• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Những ngày bình yên ở nhà chị Gấu

thuan81

Active Member
Tạm thời sống cùng bệnh sán em nó thôi!nhưng bizonzon em phải cẩn thận phân em nó!chắc chắn là sán ra nhiều lắm!phải diệt cho nó chết dùng tro nấu bếp rắc lên ,hoặc là muối và phân hủy nó đi,không khéo lây sang mấy con kia nữa !Em phải vệ sinh tay mình cẩn thận dùng thêm gel triệt trùng khi tiếp xúc !
 

Sheryl

Active Member
Mèo nhà bizonzon có đi hoang bên ngoài không? Có thể nó bị lây của các con mèo bên ngoài. :(. Sán dây mèo thì cơ bản là ít lây sang người, trừ trường hợp hi hữu là nuốt phải bọ chét, rận nhiễm trứng sán T"T. Tuy nhiên nhớ rửa tay kĩ phòng lây các bệnh giun khác mà mèo có. Các bé mèo con khi được 1 tháng tuổi cần phải tẩy giun sán ngay, sau đó 2 tuần tiếp một liều sau để giệt trứng còn sót lại.
 

hoalinh

Member
ấu trùng sán nó sống rất khoẻ trong môi trường tự nhiên , nó dính vào lông mèo , lên chăn lên gối rồi mình ôm ấp , hít vào và cuối cùng trong bụng mình thành ổ sán .Vòng đời của nó ngắn nhưng nó sinh trưởng phải đến 200 triệu ấu trùng
 

Sheryl

Active Member
ấu trùng sán nó sống rất khoẻ trong môi trường tự nhiên , nó dính vào lông mèo , lên chăn lên gối rồi mình ôm ấp , hít vào và cuối cùng trong bụng mình thành ổ sán .Vòng đời của nó ngắn nhưng nó sinh trưởng phải đến 200 triệu ấu trùng
Tùy loại giun sán thôi anh Dũng ạ. Như em đã nói, sán dây mèo thì không dễ lây cho người. Trường hợp lây cho người là nhỡ may nuốt phải bọ chét nhiễm sán thôi. Còn trực tiếp thì không sao. Đây là vấn đề vòng đời và vật chủ, vật trung gian, v..v. (như kiểu muỗi không truyền hiv mặc dù nó hút máu hết người này tới người khác nhưng lại truyền được giun chỉ ấy).

Nhiều loại giun sán có ở người và không có ở mèo và ngược lại.

Public health considerations: A child could acquire a tapeworm if they accidentally swallowed an infected flea. Except for this unusual circumstance, cat tapeworms do not present a hazard to human health.
(trích trong Cat Owner’s Home VETERINARY Handbook)

*tapeworm ở mèo. Không phải tất cả các loại tape worm

Tuy nhiên mèo nhà bizonzon nhiễm sán dây thì có khả năng nhiễm thêm các loại giun khác nên cần phải lưu ý rửa tay sạch sẽ nhé.
 

bizonzon

Active Member
Nghe mọi người nói mà sợ quá:worried:. Sán của con bé Nhẹo không phải là cái loại sán dây dài thế kia đâu ạ. Nó chỉ chừng hơn 1mm, chiều dài gấp đôi chiều ngang, dẹt. Hôm nào ăn phải cái gì không hợp bụng, Nhẹo bị đi lỏng thì mới nhìn thấy sán, còn thì đi phân cục khô queo, em nhìn kĩ mà không thấy có sán. Thi thoảng sán nó bò ra ngoài nữa làm con bé ngứa, khổ nó quá :(.
Mà dạo gần đây nó mới hay lang thang ra ngoài chơi Sheryl ạ, trước chả bước ra khỏi cổng bao h, bị thằng mèo hoang dụ dỗ, đúng là nuôi ong tay áo :((
 

