• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Liệu Pháp Vi lượng Đồng căn

Thưa các bạn,

Đã có rất nhiều tài liệu nói về các phương pháp hiện đại trong việc chăm sóc sức khỏe cún cưng mà các bạn đã biết trên các diễn đàn.
Lần này, nhóm Dịch giả "Sợ Kẹo" (Sợ Cu và Candy) xin giới thiệu 1 góc nhìn hoàn toàn mới về việc chăm sóc và tạo môi trường sống tốt nhất cho cún cưng.
Tài liệu này chủ yếu khai thác các yếu tố Phòng chứ không đặt nặng việc Chữa.
Nó cung cấp cho người đọc 1 cái nhìn sâu hơn về bản chất của sự vật hiện tượng để từ đó rút ra những "bí kíp" cho riêng mình.
Tài liệu không cung cấp 1 "công thức" cứng nhắc về cách thức cụ thể trong mỗi trường hợp, ngược lại nó cho phép người đọc uyển chuyển thay thế hoặc lựa chọn những liệu pháp phù hợp nhất với điều kiện hoàn cảnh của mình và cún cưng.
Chúng tôi hy vọng, với 1 góc nhìn hoàn toàn mới từ cuốn sách sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin thú vị cho các bạn.
Những biện pháp, dụng cụ, dược liệu,... được nhắc tới trong cuốn sách có thể không có hoặc không phù hợp với điều kiện tại Việt Nam.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính trung thực nên chúng tôi quyết định không sửa đổi và cố gắng giữ nguyên ý tứ của bản gốc.
Trong quá trình chuyển ngữ chắc còn nhiều sai sót, rất mong bạn đọc thông cảm và lượng thứ.

Dịch Giả: Calendar_Candy 018 Phạm Hồng Hạnh và Canis Major Nguyễn Đức Tuyên
CLB Rottweiler Haiphong – HPRC

 
Chương 1: Giới thiệu

Chó đã giành được 1 chỗ đứng quan trọng trong cuộc sống và trong trái tim của chúng ta. Chúng đồng thời cũng 1 phần trong gia đình chúng ta.
Chúng là những con vật cưng hay còn có thể gọi là những người bạn trung thành đáng yêu, sẵn sàng hy sinh vì gia đình.
Khi chúng ta nuôi 1 chú chó, cho dù nó là chó nhỏ hay chó lớn thì chúng ta luôn muốn những gì tốt nhất cho nó. Muốn nó được no đủ và hạnh phúc, muốn nó được sống lâu và mạnh khỏe.
Chúng ta cũng phải có trách nhiệm những con thú cưng. Tất nhiên, bác sĩ thú y là những người chúng ta phải gọi đầu tiên khi có vấn đề xảy ra với sức khỏe của chó. Nhưng sẽ tốt hơn là tạo ra chú chó của mình 1 môi trường sống phòng chống được bệnh tật.
Trong khi y học hiện đại phương Tây đã có nhiều loại thuốc chữa hầu hết các loại bệnh, nhưng các vấn đề về sức khỏe của chó vẫn còn rất phức tạp.
Ở Hoa Kỳ có hàng triệu con chó được chuẩn đoán là bị ung thư mỗi năm - căn bệnh nguy hiểm nhất đối với những con chó hơn 2 năm tuổi.
Các bệnh về khớp, bệnh tim, bệnh liên quan đến miễn dịch, bệnh da lông, dị ứng, viêm đại tràng, tiểu đường, bệnh gan và các bệnh mãn tính khác gây ra tử vong cho rất nhiều chó.
Mặc dù việc nghiên cứu thú y được đầu tư rất lớn để phát triển các loại thuốc mới. Nhưng tỷ lệ tử vong ở các bệnh trên vẫn rất cao.
Đã có nhiều sự đầu tư tập trung vào các phương pháp chăm sóc tự nhiên và toàn diện cho cả gia đình và các con thú cưng của chúng ta. Có rất nhiều những quan niệm logic rằng, nếu chú chó của chúng ta ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên, không bị căng thẳng sẽ giúp chúng có được sức khỏe tốt hơn để chống trọi với bệnh tật.
Chúng ta cũng hạn chế phải tiếp xúc với các loại hóa chất, thay vào đó là các biện pháp y tế tự nhiên, nhẹ nhàng để giúp cho cơ thể chúng duy trì được sức khỏe và chúng ta cũng tránh được nguy cơ lạm dụng thuốc trong những trường hợp không cần thiết.
Mục đích của những bài viết sau đây là để giúp các chủ chó chăm sóc, nuôi dưỡng và tạo ra 1 môi trường sống mạnh khỏe trong gia đình mình.
Người ta thường nói rằng: Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Chắc chắn rằng chúng ta không thể phủ nhận vai trò của thú y, nên những bài viết này không phải nhằm thay thế bác sĩ thú y. Mà bạn vẫn phải đưa chó đến bác sĩ để chuẩn đoán, đánh giá và đưa ra các lời khuyên nhằm phòng tránh bệnh tật cho chú chó của bạn.
Bạn sẽ rất may mắn khi vị bác sĩ đó được đào tạo toàn diện về y học hiện đại và y học cổ truyền.
Vì vậy, các phương pháp chữa bệnh trong các bài viết dưới đây được sử dụng song song, cân bằng với các biện pháp y tế.
Để thực hiện được những việc này, chủ chó cần phải tích lũy nhiều hơn các kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng chó 1 cách tự nhiên.


