hahaho
Member
Mèo đang biến thành món nhậu thời thượng. Phong trào nhậu "tiểu hổ" đã tạo nên một hệ thống quán giết thịt và những kẻ chuyên nghề bắt trộm mèo. Hậu quả là Thái Bình phải nhập khẩu mèo về bắt chuột, Hà Tây phải tổ chức thi "hoa hậu mèo" để tôn vinh khắc tinh họ nhà Tý...
Có một vùng đất từng khốn khổ vì chuột nên những năm gần đây đã phải nhập mèo nơi khác về nuôi. Người nông dân tỉnh này mỗi vụ mùa đều phải sẻ một phần thu nhập để chống giặc chuột. Nhưng điều khác thường là cũng ở nơi ấy, một chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nhằm bảo vệ đàn mèo - thiên địch của chuột - lại bị chìm vào quên lãng. Nơi ấy là Thái Bình quê lúa...
Ở Thái Bình bây giờ, chén thịt mèo đã thành mốt ẩm thực thời thượng. "Tiểu hổ" không còn là món dành riêng cho khách giàu có nữa, thành ra hễ có sự kiện gì, cứ phải là đến quán "tiểu hổ".
Bước vào một quán thịt mèo, PV Lao Động nhìn thấy cả một thúng đầu mèo lổn nhổn, trắng lốp, bên cạnh là cái nong chật những đùi, mình, chân mèo được pha đâu vào đấy. Thấy cảnh lão "đồ tể" đang gắng sức bình sinh cầm chày đập vào chiếc bao tải nhỏ, khiến chú mèo bên trong gào lên những tiếng ghê rợn, cô bạn đi cùng ré lên lùi lại đằng sau. "Cái gì thế?". Bà chủ to béo chạy ra, đon đả. "Có gì đâu mà yếu bóng vía thế! Gầy yếu như em mà xơi tiểu hổ, chị bảo đảm chẳng mấy mà có số đo lý tưởng. Lại dễ đẻ nữa chứ".
Ở một "điểm tập kết" mới, Toại, "thổ dân" Thái Bình với vai trò hướng dẫn viên, kêu: "Cho hai "mun" cả con, chế biến sẵn, đủ món, mang về". "Em thông cảm, hôm nay hết mun rồi, chỉ còn mướp và tam thể, giá đồng hạng 80.000/cân hơi, cộng thêm công làm lông, có đủ hấp, xào lăn, xào sả, xào lòng... Còn mun 200.000/cân, hẹn em hôm khác mới có".
Thấy khách ngần ngừ, bà ta "nổ" tiếp, đại loại là hàng bà ta uy tín, đến giờ quá nửa ngày đã gần 4 chục con lên đĩa, chưa kể mấy nơi đặt, chưa đến lấy... "Thế hàng có đảm bảo không? Lỡ phải mèo vướng bả chuột thì đi đời". "Cứ ăn đi, có làm sao chị đền... Mèo quê lấy từ Hưng Hà, Quỳnh Phụ lên đấy. Chú cứ xem hàng dự trữ sau nhà kia thì biết".
Vòng ra gian nhà phía sau, thực mục sở thị mấy dãy lồng sắt nhốt chừng dăm chục con mèo đủ loại, con nào con nấy điệu bộ thiểu não như đang buồn cho phận sắp lên đĩa. Tiện thể đi qua khu bếp, PV kịp bắt gặp cảnh làm lông mèo, tay dao tay thớt pha pha chế chế. Sau khi chê không có mèo mun, nhậu chẳng thích, những vị khách hụt giở bài chuồn. Tiếng rủa the thé của bà chủ hàng tiểu hổ vọng sau lưng.
Trên đường Lý Thường Kiệt, TP Thái Bình có cửa hàng kinh doanh thịt mèo lớn ngay mặt phố, trương biển "Thịt mèo đủ món" khá dân dã. Gần đấy, quanh khu ngã tư chợ Lạc Đạo còn có dịch vụ "Mua bán mèo thịt" với mấy chiếc lồng sắt để xập xệ ngay ven đường, bên trong có hơn chục chú mèo béo ú. Còn rất nhiều quán thịt mèo hoạt động ngày đêm, tập trung đông nhất là ở khu vực Chợ Đậu, ngã ba Đường Mới đi Hà Nội...