Sheryl

Active Member
Nghe mọi người nói mà sợ quá:worried:. Sán của con bé Nhẹo không phải là cái loại sán dây dài thế kia đâu ạ. Nó chỉ chừng hơn 1mm, chiều dài gấp đôi chiều ngang, dẹt. Hôm nào ăn phải cái gì không hợp bụng, Nhẹo bị đi lỏng thì mới nhìn thấy sán, còn thì đi phân cục khô queo, em nhìn kĩ mà không thấy có sán. Thi thoảng sán nó bò ra ngoài nữa làm con bé ngứa, khổ nó quá :(.
Mà dạo gần đây nó mới hay lang thang ra ngoài chơi Sheryl ạ, trước chả bước ra khỏi cổng bao h, bị thằng mèo hoang dụ dỗ, đúng là nuôi ong tay áo :((
À, bizonzon không biết rồi. Cái trắng trắng bizonzon bảo là ấu trùng đấy (nó là đốt sán rụng ra, còn con sán bên trong dài = vài trăm tới cả ngàn đốt >_<). Bên trong ấu trùng chứa trứng sán :praying:. Thấy nó bò ra thì lấy cái tăm gạt ra rồi thủ tiêu = cách đốt ^^.
 

becan1987

Member
vậy thì kiếm cho nhẹo một thằng chồng đi, để nhẹo ờ nhà không bị buồn nữa
 

hoalinh

Member
Nghe mọi người nói mà sợ quá:worried:. Sán của con bé Nhẹo không phải là cái loại sán dây dài thế kia đâu ạ. Nó chỉ chừng hơn 1mm, chiều dài gấp đôi chiều ngang, dẹt. Hôm nào ăn phải cái gì không hợp bụng, Nhẹo bị đi lỏng thì mới nhìn thấy sán, còn thì đi phân cục khô queo, em nhìn kĩ mà không thấy có sán. Thi thoảng sán nó bò ra ngoài nữa làm con bé ngứa, khổ nó quá :(.
Mà dạo gần đây nó mới hay lang thang ra ngoài chơi Sheryl ạ, trước chả bước ra khỏi cổng bao h, bị thằng mèo hoang dụ dỗ, đúng là nuôi ong tay áo :((
Hình trên nó đấy , trong bụng Nhẹo nó dài như thế .Vòng đời nó ngắn nhưng nó sinh sôi nảy nở rất nhanh với số lượng khủng khiếp .Nhu Seryl nói , nó không lây vào người nhưng nếu ko rửa tay sach sẽ mà cầm thức ăn vào miệng là nó chui tọt vào trong cổ họng đó , thức ra mà nói không phải lúc nào cũng chăm chăm ý thức rửa tay , đôi khi quên mất .Mình có thể đang ôm Nheo trong lòng hôn hít, thấy mẹ làm trong bếp có mùi thơm hấp dẫn bày ra đĩa , đi qua tiện tay bốc một miếng cho vào miệng nhai ,hay con gái hay ăn quà vặt .Nếu nó đi ị vào chậu thì phải vệ sinh bằng cách đổ nứoc sôi vào đó tráng nhé .Mình rất hay đi chơi sieu thị , hôm nọ lên Tràng tiền plaza có siêu thị của Vinaconex trên tầng 5 bán một hộp trong dó có găng tay nilong 100 cái khá rẻ .Bi zon zon mua cái đó về mà dùng .
 

hoalinh

Member
Cứ ngỡ cho thú cưng cùng lên giường ngủ chung là thể hiện được tình yêu thương của mình với động vật, nhiều người đã không biết rằng đó là một "tình yêu mù quáng" vì người bạn ngủ chung tưởng như đáng yêu đó có thể trở thành nguồn nguy hiểm lây bệnh cho những ai nằm gần.

