• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Một người dân lưu giữ sừng dinh rắn quý hiếm

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Ông Trần Đức Thịnh, một người dân ở thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành - Tiền Giang, hiện đang lưu giữ một sừng dinh rắn do ông bà để lại.Theo Đông y, sừng dinh rắn rất quý hiếm và có công dụng giải độc. Khi bị rắn, rết, bò cạp... cắn, chỉ cần mài sừng dinh rắn cho nạn nhân uống hoặc lấy sừng dinh rắn để ngay lên vết thương sẽ hút hết nọc độc. Ông Trần Đức Thịnh xem sừng dinh rắn là bảo vật của gia đình để cứu người khi gặp nạn.


Sừng con dinh

Sừng dinh rắn được đánh giá quý hiếm như sừng tê giác. Loại động vật này đã tiệt chủng cách đây hơn 60 năm. Mỗi con dinh rắn trên đầu chỉ có một sừng uốn cong như lưỡi câu. Khi ngủ, dinh rắn thường móc sừng vào nhánh cây.

NLĐ
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Sừng con dinh trị bách độc?

Nhiều năm nay, tôi để tâm tìm kiếm tư liệu hoặc hiện vật về chiếc “sừng dinh rắn” trị được nhiều loại độc. Nguyên do đọc được một bài báo kể về một người ở An Giang có cái sừng ấy, tuy nhiên nó chỉ còn một mẩu nhỏ.

Mới đây, tôi đã có được tấm ảnh chụp một chiếc sừng con dinh nguyên vẹn.

Ông Tư Tùng (tức Bùi Thanh Tùng) ở ấp Thới Thượng, xã Thới Sơn (Tịnh Biên, An Giang) có một cái sừng nhỏ bằng lóng tay, màu đen tuyền. Ông cho biết đó là sừng con dinh rắn, hút nọc độc rất hay và có lẽ đây là cái duy nhất trong xã.

Tương truyền, loài dị thú dinh cỏ, dinh rắn và dinh cá nặng không quá 2 kg, đầu mọc 1 chiếc sừng cong cong như lưỡi câu. Dinh cỏ và dinh cá chỉ ăn cỏ và cá, lâu lâu mới kiếm rắn ăn; còn dinh rắn thì chuyên ăn các loại rắn độc. Rắn độc cỡ nào mà gặp dinh rắn cũng phải nằm bủn rủn ngay đơ cho chúng ăn thịt.

Loài dinh rắn này khi ngủ không nằm dưới đất mà chuyên móc sừng trên các thân cây, lỗ mũi chúng hướng về phía nào là rắn độc phải tập trung phía đó...

Ông Tùng kể: “Năm 1963, khi vào khu họp, tôi được ông Bảy Biền tặng chiếc sừng dinh rắn to bằng ngón út. Nghe nói dinh rắn chuyên ăn rắn độc nên chiếc sừng của nó có khả năng khắc nọc độc, giữ nó bên mình rắn độc không dám bò đến gần, tôi vừa mừng vừa nghi nghi.

Hồi đó vùng Thất Sơn núi rừng trùng điệp, rắn cũng dày đặc. Bộ đội bị chàm quạp, hổ đất cắn rất nhiều. Thấy ai bị cắn là tôi làm theo cách ông Biền chỉ, nặn cho chất độc ra, rồi lấy sừng dinh rắn đặt lên; vài tiếng sau người bị rắn cắn khỏe trở lại. Thấy công hiệu quá tôi mới chẻ nhỏ sừng ra phân chia cho anh em”.

Cũng theo ông Tùng, hiện loài dị thú dinh rắn đã gần như tuyệt chủng, nghe nói mấy chục năm trước ở Cà Mau có xuất hiện con dinh rắn đực, ở Ấn Độ xuất hiện con cái nhưng nay không nghe sách vở đề cập đến nữa.

Khi ông về Thới Sơn sinh sống, chiếc sừng dinh tiếp tục cứu người, trị rắn. Mỗi khi hút chất độc xong, chiếc sừng lại ánh lên màu đen tuyền như thoa dầu. Các nạn nhân bị rít, bò cạp cắn cũng được chữa khỏi.

…Trước Tết Ất Dậu, có 2 nạn nhân bị rắn cắn tìm tới ông Tùng. Người thứ nhất là chị Nguyễn Thị Bé Hai, ở Hầm Cá Phi, xã Xuân Tô. Trong lúc lùa gà vịt trong đêm, chị Hai bị rắn hổ mang cắn, tưởng là gà mổ nên không để ý.

