• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Sinh Sản & Không Cho Sinh Sản Đối Với Bồ Câu ?

vqcuong

Member
trước mình nuôi 1 đàn bồ câu ta, sau có 1 đôi đuôi xoè ( tiếc là con mái lại bị triệt sản nên không đẻ được ) đến ăn ké rồi dần dần ở lại luôn. Chim cũng như người việt nam mình vậy, thích sống bầy đàn.
 

vqcuong

Member
Chào mừng bạn tham gia diễn đàn bồ câu :wel:,
Bạn có thể hướng dẫn mọi người triệt sản bồ câu không bạn? Cám ơn bạn trước nha!
He he, chắc bạn không hiểu ý mình. ý mình là cặp bồ câu đuôi xoè khi đến nhà mình ở thì con cái đã bị triệt sản rồi, chắc do bên bán vì mình nuôi từ năm 98, lúc đó 1 cặp đuôi xoè chắc có giá nên người bán cố ý triệt sản để mình kg gây giống được. Con đực thì vẫn đi ngoại tình vô tư ra 1 bầy con lai đuôi dài nhưng không cao và xoè. Trong thời gian tới có dịp vào nam công tác chắc mình cũng kiếm 1, 2 cặp xoè về nuôi kiểng. Cảm ơn bạn đã quan tâm!
 

nguyen-hung

New Member
chắc triệt sản như gà thôi, hồi xưa nuôi gà mình từng làm,rạch 01 đường dưới bụng gần hậu môn, thò 2 ngón tay vào bóp bể 2 hòn( nằm gần xương sống), đây là mình nói con trống, chứ mái thì chưa làm
 

trantantai

Active Member
Kha kha:)):)) chẵng lẽ anh Big tính làm theo cách triệt sản này hả. Chắc là triệt sản xong chỉ còn bỏ vô tắm nước sôi nữa thô:((i. Chim trống mà triệt đi làm sao mà sung sức để bay chứ:sick:. Khi nào cần lấy giống thì bó tay luôn. Ý là anh em nuôi bồ câu đua đang nghĩ cách triệt sản tạm thời cho con mái đang trong thời gian tập huấn và đua thôi còn khi nào xong phận sự đạt được mốc ưng ý sẽ cho vào đẻ lấy con thả tiếp đó bạn.^:)^:-bd.
Mà đang nói về vấn đề chim bay qua nhà hàng xóm mà sao toàn nói về kế hoạch hoá gia đình không vậy, lạc đề rồi hay sao đó phải không anh Big xoá mấy bài này đi thôi
 
Em nghĩ chuyện cho chim đẻ hay kg hoàn toàn phụ thuộc và điều kiện chuồng trại và thời gian rỗi, nếu căn cứ quá nhỏ và phải đi làm từ sáng tới tối thì có lẽ kg nên cho chim đẻ vì chăm kg nổi, nhưng nếu kg cho chim đẻ thì kg có chim kế thừa. Vấn đề chim đẻ và luyện tập theo em cũng kg phải là vấn đề kg xử lý được, con nào đẻ cứ đẻ, con nào bay thì khỏi đẻ, nhưng mâu thuẫn ở đây là nếu kg cho chim bay thì sao biết là chim hay mà cho đẻ, mà cứ cho đẻ đại rồi sàng lọc lại qua quá trình bay cũng kg phải là phương án khả thi (vì bay đến một mức nào đó nhiều khả năng sẽ kg về). Quả nhiên nan giải!
 

trantantai

Active Member
Mình thấy Anh Flayer Newbie nói cũng có lý. Nhưng căn cứ của mình tắt biệt hẳn ra khu đẻ nhốt chuồng nhỏ. khu chuồng tập thể không có chỗ nào mà chim có thể quậy ổ được. Theo kinh nghiệm thì khi nhốt như vậy thì chim hầu như không đẻ mà chim đang đẻ bỏ vào chuồng thả cũng ngưng đẻ luôn. Mình nuôi ít chim trống, để vài con trống bay hay đẹp trai và đào hoa để giải quyết sinh lý cho mấy em mái thôi. Khi thả ra thì chúng cũng tranh thủ rủ nhau vào xó mà quậy ổ nhưng cuối cùng cũng không có đẻ. Hiện nay đã có vài cặp chuyến cung cấp chim con để thả còn nhưng em đã đi thì dự định cho đi hết chịu được thì cho nghỉ vào đẻ. Vì có chút thay đổi nên chưa chuyển căn cứ được chắc hết tháng sau rồi
 

trantantai

Active Member
Theo em thì nhốt chim vào chuồng tập thể không bỏ ổ đẻ thì chim tự ngưng đẻ. Chịu khó thả chim đều đặn không nhốt lâu trong chuồng thì không lo chim đẻ khi đang tập huấn đâu. Nếu nuôi đẻ chung trong chuồng thả thì chim sẽ có xu hướng đẻ nhiều và bay kém. Căn cứ em toàn là mái mà chẳng có con nào đẻ cả. Cần xác định cho đẻ hay để thả và cho chúng vào chuồng riêng khi đã đạt chuẩn.
 
