• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

"Quái thú" ở Quảng Ngãi không phải là gấu

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Thứ năm, 12 Tháng 5 2011 07:42

(GDVN) – Hàng chục cán bộ, chiến sĩ bộ đội Biên phòng cùng chó nghiệp vụ đã “quần thảo” tại khu vực núi Đình để truy tìm “quái thú”…

Chiều ngày 11/5, ông Nguyễn Văn Hân, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Ngãi, cho biết: “Hàng chục cán bộ kiểm lâm, bộ đội biên phòng và chính quyền địa phương, cùng với chó nghiệp vụ đã “quần thảo” tại khu vực núi Đình và gành cửa Kẽm, nơi người dân Sơn Trà cho rằng mãnh thú ẩn nấp. Thế nhưng đến giờ phút này vẫn chưa phát hiện được dấu vết gì”.

Ông Nguyễn Trung Công, Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Bình Sơn, cho biết: “Sau nhiều lần về Sơn Trà để kiểm tra và xác minh, tthông tin mà người dân cung cấp quá mơ hồ nên không thể nói, suy đoán đó là con vật gì. Một số người cho rằng đó là con gấu, theo ý kiến cá nhân thì điều đó chắc chắn không phải, vì gấu rất hiếm khi ăn thịt sống, hoặc lục phủ ngũ tạng của chó. Không loại trừ khả năng mãnh thú chỉ là tin đồn”.

Công Thy
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Thông tin thêm về dã thú ở làng biển Quảng Ngãi
Dấu vết dã thú xuất hiện ở nhiều nơi
SGTT.VN - Như SGTT đã thông tin, dã thú đã tấn công và ăn thịt chó nuôi gây xôn xao vức 3, thôn Sơn Trà, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Theo phản ảnh của người dân, dã thú không chỉ xuất hiện ở thôn Sơn Trà mà còn "lang thang" ở các thôn làng lân cận để "thịt" thêm chó nuôi của người dân ở đây. Hiện tại chi Cục kiểm lâm Quảng Ngãi đã vào cuộc để xác định dã thú đó là con gì.
Nửa đêm, thú chạy trước ngõ


Vết chân dã thú để lại trên cát. Ảnh: Phạm Anh

Sáng 11.5, trở lại xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, chúng tôi được nghe người dân phản ánh, người dân ở thôn Tân Hy đã nhìn thấy dã thú chạy vào các ngõ thôn này. Chị Phạm Thị Kiện, hơn 40 tuổi, ở xóm Bàu, thôn Tân Hy cho biết, khoảng 3 giờ sáng ngày 10.5, khi chị thức dậy đi vệ sinh, thấy một con thú to bốn chân, màu xám đen, ước chừng 40-50 kg, thở hồng hộc chạy qua chạy lại trước ngõ nhà chị ba lần. Tối hôm ấy, chị đánh thức người em là Phạm Thị Thu cùng xem.
Sáng hôm sau, người dân ở xóm Bàu rúng động khi hay tin chó nuôi của anh Lê Văn Đừng bị dã thú ăn thịt. Con chó này cũng bị ăn trước sân nhà, mất phần đầu, thân mình bị xé nát và bị ăn mất phần nội tạng bên trong. Qua đó cho thấy dã thú xuất hiện và ăn chó ở vức 3, thôn Sơn Trà và xóm Bàu thôn Tân Hy là giống nhau. Như vậy, chứng tỏ con thú này không hoạt động ở một địa bàn mà đi nhiều nơi.
Anh Cao Tấn Sơn, trưởng Công an xã Bình Đông cho hay, đến nay cả hai thôn Sơn Trà và Tân Hy của của Bình Đông có gần mười con chó nuôi bị dã thú ăn thịt.
Không được giết chết dã thú


