• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Sán Dây

chienvet

Chuyên gia thú y
Mình vừa mới tìm được một tài liệu về sán dây kí sinh ở chó mèo nên post lên cho mọi người tham khảo để diều trị cho chó mèo nhà mình. Nếu bài này có trùng với bài của ai đó thì xin lượng thứ vì mình quên không ghi lại nguồn thông tin đó.
Có nhiều loại sán dây, sống ở loài chó có tên khoa học là Dipylidium caninum, các đốt có hình như hột của quả dưa chuột. Con trưởng thành không dài hơn 30 cm, và có 4 hay 5 lưỡi câu rất nhỏ trên đầu.
Sán dây chỉ cần vật chủ duy nhất để phát triển, đó là bọ chét hoặc chấy của chó. Do đó nếu chó không có bọ chét hoặc chấy cũng có nghĩa là nó sẽ không có sán dây.
Sán dây là động vật lưỡng tính và cần một vật chủ trung gian để hoàn tất chu trình biến hoá của nó.
Các đốt sán có chứa trứng sẽ đi ra ngoài theo phân, hoặc có thể tự nó di chuyển ra ngoài qua hậu môn và bám vào những sợi lông gần đó. Bọ chét đẻ trứng của nó lên đốt sán này, như vậy sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho ấu trùng. Dầu sán dây phát triển trên mình bọ chét con, khi bọ chét lớn lên và lại chui vào mình chó, nó đã mang theo sán dây rồi. Bọ chét cắn chó, chó sẽ ngứa ngáy rồi cắn vào chỗ ngứa, nuốt luôn cả bọ chét lẫn sán dây.
Vì trứng sán nằm bên trong đốt sán và khi theo phân ra ngoài các chất đốt nầy bị tan rã ra nhiều mảnh, nên dù có dùng kính hiển vi cũng không thể nhận biết được chó có sán dậy hay không. Nếu chó kén ăn, chỉ đòi ăn đồ ngon và tỏ ra không ngon miệng, nó có triệu chứng có sán dây. Thật ra người ta vẫn chưa biết nhiều về các triệu chứng gây ra bởi sán dây. Thường nó không gây ra triệu chứng gì, và có khi nhiều triệu chứng có ở chó bị sán dây lại không phải do nó gây ra. Có trường hợp những con chó bị sán dây trong một thời gian dài mà vẫn không có biểu hiện gì cả.
Những con chó bị nhiều sán dây đôi khi vô tình rơi rớt các đốt sán ra ngoài, rớt vào sàn nhà, thảm đồ đạc, giường nệm. Mỗi lần một đốt sán hay một chuôỉ đốt qua hậu môn chó đi ra ngoài đều gây ngứa ngáy và chó thường ngồi xỗm xuống sàn nhà và kéo lê cho đỡ ngứa. Có người trông thấy các đốt sán dây và lầm tưởng cho đó là giun kim, nhưng thật ra giun kim là một loài giun đủa không có ở loài chó .
Sán dây không lây bệnh từ con chó này qua con khác hoặc từ chó lây sang người. Sán dây trưởng thành cần phải có bọ chét hoặc chấy để giúp nó sinh sản. Do đó, nếu giữ cho chó sạch sẽ không có bọ chét và chấy thì hầu như chó không bao giờ có sán dây.
Còn có nhiều loại sán dây khác sống ký sinh ở trong thịt và các phần khác của cá, tôm cua, loài giáp xác, và cả ở thỏ rừng, thỏ nhà ; do đó ta không cho chó ăn các loại thịt nầy ( nhất là thịt sống ).
'' Phòng bệnh hơn trị bệnh '', ta không nên để chó nuốt bọ chét và chấy hoặc ăn sống các loại thịt trên trừ khi đã kiểm tra thật kỹ lưỡng. Nếu để chó thả rong thì điều này rất khó thực hiện. Những người yêu chó nên giữ không cho nó ra khỏi nhà ăn bậy và hãy bảo vệ, chăm sóc chúng.

Thuốc tẩy sán dây cho chó, mèo

Dùng NICLOSAMIDE liều 110 mg/1kg thể trọng cho cả chó,mèo.Tán nhỏ thuốc thành bột,trộn đều thức ăn ngon, nguội. Nếu sau tẩy 2 tuần vẫn còn đốt sán ra theo phân,tẩy lại với liều như trên.

