• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Một Số Thuật Ngữ Thông Dụng Về Sinh Sản ở Chó.

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
MỘT SỐ THUẬT NGỮ THÔNG DỤNG VỀ SINH SẢN Ở CHÓ

Để tiện tham khảo và đối chiếu với các thuật ngữ khoa học, xin nêu dưới đây các cụm từ ngữ thông dụng trong nhân giống, sinh sản và chăm sóc chó con:

1. Sa-lơ : Hành kinh trong kỳ động dục chó cái, kéo dài từ 15 đến 20 ngày.

2. Kinh trắng : Chỉ các con chó cái trong kỳ động dục không ra máu hoặc rất ít, nhưng vẫn có phản xạ chịu đực, nếu phối giống đúng thời điểm vẫn có kết quả.

3. Kinh lờ lờ máu cá : Mô tả màu sắc của máu hành kinh đến kỳ có thể phối giống nếu kèm theo phản xạ chịu đực tốt.

4. Kinh báo: Máu đỏ rớt ra khỏi âm hộ một vài giọt báo trước sắp một kỳ hành kinh.

5. Kinh báo chửa : Máu nhạt loãng ra khỏi âm hộ sau giao phối 5 - 7 ngày, là dấu hiệu báo kết quả giao phối thành công.

6. Hoa, cửa mình : Âm hộ, căn cứ độ nở, cứng mềm của "hoa" , chủ chó cái có thể quyết định ngày lên giống.

7. Lên giống, đi nước, đi tơ, phối : Giao cấu giữa chó đực và cái trong kỳ động dục.

8. Đỡ, lái tên lửa : Động tác hỗ trợ chó đực khi giao phối. Đặc biệt quan trọng với một số giống chó không khóa găng khi giao phối như English Bulldog...


9. Quả găng, khóa găng : Phần nở to nhỏ giữa dương vật cấu tạo giải phẫu như " xương dương vật" khi hưng phấn tột độ cùng với sự co bóp tử cung gắn kết chó đực và cái trong giao phối. Có thể kéo dài tới 30- 45 phút quả găng mới nhỏ đi để kết thúc giao cấu.


10. Đái giắt, đái ghếch chân : Tiểu tiện nhiều lần ( có thể tới 80 lần / ngày ) của chó đực để hấp dẫn bạn tình hoặc đánh dấu đường.

11. Cấn, động cỡn : Phản xạ giao phối, đùa nghịch của chó đực và cái ở tuổi dậy thì.

12. Cương vú, mẩy vú : Phát triển bầu vú sữa khi chó cái mang thai, rõ rệt nhất với chó tơ lần đầu giao phối.

13. Chó vú em : Chó mẹ được trách nhiệm nuôi hộ chó con đàn khác do đẻquá nhiều hoặc trục trặc chăm nuôi con.

14. Ăn dặm: Cho chó con ăn thêm ngoài sữa mẹ. Cần có giám sát và tư vấn của các BSTY quyết định thời điểm và loại sữa cho ăn dặm.


15. Lót ổ : Chó con chết yểu ngay sau khi sinh.

16. Xảo thai, xảy thai : Bị ra thai khi mới mang thai do rất nhiều nguyên nhân.

17. Lưu thai, chết lưu : Đến kỳ sinh, thai chết trong tử cung không đẻ ra được.

18. Ngôi ngược, đẻ ngược : Không phụ thuộc vào đầu hoặc đuôi ra trước , mà thế thai
ngửa đầu, chân co chân duỗi... cần lựa sắp xếp thế thuận thai mới ra được.

19. Rặn : Phản xạ co bóp tử cung đẩy thai ra khi sinh đẻ. Cần theo dõi nếu có dấu hiệu đẻ nhưng không có cơn rặn nhờ BSTY can thiệp dùng thuốc kích đẻ hoặc mổ đẻ.

20. Ăn rau, ăn nhau : Phản xạ tự đỡ đẻ, cắn rốn của chó mẹ khi sinh. Lưu ý không nên để chó mẹ ăn nhiều nhau thai dễ đầy bụng, tiêu chảy sau khi sinh ảnh hưởng tiết sữa do mất nước. Chó mẹ cắn sát rốn dễ bị hernia rốn chó con sau này.
 
Top