Kiểm lâm Quảng Ngãi nắm tình hình về dã thú từ dân chúng. Ảnh: Phạm Anh

Trưa 11.5, trao đổi với chúng tôi về vấn đề dã thú tấn công, ăn thịt chó nuôi ở địa phương nêu trên, ông Nguyễn Văn Hân, chi cục trưởng chi cục kiểm lâm Quảng Ngãi nhận định, khả năng có thể có thú dữ ở đây. Bởi trong thực tế, nếu không có thú dữ thì không có tình trạng chó nuôi bị ăn thịt như vậy. Hơn nữa, căn cứ vào dấu chân để lại trên cát, có khả năng đó không phải là gấu. Vì gấu rất khó tấn công chó và ít ăn thịt như vậy. Dấu chân đó thuộc họ mèo.
Theo phân tích của ông Hân, nhìn dấu chân để lại, có thể đó là con beo đốm. Vì chỉ có loại thú này mới hung dữ, gầm rú như vậy. Tuy nhiên, điều ông Hân băn khoăn là vẫn chưa có ai thấy rõ và xác định đó là thú gì. Chỉ có em học sinh Nguyễn Thị Hồng Nhi (học sinh lớp 7 trường THCS Bình Đông) nói là nhìn thấy, nhưng liệu có đáng tin hoàn toàn? Thêm vào đó, vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi xưa nay chưa có tình trạng dã thú xuất hiện như trường hợp này. Theo ông Hân, cho dù thú có hung dữ như vậy, nhưng nhất quyết không được hạ sát mà phải dùng súng bắn đạn gây mê để bắt đúng qui định giao cho các trung tâm cứu hộ.
Vào 14 giờ chiều ngày 11.5, chúng tôi cùng đoàn công tác của chi cục kiểm lâm Quảng Ngãi (trang bị súng AK và súng ngắn) về lại hiện trường có dã thú xuất hiện. Tại vức 3, thôn Sơn Trà, chúng tôi còn được anh Nguyễn Tài Thông, 46 tuổi kể: trong đêm 6.5, hai lần anh có thấy bóng dáng con thú ấy, ước chừng 35-40 kg, rình ở cạnh nhà mình. Tuy nhiên, anh không nghĩ đó là thú dữ. Đến sáng hôm sau, anh mới hay hàng xóm nhà mình có 5 con chó bị thú lạ ăn thịt. Vợ anh Thông, chị Nguyễn Thị Mai cho hay: mấy hôm nay, những gia đình ở đây gửi con cái vào trong thôn để ở, không dám cho ở ngoài này, vì sợ thú dữ tấn công. "Hồi trước, bọn tui dậy 2-3 giờ sáng đi mua bán cá. Còn mấy hôm nay, đến 5-6 giờ sáng, tỏ mặt người mới dám đi. Mong sao các cấp bắt con thú này đi, nếu không thì sống cảnh phập phồng miết, khổ lắm!", chị Mai than.
Sau khi nghe phản ánh của người dân, lực lượng kiểm lâm Quảng Ngãi do ông Nguyễn Văn Hân trực tiếp chỉ huy đã vào các nơi nghi có dã thú ẩn nấp để truy tìm.
PHẠM ANH
 

vits2be

Member
Phán đoán của các nhà khoa học về dã thú ở Quảng Ngãi

Các nhà khoa học cùng chung quan điểm chưa thể đưa ra nhận định cụ thể thú dữ xuất hiện ở Quảng Ngãi mấy ngày qua là con gì nếu chỉ dựa vào hình ảnh dấu chân. Tuy nhiên, các ý kiến chuyên gia nghiêng về 2 giả thiết, con vật là gấu hoặc báo.

Dấu chân con thú lạ in trên bãi cát làng biển Sơn Trà khiến nhiều người dân hoang mang. Ảnh: Trí Tín.

Giáo sư Võ Quý, chuyên gia sinh học hàng đầu Việt Nam:

- Chỉ dựa vào miêu tả sơ qua của người dân và những hình ảnh trên báo chí còn rất mờ nhạt, thì chưa thể đưa ra bằng chứng gì về con vật ở Quảng Ngãi.

Nếu con vật đó có màu đen và có viền trắng ở cổ giống như hình U và V giống miêu tả của một người dân thì đó là đúng con gấu. Nếu viền trắng dưới cổ có hình chữ U hoặc bán nguyệt thì đó là gấu chó, còn nếu hình chữ V thì là gấu ngựa.

Có thông tin cho rằng loài gấu không ăn thịt động vật là sai. Gấu là loài ăn tạp, người ta chỉ biết đến thức ăn chính là mật ông, tuy nhiên chúng có thể ăn các loài động vật khác.


Gấu ngựa. Theo thống kê của Cục Kiểm lâm Việt Nam, nước ta chỉ còn chưa tới 100 con gấu ở một số rừng núi. Địa bàn sinh sống của gấu chó và gấu ngựa tương đối rộng, trong đó có nhiều tỉnh ở miền Trung.

Tiến sĩ Lê Xuân Cảnh, Viện trưởng viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật:

- Dựa vào những đặc điểm nhận dạng ban đầu như miêu tả của người dân trên các bài báo, nhất là theo dấu hiệu viền trắng quanh cổ của con vật, thì nhiều khả năng đó là loài gấu.

Ở Việt Nam, hiện có hai loài gấu là: Gấu chó (Helarctos malayanus) và gấu ngựa (Ursus thibetanus). Đây là hai loài quý hiếm, cả hai loài này hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng do nạn săn bắt, buôn bán trái phép phục vụ nhu cầu khai thác mật để làm thuốc, lấy mật.

Trong sách đỏ Việt Nam, cả gấu chó và gấu ngựa đều bị đe dọa ở mức rất cao. Luật pháp Việt Nam cấm tuyệt đối việc săn bắt hai loài này. Hai loài gấu trên còn được bảo vệ theo công ước CITES - công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp.


Gấu chó. Thông thường, gấu chó và gấu ngựa không chủ động tấn công con người nếu không bị khiêu khích.