Thị trường Thuốc Thú Y, nếu các bạn xem thành phần thuốc có NICLOSAMIDE đều dùng tẩy sán dây được.

Trên thị trường thuốc Tây (thuốc người ) hiện nay có Viên TANOX ( Niclosamide 500mg ) đóng hộp 4 viên của Nam Triều tiên, giá khoảng 5000, VND/1 viên, cũng dùng được cho chó,mèo.
 

KHIEMTN

Member
Mình phải ghi thêm lời cảm ơn bài viết của bác . Hết sức bổ ích bác ạ ! Sán dây là một vấn đề khá lớn với người nuôi chó mèo . Cảm ơn bác nhé !
 

TA_HUA

Member
Cảm ơn bác, trên diễn đần trước đây cũng đã có 1 bài trình bày rất kỹ về phòng và diệt sán dây cho chó. Tôi đã thử áp dụng dùng thuốc Tanox (của người), hiệu quả rất tốt.
 

Mr.Sky

New Member
Tài liệu của bạn rất có ích. Đọc xong nghe mà sợ cho bé Kito ở nhà. Bạn cho hỏi chó bao nhiêu tháng tuổi thì có thể dùng Tanox vậy ??
 

NguyenNhuThach

Active Member
Xin cám ơn ý kiến của các bạn và xin được góp chút kinh nghiệm:
Tôi thường dùng Niclosamide(Tanox,Yomesan) cho chó con từ 3 tháng tuổi trở lên,dùng quá liều một chút cũng không sao vì chó rất khoẻ và hao hụt trong quá trình uống+tiêu hoá.
Ở chó con nhỏ hơn(sau 3 tuần),tôi thường dùng đường tiêm với Ivermectin(có 3 hàm lượng khác nhau) vì trị được ve,bọ chét,ghẻ và giun đũa(không trị được sán dãi chó).
Ở chó nhỏ còn dùng được Levamisol(tên thuốc là: Vermox,Vermorex,Vermifar_đều là của người,loại vĩ 6 viên),trị được sán dãi(dây).
Phòng ngừa giun sán cho chó:
.Đừng thả rong để khỏi ăn bậy
.Thịt,cá,tôm,cua...cho chó ăn phải nấu chín
.Tận diệt ve,bọ chét trên chó(tiêm Ivermectin hàng tháng) và môi trường xung quanh
Và nên đến Bs thú y chuyên về chó mèo khi vướng phải bệnh.
 

NguyenNhuThach

Active Member
Bạn làm theo cách hồi xưa,giã hạt trái cau khô cho uống,nhưng sẽ không tính được liều lượng.
 

