thảo nguyên tuếyt sớm nên nửa thân cỏ chưa kịp vàng đã lút trong tuyết. Cỏ trong tuyết chẳng khác rau xanh đông lạnh, mùi thơm ngọt bay lên từ những cọng cỏ rỗng ruột hoặc từ những vết tuyết nứt. Đàn dê bên nước láng giềng bị tuyết lớn và cái đói truy đuổi, vượt biên về đây, gặp đồng cỏ Ôln như gặp ốc đảo giữa mùa đông. Mê mẫn vì mùi cỏ thơm, chúng ở lại, không đi đâu nữa. Bụng no tròn như cái trống, chúng gần như chạy không nổi.
Chỉ sói chúa và ông già Pilich nhìn ra đàn dê đã phạm sai lầm lớn.
Đàn dê này chưa phải đông nhất. Trần Trận còn nhớ năm đầu tiên khi về Ơlon, thi thoảng lại trông thấy một đàn đông hàng vạn con. Nghe cán bộ mục trường nói lại, thời kỳ khó khăn những năm sáu mươi, bộ đội các đại quân khu phương bắc dùng xe nhà binh và súng máy bắn chết rất nhiều dê lấy thịt cho các cơ quan quân khu. Hậu quả là đuổi sạch dê ra khỏi biên giới. Những năm gần đây biên giới căng thẳng, những cuộc săn bắt dê quy mộ lớn đã chấm dứt. Thảo nguyên Ơlon xinh tươi lại được trông thấy những đàn dê đông đúc. Trần Trận khi chăn cừu vẫn gặp những đàn dê lớn lướt qua như cơn lốc màu vàng ngay bên sườn, khiến đàn cừu của cậu giật mình dồn thành đống, nhìn những con dê tự do bay nhảy bằng ánh mắt thèm thuồng.
Đàn dê vàng trên thảo nguyên Ơlon hoàn toàn coi kinh những người trong tay không súng. Một bận, Trần Trận thúc ngựa tạt sườn, xông vào một đàn, hy vọng trong lúc nhốn nháo tóm được một con, thưởng thức món thịt vào loại cao lươn mỹ vị. Nhưng chúng chạy quá nhanh, dê vàng chạy nhanh nhất trong số loài vật bốn chân, chó săn hoặc sói không bao giờ đuổi kịp. Trần Trận mấy bận thúc ngựa chạy vào giữa đàn nhưng không thể đụng tới cọng lông của chúng. Chúng tẻ sang hai bên, cậu lọt vào giữa, cách mỗi bên khoảng hai mươi met. Chúng tiếp tục phi như gió, bỏ cậu lại phía sau, chạy xa rồi chúng mới nhập đàn làm một, cậu chỉ còn cách giương mắt mà ngó.
Đàn dê vàng trước mặt cỡ trung bình, nhưng TRần Trận thấy đàn sói trước mặt chỉ mấy chục con - dù là sói gộc, thì đàn dê vẫn là quá lớn. Người ta thường nói tham vọng của sói là lớn nhất. Trần Trận muốn biết tham vọng ấy lớn chừng nào. Cậu cũng muốn biết đàn sói vây ráp giỏi đến mức nào.
Đàn sói rất thận trọng khi bủa vây, động tác nhẹ nhành, chậm rãi. Chỉ cần một con dê ngẩng đầu lên, là cả đàn nằm rạp xuống cỏ bất động, ngay cả hơi nước thở ra từ mũi cũng từ từ.
Đàn dê tiếp tục gặm cỏ như điên. Hai người im lặng chờ đợi. Ông già nói nhỏ: Dê vàng mới là đại họa của thảo nguyên. Chúng chạy nhanh, ăn khoẻ. Cậu thấy đấy, chúng đã ăn không biết bao nhiêu là cỏ ngon. Người và gia súc gian nan vất vả mới để dành được bãi chăn này, vậy mà chỉ mấy hôm chúng đã xực mất non nửa. Nếu về vài đàn lớn nữa là đồng cỏ đi đứt. Tuyết năm nay lớn, không khéo gặp đại họa. Không giữ được bãi chăn này là cực kỳ gay go. May mà có đàn sói, chỉ trong vài hôm là đà dê toi mạng hoặc bỏ chạy, chắc chắn là thế.
Trần Trận giật mình nhìn ông già: Thảo nào bác không giết sói! Ông già nói: Bác cũng giết sói, nhưng không giết nhiều. Sói chết sạch thì thảo nguyên cũng hết sống. Thảo nguyên mà chết, người và gia súc sống nổi không? Người Hán các cậu luôn luôn không hiểu điều này.
Trần Trận nói: Đúng thế thật. Bây giờ cháu mới hiểu đôi chút. Cậu thấy trong lòng rạo rực, hình như đã mường tượng ra cái bóng của tôtem sói. Cách đây hai năm, trước khi rời Bắc Kinh, cậu đọc rất nhiều sách báo nói về dân tộc thảo nguyên, khi ấy cậu chỉ biết tôtem của họ là sói, nhưng lúc này cậu mới bắt đầu hiểu vì sao dân tộc thảo nguyên lại thờ phụng sói - con vật mà người Hán với nền văn minh nông canh thù ghét nhất.
Ông già cười mỉm liếc Trần Trận: Căn lều của đám thanh niên trí thức Bắc Kinh các cậu thảm tường quá mỏng. Dịp này ta lấy phần nhiều hơn một chút, chở dê lên trậm thu mua Hợp Cung tiêu đổi lấy thảm, bốn cậu sẽ ấm hơn trong mùa đông này. Trần Trận nói: Vậy thì hay quá! Lều chúng cháu, thảm tường chỉ hai lớp mỏng, mực viết đóng băng vỡ cả lọ. Ông già cười: Xem này, đàn sói trước mặt sắp sửa tặng quà cho chúng ta!
Ở thảo nguyên Ơlon, một con dê nguyên vẹn già khoảng hai mươi tệ gần bằng nửa tháng công điểm của người chăn ngựa. Da dê là nguyên liệu thượng hạng may áo Jacket. Người ở trạm thu mua còn nói, áo bay của phi cong cũng làm bằng da dê, nhưng phi công Traung Quốc không được mặc. Hàng năm Nội Mông xuất khẩu toàn bộ da dê sang Liên Xô, Đông Âu, đổi lấy sắc thép, xe hơi và súng đạn. Thịt dê philee đóng hộp đứng đầu bảng, cũng xuất khẩu tất. Người trong nước chỉ được ăn chỗ thịt loại ra, mua bằng phiếu ở các quầy cung cấp trên huyện, kỳ (huyện tự trị), vì là mặt hàng quý hiếm.
 