Ôm hôn, chơi, thậm chí ngủ cùng thú nuôi như chó, mèo, chim cảnh… đã trở nên bình thường ở các hộ dân sống trong đô thị ngày nay. Thế nhưng rất ít người biết các thú nuôi này cũng có thể mắc nhiều loại bệnh và lây sang người, kể cả các bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

Mới đây, một bệnh nhân đã đến bác sĩ khám bệnh vì thường xuyên lên cơn hen suyễn và nhiều lần phải nhập viện cấp cứu. Bệnh chỉ lắng dịu mỗi khi người này đi công tác xa nhà. Sau khi kiểm tra việc sử dụng thuốc, điều chỉnh hết các nguyên nhân có thể khiến bệnh không kiểm soát được, bác sĩ đã đi đến kết luận thủ phạm khiến người này thường xuyên lên cơn hen suyễn chính là… năm con chó nuôi trong nhà.

Chạy trời không khỏi... nhiễm bệnh

Có rất nhiều đường lây truyền bệnh từ thú nuôi qua người và cũng có rất nhiều loại bệnh xuất phát từ việc lây truyền này. Phân, nước tiểu, nước bọt… của thú nuôi có chứa vi khuẩn, virút, trứng ký sinh trùng sẽ lây từ tay bẩn đưa lên miệng, bám vào thức ăn nấu chưa chín, rau sống rửa chưa sạch… để gây bệnh. Mầm bệnh cũng có thể lây qua các vết cào, cắn của thú nuôi. Thú nuôi còn có thể gây bệnh cho người qua đường hô hấp do hít phải lông thú có chứa ký sinh trùng, vi khuẩn… Ngoài ra vảy da, nước bọt, nước tiểu của thú nếu dính lông cũng có thể gây dị ứng cho người hay làm khởi phát cơn hen suyễn. Một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp:

Bệnh do vi khuẩn: mỗi năm trên thế giới có hàng triệu người mắc bệnh thương hàn và bệnh đường ruột do vi khuẩn như Salmonella, Shigella, Campylobacter… Các vi khuẩn này có thể tìm thấy ở phân chó, mèo, chim. Người mắc bệnh bị sốt, tiêu chảy, ngộ độc, bệnh nặng có thể đưa đến tử vong. Một số người thì lại bị nhiễm xoắn khuẩn Leptospira, là một bệnh lây do tiếp xúc với nước tiểu của thú nuôi thông qua lây nhiễm trực tiếp hay nhiễm vào đất, thức ăn, nguồn nước. Leptospira xâm nhập cơ thể người qua niêm mạc mắt, mũi hay vết trầy xước da. Ngoài ra còn có bệnh dịch hạch lây truyền từ thú gặm nhấm sang người qua trung gian truyền bệnh là bọ chét. Bệnh dịch hạch cũng có thể lan truyền do tiếp xúc với thú nuôi trong nhà như bị mèo cắn hoặc hít phải các giọt chứa vi khuẩn ở mèo mắc dịch hạch thể phổi.
Bệnh do virút: phổ biến nhất là bệnh dại do thú nuôi (chó, mèo…) bị mắc bệnh dại cào cắn. Đến nay, bệnh này vẫn chưa thể chữa khỏi. Ngoài ra thú nuôi còn có thể lây truyền các virút gây bệnh như cúm gia cầm, viêm não, sốt xuất huyết...

Bệnh do ký sinh trùng: chó, mèo có thể nhiễm nhiều loại ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun móc, sán. Trứng của các loài giun, sán này được bài tiết theo phân chó, mèo và tồn tại rất lâu trong môi trường bên ngoài như đất, cỏ, rau, thức ăn, nước uống… trở thành những nguồn lây bệnh cho con người.