chienvet

Chuyên gia thú y
Trị sán dây bằng đông y

Hiện nay thuốc đông y đang được khuyến khích dùng để chữa bệnh cho thú y vì nó rất sẵn ở Việt Nam.
Chắc người Việt Nam nào lại không biết cây cau, nhưng tác dụng của nó thì sao và dùng nó trong thú y như thế nào thì ít người biết rõ. Vì sao các cụ lại hay ăn cau nhi ? Ngoài do phong tục tập quán thì còn gì nữa không nhỉ. Mình nghĩ là còn để trị sán dây. Vì theo một nghiên cứu thì người thường xuyên ăn cau thì tỷ lệ mắc sán dây cao hơn người không ăn cau.
Đây là một bài khá đầy đủ về cây cau và tác dụng của nó. Hy vọng nó sẽ mang lại cho mọi người hiểu biết mới.
Cây cau
Tên Đông y: Tân lang, Bình lang
Tên khoa học: Areca catechu L
Họ Cau dừa Arecaceae.
1. Mô tả cây và phân bổ
Cây cao được trồng rất phổ biến ở nước ta. Nông thôn đâu đâu cũng có. Nhiều nhất là các tỉnh miền Tây Nam bộ: Mỹ tho, Cần Thơ, Rạch Giá, Bến Tre…
Thân cau mọc thẳng, không cành, có nhiều vết lá cũ, cao khoảng 15 - 20 mét, đường kính thân 15 - 20cm. Trên ngọt có một chùm lá to rộng. Lá xẻ lông chim, có bẹ to. Mo ở bông hoa rụng sớm. Hoa đơn tính. Hoa đực ở trên, nhỏ, mầu trắng. Hoa cái ở dưới to, bao hoa không phân hóa. Quả hạch, hình trứng, to bằng quả trứng gà.
2. Bộ phận dùng làm thuốc
Cây cau cho ta rất nhiều vị thuốc, mỗi vị có tác dụng chữa bệnh khác nhau:
- Lá buồng cau (bẹ cau non): có tác dụng tiêu viêm rất tốt.
- Địa y ký sinh trên cây cau: Làm thuốc cam răng, miệng cho trẻ em.
- Rễ cau: Kích thích quá trình rụng trứng ở gia súc đa thai.
- Quả cau:
+ vỏ quả - Đại phúc bì: có tác dụng tiêu thung, lợi tiểu.
+ Hạt cau: Semen areca là thuốc ký sinh trùng đường tiêu hóa. Hạt cau hình trứng có kích thước 1,5 - 2cm. Mặt ngoài trơn bóng có nhiều vân nâu xẫm là do những lớp nội nhũ xếp cuộn lại. Phôi nằm ở chính giữa nội nhũ. Sau khi phơi khô hạt rắn chắc lại, nhăn theo những vân nâu sẫm.
3. Thành phần hóa học của hạt cau
1. Các ancaloit
Trong hạt cau có 4 ancaloit sau: arecolin, arecain, guvaxin và guvacolin.
Trong 4 ancaloit trên, arecolin là hoạt chất chính, trong hạt thư¬ờng chiếm khoảng 0,1 - 0,5%.
2. Tanin
Tỷ lê tanin trong hạt già chiếm khoảng 15 -20% còn trong hạt non tỷ lệ cao hơn, có khi chiếm 70%.
3. Lipit
Khoảng 14% với thành phần chủ yếu gồm myristin chiếm 1/5; olein 1/4: lauxin 1/2
4. Các chất đường
Đường chiếm khoảng 2% Sacaroza, mantoza, galactoza và một số muối vô cơ.
4. Tác dụng dược lý
1. Của các ancaloit
Trong 4 ancaloit kể trên, đa số các tác giả đều cho rằng arecolin là hoạt chất chính còn các ancaloit khác chỉ là chất độn.
Với cơ thể người và gia súc: arecolin làm tăng c¬ờng thần kinh phó giao cảm, làm co đồng tử mắt, tăng khả năng tiết nước bọt, tăng phần tiết các dịch của đường tiêu hóa, tăng nhu động dạ dày, ruột. Điều này có lợi cho việc tẩy ký sinh trùng đ¬ờng tiêu hóa. Liều quá cao arecalin, sẽ làm tê liệt thần kinh trung ương. Gia súc có thể chết.
Arecolin với mầm bệnh: các loại ký sinh ở đường tiêu hóa, dưới tác dụng của arecolin hay nước sắc hạt cau thần kinh của giun, sán bị tê liệt. Đặc biệt với các đốt đầu và các cơ bám, làm giun, sán bị tê liệt. Chúng mất khả năng bám vào niêm mạc ruột. Nhu động đường tiêu hóa của ký chủ tăng lên do tác dụng của arecolin. Vì vậy giun, sán bị tống ra ngoài theo phân.
Tác dụng tẩy của hạt cau phụ thuộc nhiều vào l¬ợng thức ăn, nồng độ arecolin tự do ở trong đ¬ờng tiêu hóa.
2. Tác dụng của tanin
Trong hạt cau, ngoài các ancaloit kể trên, tanin có vai trò như hoạt chất phụ. Nó có tác dụng phòng độc cho cơ thể bằng cách làm giảm khả năng hấp thu ancaloit. Đồng thời nó còn làm tăng nồng độ arecolin tự do ở đ]ờng tiêu hóa, làm giun sán nhanh say, nhu động ruột tăng nhanh, dẫn tới hiệu quả tẩy cao, triệt để.
5. Liều lượng
Chó, mèo : 2 – 5 hay 10 gr tuỳ trọng lượng chó.
6. ứng dụng
Điều trị giun, sán và ký sinh ở đường tiêu hóa của gia súc và người.
2. Chữa ngươì, chó, mèo, gà, bị sán dây.