kanamura_husky

New Member
Tiếp chương 2 Tôtem sói

Mùa đông năm nay đàn dê vượt biên từng đàn lớn, khiến các công xã chăn nuôi vùng biên và lãnh đạo các huyện, kỳ rất mừng. Trạm thu mua các cấp đã bố trí nhà kho, chuẩn bị thu mua. Cán bộ, thợ săn và mục dân vui mừng như dân chài gặp cá lớn. Thợ săn và dân chăn ngựa là chân chạy, hầu hết đã lên yên, ngựa khoẻ, đem theo chó săn, súng trường, chuẩn bị cho cuộc truy sát. Trần Trận bị đàn cừu níu chân, lại không có súng. Với lại, dân chăn cừu chỉ có bốn con ngựa thường, không như dân chăn ngựa có tới bảy tám con, mười mấy con ngựa chuyên dùng. Đám thanh niên trí thức đành giương mắt nhìn các thợ săn xuất quân. Đêm hôm kia Trần Trận đến lều anh thợ săn Lanmutrac. Đàn dê mới về có mấy hôm mà anh ta đã bắn tới mười một con, trong đó có một phát xâu táo, hạ hai con. Thu nhập của vài ngày săn bắn bằng cả ba tháng lương của người chăn ngựa. Anh ta giọng hể hả, nói rằng đã kiếm đủ tiền mua thuốc là trong một năm, chỉ vài hôm nữa, anh sẽ mua một đài bán dẫn Hồng Đăng và để nó ở nhà, còn cái đài cũ thì đem ra lều dã chiến. Lần đầu tiên Trần Trận được ăn thịt dê vàng tươi, ngon lạ lùng, thế mới gọi là thịt. Trên mình con dê vàng không có chỗ nào bỏ đi. Vì là loài chạy khoẻ, nên mỗi đườc gân thớ thịt của nó là tinh hoa của cả một quá trình rèn luyện trong cuộc thi chạy với sói. Thịt dê vàng ngon không kém thịt nai.
Từ khi dê vàng về thảo nguyên Ơlon, đám thanh niên trí thức Bắc Kinh bị rớt xuống công dân loại hai. Hai năm qua, đám này đã có thể chăn cừu một mình, nhưng kếin thức săn bắn thì hãy còn mít đặc(mắc ***=))). Vậy mà săn bắn chiếm vị trí rất quan trọng trong phương thửcsan xuất của vùng biên Nội Mông. Tổ tiên người Mông Cổ là dân tộc săn bắn trú tại thượng lưu Hắc Long Giang, sau tiến dần về thảo nguyên Mông Cổ sống cuộc sống nửa săn bắn nửa chăn thả. Săn bắn là nguồn thu nhập quan trọng của mỗi gia đình, thậm chí là nguồn thu chính. Ở thảo nguyên Ơlon, dân chăn ngựa có địa vị cao hơn cả. Những thợ săn giỏi đều xuất thân từ dân chăn ngựa. Đám thanh niên trí thức rất ít người trở thành dân chăn ngựa, mà nếu có thì cũng chỉ là người học việc, thân phận học trò. Vì vậy cái tin sắp có cuộc săn lớn lan ra. Những thanh niên trí thức Bắc Kinh những tưởng mình đã là dân du mục kiểu mới, mới biết nhầm to.
Trần Trận ăn no thịt dê vàng, nhận thêm một đùi - quà biếu của Lanmutrac, rồi đến luôn lều ông già Pilich.
Đám thanh niên trí thức tuy đã có lều riêng, nhưng Trần Trận vẫn thích đến lều ông già. Căn lều của ông rộng và đẹp, chắc chắn và rất ấm. Trên tường trêo đầy thảm tranh đề tài tôn giáo, dưới đất trải thảm tranh cso hình hươu trắng. Trên chiếc bàn vuông, bát bạc, chậu đồng, bình thiếc bày trên giá, đều được lau chùi bóng lộn. Nơi đây vùng sâu vùng xa, phong trào "phá bốn cũ" của Hồng Vệ binh chưa kịp đến để rạch nát những tấm thảm treo tường của ông già. Lều Mông Cổ của bọn Trần Trận có bốn thanh niên trí thức là bạn học cùng lớp của một trường phổ thông trung học Bắc Kinh, trong đó có ba là con em của bọn "xã hội đen đi theo con đường tư bản chủ nghĩa", bọn "độc quyền học thuật phản động". Do cảnh ngộ tương tự, nên tư tưởng hòa đồng, rất ác cảm với bọn hồng vệ binh ngu si dốt nát, nên đầu mùa đông năm 1967 cùng nhau từ biệt Bắc Kinh ồn ào, đi tìm cuộc sống yên bình trên thảo nguyên Nội Mông. Họ đối xử tốt với nhau, căn lều Mông Cổ của ông già y như đại bản doanh của một đại tù trưởng trên thảo nguyên, bọn Trần Trận được bảo ban chăm sóc, khiến các cậu cảm thấy thân thiết và yên ổn.
Hai năm nay, gia đình ông già coi Trần Trận như người trong nhà. Hai hòm sách đầy ắp đem từ Bắc Kinh về, nhất là những sách liên quan tới lịch sử Mông Cổ viết bằng tiếng Trung Quốc hay bằng tiếng nước ngoài, càng thắt chặt mối quan hệ giữa ông già và cậu thanh niên người Hán. Ông già cực kỳ hiếu khách, từng có bạn là những nghệ nhân người Mông, họ biết nhiều lịch sử và truyền thuyết Mông Cổ. Trông thấy sách, nhất là được xem tranh minh họa và bản đồ, ông già rất thích những quyển sử Mông Cổ do những nhà văn, nhà sử học người Trung Quốc, người Nga, người Ba Tư và người các nước khác viết. Biết chút ít chữ Hán, ông già tranh thủ dạy tiếng Mông Cổ cho Trần Trận, ông muốn càng sớm càng tốt giải mã những gì viết trong sách. Ông kể cho Trần Trận nghe chuyện kể Mông Cổ. Sau hai năm, cuộc đối thoại bằng hai ngữ Mông - Hán giữa một già một trẻ đã diễn ra khá trôi chảy.
Nhưng Trần Trận chưa dám kể cho ông già nghe người Trung Quốc xưa và một số nhà sư học phương tây đã nhìn Mông Cổ bằng con mắt thù địch, đầy ác ý. Về thảo nguyên, Trần Trận không bao giờ dám ngâm bài thơ "Mãn giang hồng" của Nhạc Phi, không dám nhắc đến "Tiếu đàm", "Khát ẩm". Cậu rất muốn tìm hiểu nguyên nhân vì sao trong lịch sử, dân tộc nông canh và dân tộc du mục lại thù ghét nhau và vì sao dân tộc Mông Cổ với số dân ít ỏi lại bùng nổ như phản ứng nhiệt hạch đáng sợ đến thế trong lịch sử nhân loại.
Trần Trận vốn không muốn rời căn lều của ông già Pilich, nhưng thảo nguyên Ơlon màu mỡ, đàn gia súc ngày càng đông có đàn sau kỳ sinh nở lên tới ba ngàn con, quá tầm một người chăn, do đó phải chia đàn. Trần Trận cực chẳng đã phải rời căn lều Mông Cổ, cùng ba thanh niên trí thức dựng lều ở riêng. Có cái tốt là không xa nơi ở cũ bao nhiêu, cừu kêu chó sủa vẫn nghe thấy, sớm tối đi về vẫn gặp nhau, lều nọ sang lều kia ngồi chưa nóng yên ngựa đã tới, tiếp tục câu chuyện bà dở. Có điều lần này là chuyện dê vàng, không phải chuyện sói.
Trần Trận vén rèm cửa - tấm thảm len dệt đồ án cát tường, bước vào trong lều, ngồi uống trà sữa trên tấm thảm dày. Ông già nói: Đừng thấy người ta bắn được nhiều mà đỏ mắt lên, ngày mai tôi sẽ đưa cậu đi lấy đầy một xe dê vàng đem về. Ba bốn hôm nay, tôi đã tăm cả vùng này, đã thấy chỗ nào có thể bắt dê vàng. Thật đúng dịp, tôi cũng muốn cho cậu hiểu thêm về sói. Cậu luôn ca cẩm sói phải không? Người Hán là con cừu ăn cỏ nên dát như thỏ đế, người Mông Cổ ăn thịt nên bạo gan như sói. Mình nên có cái gan của sói.
Tinh mơ hôm sau, Trần Trận cùng ông già mai phục trên một cái dốc phía tây nam dãy Đại Sơn. Ông già không đem theo súng và chó, chỉ đem theo chiếc ống nhòm. Trần Trận mấy bận theo ông già đi săn cáo, nhưng đi tay không thế này là lần đầu. Cậu hỏi đi hỏi lại ông già, phải chăng ông bắt dê bằng ống nhòm? Ông già chỉ cười không trả lời. Ông thích để cho học trò của ông chất đầy câu hỏi trong đầu khi học ông.
 

