• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Người tiểu đường xét nghiệm HbA1c cần lưu ý những gì

Tdcarevn

New Member
Bệnh nhân tiểu đường hoặc tiền tiểu đường thường có tâm lý hoang mang lo lắng trước khi đi xét nghiệm để có chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý của mình. Ngoài xét nghiệm đường huyết có thể thực hiện tại nhà thì xét nghiệm HbA1c là bắt buộc và phải xét nghiệm ở các trung tâm y tế lớn với mong muốn cho ra kết quả tình trạng bệnh lý chuẩn xác.

Trước khi bắt đầu thực hiện việc thăm khám bạn cần có hiểu biết gì về xét nghiệm HbA1c? 9 lưu ý đối với xét nghiệm HbA1c sau đây sẽ cung cấp đầy đủ những điều về HbA1c mà người tiểu đường cần biết.





Xét nghiệm HbA1c dựa trên phân tích độ liên kết giữa phân tử glucose (đường huyết) với hemoglobin – các tế bào máu đỏ chứa oxi. Trong cơ thể, các tế bào máu đỏ liên tục sinh ra và chết đi, các tế bào điển hình tồn tại trong vòng 3 tháng. Vì vậy, xét nghiệm HbA1c phản ánh mức độ đường huyết trung bình của một người trong khoảng 3 tháng trở lại. Loại xét nghiệm này được quy đổi ra số phần trăm, phần trăm càng lớn thì mức độ đường huyết trong cơ thể càng cao. Kết quả xét nghiệm Hba1c bình thường rơi vào 5-7%.

Dưới đây là 9 lưu ý đối với xét nghiệm HbA1c người bị tiểu đường cần biết


  1. Năm 2009, một ủy ban chuyên gia quốc tế đề xuất xét nghiệm HbA1c được dùng như một trong những xét nghiệm có giá trị để chuẩn đoán tiểu đường type 2 và tiền tiểu đường.
  2. Xét nghiệm HbA1c không yêu cầu nhịn ăn và máu ở bất kể thời điểm nào trong ngày đều có thể được lấy để test, vì vậy các chuyên gia hy vọng rằng sự thuận tiện này có thể khuyến khích nhiều người xét nghiệm hơn. Từ đó làm giảm số người có tiểu đường mà chưa biết.
  3. Loại xét nghiệm máu POC thông thường ở các trung tâm khám sức khỏe không được sử dụng để chuẩn đoán tiểu đường.
  4. Xét nghiệm HbA1c có thể được yêu cầu để kiểm tra đối với phụ nữ lần đầu thăm khám tại trung tâm y tế để biết liệu người phụ nữ đó có nguy cơ tiểu đường trước khi mang thai hay không. Sau đó sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống để chẩn đoán liệu bệnh tiểu đường có thể tiến triển xa hơn trong quá trình mang thai hay không (thường gọi là tiểu đường thai kỳ).
  5. Xét nghiệm tiêu chuẩn đường máu cho chẩn đoán tiểu đường type 2 và tiền tiểu đường gồm xét nghiệm đường máu lúc đói và xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống được yêu cầu. Test dung nạp glucose vào một ngày ngẫu nhiên có thể được dùng để chẩn đoán tiểu đường khi bắt đầu có các dấu hiệu xuất hiện.
  6. Xét nghiệm HbA1c có thể không đáng tin cậy cho chẩn đoán hoặc kiểm soát tiểu đường khi được thực hiện trong điều kiện môi trường hoặc bệnh nhân bất lợi cho kết quả.
  7. Hiệp hội bệnh tiểu đường Mỹ (American Diabetes Association) khuyến nghị rằng người bị tiểu đường dù có đang trong quá trình điều trị và có chỉ số đường huyết ổn định vẫn nên làm xét nghiệm HbA1c 2 lần mỗi năm.
  8. Đường huyết trung bình ước tính (eAG) được tính toán dựa trên mức độ HbA1c do đó giúp người bị tiểu đường có thể tự mường tượng chỉ số HbA1c với chỉ số đường huyết để kiểm soát đường huyết hàng ngày tốt hơn.
  9. Mỗi người bị tiểu đường sẽ có mục tiêu HbA1c tương đối khác nhau dựa trên lịch sử bệnh án tiểu đường và tình trạng sức khỏe hiện tại. Người bệnh nên có sự thảo luận về mục tiêu điều trị với chuyên gia và bác sĩ chuyên môn để cùng đưa ra hướng điều trị lâu dài.
Source: www.niddk.nih.gov/

Ngoài chế độ ăn uống hàng ngày, sử dụng thảo dược hoặc sản phẩm chức năng thảo dược giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường được tin dùng. Các chuyên gia khuyến cáo để ngăn ngừa biến chứng, người bệnh nên lựa chọn các thảo dược vừa giúp hạ đường huyết tốt, vừa làm giảm HbA1c hiệu quả. Nổi bật là các thảo dược Khổ qua, Tảo Spirulina.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu phối hợp Khổ qua rừng, Tảo Spirulina với 5 vị thuốc (Dây thìa canh, Thương truật, Sinh địa, Linh chi, Hoài sơn), có công dụng hạ đường huyết, sinh tân dịch, làm giảm cholesterol máu, tạo nên công thức tối ưu giúp người bệnh tiểu đường hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, phòng các biến chứng bệnh tiểu đường.
 
Top