• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Mắc bệnh não vì ôm ấp chó mèo

Vốn yêu chó, gia đình chị Dung ở An Giang nuôi rất nhiều chú khuyển cảnh, Hàng ngày chăm sóc, ôm ấp, bồng bế chúng, không ngờ chị Dung phát bệnh phù não vì nhiễm một loại giun đũa từ cún.



Thấy bụng to dần, ăn uống kém, chị Dung đến khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM. Kết quả xét nghiệm cho thấy chị bị phù não do Toxocara canis - một loại giun đũa chó.

Chị Dung cho biết gia đình có nuôi nhiều chó và chị thường xuyên ôm ấp bồng bế chúng. Theo các bác sĩ, đây chính là nguyên nhân khiến chị nhiễm giun.

Một trường hợp khác là cháu Nguyễn Thị Huyền, 7 tuổi, nhập viện nhi tỉnh Đồng Nai trong tình trạng động kinh, đầu bị nhức buốt kéo dài. Kết quả xét nghiệm tại khoa nội thần kinh sau đó cho thấy, bệnh nhi cũng bị nhiễm giun chó Toxocara canis.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM, mỗi năm có hàng chục ca nhiễm giun chó được chuyển từ các tỉnh lên sau khi được chẩn đoán nhầm nguyên nhân bệnh, dẫn đến chữa trị không có kết quả. Hầu hết bệnh nhân đều có những biểu hiện như: đau đầu, động kinh, cử động bất thường, rối loạn hành vi, yếu liệt.

Theo bác sĩ Trần Kim Ngọc, khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy, tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó Toxocara canis là rất cao do điều kiện môi trường thuận lợi cho sự phát triển các loại ký sinh trùng và thói quen nuôi chó phổ biến của người dân.

Ở Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân có biểu hiện thần kinh được nhập vào Khoa Nội thần kinh có tỷ lệ bị nhiễm Toxocara canis cao nhất so với các loại ký sinh trùng khác. 32,5% người nhiễm có triệu chứng lâm sàng là động kinh, 10% là viêm màng não…

Người bị nhiễm thường là trẻ em chơi đất, chơi với chó, người lớn làm những nghề gần gũi các chú khuyển hoặc ý thức vệ sinh kém, ăn rau sống…

Tiến sĩ Trần Thị Hồng, giảng viên trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, TP HCM, cho biết, trứng của loài giun sán này nằm ở miệng, mũi, mắt, hậu môn.. của chó mèo. Khi người tiếp xúc với chúng, ấu trùng này sẽ nhiễm vào cơ thể, theo đường máu đến gan, phổi và những cơ quan khác. Khi đó ấu trùng có thể tồn tại hàng tháng hoặc nằm im thành những vật lạ gây viêm và kích thích tạo u hạt. Chính vì thế, những ca nhiễm bệnh thường có lượng bạch cầu tăng cao.

"Tuy nhiên do có nhiều biểu hiện khác nhau nên việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn và rất dễ nhầm với bệnh khác", tiến sĩ Hồng nói.

Để phòng bệnh, tiến sĩ Trần Thị Hồng khuyên cả người lớn và trẻ em không nên quá thân thiện với chó mèo. Phải vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay trước khi ăn. Trái cây, rau sống cũng cần rửa thật kỹ. Không nên ăn sống hay tái các món lòng heo, gà, thỏ, cừu... Nên xổ giun định kỳ cho chó mèo.

Vnexpress.

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
:nailbitting::nailbitting::nailbitting:
 
Ngáy ngủ do tiếp xúc chó mèo?

:cry:TT - Tiếp xúc với chó mèo hay bị viêm đường hô hấp khi còn nhỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chứng ngáy ngủ xuất hiện về sau. Điều này có thể làm nhiều người ngạc nhiên pha lẫn một chút nghi ngờ. Nhưng kết quả phân tích từ một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Umea (Thụy Điển) cho thấy khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra.