Đối với bệnh giun đũa Toxocara canis, Toxocara cati… khi vào cơ thể người, trứng nở thành ấu trùng sẽ theo đường máu đến gan, phổi, mắt, não và một số cơ quan khác gây ra nhiều bệnh: sốt, gan to, lách to, hạch to, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm tuỵ, viêm thận, yếu liệt tay chân, viêm thần kinh mắt, mù mắt…

Đối với bệnh sán dãi chó, mầm bệnh là ấu trùng của loài sán Echinococcus granulosus, khi vào cơ thể người sẽ tạo thành những nang sán, cư trú và phát triển trong các cơ quan người như gan, phổi, não. Khi kích thước lớn có thể gây những hậu quả nguy hiểm như chèn ép hay vỡ nang, có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài ra còn có bệnh nhiễm Toxoplasma, do nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma gondii. Mèo được xem là nguyên nhân chủ yếu truyền bệnh Toxoplasma cho người. Người bệnh thường không có triệu chứng nhưng cũng có thể bị đau đầu, hạch to, giống như bị cúm. Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị ảnh hưởng và có nguy cơ sẩy thai, thai lưu hay truyền bệnh cho thai nhi. Thai nhi mắc bệnh Toxoplasma có thể bị tổn thương ở mắt, thậm chí mù mắt.

Yêu thương thú cưng phải đúng cách

Có một số người đã hiểu không đúng khi cho rằng có thể bằng mắt thường nhìn thấy những nguy cơ lây bệnh từ thú nuôi trong nhà. Thật ra, có rất nhiều trường hợp thú nuôi mang mầm bệnh nhưng có thể không có bất cứ biểu hiện bất thường gì. Do đó phải áp dụng các biện pháp phòng tránh lây bệnh từ thú nuôi ngay cả khi trông chúng có vẻ ngoài khoẻ mạnh. Có một số nguyên tắc an toàn mà những người nuôi thú cần lưu ý khi chăm sóc thú nuôi: tắm rửa thú nuôi thường xuyên, tẩy giun sán định kỳ khoảng sáu tháng/lần, tiêm ngừa bệnh và kiểm tra sức khoẻ thường xuyên ở các phòng khám thú y, không cho thú nuôi ăn thịt sống…

Đối với người nuôi thú cũng phải chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân. Phải rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với thú nuôi và trước khi ăn. Không ôm hôn, ngủ chung, ăn uống chung với thú nuôi. Không cho trẻ em chơi dưới đất, mút tay nếu trong nhà có nuôi thú vật. Tốt nhất nên cho trẻ chơi nơi không có chó, mèo lui tới. Trái cây, rau sống cần rửa thật kỹ trước khi ăn. Không ăn sống các món lòng heo, gà, thỏ, cừu... Một số người dễ mắc bệnh từ thú nuôi hay khi mắc bệnh thường trở nặng là người già, trẻ em dưới năm tuổi, phụ nữ có thai, bệnh nhân suy giảm miễn dịch, ung thư, ghép tạng.

Nguồn: giadinh.net.vn
 

ngudaymuon

Active Member
E ơi, em mua thuốc tẩy giun sán cho Nhẹo đi, thuốc đó uống được cả khi mang bầu mà. :(
Không đợi được, em phải tẩy luôn, vì nếu không sẽ lây sang em, sang người, sang Meo, Lu nữa.
 

hathu08

Active Member
Mới đọc xong comment của anh hoalinh em thấy hơi chùn chùn, nhưng mà nhìn cái mặt của thằng con mình ngây thơ nhìn mình vô (số) tội, thì thôi tặc lưỡi :con mình mà :D
Chị bizonzon tẩy giun sán cho Nhẹo đi, trước Gấu nhà em cũng thấy có đốt sán, tẩy 1 cái là hết sạch luôn chị ạ
 

bizonzon

Active Member
E ơi, em mua thuốc tẩy giun sán cho Nhẹo đi, thuốc đó uống được cả khi mang bầu mà. :(
Không đợi được, em phải tẩy luôn, vì nếu không sẽ lây sang em, sang người, sang Meo, Lu nữa.
Chị ơi, nó bầu to lắm rồi, em chị sợ uống thuốc vào nó bị sao thì chết :((
Ôi, theo như bài của anh Dũng thì chắc em bị chả thiếu bệnh nào lây từ mèo rồi :nailbitting:
Mọi người có biết thuốc nào tẩy sán cho mèo được không ạ? Mách cho em với. Em sợ thuốc giun bình thường không tẩy được sán :doh:
 