kanamura_husky

New Member
Tiếp chương 2 Tôtem sói

Chỉ khi phát hiện đàn sói lặng lẽ bao vây đàn dê vàng, Trần Trận mới đoán ra cách săn của ông già Philich. Cậu khoái quá ông già cũng nhìn cậu mỉm cười láu lỉnh. Trần Trận thấy mình như ông lão đánh cá trong chuyện trai cò tranh ăn, nhưng cậu chỉ là ngư ông dởm, ngư ông đích thực phải là ông Pilich. Ông già túc trí đa mưu của thảo nguyên dẫn cậu đến đây để ngồi không ăn sẵn. Từ lúc trông thấy đàn sói, Trần Trận quên cả rét, máu chảy nhanh gấp đôi trong huyết quản, nỗi sợ của lần đầu gặp sói cũng tan biến

0o0

Không một gợn gió trên bãi cỏ trong núi sâu, trời hanh khô, lạnh buốt. Hai chân gần như cứng đờ, phía dưới bụng khí lạnh ngày càng đậm, giá có tấm đệm bằng da sói thì tốt. Một câu hỏi loé lên bất chợt trong đầu, Trần Trận hỏi ông già: Bác bảo đệm da sói là ấm nhất, thợ săn và người dân ở đây săn được rất nhiều sói, mà sao cháu chẳng thấy nhà nào dùng đệm da sói? Ngay cả dân chăn ngựa ngày đêm nằm trên tuyết cũng không dùng? Cháu chỉ trông thấy ở nhà Đansai có đệm da sói, còn thấy bố Đansai có đôi bao chân bằng da sói bên ngoài chiếc quần da dê, mặt có lông bên ngoài. Ông nói ông quần da sói rất tốt cho những người bị thấp khớp. Mặc được mấy tháng, cái chân ông trước đây luôn lạnh ngắt, bây giờ đã ra mồ hôi. Bác ơi, bác gái cũng bị thấp khớp phải không, sao bác không may cho bác gái đôi bao chân như thế?
Ông già nói: Nhà Đansai thuộc dòng Mông Cổ đông bắc, quê cũ làm ruộng, có chăn nuôi tí chút. Vùng đó người Hán đông nên theo phong tục Hán. Đám dân ngụ cư này đã quên thần linh của người Mông Cổ, mất gốc rồi. Họ cho người chét vào quan tài gỗ đem chôn, không để sói ăn, dĩ nhiên là họ dám ngủ đệm da sói, mặc quần da sói. Trên thảo nguyên chỉ da sói lông sói là dày nhất, rậm nhất, chống rét tốt nhất, hai tầm da cừu chồng lên nhau không ấm bằng một tấm da sói. Ông trời ưu ái loài sói, ban cho bộ lông chống rét. Nhưng người Mông Cổ xưa nay không dùng da sói làm đệm vì kính trọng sói, không kính trọng sói không phải người Mông Cổ đích thực. Người Mông Cổ thà chịu rét chứ không nằm đệm lông sói. Nằm đệm lông sói là miệt thị thần linh Mông Cổ, mà như vậy thì linh hồn họ làm sao lên trời? Cháu thử đoán xem, vì sao ông trời bảo vệ loài sói?
Trần Trận đáp: Bác có nói sói là hộ thần của đồng cỏ mà!
Ông già nheo mắt cười: Đúng! Trời là cha, đồng cỏ là mẹ. Sói ăn thịt những sinh vật làm hại đồng cỏ, trời không bảo vệ sói sao được?
Đàn sói lại có những động thái mới. Hai người lại chĩa ống nhóm về phía những con sói ngẩng cao đầu, nhưng chúng đã lại cúi xuống, nằm yên. Trần Trận quan sát thật kĩ những con sói trong đám cỏ cao, nhưng không nhìn rõ chúng đang làm gì.
Ông già đưa chiếc ống nhòm đơn cho Trần Trận để cậu ghép chúng lại, quan sát nguyên chiếc. Chiếc ống nhòm quân dụng này là của Liên Xô, bội số cao, ông già nhặt được nơi xảy ra cuộc chiến
Xô - Nhật cách đây hơn hai mươi năm. Thảo nguyên Ơlon nằm ở vị trí phía tây nam dãy Đại Hưng Yên, chính bắc Bắc Kinh, tiếp giáp với Mông Cổ, là chiến trường cũ của các dân tộc, các bộ tộc du mục, và cũng là nơi tranh chấp giữa dân tộc du mục và dân tộc nông canh. Trong thế chiến thứ II, cách biến giới không xa, nơi đây từng xảy ra trận kịch chiến quy mô lớn gữia Hồng quân Liên Xô và quân đội Nhật. Cuối thế chiến thứ II, nơi đây cũng là con đường tiến quân của quân đội Xô - Mông đi đông bắc. Đến nay,ở Ơlon vẫn còn vết xe tăng như một con mương cạn, và nhưng xác xe tăng, xe bọc thép Liên Xô. Người dân ở đây hầu như đều có một vài thứ của Liên Xô như lưỡi lê, bi đông, xẻ quân dụng, mũ sắt, ống nhòm. Chiếc xích dài Caxumai dùng để xích bê con là xích chống lầy của xe com măng ca Liên Xông. Trong các đồ quân dụng đó, người Mông Cổ yêu thích nhất là ống nhòm, nay đã trở thành công cụ sản xuất chủ yếu trên thảo nguyên.