Ngoài ra còn một số loại cây nữa nếu mọi người thấy cần mình sẽ post lên sau.
 

songlinh

Member
Cảm ơn bác, trên diễn đần trước đây cũng đã có 1 bài trình bày rất kỹ về phòng và diệt sán dây cho chó. Tôi đã thử áp dụng dùng thuốc Tanox (của người), hiệu quả rất tốt.
Bạn có thể cho tôi biết địa chỉ mua thuốc Tanox ở đâu ko? Tôi đã tìm tìm rất nhiều hiệu thuốc ( của người) trên địa bàn HN mà ko thấy bán. Hiện tại tôi rất cần, mong tin bạn gấp. Thanks
 

hadung

Member
thật là tuyệt e mới phát hiện chó nhà e lê *** xuống đất sinhnghi lên mạng search thì thấy ngay bài này của bác quả đúng như là gặp được quý nhân
cảm ơn bác rất nhiều
 

hoasung

Member
Hiện nay thuốc đông y đang được khuyến khích dùng để chữa bệnh cho thú y vì nó rất sẵn ở Việt Nam.
Chắc người Việt Nam nào lại không biết cây cau, nhưng tác dụng của nó thì sao và dùng nó trong thú y như thế nào thì ít người biết rõ. Vì sao các cụ lại hay ăn cau nhi ? Ngoài do phong tục tập quán thì còn gì nữa không nhỉ. Mình nghĩ là còn để trị sán dây. Vì theo một nghiên cứu thì người thường xuyên ăn cau thì tỷ lệ mắc sán dây cao hơn người không ăn cau.
Đây là một bài khá đầy đủ về cây cau và tác dụng của nó. Hy vọng nó sẽ mang lại cho mọi người hiểu biết mới.
Cây cau
Tên Đông y: Tân lang, Bình lang
Tên khoa học: Areca catechu L
Họ Cau dừa Arecaceae.
1. Mô tả cây và phân bổ
Cây cao được trồng rất phổ biến ở nước ta. Nông thôn đâu đâu cũng có. Nhiều nhất là các tỉnh miền Tây Nam bộ: Mỹ tho, Cần Thơ, Rạch Giá, Bến Tre…
Thân cau mọc thẳng, không cành, có nhiều vết lá cũ, cao khoảng 15 - 20 mét, đường kính thân 15 - 20cm. Trên ngọt có một chùm lá to rộng. Lá xẻ lông chim, có bẹ to. Mo ở bông hoa rụng sớm. Hoa đơn tính. Hoa đực ở trên, nhỏ, mầu trắng. Hoa cái ở dưới to, bao hoa không phân hóa. Quả hạch, hình trứng, to bằng quả trứng gà.
2. Bộ phận dùng làm thuốc
Cây cau cho ta rất nhiều vị thuốc, mỗi vị có tác dụng chữa bệnh khác nhau:
- Lá buồng cau (bẹ cau non): có tác dụng tiêu viêm rất tốt.
- Địa y ký sinh trên cây cau: Làm thuốc cam răng, miệng cho trẻ em.
- Rễ cau: Kích thích quá trình rụng trứng ở gia súc đa thai.
- Quả cau:
+ vỏ quả - Đại phúc bì: có tác dụng tiêu thung, lợi tiểu.
+ Hạt cau: Semen areca là thuốc ký sinh trùng đường tiêu hóa. Hạt cau hình trứng có kích thước 1,5 - 2cm. Mặt ngoài trơn bóng có nhiều vân nâu xẫm là do những lớp nội nhũ xếp cuộn lại. Phôi nằm ở chính giữa nội nhũ. Sau khi phơi khô hạt rắn chắc lại, nhăn theo những vân nâu sẫm.
3. Thành phần hóa học của hạt cau
1. Các ancaloit
Trong hạt cau có 4 ancaloit sau: arecolin, arecain, guvaxin và guvacolin.
Trong 4 ancaloit trên, arecolin là hoạt chất chính, trong hạt thư¬ờng chiếm khoảng 0,1 - 0,5%.
2. Tanin
Tỷ lê tanin trong hạt già chiếm khoảng 15 -20% còn trong hạt non tỷ lệ cao hơn, có khi chiếm 70%.
3. Lipit
Khoảng 14% với thành phần chủ yếu gồm myristin chiếm 1/5; olein 1/4: lauxin 1/2
4. Các chất đường
Đường chiếm khoảng 2% Sacaroza, mantoza, galactoza và một số muối vô cơ.
4. Tác dụng dược lý
1. Của các ancaloit
Trong 4 ancaloit kể trên, đa số các tác giả đều cho rằng arecolin là hoạt chất chính còn các ancaloit khác chỉ là chất độn.
Với cơ thể người và gia súc: arecolin làm tăng c¬ờng thần kinh phó giao cảm, làm co đồng tử mắt, tăng khả năng tiết nước bọt, tăng phần tiết các dịch của đường tiêu hóa, tăng nhu động dạ dày, ruột. Điều này có lợi cho việc tẩy ký sinh trùng đ¬ờng tiêu hóa. Liều quá cao arecalin, sẽ làm tê liệt thần kinh trung ương. Gia súc có thể chết.
Arecolin với mầm bệnh: các loại ký sinh ở đường tiêu hóa, dưới tác dụng của arecolin hay nước sắc hạt cau thần kinh của giun, sán bị tê liệt. Đặc biệt với các đốt đầu và các cơ bám, làm giun, sán bị tê liệt. Chúng mất khả năng bám vào niêm mạc ruột. Nhu động đường tiêu hóa của ký chủ tăng lên do tác dụng của arecolin. Vì vậy giun, sán bị tống ra ngoài theo phân.
Tác dụng tẩy của hạt cau phụ thuộc nhiều vào l¬ợng thức ăn, nồng độ arecolin tự do ở trong đ¬ờng tiêu hóa.
2. Tác dụng của tanin
Trong hạt cau, ngoài các ancaloit kể trên, tanin có vai trò như hoạt chất phụ. Nó có tác dụng phòng độc cho cơ thể bằng cách làm giảm khả năng hấp thu ancaloit. Đồng thời nó còn làm tăng nồng độ arecolin tự do ở đ]ờng tiêu hóa, làm giun sán nhanh say, nhu động ruột tăng nhanh, dẫn tới hiệu quả tẩy cao, triệt để.
5. Liều lượng
Chó, mèo : 2 – 5 hay 10 gr tuỳ trọng lượng chó.
6. ứng dụng
Điều trị giun, sán và ký sinh ở đường tiêu hóa của gia súc và người.
2. Chữa ngươì, chó, mèo, gà, bị sán dây.