Sheryl

Active Member
Chị ơi, nó bầu to lắm rồi, em chị sợ uống thuốc vào nó bị sao thì chết :((
Ôi, theo như bài của anh Dũng thì chắc em bị chả thiếu bệnh nào lây từ mèo rồi :nailbitting:
Mọi người có biết thuốc nào tẩy sán cho mèo được không ạ? Mách cho em với. Em sợ thuốc giun bình thường không tẩy được sán :doh:
Haizzzz, không lây sán dây đâu. Chỉ lây khi nhỡ may nuốt bọ chét đã bị bệnh thôi T"T, vì trứng sán dây mèo không tự nở được thành sán trong cơ thể người. Cho con bé uống Exotral là được rồi. Tẩy được cả giun lẫn sán. Trong toa thuốc thì ghi là an toàn cho mèo mang thai. Tuy nhiên
http://www.virbac.vnn.vn/vi/index.php?prodetail&idpro=143&idcat=32

Bizonzon nên cho tất cả mèo trong nhà uống. Người thì mua thuốc tẩy giun về uống luôn. Vì không lây sán dây nhưng có một vài loại giun khác lây được.
 

ngudaymuon

Active Member
Hôm qua chị nhớ là chị hỏi Chiền, Chiền bảo mèo mang thia vẫn uống được mà. E thử gọi hỏi Chiền xem tên thuốc là gì nhé. Tẩy luôn và ngay đi. :(
 

bizonzon

Active Member
Haizzzz, không lây sán dây đâu. Chỉ lây khi nhỡ may nuốt bọ chét đã bị bệnh thôi T"T, vì trứng sán dây mèo không tự nở được thành sán trong cơ thể người. Cho con bé uống Exotral là được rồi. Tẩy được cả giun lẫn sán. Trong toa thuốc thì ghi là an toàn cho mèo mang thai. Tuy nhiên
http://www.virbac.vnn.vn/vi/index.php?prodetail&idpro=143&idcat=32

Bizonzon nên cho tất cả mèo trong nhà uống. Người thì mua thuốc tẩy giun về uống luôn. Vì không lây sán dây nhưng có một vài loại giun khác lây được.
2 đứa kia nhà tớ thì mới được tẩy cách đây khoảng 2 tháng thôi, con bé Nhẹo này là do không làm cách nào cho nó uống thuốc được, T^T. Thuốc tẩy giun cho mèo thì có phải như ở người, 6 tháng mới được tẩy 1 lần không cả nhà?
 

hoalinh

Member
Có gì mà ko uống được , nếu là thuốc viên nghiền nó ra rùi pha với nước vừa đủ một xi lanh loại nhỏ nhất sau đó cắt móng hai chân trước hoăc đi găng tay cao su rùi đè nó ra xịt vào mồm miệng nó là xong ..... xịt từ từ ko nó sặc
 

Sheryl

Active Member
2 đứa kia nhà tớ thì mới được tẩy cách đây khoảng 2 tháng thôi, con bé Nhẹo này là do không làm cách nào cho nó uống thuốc được, T^T. Thuốc tẩy giun cho mèo thì có phải như ở người, 6 tháng mới được tẩy 1 lần không cả nhà?
đâu phải là 6 tháng mới được đâu. Về mặt cơ bản thì nếu xét nghiệm phân có thì tẩy. Không thì cứ định kỳ 6 tháng 1 lần tẩy. Mà 6 tháng là định kỳ với người, mèo lớn. Trẻ con, mèo con dễ bị hơn thì khoảng cách tẩy còn gần hơn nữa. Khi tẩy lần 1 rồi mà thấy có giun sán ra thì tốt nhất 2 tuần sau tẩy lại để xử lý trứng.
 

bjkb4b0n

Member
đọc xong bài của hoalinh mà thấy có cái gì đó rợn rợn à,nổi cả da gà.hic.e cũng vừa phải cho mèo tẩy giun hic.
 
Top