Những điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Mèo
Mèo là vật nuôi hiền hòa, gần gũi, thân thiện với con người.Có thể bạn đã biết hoặc chưa biết những điều thú vị về mèo như sau :
1. Mèo tam thể ( ba mầu: đen, vàng, trắng): Trên 90% là mèo cái.
2. Mèo con mới sinh muốn biết đực hay cái, hãy vạch đuôi ngược lên quan sát: Nếu có 2 chấm (1 lỗ hậu môn+âm hộ) là mèo cái, 3 chấm (1 hậu môn+1bìu dịch hoàn+1đầu dương vật) là mèo đực.
3. Mèo toàn bộ lông mầu trắng, cả hai mắt đều mầu xanh da trời: trên 80% bị điếc bẩm sinh. Bạn muốn thử, hãy bất ngờ vỗ tay gần tai mèo sẽ không thấy có phản ứng, gọi cho ăn không biết.Tính tình rất hiền lành, không muốn tiếp xúc với các con vật khác hoặc chỗ đông người. Phản ứng không linh hoạt, dễ bị tai nạn xe cộ nếu để mèo chạy qua đường giao thông.
4. Giống như loài sư tử, mèo cũng có bản năng"Chúa Sơn Lâm" một mình thống trị thiên hạ. Mèo đực ( mèo Bố ) trong điều kiện nuôi, giao phối tự nhiên thường truy tìm các ổ mèo con của mình để tiêu diệt, ăn thịt tất cả các con đực ...chỉ là con đực!!! Hãy cảnh giác với các bậc "Cha Tặc" này. Để bảo vệ các con của mình, con mẹ rất cảnh giác với bạn tình của mình. Dân gian có câu"Dữ như sư tử cái", mèo cũng cùng họ với hổ báo, sư tử.
5. Mèo thường"giấu" kỹ và kín đáo các chất thải: phân nước tiểu. Dân gian cũng có câu"Giấu như mèo giấu c...".Đặc điểm này rất tiện lợi cho việc tập toilet đúng chỗ, vệ sinh. Ngược lại, cẩn thận kẻo mèo "bậy ở trong tủ quần áo đấy. Thị trường có bán CATSAN là chất khử mùi cho mèo toilet rất tốt.
6. Mèo thường nằm sát vào người bạn, bạn nghe thấy tiếng "grù..grù.."phát ra. Đó là biểu hiện một con mèo khoẻ mạnh, rất sung sướng, hạnh phúc, muốn được chủ âu yếm. Ban đêm nhiều chủ mèo rất sợ tiếng động này, thường hất, ném mèo ra khỏi giường làm cho mèo mất hứng. Nếu vậy, bạn có thể chưa hiểu và quý mèo của bạn lắm.
7. Các "cuộc tình", giao phối của mèo thật sự không êm ả chút nào. Lúc đầu là cả một cuộc "giao chiến" tàn khốc. Nhiều anh chàng về nhà xây xát, mệt mỏi như xác không hồn. Nhất là ngôn ngữ "gợi tình"của mèo vào ban đêm thì thật "dễ sợ"- không khác gì tiếng gào thét của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, đói rét.
Hiện nay đa số mèo nuôi trong đô thị đã vô tình biến các chú mèo có hoạt động rộng rãi về khu vực, lãnh thổ, trở thành mèo" chỉ biết sống trong căn hộ"( indoor cats), nó mất dần bản năng sinh hoạt cộng đồng, thậm chí có mèo không thể nhận biết: chuột là con gì nữa!
Đặc tính lãnh thổ của mèo.
Đặc tính lãnh thổ của mèo được mô tả bằng sơ đồ dưới đây đối với mèo được sống tự do trong cộng đồng mèo và tự nhiên:
1. Khu vực của các chàng mèo đực: Thường có phạm vi rất rộng kể cả trên các mái, nóc nhà. Là "sân chơi" tìm bạn tình, hoặc các trận "đanh ghen" nghiệt ngã.