Sáng hôm sau, đờm kéo lên tới khí quản, gia đình mới hết hồn chạy thầy. Người thứ hai là anh Mười Minh, ngụ ấp Thới Thượng, bị chàm quạp “chạp” mình mẩy sưng phù, nhức nhối. Họ đều đã qua khỏi”.

“Sừng dinh rắn” của ông Tùng đã chẻ nhỏ chia cho nhiều người và hiện ông chỉ còn một mẩu “nhỏ bằng lóng tay út, màu đen tuyền”. Thực sự có “sừng dinh rắn” hay không và hình thù cụ thể của nó như thế nào?

Giữa tháng 6/2008, tôi đã có tấm ảnh chụp một cái “sừng dinh rắn” còn nguyên vẹn. Người giữ chiếc sừng này ở huyện Châu Thành (Tiền Giang) và ông cho biết công dụng đúng như bài báo đã viết. Đây là cái sừng trên đầu con dinh, mỗi con chỉ có duy nhất một sừng uốn cong như lưỡi câu, mỗi khi ngủ nó móc sừng vào nhánh cây để ngủ. Ai bị rắn hay các lọai côn trùng độc cắn, đem sừng này để vào vết cắn sẽ được hút độc. Cũng có thể mài sừng vào nước rồi đem uống.

Thật là một vật kỳ lạ. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Theo Tiền phong
 

Hoamuatim

Member
Con dinh rắn là con gì mà hầu như chẳng ai biết đến cả, search trên google cũng không thấy có tài liệu nào nói về con này, nếu thực sự nó mới tuyệt chủng cách đây khoảng 40 năm mình nghĩ cũng vẫn còn tài liệu gì liên quan đến nó chứ, chữa được rắn độc cắn một cách đơn giản như vậy mà không có ai nghiên cứu hay tìm ra nó sao?
 

HENRYTEO

New Member
con dinh rắn này chắc củng giống như lá diêu bông, có ai thấy bao giờ chưa nhỉ??
 

vanglai213

Active Member
ngày nhỏ mình cũng nhớ rất kĩ 1 sự kiện là mình nhìn thấy 1 con rắn màu đen dài khoảng 15 cm có 4 chân có 1 cái sừng nhỏ trên đầu dài 1,2 cm..Lúc đó mình 10 tuổi.Đang chơi với tụi bạn ở trên đường thì mình..rơi quả bóng xuống rãnh mương trồng rau muống lúc 2 thằng bạn mình đi lấy que kều bóng thì mình bò nằm ngó đầu nhìn thì phát hiện con rắn 4 chân đó ngay sát bờ mương,trên lừn thì đen tuyền dưới bụng có những vẩy đỏ nhỏ mờ xen lẫn với trắng nhiều hơn đỏ...mình thấy nó thì giật mình tuy nhìn thấy nó các nó gần 1 m , mà mình vẫn còn nhớ là nó phì phì những tiếng rất to mắt nhìn thẳng vào mình đầu lưỡi như rắn ..Vừa thấy mấy thằng bạn hô lên tìm thấy que rồi mình quay lại định khoe với tụi nó thì nhìn lại đã thấy nó mất tiêu rồi.Lúc kể lại cho tụi nó nghe thì tụi nó không tin, về nhà kể với bố mẹ và các chú bảo có lẽ mày nhìn nhầm rắn làm gì có 4 chân ^^ tại hồi đó nhỏ quá kể người lớn không ai tin với bạn bè không ai tin lên cũng kiểu xấu hổ không nói thêm nữa,giờ thấy chuyện rắn có sừng mình mới nhớ kể ra,cũng lâu lắm rồi lên giờ không nhớ rõ chi tiết nó như nào nữa.Mọi người đọc tham khảo thôi nhé
 

Hundeshow

New Member
Cách đây lâu lắm rồi , hơn 10 năm trước , sự việc nầy đã bùng nổ trên các diễn đàn khoa học thế giới........cuối cùng người Pháp đã dùng kỷ thuật hiện đại nhất - vạch ra sự lừa đảo của cái sừng nầy . Đây là sản phẩm xuất xứ từ Campuchia . Không hiểu sao các nhà báo VN mình không tìm hiểu trước khi đăng nhiều bài về cái sừng nầy.

Tại VN , vài tiến sĩ KH cũng có những bài phân tích về con thú hoang tưởng nầy . Các bác tìm trên google , hy vọng tìm lại được.
 

duc_NA

Member
nếu muốn biết có phải sừng dê hay không thì có thể phân tích được mà. chỉ có điều khoa học chưa vào cuộc nên còn mập mờ lắm...
 
Top