• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Nuôi thỏ như thế nào ?

Mọi người ơi, em vưà được cho một nàng thỏ trắng muốt, mắt hồng đẹp cực, xjnh lắm. Nhưng mờ, chẳng biết nó ăn j` cả? Chị em bảo là cho nó ăn cà rối, nhưng mà không được dính nước. Cho nó ăn nó chỉ ăn có tí. Vậy nó có ăn j` nữa không. À, con này còn kinh ở chỗ là noá ăn ... phân cuả mình nữa. Em sợ quá. Ý, em hỏi nốt câu nữa, vậy thức ăn cuả thỏ ko dính nước thì nó có uống nước không. Thank trước nha:)
 

baby_kute_iumeo

New Member
bác hỏi đúng câu em định hỏi. Nhưng còn vụ thỏ ăn phân thì em biết rùi. Nhưng chỉ với thỏ rừng thôi, thỏ được nuôi trong nhà lâu dần sẽ bỏ tật đấy. Phân ấy chứa nhiều sinh tố tốt cho thỏ. Nhưng không ăn vẫn là tốt nhất
 

ximuoi

Member
Bạn đừng để thỏ dính nước, sẽ bị chết đó.
Luc trước nhà mình có nuôi, cho thỏ ăn rau muống hoặc rau lang, lá dông (loại lá bọc nem í). Trong rau xanh tươi vốn đã có nước, không cần phải cho uống nước.
Đừng cho thỏ ăn mồng tơi nha, lúc nhà mình nấu cơm cho nó ăn mồng tơi thấy tụi nó không khoẻ. Cái này chỉ là kinh nghiệm thôi.
Phân thỏ độc, hôi. Bạn nên dọn kỹ. Nên làm sàn chuồng bằng lưới để phân rớt xuống dưới.
Chúc bạn có 1 chú thỏ khoẻ mạnh, xinh đẹp.
 
Cảm ơn mọi người nhiều, biết ơn lắm đó, nhưng cho em hỏi thêm câu cuối ^^. Có thức ăn sẵn cho thỏ không vậy ?
 
Hỏi nốt câu cuối này nữa : Mèo với thỏ có ở gần nhau được không. Nhà bạn em nó bảo là cho hai con ở gần nhau nó cắn xé nhau dữ lắm. Nhưng không có mèo ở cạnh là thỏ bị chuột ăn thịt ( bạn em bảo nha )
 

ximuoi

Member
Cảm ơn mọi người nhiều, biết ơn lắm đó, nhưng cho em hỏi thêm câu cuối ^^. Có thức ăn sẵn cho thỏ không vậy ?
Mình nuôi ở nhà kiểu trang trại, cho ăn tòan rau tươi, câu này mình không bết rồi :(. Sorry bạn.

Hỏi nốt câu cuối này nữa : Mèo với thỏ có ở gần nhau được không. Nhà bạn em nó bảo là cho hai con ở gần nhau nó cắn xé nhau dữ lắm. Nhưng không có mèo ở cạnh là thỏ bị chuột ăn thịt ( bạn em bảo nha )
Mèo và thỏ tuyệt đối không cho gần nhau. Thỏ không tự vệ được ngòai cách chạy trốn. Mèo là giống có bản năng săn bắt, sẽ nguy hiểm cho thỏ. Mèo nhà mình hay ra chuồng ngắm nghía bọn thỏ 1 cách .... thèm khát :(
Thỏ nhà bạn lớn cỡ nào mà sợ chuột ăn thịt? Có thả rông hay nhốt trong chuồng? Trừ khi quá nhỏ vài tuần tuổi, chứ thỏ 1-2 tháng là khá to rồi, chuột nào dám ăn! Chuột nó không dám tới gần những con động đậy đâu bạn ;)
 