2. Khu vực mèo mẹ và đàn con tập tiếp cận với điều kiện sống: Dù chỉ khoảng lãnh thổ nhỏ, nhưng cũng đủ để mèo con học các động tác săn mồi, cào vuốt và chạy nhảy tự vệ do mẹ "làm mẫu". Đặc biệt mèo mẹ biết chọn lãnh thổ an toàn , không để các "cha tặc" mèo bố tìm diệt mèo đực con theo bản năng"chú sơn lâm".Thuộc "Lãnh thổ riêng tư".
3. Khu vực trong nhà và gần nhà chủ nuôi: Là nơi mèo được chủ chăm sóc, cho ăn, vuốt ve ...không thể thiếu được trong dời sống của mình. Thuộc "Lãnh thổ riêng tư".
4. Khu vực dạo chơi: Rảnh rỗi, tắm nắng hoặc ngắm cảnh vật chim chóc, ong bướm bay lượn. Là khoảng lãnh thổ cố định, không xa lắm nơi ở của mèo. Thuộc "Lãnh thổ cộng đồng".
5. Lãnh thổ gặp mặt: Tựa câu lạc bộ, nơi offline như người. Mèo hàng xóm gần gũi tụ tập, vờn, nô đùa, hòa nhập cộng đồng mèo.Thuộc "Lãnh thổ cộng đồng".
6. Khu vực "khó chịu": Đó là nơi của các con chó thường có mặt, lãnh thổ này được cảnh báo trong cọng đồng mèo với thông tin" không được đến" "No go area". Thường các cậu cún khoái lấy mèo làm vật tập săn bắt tấn công. Tội gì mà gần, "tránh voi chẳng xấu mặt nào".Thuộc "Lãnh thổ riêng tư"- không dành cho mèo!
Vòng đời sinh học của mèo
1. Lúc chào đời:
- Không mở mắt, không nghe được tiếng động( mù điếc tự nhiên ), hoàn toàn không tự chủ cá thể trừ phản xạ bú mẹ, và tiếng kêu khóc yếu ớt chào đời.
- Bạn cần quan tâm, chăm sóc đặc biệt mèo con trong vòng 48 giờ sau khi sinh.
2. Từ 5 - 10 ngày: bắt đầu mở mắt"ti hí"!!!
3. Từ 8 - 12 ngày: Mở mắt hoàn toàn.
4. 16 - 20 ngày: Biết bò trườn, nhoài ra khỏi ổ.
5. 3 - 4 tuần: Nhai, gặm được đồ ăn, vật cứng. Thay một số răng sữa đầu tiên. Có thể luyện tập toilet đúng chỗ.
6. 6 tuần:
- Có thể "cai sữa" mẹ, thích ăn đồ ăn của mẹ và thích bắt chước những động tác, cử chỉ của mẹ hoặc mèo trưởng thành.
7. 8 tuần tuổi: Thích sống độc lập, không muốn bám theo, phụ thuộc mèo mẹ.
8. 6 tháng tuổi: Thay tiếp răng để có bộ răng hoàn chỉnh của loài vật ăn thịt.
9. Từ 7 - 9 tháng tuổi:
Cả đực và cái bắt đầu có dấu hiệu động dục, thích đùa nghịch, vờn âu yếm nhau. Mèo cái bắt đầu hành kinh lần đầu tiên "là con gái", có thể mang thai và sinnh con.Thời gian này nếu không có nhu cầu nhân giống, thiến và triệt sản là tốt nhất để phòng tránh nhiều bệnh sinh sản hoặc u, ung thư đường sinh dục. Mèo dễ bị mất, thất lạc khi đi tìm bạn tình.
Đặc biệt lưu ý : không nuôi cùng anh chị em ruột, mẹ con khác nhau về tính biệt, phòng lai đồng huyết.
10. Trên 1 năm tuổi : Cơ thể hoàn chỉnh, có thể cho phối giống hoặc sinh sản.
11. Từ 6 - 8 năm tuổi: Bắt đầu biểu hiện "lão hóa": Chậm chạp, vụng nuôi con, mắt và phản xạ kém, béo phì sinh học. Bộ răng ngả màu vàng từ chân gốc răng.