Ngoài ra còn một số loại cây nữa nếu mọi người thấy cần mình sẽ post lên sau.
mấy cái này lạc hậu lắm rồi. Hiệu quả không cao. Mọi người chú y
 

Shakhi Viet

Active Member
Hiện nay thuốc đông y đang được khuyến khích dùng để chữa bệnh cho thú y vì nó rất sẵn ở Việt Nam.
Chắc người Việt Nam nào lại không biết cây cau, nhưng tác dụng của nó thì sao và dùng nó trong thú y như thế nào thì ít người biết rõ. Vì sao các cụ lại hay ăn cau nhi ? Ngoài do phong tục tập quán thì còn gì nữa không nhỉ. Mình nghĩ là còn để trị sán dây. Vì theo một nghiên cứu thì người thường xuyên ăn cau thì tỷ lệ mắc sán dây cao hơn người không ăn cau.
Đây là một bài khá đầy đủ về cây cau và tác dụng của nó. Hy vọng nó sẽ mang lại cho mọi người hiểu biết mới.
Anh Chiến, liệu chỗ in đậm có nhầm lẫn gì không?
 

chienvet

Chuyên gia thú y
Anh Chiến, liệu chỗ in đậm có nhầm lẫn gì không?
Vâng, cảm ơn anh! Chỗ này bị viết ngược! Phải là: "người thường xuyên ăn cau thì tỷ lệ mắc sán dây thấp hơn người không ăn cau."
Do bài viết theo cảm xúc nên khi đánh máy bị nhầm. Cảm ơn anh đã đọc bài!:love struck:
 
Top