• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Mèo có lây bệnh cho người?????

Mọi người cho mình hỏi có những bệnh nào có thể lây từ mèo sang người không vậy?
Vì nhà cũng nuôi vài bé nhưng lại có người có dấu hiệu nhiễm sán mèo (Toxocara cati),nếu muốn chống sán cho các bé thì phải làm thể nào vậy ạ?Mình vẫn đưa chúng nó đi tẩy giun định kỳ cơ...
Đây là bài báo nói về sán chó,mèo mọi người tham khảo nhé:

"Sán Chó có tên khoa học là Toxocara canis (Nếu sán ở mèo thì có tên là Toxocara cati). Sán chó có hình tròn,dài giống như giun (lải) đũa ở người. Người ta bị nhiễm sán chó là do ăn phải trứng của sán chó có trong phân của chó khi chó thải phân của chúng ra trên đất. Trẻ con thường dể bị nhiễm sán chó do hay chơi đùa dưới đất, bốc thức ăn dưới dất bỏ vào miệng hay trong nhà có nuôi chó. Trứng sán chó vào trong ruột người sẽ nở thành các larvae sán (tức là thể sán chó còn nhỏ) theo máu đi đến các cơ quan của người như gan, não bộ, phổi, mắt v.v. và gây bệnh ở cac nơi nầy.
Đa số người bị nhiễm sán chó không có triệu chứng gì nhưng cũng có thể có triệu chứng như mệt mỏi, đau bụng, ăn không ngon, giảm cân, ngứa, nóng sốt, ho, khò khè như bị Suyễn do larvae đến phổi gây viêm phổi, Suyễn... đến mắt gây viêm xung quang mắt hay gây bệnh ở võng mạc của mắt làm giảm thị lực, có thể làm cho mù, nếu larvae sán đến não bộ có thể gây nhức đầu, kinh giật.
*Chẩn đoán bị nhiễm sán chó ở người: khám lâm sàng và thử máu dùng thử nghiệm ELISA tìm kháng thể chống lại sán chó.

*Điều trị sán chó: Dùng thuốc: Có vài loại thuốc dùng trị sán chó thí dụ Thiabendazole dùng mổi ngày trong 7 ngày liên tiếp... Nếu bị ảnh hưỡng đến các cơ quan như mắt có khi phải giải phẩu. Các thuốc dùng phải được bác sĩ chỉ dẩn.

Sán chó có thể trị khỏi nhưng sẽ bị tái phát nếu bị nhiễm trở lại. Nếu các cơ quan như mắt, não bộ, ..., bị tổn thương nhiều thì khó chữa khỏi hoàn toàn.

*Ngừa bị nhiễm sán chó: Nên rửa tay cẩn thận trước khi ăn. Không cho trẻ con chơi đùa dưới đất. Nếu nuôi chó trong nhà thì phải tắm cho chúng thường xuyên, cho chúng khám bác sĩ thú y định kỳ để phát hiện sán chó và điều trị cho chúng.
Người nhà của bạn khi khám ở bệnh viện Cần Thơ không phát hiện nhưng khi khám ở bệnh viện thành phố thì phát hiện nhiễm sán chó thì có thể là do kháng thể chống lại sán chó chưa xuất hiện nhiều ở lần thử nghiệm đầu nên thử máu không phát hiện được và sau đó thì số kháng thể tăng nhiều nên dể phát hiện hơn. "
 
Top