12. Trên 12 năm tuổi: Già yếu, lú lẫn, dễ rơi, ngã. Vẫn toilet có thể đúng chỗ nhưng hay bị dây bẩn ra ngoài do cơ vòng hậu môn và bàng quang yếu. Răng vàng ố toàn bộ, rụng tự nhiên. Mèo cần phải được chăm sóc rất cẩn thận, ăn thức ăn dễ tiêu hóa giảm chất đạm, mỡ trong khẩu phần. Cần khám BSTY nếu có những dấu hiệu đặc biệt.
13. Từ 15 - 18 năm tuổi:
Là giới hạn tuổi thọ của mèo. Dễ phát sinh nhiều bệnh về tim mạch, gan thận hoặc ung thư để...về với "cát bụi". Bạn đừng quá buồn khi phải vĩnh biệt chúng vì ở tuổi này mới "ra đi", mèo của bạn đã hạnh phúc vì có nhưng ông bà chủ tuyệt vời đấy!
Các bệnh lây từ mèo sang người
1. Bệnh Dại:
Thường xảy ra với mèo chưa được tiêm phòng dại định kỳ hàng năm, được thả tự do có tiếp xúc với môi trường và động vật hoang dã : chó, chuột, cáo chồn...Mèo mới nuôi không rõ nguồn gốc.
Qua các vết xây xước, vết cắn, virus Dại từ nước dãi mèo xâm nhập cơ thể người, ủ bệnh khá lâu: từ 10 ngày đến 120 ngày, thậm chí 6 tháng mới phát bệnh. Nguy cơ tử vong rất cao nếu bị mèo Dại cắn không có các xử lý tiêm phòng vaccine.
2. Ký sinh trùng ngoài da:
- Ve, rận, ghẻ cắn đốt gây dị ứng, mẩn tịt da của người.
- Nấm mèo, đặc biệt Ringworm rất dễ lây sang người tạo thành các vòng tròn đỏ trên da, viêm, ngứa lan ra nhiều nơi trên cơ thể.
Mèo ngứa gãi liên tục...cần kiểm tra ghẻ, rận hoặc nấm. Bệnh nấm mèo, loét sùi da, rụng lông. Vết tròn đỏ, ngứa ở da người.
3. Bệnh do Nguyên trùng Protozoa :
Amoeba, Trichomonas, Coccidia, giardia...đặc biệt Toxoplasma gây các tiêu chảy ở mèo, thải qua phân, mặc dù hiếm xảy ra nhưng có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai vì Toxoplasma truyền từ mẹ qua bào thai gây xảy thai.
4. Các Khuyến cáo Quan trọng với chủ nuôi mèo :
- Luôn luôn rửa tay bằng sà phòng sau khi tiếp xúc với mèo.
- Không nên để phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ tiếp xúc với các chất thải của mèo: lông, phân, nước tiểu. Quản lý chặt chẽ, vệ sinh khay toilet của mèo.
- Rửa sạch ngay bằng sà phòng các vết cắn, vết xước do mèo cào, cắn. Trường hợp mèo cắn không rõ nguồn gốc, hoặc chưa tiêm vaccine, có tiếp xúc với động vật hoang dã, cần đi khám các Bác sỹ Dịch tễ học để tư vấn tiêm phòng bệnh Dại ngay.
- Mèo bị viêm loét da, rụng lông, ngứa ngáy cần khám BSTY, phải cách ly với người nếu bị nấm Ringworm.
Phải rửa sạch vết cắn ngay bằng xà-phòng, sau đó đi BS Dịch tễ học khám và tư vấn.