Nghiên cứu đã thực hiện trên 15.556 người ở độ tuổi 25-54 tại nhiều quốc gia thuộc châu Âu (Đan Mạch, Thụy Điển, Iceland, Estonia…). Kết quả cho thấy có khoảng 18% người tham gia bị chứng ngủ ngáy. Trong số những người này, sau khi đã loại trừ các yếu tố gây ảnh hưởng, những người thường xuyên tiếp xúc với chó mèo khi còn nhỏ tăng 1, 26 lần nguy cơ bị ngủ ngáy, và những người thường bị viêm đường hô hấp tăng 1,27 lần nguy cơ.

Tác giả của nghiên cứu, tiến sĩ Karl Franklin, cho biết tiếp xúc với thú cưng hay bị viêm đường hô hấp lúc chúng ta còn nhỏ đã kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm cho hạch amiđan phát triển quá mức và kết quả cuối cùng là làm hẹp đường thở dẫn đến chứng ngáy khi ngủ.

BS NGUYỄN TẤT BÌNH
(Theo Respiratory Research)
 

JeepBmt

New Member
Sán! Bệnh rất nguy hiểm cho con người!

Em viết bài này mạo muội, cũng chỉ mong góp chút phần để mọi người cẩn trọng.
Bạn gái em là bác sĩ, vừa rồi có kể cho em nghe rằng gần đây, số lượng " người giàu" ở VN mắc 1 căn bệnh rất lạ, đó là sán não. Nguyên nhân là vì...ôm chó. Loài sán này rất nhỏ, cư ngụ trên thú nuôi trưởng thành. Chủ nhân vì thương yêu nên lúc nào cũng ôm ấp vuốt ve, đâu ngờ rằng loại sán này đã bám sang cơ thể người. Vì môi trường trong cơ thể người ko thích hợp, nên chúng đã tìm, chạy lung tung và..lên não. Chúng sinh sản vô cùng nhanh. Hiện nay chưa có phương pháp nào để phòng cũng như điều trị..

Em viết bài này, nghĩ lại còn nổi da gà, tự nhiên thấy....sợ sợ. Mong mọi người cẩn thận, và tránh như sau :
1. Hạn chế hôn, ngửi thú cưng.
2. Vệ sinh thú thường xuyên, với loại nước vệ sinh đặc hiệu, có mùi riêng. Và không nên đổi nhiều loại.
3. Ko được cho thú ăn chung trên chén, trên bàn ăn, vì lông của nó cũng là nguyên nhân lây nhiễm.
4. Ko được cho thú ngủ chung trên giường.
Trên đây chỉ là góp ý nho nhỏ của em, hi vọng ko làm mọi người vì vậy mà xa lánh thú cưng. Nếu em có gì sai sót mong chỉ giáo!
 

JeepBmt

New Member
Chuyện nhiễm sán náo ở trên là hoàn toàn có thật. Mình cũng vừa post 1 bài rất dài về bệnh này, ko biết tại sao khi post lại bị lỗi và bị xóa hết. Mong mọi người vì sức khỏe, hãy cẩn thận. bệnh này du nhập từ phương tây, nơi mà tính mạng chó mèo có khi còn quý hơn vàng!
 

huuloc108

Member
Cái này thấy hơi ớn nhé ! Sắp tới chắc không dám đến gần nó. Mà chỉ kêu nó đến gần mình thôi.
 

misszen

Member
trời ơi, hàng ngay e vẫn ngủ chung với con chó nhà e, e đọc xong e đau tim quá:((, nó quen hơi e rồi hôm nào cũng chui vào ngủ chung, kiểu này chắc e phải đi khám quá trc khi chưa muộn:(:)(:)cry:
 

katyhuynh

Member
vậy tẩy giun theo định kì thường xuyên cho chó và vệ sinh sạch thì sẽ ngăn được bệnh phải ko ạ?như vậy vẫn gần gủi mấy bé được phải ko ạ?
 
Theo mình ôm chó mèo tất nhiên là điều ko tránh khỏi...Nhưng ôm ít chắc ko sao đâu! Mình mới đọc được bài này mọi người xem nhé!

PGS.TS Nguyễn Văn Đề, Chủ nhiệm bộ môn ký sinh trùng (Trường ĐH Y Hà Nội), cho biết: Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên vừa tiếp nhận và điều trị cho một người bị 5 con giun ký sinh trong mắt.


Bệnh nhân là Nguyễn Thế Đ. (26 tuổi, ở Thái Nguyên). Trước đó, thấy cộm ở mắt trái, bệnh nhân Đ. soi gương phát hiện 3 con giun nhỏ chui ra nhưng trong mắt vẫn còn cộm và ngứa.