Ui, cảm ơn bạn nhiều nhiều. Thank nha. à thỏ nhà tớ còn bé lắm, hôm nay cho mọi người xem nha
 

hamster_chip_39

New Member
hồi trước mình có nuôi thỏ. rồi sau đó xem tivi thấy người ta bảo la` cho nước vào một cái bát rồi để trong lồng
 

ximuoi

Member
Còn bé quá bạn nên bỏ vào lồng, ôm ấp ít thôi nhé :)
hì hì, bạn nuôi thỏ mà cho uống nước chắc cũng tùy thức ăn. Xứ mình chưa thấy ai nuôi thỏ mà cho uống nước hết :)
 

tantulinh

Member
Bạn bắt nó ra ấy thì chỉ được túm tai thôi chứ không được ôm nó vào người đâu, ôm nhiều là nó chết đó
Mà thỏ ăn lại phân không có gì là lạ cảm để nó hấp thụ lại các khoáng chất cần thiết cho cơ thể thôi mà ^^
Mà hình như là không được cho uống nước thật
 
bạn có thể search trên google cách nuôi thỏ cho khỏe. theo như mình nhớ lúc đọc bài đó, thì chúng ta hay nghĩ cho tho ăn cà rốt, của cải, rau lang rau muống là tốt, nhưng thực ra hệ miễn dịch của thỏ rất yếu và cà rốt ko fải là lọai thức ăn tốt nhất cho thỏ. nên cho thỏ ăn các lọai rau nào lúc trồng được trồng trên cao, càng xa mặt đất càng tốt. các lọai rau củ trồng sát đất thì nên rửa thật kĩ trước khi cho ăn. sau khi rửa phải để thật ráo nước. tuyệt đối ko cho thỏ ăn rau củ sũng nước, ôi thiu nhũn hoặc dính thuốc trừ sâu. ví dụ cụ thể thì mình ko thể nhớ hết được vì đọc rất lâu rồi, lúc mình nuôi 5 con thỏ :). ko cho thỏ ăn rau củ nhĩn nước nhưng vẫn fải cung cấp nước sạch đầy đủ cho thỏ

về vấn đề vệ sinh thì phải làm vệ sinh chuồng thỏ thật sạch, ko để thỏ nhiễm lạnh hay dính nước. ngoài ra cũng ko nên để tay tiếp xúc với nước tiểu của thỏ. ko để chuột bọ chó mèo tiếp xúc với thỏ.

lúc bồng thỏ thì ko được nắm 2 tai thỏ kéo lên như dân gian vẫn hay làm vì đó là nơi non nớt nhất trên mình thỏ. sau khi bị bắt, thỏ rất căng thẳng, sợ hãi, giãy dụa. Nếu cầm tai nó xách lên, nó sẽ dễ bị gãy tai. Bạn càng không nên cầm 2 chân sau của thỏ, dốc ngược đầu nó xuống. Điều này sẽ làm cho tuần hoàn máu bị trở ngại, dẫn đến xung huyết não và chết.

Phương pháp đúng đắn nhất khi bắt thỏ là nắm nhẹ bên ngoài da cổ, khe khẽ nâng nó lên, rồi dùng tay kia đỡ thân sau của nó. Chú ý không nên làm cho da đứt khỏi thịt để thỏ khỏi bị thương.

về sức khỏe phòng bệnh cho thỏ, để cẩn thận bạn có thể liên hệ thú y để tiêm vacxin cho thỏ 3 tháng/lần để thỏ ko bị chết vì bệnh bại huyết.

Hàng ngày dọn vệ sinh lồng chuồng cho thỏ, quan sát cách ăn uống của thỏ.

- Nếu thấy thỏ có hiện tượng phân hôi, nhão sau đó lỏng dần thấm dính đét lông quanh hậu môn, thỏ kém ăn, lờ đờ uống nước nhiều đó là bệnh tiêu chảy.

* Cách phòng bệnh: Cho ăn chế độ ăn hợp lý đặc biệt khi chuyển thức ăn phải chuyển từ từ, thức ăn chứa nhiều nước cần phơi hao bớt nước trước khi cho ăn. Nếu thỏ bị nặng thì cho uống Sulfaguanidin với liều 0,1 g/kg thể trọng/ngày. Uống 3 ngày liên tục.