Nuôi chó mèo không khoa học sẽ bị bệnh
Nuôi chó mèo thả rong có nguy cơ nhiễm ấu trùng Toxocara Canis (giun đũa chó), Toxocara Cati (giun đũa mèo) sang người. Khi bị nhiễm ấu trùng giun, người bệnh có thể bị sốt, gầy ốm, ho kéo dài. Nếu ấu trùng phát triển ở hệ thần kinh trung ương, tim, phổi sẽ dẫn đến tình trạng co giật, phù não, nhức đầu kéo dài…
Theo tiến sĩ Trần Thị Hồng, Chủ nhiệm khoa Ký sinh trùng thuộc Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ tế TP.HCM, nuôi chó mèo, thú cưng hiện đang là một trào lưu mới của người dân TP.HCM. Tuy nhiên, đa số người dân vẫn nuôi chó mèo một cách tự nhiên (chủ yếu là thả rong) không có sự chăm sóc của thú y. Cách nuôi này là nguy cơ tiềm ẩn của bệnh do ấu trùng Toxocara Canis (giun đũa chó), Toxocara Cati (giun đũa mèo).
Đây là bệnh khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam và rất nguy hiểm do triệu chứng lâm sàng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác; bệnh chỉ có thể phát hiện khi thực hiện xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng.
Tại các bệnh viện (BV) TP.HCM, mỗi năm có khoảng 200 trường hợp bị bệnh giun đũa chó mèo. Trong đó có rất nhiều ca nhập viện với tình trạng bệnh nặng: sốt, ói, mê sâu, rối loạn hành vi, động kinh, liệt nửa người… Riêng ở BV Nhi đồng 2 TP.HCM, từ đầu năm đến nay đã có trên 20 ca nhập viện, ngoài những biểu hiện lâm sàng thể nặng trên, một số ca còn có hiện tượng xuất bầm máu, xuất huyết dưới da…
Bác sĩ Trần Phẩm Diệu, Phó khoa Nội tổng hợp 4 BV Nhi đồng 2, cho biết: Bệnh giun đũa chó mèo gây ra bởi một loại giun tròn sống trong ruột chó, mèo. Trứng theo phân chó mèo ra ngoài, phát triển thành trứng có phôi nhiễm trong đất, gây ô nhiễm môi trường. Trứng cũng có thể bị người nuốt, đặc biệt là ở trẻ em hay nghịch đất, hay ôm ấp chó mèo lại không thường xuyên rửa tay trước khi ăn, ăn rau sống rửa không kỹ. Trứng giun đũa chó hay mèo vào ruột non người nở thành ấu trùng, xâm nhập thành ruột, theo đường máu phát tán khắp cơ thể như cơ, não, mắt, tim…
Khi xâm nhập vào cơ thể người, ấu trùng không có giai đoạn trưởng thành mà chỉ là ấu trùng và đi đến cơ quan nào thì đóng kén tại cơ quan đó, gây viêm và kích thích tạo u hạt thâm nhiễm bạch cầu ái toan, và không bao giờ bài tiết trứng theo phân. Khi bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo, người bệnh có thể bị sốt, xanh xao, gầy ốm, ho khò khè kéo dài.
Ở thể nặng, khi ấu trùng định vị ở những nơi như hệ thần kinh trung ương, tim, phổi sẽ dẫn đến tình trạng co giật toàn thể hóa, phù não, nhức đầu kéo dài, liệt nửa người, liệt chi dưới, viêm não - màng não và có thể gây giảm thị lực dẫn đến lé mắt, mù mắt nếu không phát hiện kịp thời.
Trước phong trào nuôi chó mèo ngày càng tăng, để tránh nguy cơ bùng phát bệnh giun đũa chó mèo theo trào lưu này, các bác sĩ, nhà chuyên môn đã có lời cảnh báo không nên cho trẻ em tiếp xúc quá nhiều với chó mèo, nghịch đất, ăn đất; nên nuôi chó mèo với chế độ chăm sóc của thú y tốt như: kiểm tra định kỳ và điều trị giun cho chó mèo; nên rửa kỹ rau sống trước khi ăn và không ăn lòng heo, gà nấu không kỹ raying:
Được Copy từ tuoitrecuoi.com ^^
Mèo là vật nuôi hiền hòa, gần gũi, thân thiện với con người.Có thể bạn đã biết hoặc chưa biết những điều thú vị về mèo như sau :