Dân du mục Ơlon thích tách ống nhòm đôi thành hai ống đơn, vừa thu gọn thể tích, vừa tiện mang xách và sử dụng bền gấp đôi. Họ rất quý những gì họ chưa làm được. Dân du mục Mông Cổ mắt tinh lắm, nhưng không tinh bằng sói. Chỉ cần ống nhòm đơn cũng nhìn xa hơn sói rồi. Ông già Pilich nói, từ khi có ống nhòm, người ta săn được nhiều hơn, ngựa lạc tìm thấy cũng dễ. Nhưng ông già lại nói, ông cảm thấy ánh mắt sói cũng sắc sảo hơn trước kia. Nếu mình dùng ống nhòm quan sát sói từ xa, có khi nhìn thấy con sói cũng đang nhìn mình không chớp.
Trần Trận ở với ông già được nửa năm, một hôm ông lấy từ đáy hòm một chiếc ống nhòm đơn cho cậu. Chuyện này khiến con trai ông hơi bực, vì chiếc ống nhòm của Batu là hàng nội. Cái ông nhòm Liên Xô này tuy rất cũ nhưng độ phóng đại lớn, ống kính vẫn tốt nguyên tuy vỏ ngoài đã rỗ lấm tấm. Trần Trận thích mê, dùng vải điều bọc cẩn thận, cất kỹ, chỉ khi đi tìm bò lạc giúp bạn, cậu mới đem theo.
Trần Trận dùng ống nhòm sục sạo bãi sân. Được vũ trang bằng cặp mắt người đi săn này, máu săn tiềm ẩn trong người cậu được dịp trỗi dậy. Tổ tiên của tất cả mọi người là thợ săn. Đó là vai diễn đầu tiên của nhân loại trên thế giới, và cũng là vai diễn lâu đời nhất. Trần Trận nghĩ, mình từ cái nơi phát triển nhất là Bắc Kinh về nơi thảo nguyên hoang dã nhất này, sao mình không tiếp tục sống cuộc sống hoang dã để nếm lại cái thi vị được sắm vai diễn nguyên thuỷ của nhân loại. cậu thấy đến bây giờ thuộc tính săn bắn của cậu mới được đánh thức thì quá muộn. Cậu rất buồn khi thấy mình là hậu duệ của bộ tộc nông canh. Các tộc nông danh trong khoảng thời gian mấy chục đời, thậm chí hàng trăm đời ăn rau ăn cỏ, trở nên nhát như cừu, mất đi từ lâu dòng máu du mục Viêm Hoàng, không những máu săn không còn, trái lại, trở thành đối tượng săn đuổi của các cường quốc.
Đàn sói chưa có dấu hiệu hành động. Trần Trận gần như hết kiên nhẫn trước tính nhẫn nại của đàn sói. Câu hỏi ông già: Đàn sói hôm nay có ý định bủa vây hay thôi hả bác? Phải chăng chúng đợi đến tối mới hành động?
Ông già nói khẽ: Đánh trận mà không kiên nhẫn thì làm sao thắng? Thành Cát Tư Hãn chỉ một dúm kỵ binh làm sao đánh bại trăm vạn quân Kim, chiếm mấy chục nước? Con sói không chỉ dựa vào sức mạnh, mà còn phải biết kiên nhẫn. Kẻ thủ đông đến mấy, mạnh đến mấy cũng có lúc hớ hênh. Con ngựa to đùng mà hớ hênh thì cũng bị con sói con ăn thịt. Không kiên nhẫn thì không phải sói, muốn hiểu Thành Cát Tư Hãn thì trước hết phải kiên trì mai phục ở đây.
Thấy ông già có vẻ không bằng lòng, Trần Trận không dám hỏi gì thêm, cố rèn cho mình tính kiên nhẫn. Cậu chĩa ống nhòm vào một con sói mà cậu đã quan sát nhiều lần. Nó nằm im một chỗ, rất lâu không đổi tư thế.
Giọng ông già đã dịu đi: Cậu đã đoán ra sói đang đợi cái gì chưa? Trần Trận lắc đầu. Ông già nói: Sói đang đợi dê vàng ngủ gật sau khi ăn no.
Trần Trận sững người, vội hỏi: Sói thông minh đến thế hở bác? Nó biết đợi dê vàng không chạy được mới ra tay?
Ông già nói: Người Hán các cậu không hiểu gì về sói, sói tinh vi hơn con người. Tôi hỏi cậu: Một mình con sói gộc có bắt được một con dê gộc không?
Trần Trận nghĩ một thoáng, trả lời: Phải ba con. Hai con đuổi, một con đón đầu thì mới bắt được. Một chọi một thì bắt không nổi.
Ông già lắc đầu: Cậu tin không, một con sói lợi hại, có thể một mình bắt dê vàng ngon ơ.
Trần Trận ngạc nhiên nhìn ông già: Bắt kiểu nào hở bác, cháu nghĩ không ra.
Ông già nói: Sói có một tuyệt chiêu để bắt dê vàng. Ban ngày, con sói chỉ canh chừng một con dê vàng, chưa đụng vội. Đêm đến, con dê tìm một chỗ khuất gió có cỏ dày nằm ngủ. Lúc này sói chưa bắt nổi dê vì khi ngủ, mũi và tai dê không ngủ, hễ có động là dê chạy liền, sói đuổi không kịp. Cả đêm sói không động thủ, phục một quãng xa mà đợi. Sáng ra, sau một đêm bàng quang dê đầy căng nước tiểu, đúng khi ấy, sói xông lên. khi chạy dê không đái được, chỉ một quãng là bọng đái bị vỡ, chân sau lập tức bị chuột rút, không chạy được nữa. Cậu xem, dê vàng chạy nhanh là thế mà cũng có lúc chạy không được. Những con sói dày kinh nghiệm biết đó là lúc có thể vồ được dê. Chỉ những con dê tinh khôn nửa đêm rời chỗ nằm rất ấm đái bớt đi một nửa thì lúc này mới chạy kịp. Dân Ơlon thường dậy rất sớm cướp lấy con dê từ miệng sói. Mổ ra, bụng dê đầy nước đái.
 