Một cô bạn là giáo viên cấp II cho biết hầu hết các cơ quan ở đây có dịp liên hoan là cứ phải thịt mèo mới xôm, mới sang. Ăn tiểu hổ để giải đen đã trở thành quan niệm mới của người Thái Bình nên dễ hiểu tại sao ở cái thành phố con con này đếm vội cũng thấy vài chục quán ngay khu trung tâm thành phố. Đường Lý Thường Kiệt có 5 quán, đường Bồ Xuyên 3 quán, đường mới Trần Thái Tông ra quốc lộ 10 có 8 quán...
Tưởng "tiểu hổ" chỉ có ở nơi thành phố ăn chơi, ai dè khi về các huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Kiến Xương, Quỳnh Phụ... cũng thấy nhan nhản. Chỉ riêng thị trấn Quỳnh Côi (Quỳnh Phụ) đã có tới gần chục quán thịt mèo. Thị tứ Đông La, Đống Năm (huyện Đông Hưng) mỗi nơi có 4 quán, thị tứ Kênh (huyện Quỳnh Phụ): 5 quán. Tất nhiên có khác là các quán quê đa năng hơn, kiêm cả thỏ, chó đáp ứng nhu cầu của thực khách.
Thịt mèo hiện đã trở thành một phần văn hoá ẩm thực của riêng đất Thái Bình, giống như thú nhậu chim trời ở Bắc Ninh, thịt rừng ở Xuân Mai, ở Hà Tây... Cỗ đám cưới ở một số vùng quê bây giờ, mức độ sang không phải được đánh giá bằng những món truyền thống kiểu giò, nem, ninh, mọc như xưa, mà là... có "tiểu hổ" hay không. Một chị vừa đi ăn cưới ở bên huyện Quỳnh Phụ về, tấm tắc: "Phải nói là sang chưa từng thấy, dững mèo là mèo. Mà gần trăm mâm chứ có ít đâu". Nghe nói trong cỗ các cụ khen lắm, lại còn nói vui với nhau rằng: "Không hổ danh cái "anh" tiểu hổ! Từ nay trở đi, ở làng ta, phi thịt mèo bất thành cỗ cưới...".
Các cơ quan chức năng TP Thái Bình có lẽ cũng không biết có bao nhiêu quán "tiểu hổ" đang hoạt động công khai trên địa bàn, bất chấp những quy định của Chính phủ về việc bảo vệ mèo, cấm kinh doanh mèo thịt. Riêng ở nhà hàng "Tiểu hổ đồng quê", người ta đập cả trăm con mèo mỗi ngày. Vậy thì, khắp thành phố Thái Bình, hàng ngày số mèo bị giết thịt hẳn rất lớn.
Thế nhưng trong khi các quán tiểu hổ mọc công khai nhiều như nấm sau mưa, thì mấy năm qua về mặt chính sách, Thái Bình vẫn có chủ trương phát triển và bảo vệ đàn mèo để diệt chuột bảo vệ mùa màng. Một số xã ở Vũ Thư, Đông Hưng, Quỳnh Phụ còn khuyến khích, đầu tư vốn cho nông dân nuôi mèo. Có dạo, do quá khan hiếm loài thiên địch của chuột này, người dân phải lặn lội tìm nguồn nhập ở mãi các tỉnh miền núi miền Trung. Vậy mèo ở đâu đến Thái Bình? Tại huyện Quỳnh Phụ, một nông dân cho biết: "Có nhiều "đường dây" thu gom mèo thịt để bán đi các nơi tiêu thụ. Mấy năm nay còn xuất hiện bọn trộm chó, mèo, ban đêm thường phóng xe máy lượn các làng quê tìm bắt trộm chó, mèo".
Năm ngoái, 2 tên trộm chó, mèo chuyên nghiệp bị công an xã Quỳnh Phụ bắt khai chỉ riêng số mèo bắt tại xã Quỳnh Hội trong 2 năm 2003-2004 gần một trăm con. Nạn săn trộm mèo, nạn tàn sát mèo công khai ở các hàng quán Thái Bình đã khiến cho mèo ngày càng hiếm. Hệ quả là chuột được dịp tác quái. Người nông dân quê lúa ngày càng lệ thuộc vào thuốc chuột Trung Quốc, vào bẫy điện, những thứ vốn đã gây ra không ít tai nạn chết người.
Ông Trần Văn Tuấn, giáo viên về hưu ở An Ấp (Quỳnh Phụ) ngậm ngùi: "Ngày xưa Trung Quốc giết chim sẻ, rồi mất mùa vì sâu bọ. Ta cứ chén mèo thế này, thì tương lai chuột sẽ chén hết mùa màng của chúng ta".