1. Mèo tam thể ( ba mầu: đen, vàng, trắng): Trên 90% là mèo cái.
2. Mèo con mới sinh muốn biết đực hay cái, hãy vạch đuôi ngược lên quan sát: Nếu có 2 chấm (1 lỗ hậu môn+âm hộ) là mèo cái, 3 chấm (1 hậu môn+1bìu dịch hoàn+1đầu dương vật) là mèo đực.
3. Mèo toàn bộ lông mầu trắng, cả hai mắt đều mầu xanh da trời: trên 80% bị điếc bẩm sinh. Bạn muốn thử, hãy bất ngờ vỗ tay gần tai mèo sẽ không thấy có phản ứng, gọi cho ăn không biết.Tính tình rất hiền lành, không muốn tiếp xúc với các con vật khác hoặc chỗ đông người. Phản ứng không linh hoạt, dễ bị tai nạn xe cộ nếu để mèo chạy qua đường giao thông.
4. Giống như loài sư tử, mèo cũng có bản năng"Chúa Sơn Lâm" một mình thống trị thiên hạ. Mèo đực ( mèo Bố ) trong điều kiện nuôi, giao phối tự nhiên thường truy tìm các ổ mèo con của mình để tiêu diệt, ăn thịt tất cả các con đực ...chỉ là con đực!!! Hãy cảnh giác với các bậc "Cha Tặc" này. Để bảo vệ các con của mình, con mẹ rất cảnh giác với bạn tình của mình. Dân gian có câu"Dữ như sư tử cái", mèo cũng cùng họ với hổ báo, sư tử.
5. Mèo thường"giấu" kỹ và kín đáo các chất thải: phân nước tiểu. Dân gian cũng có câu"Giấu như mèo giấu c...".Đặc điểm này rất tiện lợi cho việc tập toilet đúng chỗ, vệ sinh. Ngược lại, cẩn thận kẻo mèo "bậy ở trong tủ quần áo đấy. Thị trường có bán CATSAN là chất khử mùi cho mèo toilet rất tốt.
6. Mèo thường nằm sát vào người bạn, bạn nghe thấy tiếng "grù..grù.."phát ra. Đó là biểu hiện một con mèo khoẻ mạnh, rất sung sướng, hạnh phúc, muốn được chủ âu yếm. Ban đêm nhiều chủ mèo rất sợ tiếng động này, thường hất, ném mèo ra khỏi giường làm cho mèo mất hứng. Nếu vậy, bạn có thể chưa hiểu và quý mèo của bạn lắm.
7. Các "cuộc tình", giao phối của mèo thật sự không êm ả chút nào. Lúc đầu là cả một cuộc "giao chiến" tàn khốc. Nhiều anh chàng về nhà xây xát, mệt mỏi như xác không hồn. Nhất là ngôn ngữ "gợi tình"của mèo vào ban đêm thì thật "dễ sợ"- không khác gì tiếng gào thét của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, đói rét.
Hiện nay đa số mèo nuôi trong đô thị đã vô tình biến các chú mèo có hoạt động rộng rãi về khu vực, lãnh thổ, trở thành mèo" chỉ biết sống trong căn hộ"( indoor cats), nó mất dần bản năng sinh hoạt cộng đồng, thậm chí có mèo không thể nhận biết: chuột là con gì nữa!
Đặc tính lãnh thổ của mèo.
Đặc tính lãnh thổ của mèo được mô tả bằng sơ đồ dưới đây đối với mèo được sống tự do trong cộng đồng mèo và tự nhiên:
1. Khu vực của các chàng mèo đực: Thường có phạm vi rất rộng kể cả trên các mái, nóc nhà. Là "sân chơi" tìm bạn tình, hoặc các trận "đanh ghen" nghiệt ngã.