kanamura_husky

New Member
Tiếp chương 2 Tôtem sói

Trần Trận nói: Trời ạ, có đánh chết cũng không nghĩ ra lại có chuyện ấy. Quả là kiên trì! Mà người Mông Cổ quả ranh ma! Ông già cười khà: Thì đã hẳn, học trò của sói mà lại!
Phần lớn những con dê vàng ngẩng đầu lên, cái bụng lại càng to vì cả đêm không đái. Có con no quá phải choãi chân mà đứng. Ông già dung ống nhòm quan sát hồi lâu: Dê không hoạt động nữa, sói sắp ra tay rồi!
Trần Trận cuống lên, đàn sói đã lặng lẽ khép vòng vây. Ba mặt đông, bắc, tây là sói, còn mặt nam là một cái dốc. Trần Trận đaón phỏng bên kia dốc có một con sói đợi sẵn. Khi đàn sói tổng cong kích, đám sói này đón lõng, cùng với những con trên tuyết bao vây hạ sát đàn dê. Cậu thường nghe mục dân nói những con sói thường vây bắt dê = cách này. Cậu hỏi: Đàn sói đón lõng ở sau có bao nhiêu con hả bác? Nếu ít quá chẳng bắt được mấy con.
Ông già cười hóm: Phía sau dốc không có con nào hết. Sói chúa không sai một con nào ra phía ấy.
Trần Trận vô cùng băn khoăn: Vậy chúng bao vây kiểu gì?
Ông già cười khẽ: Thời tiết này, đại hình này, vây ba mặt bătđược nhiều hơn bốn mặt.
Trần Trận nói: Cháu vẫn chưa hiểu sói dùng mánh khoé gì nữa. Ông già nói: Phía sau dốc là một hồ tuyết khổng lồ. Cái đèo chênh chếch trước mặt kia rất hút gió, trũng thành cái hồ, không phải hồ nước, mà là hồ tuyết, rất kín gió, tuyết rất sâu, ven bờ đã ngang thắt lưng, vào gữia lút con sào. Lát nữa, sói từ ba phía dồn dê vàng qua dốc, cậu sẽ biết sói bao vây kiểu gì.
Trần Trận mắt tối sầm như rớt xuống một cái hang đầy tuyết. Cậu nghĩ, giả sửj mình là kỵ binh Hán xâm lược thảo nguyên, mười mươi là không nhìn ra âm mưu và cái bẫy này. Cậu lờ mờ hiểu ra vì sao đại tướng Từ Đạt triều Minh bên này cửa quan thì đánh đâu thắng đó, nhưng khi đánh sang thảo nguyên thì quân sĩ không còn một mống. Còn một vị tướg triều Minh nữa, họ Khưu tên Phúc dẫn mười vạn(vị chi 100000quân:nailbitting:) đánh sang thảo nguyên Mông Cổ, đến tận sông Khơluluan, nhưng cuối cùng thân cô thế cô, trúng kế` mà chết, quân sĩ của ông rối loạn, bị kỵ binh Mông Cổ bắt sống.
Ông già nói đánh trận thì sói thông minh hơn người. Người Mông Cổ của vây, đánh trận đều học từ sói. Bên đất người Hán không có những đàn sói lớn, nên người Hán không giỏi trận mạc. Đánh giăc mà chỉ dựa vào đât rộng người đông thì không ăn thua. Thắng hay bại còn phải xem là sói hay là cừu...
Đột nhiên, đàn sói bắt đầu tổng công kích. Hai con sói gộc phục mãi tận cùng phía tây dưới sự chỉ huy của con sói chúa ức trắng, nhanh nhhư chớp chạy lên chiếm lĩnh mỏm đồi gần đàn dê vàng nhất, rõ ràng đây là khoảng đất trống cuối cùng, chiếm được mỏm đồi, vòng vây hình thành. Hành động của đám sói này như phát súng lệnh như cả ba mặt xuất kích, những con sói nấp sau những bụi cỏ vọt lên, tấn công đàn dê từ ba phía đông, tây, bắc. Trần Trận chưa bao giờ trông thấy cuộc chiến cong hãi hùng đến thế. Đội quân của người khi tiến cong thì hò hét trợ oai, đàn chó khi xung phong thì sủa ăng ẳng để phô trương thanh thế. Nhưng đó chẳng qua là sủa, không một tiếng gầm gừ, và nỗi kinh hoàng hiện lên trong mắt, trong tim, trong gan người và động vật do sự xuất hiện của sói vì nó đi đôi với những gì tàn nhẫn nhất.
Mấy chục con sói chạy băng băng trên đồng cỏ như những quả ngư lôi có hàm răng sói nhọn hoắt, rẽ nước xông tới đàn dê.
Những con dê bụng lặc lè, đứng không vững. Tốc độ lả thứ vũ khí dê dùng đối phó với sói. Một khi không còn tốc độ, dê chẳng khác một con cừu hay một súc thịt cừu. Trần Trận nghĩ, đàn dê sợ sói hơn lần đầu cậu gặp sói. Phần lớn đàn dê đã sợ vỡ mật, hồn vía lên mây. Một số đứng đực ra, run lẩy bẩy. Một số ngã lăn, thè lưỡi, cái đuôi ngắn cũn giật giật.
Trần Trận quả được một bài học thế nào là trí tuệ, sự kiên trì, tính tổ chức kỷ luật của sói thảo nguyên. Nhịn đói nhịn khát, kiên nhẫn đợi một trận chiến dễ gì đã gặp, đàn sói đã nhẹ nhàng tước vũ khí của lũ dê.
Một ý nghĩ loé trong đầu Trần Trận: Nhà quân sư vĩ đại Thành Cát Tư Hãn một chữ bẻ làm đôi không biết, và những tướng lĩnh Khuyển Nhung, Hung Nô, Khiết Đan, Đột Quyết, Mông Cổ mù chữ hoặc mù chữ một nửa, mà lại giỏi hơn cả cường quốc Hoa Hạ có trong tay "binh pháp Tôn Tử" lừng danh thế giới, đánh cho cường quốc này điên đảo càn khôn. Thì ra họ có người thầy vĩ đại, một huấn luyện viên tài ba về quân sự là sói. Họ được kiến tập những trận chiến đấu trên thực tế, họ có thực tiễn chiến đấu lâu đời với đàn sói. Trần Trận cảm thấy chỉ vài giờ quan sát mà thu lượm được nhiều hơn mấy năm học binh pháp Tôn Tử và Clausowist. Nó tác động rất nhiều đến tính cách và linh hồn người đọc. Từ nhỏ, cậu đã mê lịch sử, những muốn làm rõ một trong những vấn đề tồn nghi của lịch sử: Một dân tộc Mông Cổ bé nhỏ nhưng đã dựng nên một đế quốc vĩ đại trải dài từ Á sang Âu trong lịch sử nhân loại. Vậy tài năng quân sự của họ từ đâu mà có? Cậu không chỉ một lần hỏi ông già Pilich. Ông già tuy không bằng cấp, nhưng hiểu nhiều biết rộng, ông dùng phương thức giảng dạy rất nguyên thủy mà cũng rất hiện đại, giải đáp cho cậu. Trần Trận đâm ra kính nể sói thảo nguyên và các dân tộc thảo nguyên sùng bái tôtem sói.
Cuộc chiến và kiến tập vẫn tiếp tục.
 