Tại Khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa T.Ư Thái Nguyên, các bác sĩ tiếp tục bắt được một con giun nữa còn sống ở mắt trái. Sau đó, bộ môn ký sinh trùng của Đại học Y Thái Nguyên tiếp tục bắt thêm một con giun. Hai con giun có hình ống, màu trắng sữa, dài 15 mm và 10 mm, đầu nhọn và đuôi cong.



Ngay sau đó, bệnh nhân và hai con giun nói trên được chuyển về bộ môn ký sinh trùng Trường Đại học Y Hà Nội. Theo PGS Đề, đây là loại giun tròn Thelazia callipaeda. Loại giun này lần đầu tiên được phát hiện trên người VN (trước đây chỉ có ở chó).
 
Tìm thấy 5 con giun ký sinh ở chó trong mắt người

Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên vừa bắt 5 con giun chuyên ký sinh trên chó trong mắt một bệnh nhân nữ trẻ tuổi. Sau đó cả bệnh nhân và những con giun đã được chuyển tới ĐH Y Hà Nội.

Đó là trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Thế Đ. (26 tuổi, ở thôn Cao Phong, xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên). Theo lời kể của bệnh nhân, tự nhiên chị Đ. thấy cộm vướng ở mắt trái, soi gương lật xem thì thấy 3 con giun nhỏ chui ra nhưng cộm và ngứa thì vẫn không hết.

Tại Khoa Mắt (Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên), các bác sĩ tiếp tục bắt được một con giun nữa còn sống ở mắt trái.

Sau đó, các bác sĩ đã chuyển bệnh nhân và con giun tới Bộ môn Ký sinh trùng của Đại học Y Thái Nguyên. Thạc sĩ Hứa Văn Thước - Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng, Trường Đại học Y Thái Nguyên tiếp tục bắt thêm một con giun nữa. Hai con giun có hình ống, màu trắng sữa, dài 15mm và 10mm, đầu nhọn và đuôi cong.

Sau đó cả bệnh nhân và những con giun được chuyển về Bộ môn Ký sinh trùng Trường ĐH Y Hà Nội để định loại.

Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Đề, qua xem xét đã xác định đây là loại giun tròn Thelazia callipaeda. Điều ngạc nhiên, đây là lần đầu tiên phát hiện được loài giun này trên người Việt Nam, trước đây chỉ có ở trên chó.

Được biết, vật chủ cuối cùng của loài giun này bao gồm chó, mèo, thỏ, khỉ, sóc và người. Giun trưởng thành ký sinh ở kết mạc mắt, chúng đẻ ấu trùng và những ấu trùng này sẽ được ruồi (là vật chủ trung gian truyền bệnh) ăn cùng với các chất dịch ở mắt. Ấu trùng vào ống tiêu hoá của ruồi phát triển thành ấu trùng tuổi nhiễm lên vùng miệng để truyền lây cho người khi ruồi đậu vào mắt.


:worried::worried::worried:
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Các thông tin trên rất bổ ích, không thừa cho chúng ta: những chủ nuôi chó, mèo . Ai cũng biết là bệnh Dại ở chó mèo có thể giết chết hàng loạt người mà không có phương cứu chữa.

Vì vậy, chủ nuôi văn minh cần phải biết mình nên làm gì để phòng trừ các bệnh lây sang người từ thú cưng.
1. Tiêm vaccine ngừa Dại định kỳ hàng năm là bắt buộc theo Luật Thú Y Việt Nam.
2. Tiêm đúng lịch trình các loại vaccine khác theo tư vấn của các BSTY.
3. Định kỳ tảy giun sán vừa bảo vệ chó, vừa làm sạch môi trường ngăn chặn lây nhiễm cho người..



Chủ động ngăn ngừa dịch bệnh cho chó, chúng ta tên tâm đùa vui với thú cưng mà không bị hoang mang, ám ảnh bởi những khả năng hy hữu như các bài viết trên.
 

Lipschitz

Member
Vậy bao lâu cho 1 lần tẩy giun cho chó?, 6 tháng 1 lần như người?
anh, chị cho biết với
 
Top