- Nếu thấy thỏ xù lông, kém ăn, gầy dần đôi khi ỉa chảy phân có màu đỏ thì đó là bệnh cầu trùng. Bệnh này rất phổ biến ở thỏ.

* Cách phòng trị: Hàng ngày quét dọn đáy lồng, rửa máng ăn, máng uống, không để thức ăn thô trực tiếp xuống đáy lồng. Các loại thức ăn phải sạch sẽ, không bị ôi, mốc hay bị biến chất đảm bảo chế độ dinh dưỡng và số lượng thức ăn theo nhu cầu của từng thời kỳ, đặc biệt là nhu cầu Vitamin, khoáng, muối. Sau khi cai sữa dùng các loại thuốc: ESB3, Cocstop - Sb3 trộn vào thức ăn tinh cho thỏ ăn 7 ngày liên tục rồi nghỉ 5 ngày lại cho ăn tiếp 7 ngày nữa.

Nếu thỏ ngứa, rụng lông và bong vẩy: Thỏ ngứa lấy 2 chân trước cào vuốt vào mồm, lắc đầu, rúc đầu vào thành lồng hoặc đồ vật xung quanh, hai chân sau dậm dật xuống đáy lồng đó là thỏ bị ghẻ.

* Cách phòng trị: Ta có thể dùng thuốc ghẻ lvemectin tiêm dưới da 1 lần cho thỏ từ 2 tháng tuổi với liều 0,5 ml/2 kg thể trọng, hoặc dùng Đepterex để bôi./.
 

hamster_chip_39

New Member
thiệt ra là cái ông tổng hay phó gì đấy ở bộ chăn nuôi ông nói thế chớ mình cũng chả biết:cow:
 
bạn cứ ghé mấy chỗ bán thức ăn cho bọ đó!thỏ ăn cũng như bọ nhưng phải cho nó uồng thêm nước!:)
 

ximuoi

Member
bạn cứ ghé mấy chỗ bán thức ăn cho bọ đó!thỏ ăn cũng như bọ nhưng phải cho nó uồng thêm nước!:)
Cho thỏ uống nước thì có 2 ý kiến trái ngược nè:

Bệnh trướng hơi đầy bụng
Bệnh thường xảy ra ở những gia đình nuôi thỏ chủ yếu bằng rau lá củ quả chứa nhiều nước; có khi do thức ăn bị thối, nẫu nát, mốc hoặc chuyển tiếp thức ăn quá đột ngột từ thức ăn khô kéo dài sang thức ăn xanh với lượng lớn. Mùa hè khi thỏ khát nước mà cho uống nước cùng với thức ăn thô xanh, củ quả cũng có thể gây bệnh.
Thỏ bị trướng hơi thể hiện bụng to, phình ra, căng như quả bóng bay, thỏ không yên tĩnh, khó thở và chảy nước dãi ướt lông quanh hai mép. Nếu không điều trị, đường ruột căng hơi chèn ép các cơ quan nội tạng như phổi sẽ làm thỏ chết ngạt.
Khi thấy thỏ trướng hơi cần ngừng cho thức ăn xanh và nước uống, chỉ cho ăn ít lá chát, lá chè, lá ổi, lá sắn dây đồng thời cho uống 1- 2 thìa con dầu thực vật, lấy tay vuốt xuôi hai bên thành bụng nhiều lần, ép cho thỏ phải chạy nhảy hoạt động nhiều lần.
Cần đề phòng bệnh này bằng cách phơi các loại rau lá chứa nhiều nước trước khi cho ăn, phải chuyển tiếp thức ăn dần dần và cho thức ăn sạch có chất lượng tốt, không cho ăn rau xanh chứa nhiều nước ngay sau khi cho uống nước.

Nguồn: http://vst.vista.gov.vn/home/database/an_pham_dien_tu/nong_thon_doi_moi/2005/2005_00037/MItem.2005-09-16.0654/MArticle.2005-09-16.2623/marticle_view

Vệ sinh thức ăn, nước uống

Cho thỏ uống nước máy, nước giếng khoan không có mùi tanh sắt... Rau cỏ rửa xong để ráo nước mới cho thỏ ăn. Mỗi ngày thỏ trưởng thành cần uống 0,6-0,8 lít/con, thỏ nhỡ 0,3 lít/con.