kanamura_husky

New Member
Tiếp chương 2 wolf Totem

Cuối cùng đàn dê buộc phải khởi động. Chỉ những con dê già nhiều kinh nghiệm trận mạc là cưỡng lại được mùi thơm hấp dẫn của cỏ tươi mùa đông mà chỉ ăn lửng dạ, giờ đây theo bản năng là chạy về phía con dốc không có sói, cuốn theo gần như cả đàn. Bụng lặc lè, chân đạp tuyết, lại theo dốc, số phận những con dê thật thê thảm. Đúng là một cuộc tàn sát, và cũng là sự trừng phạt của trí tuệ đối với những kẻ ngu xuẩn. Theo quan điểm của ông già Pilich, sói đang thay trời hành đạo, đang làm một việc thiện cho thảo nguyên.
Đàn sói không thèm để ý những con dê no vỡ bụng, không đánh mà tự thương. Sói xông thẳng vào những con to nhất cắn đứt họng, máu tươi phọt lên trời, văng tung toé trên mặt cỏ. Không khí lạnh ngắt đẫm mùi máu. Đàn dê thị giác, khứu giác cực kì mẫn cảm, thấy cái trò giết gà doạ khỉ sợ quá cố sống cố chạy lên dốc. Vài con đực dẫn đầu một số con lên đến đỉnh dốc đột nhiên dừng lại, xoay tròn như đèn kéo quân, không con nào dám nhảy xuống. Rõ ràng là chúng đã cảm thấy mối nguy hiểm đang chờ đợi trên mặt tuyết phẳng lì, không một ngọn cỏ nhô lên. Cũng vậy, những con dê già lập tức nhận ra quỉ kế của đàn sói.
Đột nhiên, đàn dê dày đặc trên đỉnh dốc bỗng chạy ngược trở lại, ầm ầm như đá chạy cát bay. Mười mấy con đực linh cảm thấy mối nguy rình rập cả hai phía, chúng chọn phía ít nguy hiểm hơn để phá vây. Chúng nổi khùng bất kể sống chết, quyết đối đầu với lũ sói. Tốp năm tốp ba, vai ken vai bụng ken bụng, cắm đầu chĩa những cặp sừng nhọn hoắt như mũi xà mâu, nhằm đàn sói xông tới. Những con dê còn khả năng chạy vội vàng theo sau. Trần Trận biết cặp sừng của dê vàng rất lợi hại. Mục dân dùng nó làm dùi khâu đồ da, đột lỗ, dày như da bò cũng xuyên thủng chứ nói gì da sói. Những cặp sừng nhọn hoắt của dê vàng lập tức tỏ ra công hiệu, vòng vây của đàn sói bị vỡ, một làn sóng màu vàng ùa ra chỗ đó như vỡ đê. Trần Trận cuống lên, chỉ sợ đàn sói mất công toi. Nhưng cậu nhìn thấy con sói chúa đã đứng ngay bên cửa khẩu, tư thế đĩnh đạc y hệt người gác đập mở cửa xả bớt nước khi thấy cơn lũ quá lớn, con đập chứa không hết. Khi những con dê có sừng và còn có sức chạy ra ngoài vòng vây, sói chúa cùng lũ sói lập tức bị chặt cửa khẩu. Lúc này, trong vòng vây chỉ còn lại một lũ đần độn không còn khả năng chạy, không vũ khí, không đầu óc. Trước sự tấn công của đàn sói, đám dê ô hợp đã mất con đầu đàn, hoảng sợ chạy trở lại đầu dốc và tất cả nhào xuống hồ tuyết. Trần Trận hoàn toàn có thể hình dung những con dê chân mảnh bụng lặc lè, kết cục sẽ như thế nào.
Đàn dê vàng và đàn sói đều mất hút tại đường chân trời, nơi tiếp giáp giữa trời và núi. Chiến trường rầm rập hàng ngàn tiếng chân chạy và máu me vung vãi, bỗng lặng ngắt. Trên bãi cỏ bảy tám xác chết, mấy con bị thương đang giãy giụa. Trận đánh từ lúc phát lệnh tổng công kích đến khi kết thúc, chỉ diễn ra trong vòng mươi phút đồng hồ. Trần Trận nín thở theo dõi, nhiều lúc thót tim.
Ông già đứng dậy vươn vai rồi ngồi xếp bằng tròn sau đám cỏ rậm, lấy trong túi Mông Cổ chiếc tẩu chạm ngọc lục, nhồi thuốc, châm lửa, nén tàn thuốc bằng cái nắp làm từ đồng bạc trắng, rồi rít một hơi dài. Trần Trận biết bộ đồ hút này ông già đã đổi bằng hai mươi tấm da cáo cho một thương lái người Hán chuyên đánh hàng sang Mông Cổ. Các thanh niên trí thức kêu đổi vậy quá đắt, nhưng ông già mê chiếc tẩu, không kể đắt rẻ. Ông còn bảo, người đi buôn cũng lắm gian nan, đường xa dặm thẳm, lỡ gặp cướp thì ngay cả tính mạng chưa chắc đã còn, kì kèo với người ta làm gì.
Rít liền mấy hơi, ông già nói: Hút xong tẩu thuốc này ta về.
Trần Trận đang cao hứng, vội nài: Sao không sang bên kia dốc xem sói đã dồn được bao nhiêu con mồi xuống đó?
Chỉ có hai người mà cậu dám sang đó? Ông già nói: Hỏi vậy thôi, không sang cũng biết. Tối thiểu vài trăm con. Ngoài những con còn nhỏ, gầy gò, những con may mắn chạy thoát, số còn lại đều chầu trời. Cậu đừng sốt ruột, đàn sói ăn không hết bao nhiêu, cả tổ mình đến lấy vẫn không hết.
Vì sao những con nhỏ hoặc gầy lại thoát hả bác? Trần Trận hỏi.
Ông già hấp háy mắt: Nhỏ và gầy thì nhẹ, mặt băng không vỡ nên chạy thoát. Sói cũng không dám đuổi theo. Ông lại cười: Bây giờ cậu đã thấy sói lợi hại chưa? Sói không những canh gác đồng cỏ, mà còn tặng quà Tết cho ta. Năm nay thì ta có cái Tết tươm rồi. Trước đây, moi lên được bao nhiêu dê vàng đều phải nộp cho mục chủ. Sau ngày giải phóng, dân được hưởng tất. Ơlon có quy định, ai trông thấy thì người ấy được lấy. Ngày mai các cậu nên lấy nhiều nhiều một tí, bọn mình trông thấy đầu tiên mà! Người Mông Cổ rất coi trọng tình nghĩa, từ nay các cậu và những người Hán khác chớ có nằng nặc đòi giết hết sói nữa nhé.
Trần Trận sướng quá, những muốn chắt đầy ngay một xe dê vàng kéo về. Cậu nói: Về thảo nguyên đã hai năm khổ vì sói, không ngờ bây giờ lại có lộc do sói đem lại.
Ông già Pilich nói: Người Mông Cổ kiếm được từ sói nhiều thứ. Cầm roi chỉ ngọn núi xa xa, ông nói tiếp: Dãy núi đó vẫn thuộc địa phận mục trường ta, rất nổi tiếng. Nghe người già kể lại, một tướng của Thành Cát Tư Hãn là Muhoali đã lừ được mấy nghìn quân kỵ của Đại Kim sa xuống trũng tuyết ở đó. Mùa xuân năm sau, Khan cho người đi thu nhặt chiến lợi phẩm, đao thương cung kiếm, giáp trụ yên cương chất cao như núi. Chẳng phải học từ sói đó sao? Cậu đếm thử mấy chục trận đại thắng của người Mông Cổ mà xem, trong đó quá nửa là học cách đánh của sói.
Trần Trận gật đầu lia lịa: Quả vậy. Con trai út Thành Cát Tư Hãn là Thác Lôi chỉ huy chiến dịch Tam Đảo ở Hà Nam, chỉ dùng hơn ba vạn kỵ binh mà tiêu diệt hai mươi vạn kỵ binh Đại Kim. Sau trận đó, nhà Kim diệt vong. Thác Lôi lúc đầu thấy quân Kim mạnh, không ra ứng chiến. Cũng như sói, ông ta đợi khi tuyết xuống liền dẫn quân đi ẩn nơi ấm áp, đợi miết cho đến khi quân Kim người ngựa ốm đau quá nửa mới kéo quân tới bao vây. Thác Lôi cũng như đàn sói này, không dùng gươm đao, mà dùng bão tuyết diệt địch. Mưu mẹo ấy, đức kiên trì ấy, đởm lược ấy y như sói. Thực ra, kỵ binh Nữ Chân của Đại Kim đâu phải đồ bị thịt, họ đã tiêu diệt Đại Liêu và Bắc Tống, chiếm được một nửa Trung Quốc, bắt sống hai Hoàng Đế Trung Quốc! Thác Lôi chỉ vài vạn kỵ binh mà dám đánh một trận bao vây lớn như thế. Binh thư Trung Quốc có nói, vây đánh thì quân số phải đông gấp mười. Kỵ binh Mông Cổ lợi hại như sói, một chọi trăm. Cháu quả thực phục sát đất. Đương thời cả thế giới cũng rất khâm phục...
Ông già gõ gõ cái tẩu, cười: Cậu cũng biết trận ấy hả? Nhưng đoán chắc là cậu không biết chuyện trận ấy tuyết rơi ba ngày ba đêm là vì sao? Đó là trời ủng hộ. Pháp sư Bồ Man của quân Mông Cổ cầu trời cho tuyết rơi xuống. Kim là kẻ thù lớn của Thành Cát Tư Hãn, vua nhà Kim cùng với kẻ đồng lõa là Tháp Tháp giết Éucai, bố đẻ Thành Cát Tư Hãn, giết cả chú ruột Thành Cát Tư Hãn Anbacai. Họ chết rất thảm. Đánh thắng trận này, người Mông Cổ mới hả dạ. Cậu xem, chẳng phải ông trời luôn luôn đứng về phía sói đấy ư. Ông già cười khà, như nếp nhăn hằn rõ trên mặt nhưng dính nhưng sợi lông cừu.
Hai người đi về khe núi phía sau, con ngựa ô trông thấy chủ gục gặc đầu mừng rỡ. Mỗi lần gặp con ngựa đã cứu sống mình, Trần Trận lại xoa đầu nó tỏ ý cảm ơn. Nhưng chính lúc đó Trần Trận lại nảy ra một ý muốn khó cưỡng là xoa đầu con sói.
Hai người cởi thừng buộc chân ngựa, lên yên, chạy nước kiệu về nhà.
Ông già ngẩng đầu nhìn trời, nói: Đúng là trời phù hộ chúng ta, ngày mai không có bão tuyết. Nếu đêm nay bạch mao phong tràn về thì một con cũng không còn.
(hết chương 2 Tôtem sói)