Càng lúc càng thấy cái luật cấm ăn thịt mèo đề ra chả làm được gì nhiều.Tiểu hổ vẫn còn được công khai thậm chí còn trở thành "văn hoá ẩm thực"
Có một vùng đất từng khốn khổ vì chuột nên những năm gần đây đã phải nhập mèo nơi khác về nuôi. Người nông dân tỉnh này mỗi vụ mùa đều phải sẻ một phần thu nhập để chống giặc chuột. Nhưng điều khác thường là cũng ở nơi ấy, một chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nhằm bảo vệ đàn mèo - thiên địch của chuột - lại bị chìm vào quên lãng. Nơi ấy là Thái Bình quê lúa...
Ở Thái Bình bây giờ, chén thịt mèo đã thành mốt ẩm thực thời thượng. "Tiểu hổ" không còn là món dành riêng cho khách giàu có nữa, thành ra hễ có sự kiện gì, cứ phải là đến quán "tiểu hổ".
Bước vào một quán thịt mèo, PV Lao Động nhìn thấy cả một thúng đầu mèo lổn nhổn, trắng lốp, bên cạnh là cái nong chật những đùi, mình, chân mèo được pha đâu vào đấy. Thấy cảnh lão "đồ tể" đang gắng sức bình sinh cầm chày đập vào chiếc bao tải nhỏ, khiến chú mèo bên trong gào lên những tiếng ghê rợn, cô bạn đi cùng ré lên lùi lại đằng sau. "Cái gì thế?". Bà chủ to béo chạy ra, đon đả. "Có gì đâu mà yếu bóng vía thế! Gầy yếu như em mà xơi tiểu hổ, chị bảo đảm chẳng mấy mà có số đo lý tưởng. Lại dễ đẻ nữa chứ".
Ở một "điểm tập kết" mới, Toại, "thổ dân" Thái Bình với vai trò hướng dẫn viên, kêu: "Cho hai "mun" cả con, chế biến sẵn, đủ món, mang về". "Em thông cảm, hôm nay hết mun rồi, chỉ còn mướp và tam thể, giá đồng hạng 80.000/cân hơi, cộng thêm công làm lông, có đủ hấp, xào lăn, xào sả, xào lòng... Còn mun 200.000/cân, hẹn em hôm khác mới có".
Thấy khách ngần ngừ, bà ta "nổ" tiếp, đại loại là hàng bà ta uy tín, đến giờ quá nửa ngày đã gần 4 chục con lên đĩa, chưa kể mấy nơi đặt, chưa đến lấy... "Thế hàng có đảm bảo không? Lỡ phải mèo vướng bả chuột thì đi đời". "Cứ ăn đi, có làm sao chị đền... Mèo quê lấy từ Hưng Hà, Quỳnh Phụ lên đấy. Chú cứ xem hàng dự trữ sau nhà kia thì biết".
Vòng ra gian nhà phía sau, thực mục sở thị mấy dãy lồng sắt nhốt chừng dăm chục con mèo đủ loại, con nào con nấy điệu bộ thiểu não như đang buồn cho phận sắp lên đĩa. Tiện thể đi qua khu bếp, PV kịp bắt gặp cảnh làm lông mèo, tay dao tay thớt pha pha chế chế. Sau khi chê không có mèo mun, nhậu chẳng thích, những vị khách hụt giở bài chuồn. Tiếng rủa the thé của bà chủ hàng tiểu hổ vọng sau lưng.
Trên đường Lý Thường Kiệt, TP Thái Bình có cửa hàng kinh doanh thịt mèo lớn ngay mặt phố, trương biển "Thịt mèo đủ món" khá dân dã. Gần đấy, quanh khu ngã tư chợ Lạc Đạo còn có dịch vụ "Mua bán mèo thịt" với mấy chiếc lồng sắt để xập xệ ngay ven đường, bên trong có hơn chục chú mèo béo ú. Còn rất nhiều quán thịt mèo hoạt động ngày đêm, tập trung đông nhất là ở khu vực Chợ Đậu, ngã ba Đường Mới đi Hà Nội...
Một cô bạn là giáo viên cấp II cho biết hầu hết các cơ quan ở đây có dịp liên hoan là cứ phải thịt mèo mới xôm, mới sang. Ăn tiểu hổ để giải đen đã trở thành quan niệm mới của người Thái Bình nên dễ hiểu tại sao ở cái thành phố con con này đếm vội cũng thấy vài chục quán ngay khu trung tâm thành phố. Đường Lý Thường Kiệt có 5 quán, đường Bồ Xuyên 3 quán, đường mới Trần Thái Tông ra quốc lộ 10 có 8 quán...