Xin hỏi các cao thủ, nếu nuôi tách biệt trống mái hoặc nuôi chung trong chuồng tập thể kg có ổ đẻ một thời gian tương đối dài (>12 tháng), vậy có sợ chim bỏ nhà ra đi tìm chốn nương thân mới hay kg, vì theo bản năng chúng nó phải bắt cặp và sinh sản...
 

trantantai

Active Member
Xin hỏi các cao thủ, nếu nuôi tách biệt trống mái hoặc nuôi chung trong chuồng tập thể kg có ổ đẻ một thời gian tương đối dài (>12 tháng), vậy có sợ chim bỏ nhà ra đi tìm chốn nương thân mới hay kg, vì theo bản năng chúng nó phải bắt cặp và sinh sản...
Anh này có nhiều câu hóc búa quá nha? Các cao thủ trả lời nhe. Chim em nuôi hơn 12 tháng rồi nhưng có con chưa đẻ trúng nào và có con đã đẻ 1- 2 lứa rồi cho bay lại không hề đẻ nũa và cũng không bay đi đâu hết trừ phi bắt đi thả thôi. Đó là trường hợp của em thôi, còn nhiều căn cứ khác có vậy không thì không biết nữa. Em không phải là cao thủ nuôi chim thả nhưng cũng có chút kinh nghiệm học hỏi và thực tế.:))
Anh đã nuôi chưa sao mà lo xa thế cứ bắt vài cặp nưôi đại rồi tính tiếp.
Không phải cái gì cũng tính được anh ạ:D
 
Anh đã nuôi chưa sao mà lo xa thế cứ bắt vài cặp nưôi đại rồi tính tiếp.
Không phải cái gì cũng tính được anh ạ:D
Tất nhiên là kg phải cái gì cũng tính trước được, nhưng chơi đại (hoặc làm đại) rồi từ từ tính tiếp kg phải là phong cách của mình, kg chơi thì thôi chứ đã định chơi phải tìm hiểu trước để xem có phù hợp với mình hay kg, ba bảy hai mốt ngày dẹp thì anh em cười thúi lỗ mũi. Hơn nữa, do căn cứ của mình sẽ bắt đầu từ zero nên phải tìm hiểu để thiết kế chuồng trại cho phù hợp, ví dụ như nếu lâu lâu phải cho chim đẻ tất nhiên sẽ phải có ngăn riêng, ngoài 02 ngăn cho chim mái & chim trống tách biệt như đã được đại ka Bigflowerhorn tư vấn :D
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
- Nuôi chim Thái từ nhỏ thì chúng không bao giờ tự nhiên bỏ ta đi khi ta cho chúng ăn uống đầy đủ và không làm chúng hoảng sợ. Nếu ta tách chúng không cho cặp đôi thành 2 chuồng hay chuồng tập thể, chúng cũng không bỏ ta đi đâu vì chúng vẫn nghe tiếng gù vẫn nhìn thấy nhau mà và thỉnh thoảng còn được bay chung nữa những thời điểm này nhiều khi cũng được "ấy ấy" nữa nên yên tâm :D ! Nhưng có một điều là không nên nuôi toàn chim mái hay toàn chim trống như thế chắc chắn chúng sẽ đi tìm bạn và sẽ sập bẫy, người ta sẽ giữ chúng lại hay "chuyển" ra Nguyễn thị Nhỏ trở thành chim ấp vú cho các căn cứ nuôi kiểng khó có cơ hội hồi gia :D !

- Theo kinh nghiệm thì chuồng trống, chuồng mái là tốt nhất, mỗi ngày thả 1 chuồng không cho chúng bắt cặp :-bd ! Khi nào đạt mục đích rồi mới cho vào chuồng bắt cặp đẻ. Còn chuồng tập thể lộn xộn trống mái là bi kịch dù cho có hay không có ổ đẻ. Chim sẽ bắt cặp, đạp mái: con trống sẽ mất sức vì ít ăn , cứ mãi lo chuyện trai gái :blusshing:, con mái thì theo quy luật tự nhiên sẽ rớt trứng dù cho có hay không có ở đẻ (chúng biết tìm chổ nào thích hợp để đẻ, tổ tiên chúng làm tổ ở các hốc đá mà): 2 điều này là nguyên nhân hàng đầu của chuyện đôi ngã chia ly không trở lại khi tập huấn xa :(( !

- Vậy túm lại là nếu có 3 cái chuồng: chuồng trống , chuồng mái và chuồng đẻ :) thì tuyệt vời :-bd ! Còn nếu chỉ có 1 chuồng thì phải chịu khó bắt nhốt mái chung 1 chuồng sắt 1m2 (vì nếu nhốt trống chung chúng sẽ đánh nhau tơi bơi, mái thì ít sân si hơn) và thỉnh thoảng khi thả chung thì chịu khó giám sát chúng ngăn không cho làm chuyện "ấy" giống như mình đang làm hiện nay :) !
 
Top