 

kanamura_husky

New Member
CHƯƠNG 3
TÔTEM SÓI
Y Tôn, vương hiệu Cônmo. Cha Cônmo, trị vì một nước ở phía tây Hung Nô. Hung Nô giết cha Cônmo khi Cônmo mới sinh vứt ngoài đồng, được sói cho bú sữa. Thuyền Vu lấy làm lạ, cho là thần, bèn đem về nuôi, lớn lên cho cầm quân, lập nhiều chiến công...
Tư Mã Thiên, Đại Uyển liệt truyện.



Sớm hôm sau quả nhiên lặng gió, tuyết cũng ngừng rơi. Khói bếp trên nóc lều thẳng tắp như cây bạch hoa chĩa thẳng lên trời. Bò, cừu còn đang nhai lại. Ánh nắng xua tan khí lạnh ban đêm, lớp sương đọng trên mình chúng nhanh chóng biến thành hơi nước rồi nhanh chóng biến thành lớp băng mỏng.
Trần Trận nhờ anh hàng xóm Quanbu chăn cừu hộ một hôm. Quanbu thành phần mục chủ, đang bị quản chế, đã bị tước quyền chăn dắt, nhưng 4 thanh niên trí thức khi cần vẫn nhờ anh chăn hộ gia súc, Caxưmai tính đầy đủ công điểm cho anh ta. Trần Trận và một thanh niên chăn cừu tên Dương Khắc, lên cỗ xe bò trục sắt gọn nhẹ, đến nhà ông Pilich.
Dương Khắc ở chung lều với Trần Trận là con trai một giáo sư nổi tiếng của một trường đại học nổi tiếng Bắc Kinh. Tủ sách nhà cậu ta tương đương một thư viện nhỏ. Hồi học cao trung (cấp 3), Trần Trận và Dương Khắc thường trao đổi sách, giao lưu cảm tưởng, thường là ý hợp tâm đầu. Hồi còn ở Bắc Kinh, Dương Khắc tính khí điềm đạm, gặp người lạ còn đỏ mặt. Chẳng ngờ lên thảo nguyên Mông Cổ mới hai năm ăn thịt cừu, uống sữa bò, ăn đậu phụ, bốn mùa đội tia tử ngoại trong cái nắng trên thảo nguyên, cậu đã trở thành một thanh niên cường tráng, mặt và chây tay đỏ au như dân du mục, tính cách cũng không còn vẻ thư sinh. Lúc này, Dương Khắc còn hăng hơn Trần Trận. Cậu ngồi trên xe dùng gậy gỗ gõ sống lưng con bò, miệng nói: Đêm qua mình ngủ không ngon giấc. Từ nay bố Pilich có đi săn thì cậu nhớ gọi mình đi với, dù nằm phục hai ngày hai đêm mình cũng chịu được. Mình chưa từng nghe sói làm điều tốt đến như thế cho người. Hôm nay phải chính tay tớ đào lên một con dê vàng thì tớ mới tin... Có thật là chúng mình được lấy đầy một xe không?
Sao lại không thật? Trần Trận cười: Bố Pilich đã nói, dù khó bới đến mấy cũng đảm bảo chúng mình lấy đầy một xe để đổi các thứ cần dùng và sắm một ít thảm dày...
Dương Khắc thích quá, giơ gậy vụt lia lịa. Trần Trận nói: Xem ra hai năm nay cậu mê sói không uổng công. Từ rày tới phải học bính thư của sói, biết đâu sau này chẳng có lúc dùng. Hình như điều cậu nói là một quy luật, dân tộc nào sống cuộc sống du mục nguyên thủy trên thảo nguyên, cuối cùng cũng sùng bái sói, tôn sói làm thầy như các dân tộc Hung Nô, U Xôn, Đột Quyết, Mông Cổ vẫn làm. Sách chép như thế. Nhưng tộc Hán thì ngoại lệ. Tớ dám khẳng định là người Hán chúng ta có ở đến vài thế kỷ trên thảo nguyên cũng không sùng bái tôtem sói.
Chưa chắc - Trần Trận nói - Như tớ chẳng hạn, tớ đã bị sói thuyết phục. Vậy mà tớ mới ở có hơn hai năm.
Dương Khắc hỏi vặn: Nhưng mà Trung Quốc đại đa số là nông dân, hoặc xuất thân nông dân, ý thức tiểu nông của người Hán chai lì như thép không gỉ. Họ đến thảo nguyên mà không bắt hết sói để lột da thì chớ kể. Tộc Hán ở Trung Quốc là tộc nông canh, ăn rau cỏ, sợ sói từ trong máu, làm sao có chuyện sùng bái sói? Người Hán ở Trung Quốc sùng bái Rồng chủ quản công nghiệp. Trông thấy tôtem Rồng chỉ dập đầu lạy, bảo gì nghe nấy. Đâu dám như người Mông Cổ học tập sói, bảo vệ sói, sùng bái sói nhưng vẫn giết sói. Tôtem của họ trực tiếp tác động đến tinh thần, tính cách của họ. Có sự khác biệt rất lớn giữa dân tộc nông canh và dân tộc du mục. Khi xưa tính cách nông canh tệ hại ẩn trong cái biển mênh mông của tính cách Hán nên chưa thấy, nhưng lên thảo nguyên lập tức bị bóc trần. Cậu chỉ thấy bố tớ là một giáo sư nổi tiếng, chứ cậu chưa biết ông nội tớ, bà ngoại tớ đều là nông dân...
Trần Trận tiếp lời, đặc biệt là thời cổ đại, dân tộc Mông Cổ chỉ bằng 1% dân số người Hán mà ảnh hưởng đối với thế giới vượt xa người Hán. Đến bây giờ, phương Tây cũng coi Trung Quốc thuộc giống Mông Cổ, bản thân người Hán cũng tiếp nhận cách gọi đó. Vậy mà khi Tần Hán thống nhất Trung Quốc, tổ tiên người Mông Cổ còn chưa có tên, thế mới sầu đời!
Người Trung Quốc thích xây trường thành tự nhốt mình lại mà thích huênh hoang khoe mẽ mình là trung tâm thế giới, là đế quốc trung tâm. Nhưng trong con mắt người phương Tây cổ đại, Trung Quốc chẳng qua là nước "tơ lụa", "nước gốm sứ", nước trà:worried:", Thậm chí nước Nga còn gọi cái nước Khiết Đan bé tí là Trung Quốc, đến nay vẫn không sửa, vẫn gọi Trung Quốc là "Kitai"!
Xem ra, sói rất đáng hâm mộ. Dương Khắc nói, tớ cũng bị lây cậu rồi, thành thử mở sách sử ra là tới cứ dò theo hướng Tây Nhung, Đông Di, Bắc Địch, Nam Man. Tớ ngày càng muốn giao lưu với sói, học hỏi cái hay của sói.
Trần Trận nói: Xem kìa, cậu sắp biến thành người Mông Cổ rồi. Tiếp ít máu sói vào, giống lai mới ưu việt!
Dương Khắc nói: Tớ phải cảm ơn cậu về chuyện rủ tớ về thảo nguyên. Cậu có biết, tớ bị câu gì của cậu điểm trúng huyệt không? Quên rồi hả? Đó là câu: Thảo nguyên tha hồ tự do.
Trần Trận thả lỏng dây cương, nói: Tớ nói như thế bao giờ? Cậu lại xuyên tạc rồi.
Hai người cười thoải mái, cỗ xe tiếp tục lăn, để lại hai vệt bánh xe trên tuyết.