2. Khu vực mèo mẹ và đàn con tập tiếp cận với điều kiện sống: Dù chỉ khoảng lãnh thổ nhỏ, nhưng cũng đủ để mèo con học các động tác săn mồi, cào vuốt và chạy nhảy tự vệ do mẹ "làm mẫu". Đặc biệt mèo mẹ biết chọn lãnh thổ an toàn , không để các "cha tặc" mèo bố tìm diệt mèo đực con theo bản năng"chú sơn lâm".Thuộc "Lãnh thổ riêng tư".
3. Khu vực trong nhà và gần nhà chủ nuôi: Là nơi mèo được chủ chăm sóc, cho ăn, vuốt ve ...không thể thiếu được trong dời sống của mình. Thuộc "Lãnh thổ riêng tư".
4. Khu vực dạo chơi: Rảnh rỗi, tắm nắng hoặc ngắm cảnh vật chim chóc, ong bướm bay lượn. Là khoảng lãnh thổ cố định, không xa lắm nơi ở của mèo. Thuộc "Lãnh thổ cộng đồng".
5. Lãnh thổ gặp mặt: Tựa câu lạc bộ, nơi offline như người. Mèo hàng xóm gần gũi tụ tập, vờn, nô đùa, hòa nhập cộng đồng mèo.Thuộc "Lãnh thổ cộng đồng".
6. Khu vực "khó chịu": Đó là nơi của các con chó thường có mặt, lãnh thổ này được cảnh báo trong cọng đồng mèo với thông tin" không được đến" "No go area". Thường các cậu cún khoái lấy mèo làm vật tập săn bắt tấn công. Tội gì mà gần, "tránh voi chẳng xấu mặt nào".Thuộc "Lãnh thổ riêng tư"- không dành cho mèo!
Vòng đời sinh học của mèo
1. Lúc chào đời:
- Không mở mắt, không nghe được tiếng động( mù điếc tự nhiên ), hoàn toàn không tự chủ cá thể trừ phản xạ bú mẹ, và tiếng kêu khóc yếu ớt chào đời.
- Bạn cần quan tâm, chăm sóc đặc biệt mèo con trong vòng 48 giờ sau khi sinh.
2. Từ 5 - 10 ngày: bắt đầu mở mắt"ti hí"!!!
3. Từ 8 - 12 ngày: Mở mắt hoàn toàn.
4. 16 - 20 ngày: Biết bò trườn, nhoài ra khỏi ổ.
5. 3 - 4 tuần: Nhai, gặm được đồ ăn, vật cứng. Thay một số răng sữa đầu tiên. Có thể luyện tập toilet đúng chỗ.
6. 6 tuần:
- Có thể "cai sữa" mẹ, thích ăn đồ ăn của mẹ và thích bắt chước những động tác, cử chỉ của mẹ hoặc mèo trưởng thành.
7. 8 tuần tuổi: Thích sống độc lập, không muốn bám theo, phụ thuộc mèo mẹ.
8. 6 tháng tuổi: Thay tiếp răng để có bộ răng hoàn chỉnh của loài vật ăn thịt.
9. Từ 7 - 9 tháng tuổi:
Cả đực và cái bắt đầu có dấu hiệu động dục, thích đùa nghịch, vờn âu yếm nhau. Mèo cái bắt đầu hành kinh lần đầu tiên "là con gái", có thể mang thai và sinnh con.Thời gian này nếu không có nhu cầu nhân giống, thiến và triệt sản là tốt nhất để phòng tránh nhiều bệnh sinh sản hoặc u, ung thư đường sinh dục. Mèo dễ bị mất, thất lạc khi đi tìm bạn tình.
Đặc biệt lưu ý : không nuôi cùng anh chị em ruột, mẹ con khác nhau về tính biệt, phòng lai đồng huyết.
10. Trên 1 năm tuổi : Cơ thể hoàn chỉnh, có thể cho phối giống hoặc sinh sản.
11. Từ 6 - 8 năm tuổi: Bắt đầu biểu hiện "lão hóa": Chậm chạp, vụng nuôi con, mắt và phản xạ kém, béo phì sinh học. Bộ răng ngả màu vàng từ chân gốc răng.