Ông Vũ Ngọc Thành, Khoa Sinh học, ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội:

- Khả năng thú dữ là con hổ là rất khó. Vì nếu thấy loài vật này, chó đã chạy ra ngoài ngay tức khắc. Dựa vào vết chân qua hình ảnh trên báo chí cũng khó có thể nói rằng đó là báo đốm hay gấu.

Gấu khó có khả năng ăn hết 5-6 con chó trong 1 đêm. Khi đói không chỉ động vật, mà ngay cả con người cũng có thể trở thành món ăn của loài gấu.

Nhiều chuyên gia khác đưa ra quan điểm thú dữ đó là con báo, vì báo thường hay giấu mình, ẩn nấp ở những nơi rất khó tìm. Thêm chi tiết nữa là, người dân không nghe thấy tiếng chó sủa. Với tốc độ ăn thịt con mồi thường chỉ có ở con báo mới có khả năng đó.


Với tốc độ ăn thịt con mồi thường chỉ có báo mới có khả năng đó.

Để xác định được con thú dữ đó không khó. Chỉ cần có bức ảnh về dấu chân thật rõ ràng, thêm vào đó cần có bức ảnh về xác con chó chết, các chuyên gia có thể dựa vào đó để phán đoán cách cắn xé đó là của loài nào. Ngoài ra, có thể dựa vào phân của động vật đó. Cần có bằng chứng khoa học xác đáng mới đưa ra kết luận cuối cùng.

Hương Thu
Vnexpress.net
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Dã thú lại xuất hiện gây hoang mang cho người dân Quảng Ngãi

Tờ mờ sáng 14/5, trên đường đi lấy lòng heo về nấu cháo lòng, bà Hồ Thị Nương đã phát hiện "thú lạ” đi trên đường đất đỏ kè cảng cá sông Trà Bồng ở thôn Tân Hy, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi).

Bà Nương hớt hải kể lại, con vật khoảng 40 kg, lông màu đen xám, trên lưng có vạch sọc trắng, đôi mắt sáng quắc như hai đèn pin đi ngược chiều về phía bà. "Ban đầu cứ ngỡ con nghé, sau đó nhìn lại là thú lạ, sợ quá tôi quay đầu xe bỏ chạy về nhà kêu con trai và bà con lối xóm ra xua đuổi thì thấy nó chạy về phía đồi ông Cảnh”.


Len trong rừng truy tìm dấu vết của con "thú lạ". Ảnh: Trí Tín.

Bỏ dở công việc làm ăn sáng nay, gia đình bà Nương tức tốc báo chính quyền địa phương về sự xuất hiện “thú lạ” thuộc địa phận khu vực xóm Dũng Cảm, thôn Tân Hy, xã Bình Đông.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Chủ tịch UBND xã Bình Đông, Phan Hòa cùng lực lượng công an, dân quân tự vệ địa phương đến hiện trường kiểm tra, xác minh.

Ông Hòa xác nhận: “Dấu chân thú để lại có đường kính khoảng 6 cm y hệt như dấu chân thú để lại ở bãi cát ven làng chài thôn Sơn Trà, xã Bình Đông". Theo ông Hòa, nỗi hoang mang của người dân ở thôn Sơn Trà vừa hết thì giờ lại lan sang thôn Tân Hy khiến người dân nơi đây lại lo lắng, sợ nguy hiểm đến tính mạng.


Lực lượng kiểm lâm, biên phòng truy tìm “thú lạ” ở núi Đình, thôn Sơn Trà, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) trong ngày 12/5. Ảnh: Trí Tín.

Tại hiện trường, hai dấu chân trước của con thú cách nhau khoảng 30 cm còn in hằn trên vũng bùn đất đỏ sau cơn mưa đêm. Nhận định của người dân địa phương, nhiều khả năng con thú đang ẩn trốn trên đồi ông Cảnh hoặc đồi Đá Địch ở thôn Tân Hy, xã Bình Đông.

Trưởng Công an xã Bình Đông, Cao Tấn Sơn lo lắng: “Hai quả đồi này cây cối rậm rạp, rộng đến 5 ha nên hiện việc truy tìm “thú lạ” gặp nhiều khó khăn nên các cơ quan chức năng cần quan tâm, hỗ trợ”.

Chiều nay, sau khi tiếp nhận thông tin này, ông Nguyễn Văn Hân, Chi Cục kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo lực lượng kiểm lâm huyện Bình Sơn khẩn trương, tiếp tục theo dõi, xác minh việc con thú xuất hiện trở lại ở thôn Tân Hy như chính quyền địa phương cùng người dân nơi đây phản ánh.

Trí Tín
 

Con Lợn Lòi

Active Member
Nhưng sao có 40kg mà lại chiến được nhiều chó thế nhỉ??? Vì hai con chó ta thường cũng dám cắn dổng một bé bự rốt tầm 50kg rồi, trong khi đó ở bản thì không chỉ có 2 em chó, mà chó thì có đặc tính săn mồi tương đối tốt...
Khó hiểu quá....
 
Top