0o0

Người, chó và xe cộ nhộn nhịp, như lễ hộ của người Chiphuchai trên thảo nguyên.
Người và xe của các tổ viên tổ sản xuất Caxưmai, của bốn Haotho(một cặp gồm hai lều Mông Cổ là một "Haotho), và của tám lều Mông Cổ đều được huy động. Tám chín cỗ xe lớn chở thảm dày, dây thừng, xẻng gỗ, củi và câu liêm. Mọi người đều mặc áo da cũ, bẩn và đen mốc, khuy đồng mài vàng xỉn. Nhưng người và chó thì rất vui, như bộ lạc Mông Cổ thời xưa đi theo các chiến binh thu dọn chiến lợi phẩm, dọc đường vừa uốg rượu cừa hát, bình rượu hình mật lợn bên ngoài bọc nỉ được chuyền từ đầu hàng đến cuối hàng, từ tay phụ nữ chuyển sang tay đàn ông. Đã hát là hát dân ca, tán ca, tình ca Mông Cổ, đã hát là ào ạt tuôn ra như vỡ đập nước. Bốn năm con chó Mông Cổ lông dày được tham dự cuộc hành trình hi hữu, sướng như điên, nô dỡn lăn lộn trên tuyết trắng.
Trần Trận cùng hai mã quan(người chăn ngựa)Batu, Lanmutrac, và năm sáu tay chăn bò, chăn cừu xúm quanh ông già Pilich như dân thiểu số xúm quanh tù trưởng. Lanmutrac mặt vuông mũi thẳng mắt to - đặc điểm người Đột Quyết, nói: Cháu có bắn giỏi đến mấy cũng không kiếm được bằng ông. Ông không tốn một viên đạn à cả tổ sung túc. Ông đã có đồ đệ người Hán, nhưng xin đừng quân học trò cũ người Mông này, ông nhá. Làm sao cháu không nghĩ ra hôm qua đàn sói có thể vây bắt bọn dê vàng kia chứ?
Ông già liếc xéo anh ta, nói: Từ rày cậu đi săn về hãy nhớ đến người già và các thanh niên trí thức trong tổ, đừng để họ ngưởi suông, không cho họ được miếng thịt nào. Trần Trận đến nhà, cậu mới cho cậu ta được cái đùi dê, người Mông Cổ đãi khách như thế đấy hả? Hồi trẻ chúng tôi đãi bọn trẻ và khách khứa hẳn một con dê vàng đầu tiên của mùa săn. Các bạn trẻ quên hết nếp sống của người Mông Cổ rồi! Tôi hỏi cậu, thiếu mấy con nữa thì cậu bằng Buho, dũng sĩ săn sói của công xã Bayincaoti? Cậu định lên báo lên đài lĩnh thưởng chăng? Cậu bắn hết sói thì sau khi chết cậu về đâu? Chẳng lẽ cậu làm như người Hán, khi chết bứng cỏ đào huyệt chôn dưới đất cho giòi bọ ăn? Linh hồn cậu không lên trời được rồi - Ông già thở dài - Hôm tôi họp trên Kỳ (huyện), người già của mấy công xã mạn Nam đều rất buồn. Họ bảo, đã nửa năm nay chưa trông thấy sói. Họ định chuyển về Ơlon ở.
Lanmutrac hất vành mũ phía sau gáy nói: Batu là con trai ông, ông không tin cháu thỉ thôi, nhưng ông có tin Batu không? Hôm ông nhà báo phỏng vấn cháu ở chỗ đàn ngựa, Batu cũng có mặt ở đấy. Cháu giấu bớt một nửa số sói không kể, ông hỏi Batu xem có đúng không.
Ông già quay lại hỏi Batu: Có chuyện ấy hả?
Batu nói: Đúng thế ạ. Nhưng mà người ta không tin. Họ lấy số liệu từ Hợp Cung tiêu, biết Lanmatrac bán bao nhiêu bộ da sói. Bố cũng biết, mỗi bộ da sau khi phân loại định giá trả tiền, trạm thu mua còn thưởng 20 viên đạn. Người ta tra sổ là biết. Nhà báo đưa tin trên đài phát thanh, nói Lanmutrac đã đuổi kịp Buho. Lanmutrac hoảng quá, phải nhờ người khác bán hộ.
Ông già nhíu mày: Các cậu bắn dữ quá, hai cậu bắn nhiều nhất mục trường đấy!
Batu phân trần: Bãi chăn của chúng cháu liền kề Ngoại Mông, phải coi là nơi nhiều sói nhất, không bắn thì chúng sang càng nhiều, đến nỗi ngựa choai chẳng còn được mấy con.
Ông già lại hỏi: Đi cả hai, chỉ còn mỗi Trương Kế Nguyên ở lại trông nom đàn ngựa?
Batu nói: Đêm mới nhiều sói. Chúng con sẽ gác đêm. Cậu ấy chưa quen bắt dê bằng chúng con.
Mặt trời mùa đông trên cao nguyên không lên cao, trái lại, đi ngang đường chân trời. Trời xanh chuyển sang trắng. Tuyết tan lớp trên mặt, long lanh như kính phản quang. Dưới nắng gắt, người, chó và xe cộ biến thành ảo ảnh. Mấy người chăn ngựa bị bệnh mù dở do tuyết, vội nhắm tịt mắt nhưng nước mắt vẫn ứa ra. Cánh đàn ông vội đeo kính râm. Phụ nữ và trẻ em vội lấy ống tay áo che mặt. Vậy mà những con chó gộc mắt vẫn mở trừng trừng, quan sát đàn thỏ nhảy nhót phía xa, hoặc cúi xuống đánh hơi hàng dãy chân cáo còn mới trên tuyết
Đến gần bãi vây, đàn chó phát hiện ra mùi lạ liền xông tới, sủa ăng ẳng. Một vài con chó bụng còn đói, tranh nhau ăn chỗ thịt thừa của đàn sói bỏ lại. Con Balua và mấy con chó săn của tổ lông gáy dựng đứng, sục sạo dấu vết của đàn sói trên tuyết, mắt đảo tròng, thận trọng dò tìm số lượng và thực lực đàn sói và con sói chúa. Ông già nói: Balua biết hầu hết những con sói vùng Ơlon. Quá nửa số sói cũng biết Balua. Lông gáy Balua dựng đứng, chứng tỏ đàn sói này đáng gờm.
 
Top