12. Trên 12 năm tuổi: Già yếu, lú lẫn, dễ rơi, ngã. Vẫn toilet có thể đúng chỗ nhưng hay bị dây bẩn ra ngoài do cơ vòng hậu môn và bàng quang yếu. Răng vàng ố toàn bộ, rụng tự nhiên. Mèo cần phải được chăm sóc rất cẩn thận, ăn thức ăn dễ tiêu hóa giảm chất đạm, mỡ trong khẩu phần. Cần khám BSTY nếu có những dấu hiệu đặc biệt.
13. Từ 15 - 18 năm tuổi:
Là giới hạn tuổi thọ của mèo. Dễ phát sinh nhiều bệnh về tim mạch, gan thận hoặc ung thư để...về với "cát bụi". Bạn đừng quá buồn khi phải vĩnh biệt chúng vì ở tuổi này mới "ra đi", mèo của bạn đã hạnh phúc vì có nhưng ông bà chủ tuyệt vời đấy!
Các bệnh lây từ mèo sang người
1. Bệnh Dại:
Thường xảy ra với mèo chưa được tiêm phòng dại định kỳ hàng năm, được thả tự do có tiếp xúc với môi trường và động vật hoang dã : chó, chuột, cáo chồn...Mèo mới nuôi không rõ nguồn gốc.
Qua các vết xây xước, vết cắn, virus Dại từ nước dãi mèo xâm nhập cơ thể người, ủ bệnh khá lâu: từ 10 ngày đến 120 ngày, thậm chí 6 tháng mới phát bệnh. Nguy cơ tử vong rất cao nếu bị mèo Dại cắn không có các xử lý tiêm phòng vaccine.
2. Ký sinh trùng ngoài da:
- Ve, rận, ghẻ cắn đốt gây dị ứng, mẩn tịt da của người.
- Nấm mèo, đặc biệt Ringworm rất dễ lây sang người tạo thành các vòng tròn đỏ trên da, viêm, ngứa lan ra nhiều nơi trên cơ thể.
Mèo ngứa gãi liên tục...cần kiểm tra ghẻ, rận hoặc nấm. Bệnh nấm mèo, loét sùi da, rụng lông. Vết tròn đỏ, ngứa ở da người.
3. Bệnh do Nguyên trùng Protozoa :
Amoeba, Trichomonas, Coccidia, giardia...đặc biệt Toxoplasma gây các tiêu chảy ở mèo, thải qua phân, mặc dù hiếm xảy ra nhưng có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai vì Toxoplasma truyền từ mẹ qua bào thai gây xảy thai.
4. Các Khuyến cáo Quan trọng với chủ nuôi mèo :
- Luôn luôn rửa tay bằng sà phòng sau khi tiếp xúc với mèo.
- Không nên để phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ tiếp xúc với các chất thải của mèo: lông, phân, nước tiểu. Quản lý chặt chẽ, vệ sinh khay toilet của mèo.
- Rửa sạch ngay bằng sà phòng các vết cắn, vết xước do mèo cào, cắn. Trường hợp mèo cắn không rõ nguồn gốc, hoặc chưa tiêm vaccine, có tiếp xúc với động vật hoang dã, cần đi khám các Bác sỹ Dịch tễ học để tư vấn tiêm phòng bệnh Dại ngay.
- Mèo bị viêm loét da, rụng lông, ngứa ngáy cần khám BSTY, phải cách ly với người nếu bị nấm Ringworm.
Phải rửa sạch vết cắn ngay bằng xà-phòng, sau đó đi BS Dịch tễ học khám và tư vấn.