Nguồn : http://www.vietnamgateway.org/vanhoaxa/faq/index.php?action=article&cat_id=002001&id=832

Còn kinh nghiệm nhà mình nuôi chơi 1 bầy chừng chục con là KHÔNG cho uống nước chúng vẫn sống khỏe và sinh sản ầm trời không có chỗ nuôi í!

Riêng vụ phân thỏ không có độc thì mới biết thôi.
 

AlaskanMalamute

New Member
Cảm ơn mọi người nhiều, biết ơn lắm đó, nhưng cho em hỏi thêm câu cuối ^^. Có thức ăn sẵn cho thỏ không vậy ?
nếu có thức ăn chó thỏ sẵn thì mình khuyên bạn ko mua :D tôn' tiền thôi. Cho nó ăn rau , củ tươi là tốt nhất vì có nước bên trong các loại đó. Còn thức ăn sẵn hầu hết la phơi khô đóng gói ko có nc. Thỏ sẽ khát nước và chết.:-bd
tho ko uong' nuoc dau ban oi :D dung cho no uong' no se chet day' :d ko biet ly do nhung ko nen cho uong' nuoc
 
Thỏ nhà mình hiện rất béo tốt, hình như là có uống nước hay seo ý , mình cho nó ăn rau có dính nước mà ??????????????????????
 

sanka1828

Member
Cho mình hỏi chút, làm thế nào để phân biệt được đâu là thỏ đực đâu là thỏ cái
Mình có 1 chú thỏ, nhưng mà chẳng biết là đực hay cái
 

k790i

Member
Thật ra vấn đề phân thỏ là như thế này các bạn ạh , hê thống sinh lý của thỏ không có toát mồ hôi , mà tản nhiệt dựa vào đôi tai của nó , cũng giống như chó tản nhiệt bằng cách thở bằng lưỡi , sự thải nhiệt như vậy tránh thất thoát nước cho thỏ , tuy nhiên là thỏ lại bù trừ lượng nước qua thức ăn , điều này lý giải tại sao thỏ không uống nước tuy nhiên vẫn đi tè được . Ngoài ra cũng giống như loài bò , sao khi ăn thi lại ợ ra để tiêu hóa lại , chỉ khác là nó ị ra để ăn lại . Điều này giúp nó hấp thụ dinh dưỡng trở lại . Điều này cũng có thể tương tự như ở loài chó . Và lúc này đây việc đào thải chất cặn bã trong cơ thể không phải là do đường tiêu hóa đảm nhiệm nữa , mà là do đương tiểu đảm nhiệm , chính vì vậy mà nước tiểu thỏ rất hôi , khai , và độc . Còn phân thì không có vấn đề gì ghê gớm như các bạn thường nghĩ .

Các bạn hiểu chứ , nó ăn - tiêu hóa 1 nửa - ị ra - ăn lại - tiêu hóa - ị - ăn lại => việc này để hấp thu tối đa chất dinh dưỡng . Còn nước tiểu của nó bây giờ lại đóng vai trò là đào thải chất cặn bã . đái - nước tiểu khai rình .

Tuy nhiên là nhìn ở ngoài rất ư là ghê sợ , nên bạn nào nuôi thỏ để chơi thì nên làm tấm lưới ở dưới , chứ bồng nó ra mà ôm ấp mà nghĩ đến cái chuyện này thì bỏ nó vào nồi rượu vang còn hơn . Còn nuôi thỏ thịt thì khỏe , tiết kiệm đầu vào , thỏ lại có nguồn dinh dưỡng tốt .

Việc phân biệt thỏ đực hay cái , Thông thường lỗ sinh dục con đực tròn, cách xa hậu môn hơn, có trụ nổi lên, ở con cái thì có rãnh dài và gần lỗ hậu môn hơn . Dễ hơn nữa thì bạn đem con thỏ ra chơi với con becgie của bạn , thấy nó bỏ chạy là con đực , ở lại là con cái .
 
Top