Tưởng "tiểu hổ" chỉ có ở nơi thành phố ăn chơi, ai dè khi về các huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Kiến Xương, Quỳnh Phụ... cũng thấy nhan nhản. Chỉ riêng thị trấn Quỳnh Côi (Quỳnh Phụ) đã có tới gần chục quán thịt mèo. Thị tứ Đông La, Đống Năm (huyện Đông Hưng) mỗi nơi có 4 quán, thị tứ Kênh (huyện Quỳnh Phụ): 5 quán. Tất nhiên có khác là các quán quê đa năng hơn, kiêm cả thỏ, chó đáp ứng nhu cầu của thực khách.
Thịt mèo hiện đã trở thành một phần văn hoá ẩm thực của riêng đất Thái Bình, giống như thú nhậu chim trời ở Bắc Ninh, thịt rừng ở Xuân Mai, ở Hà Tây... Cỗ đám cưới ở một số vùng quê bây giờ, mức độ sang không phải được đánh giá bằng những món truyền thống kiểu giò, nem, ninh, mọc như xưa, mà là... có "tiểu hổ" hay không. Một chị vừa đi ăn cưới ở bên huyện Quỳnh Phụ về, tấm tắc: "Phải nói là sang chưa từng thấy, dững mèo là mèo. Mà gần trăm mâm chứ có ít đâu". Nghe nói trong cỗ các cụ khen lắm, lại còn nói vui với nhau rằng: "Không hổ danh cái "anh" tiểu hổ! Từ nay trở đi, ở làng ta, phi thịt mèo bất thành cỗ cưới...".
Các cơ quan chức năng TP Thái Bình có lẽ cũng không biết có bao nhiêu quán "tiểu hổ" đang hoạt động công khai trên địa bàn, bất chấp những quy định của Chính phủ về việc bảo vệ mèo, cấm kinh doanh mèo thịt. Riêng ở nhà hàng "Tiểu hổ đồng quê", người ta đập cả trăm con mèo mỗi ngày. Vậy thì, khắp thành phố Thái Bình, hàng ngày số mèo bị giết thịt hẳn rất lớn.
Thế nhưng trong khi các quán tiểu hổ mọc công khai nhiều như nấm sau mưa, thì mấy năm qua về mặt chính sách, Thái Bình vẫn có chủ trương phát triển và bảo vệ đàn mèo để diệt chuột bảo vệ mùa màng. Một số xã ở Vũ Thư, Đông Hưng, Quỳnh Phụ còn khuyến khích, đầu tư vốn cho nông dân nuôi mèo. Có dạo, do quá khan hiếm loài thiên địch của chuột này, người dân phải lặn lội tìm nguồn nhập ở mãi các tỉnh miền núi miền Trung. Vậy mèo ở đâu đến Thái Bình? Tại huyện Quỳnh Phụ, một nông dân cho biết: "Có nhiều "đường dây" thu gom mèo thịt để bán đi các nơi tiêu thụ. Mấy năm nay còn xuất hiện bọn trộm chó, mèo, ban đêm thường phóng xe máy lượn các làng quê tìm bắt trộm chó, mèo".
Năm ngoái, 2 tên trộm chó, mèo chuyên nghiệp bị công an xã Quỳnh Phụ bắt khai chỉ riêng số mèo bắt tại xã Quỳnh Hội trong 2 năm 2003-2004 gần một trăm con. Nạn săn trộm mèo, nạn tàn sát mèo công khai ở các hàng quán Thái Bình đã khiến cho mèo ngày càng hiếm. Hệ quả là chuột được dịp tác quái. Người nông dân quê lúa ngày càng lệ thuộc vào thuốc chuột Trung Quốc, vào bẫy điện, những thứ vốn đã gây ra không ít tai nạn chết người.
Ông Trần Văn Tuấn, giáo viên về hưu ở An Ấp (Quỳnh Phụ) ngậm ngùi: "Ngày xưa Trung Quốc giết chim sẻ, rồi mất mùa vì sâu bọ. Ta cứ chén mèo thế này, thì tương lai chuột sẽ chén hết mùa màng của chúng ta".
Càng lúc càng thấy cái luật cấm ăn thịt mèo đề ra chả làm được gì nhiều.Tiểu hổ vẫn còn được công khai thậm chí còn trở thành "văn hoá ẩm thực"