Nuôi chó mèo không khoa học sẽ bị bệnh
Nuôi chó mèo thả rong có nguy cơ nhiễm ấu trùng Toxocara Canis (giun đũa chó), Toxocara Cati (giun đũa mèo) sang người. Khi bị nhiễm ấu trùng giun, người bệnh có thể bị sốt, gầy ốm, ho kéo dài. Nếu ấu trùng phát triển ở hệ thần kinh trung ương, tim, phổi sẽ dẫn đến tình trạng co giật, phù não, nhức đầu kéo dài…
Theo tiến sĩ Trần Thị Hồng, Chủ nhiệm khoa Ký sinh trùng thuộc Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ tế TP.HCM, nuôi chó mèo, thú cưng hiện đang là một trào lưu mới của người dân TP.HCM. Tuy nhiên, đa số người dân vẫn nuôi chó mèo một cách tự nhiên (chủ yếu là thả rong) không có sự chăm sóc của thú y. Cách nuôi này là nguy cơ tiềm ẩn của bệnh do ấu trùng Toxocara Canis (giun đũa chó), Toxocara Cati (giun đũa mèo).
Đây là bệnh khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam và rất nguy hiểm do triệu chứng lâm sàng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác; bệnh chỉ có thể phát hiện khi thực hiện xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng.
Tại các bệnh viện (BV) TP.HCM, mỗi năm có khoảng 200 trường hợp bị bệnh giun đũa chó mèo. Trong đó có rất nhiều ca nhập viện với tình trạng bệnh nặng: sốt, ói, mê sâu, rối loạn hành vi, động kinh, liệt nửa người… Riêng ở BV Nhi đồng 2 TP.HCM, từ đầu năm đến nay đã có trên 20 ca nhập viện, ngoài những biểu hiện lâm sàng thể nặng trên, một số ca còn có hiện tượng xuất bầm máu, xuất huyết dưới da…
Bác sĩ Trần Phẩm Diệu, Phó khoa Nội tổng hợp 4 BV Nhi đồng 2, cho biết: Bệnh giun đũa chó mèo gây ra bởi một loại giun tròn sống trong ruột chó, mèo. Trứng theo phân chó mèo ra ngoài, phát triển thành trứng có phôi nhiễm trong đất, gây ô nhiễm môi trường. Trứng cũng có thể bị người nuốt, đặc biệt là ở trẻ em hay nghịch đất, hay ôm ấp chó mèo lại không thường xuyên rửa tay trước khi ăn, ăn rau sống rửa không kỹ. Trứng giun đũa chó hay mèo vào ruột non người nở thành ấu trùng, xâm nhập thành ruột, theo đường máu phát tán khắp cơ thể như cơ, não, mắt, tim…
Khi xâm nhập vào cơ thể người, ấu trùng không có giai đoạn trưởng thành mà chỉ là ấu trùng và đi đến cơ quan nào thì đóng kén tại cơ quan đó, gây viêm và kích thích tạo u hạt thâm nhiễm bạch cầu ái toan, và không bao giờ bài tiết trứng theo phân. Khi bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo, người bệnh có thể bị sốt, xanh xao, gầy ốm, ho khò khè kéo dài.
Ở thể nặng, khi ấu trùng định vị ở những nơi như hệ thần kinh trung ương, tim, phổi sẽ dẫn đến tình trạng co giật toàn thể hóa, phù não, nhức đầu kéo dài, liệt nửa người, liệt chi dưới, viêm não - màng não và có thể gây giảm thị lực dẫn đến lé mắt, mù mắt nếu không phát hiện kịp thời.
Trước phong trào nuôi chó mèo ngày càng tăng, để tránh nguy cơ bùng phát bệnh giun đũa chó mèo theo trào lưu này, các bác sĩ, nhà chuyên môn đã có lời cảnh báo không nên cho trẻ em tiếp xúc quá nhiều với chó mèo, nghịch đất, ăn đất; nên nuôi chó mèo với chế độ chăm sóc của thú y tốt như: kiểm tra định kỳ và điều trị giun cho chó mèo; nên rửa kỹ rau sống trước khi ăn và không ăn lòng heo, gà nấu không kỹ raying:
Được Copy từ tuoitrecuoi.com ^^