Nguồn: rottweiler.com.vn
Dịch Giả: Calendar_Candy 018 Phạm Hồng Hạnh và Canis Major Nguyễn Đức Tuyên
CLB Rottweiler Haiphong – HPRC

 
Chương 2: Giới thiệu về chó

I. Giới thiệu chung:
Chó là những sinh vật được xã hội hóa, có nguồn gốc từ tổ tiên là 1 loại sói. Người ta cho rằng chúng bắt đầu được thuần hóa và nuôi dưỡng khoảng 15.000 - 30.000 năm trước.
Quá trình thuần hóa và nuôi dưỡng có thể rất dài. Quá trình này được thực hiện do nhu cầu của con người cần săn bắt động vật hoang dã, để bảo vệ ngôi nhà và cuối cùng là để đáp ứng 1 mong muốn có bạn đồng hành.
Tất cả những điều này thì 1 chú chó hoàn toàn có thể đáp ứng được.
Mặc dù hiện nay có rất nhiều các loài chó, nhưng tất cả đều chung 1 loài (họ chó). Chó là 1 động vật có tổ chức xã hội, có xu hướng sống bầy đàn với 1 con chó được công nhận là đầu đàn. Phản ứng của chúng với các con chó khác cùng loài chi phối bởi bản năng nguyên thủy là lối sống bầy đàn.
Chúng có xu hướng đi săn theo đàn với sự hợp tác bởi 1 loạt những hành động phối hợp phức tạp để săn mồi. Chúng có thể bắt, giữ, giết và chia con mồi cho dù con mồi lớn hơn chúng rất nhiều. Xu hướng đi săn theo bầy làm cho chúng nguy hiểm hơn đối với các trại chăn nuôi nếu chúng không được kiểm soát và đào tạo, đặc biệt nếu có 2 hoặc nhiều con chó cùng phối hợp chăn gia súc.
Chúng cũng có khả năng nhai xương, là những kẻ săn mồi ăn thịt và ăn xác thối. Chúng cũng có xu hướng ăn tạp cả trái cây, rễ cây, các loại thực vật khác ngoài thịt.


Nguồn: rottweiler.com.vn
Dịch Giả: Calendar_Candy 018 Phạm Hồng Hạnh và Canis Major Nguyễn Đức Tuyên
CLB Rottweiler Haiphong – HPRC

 
II. Chó sống ở gia đình:

Trong bối cảnh được thuần hóa, con chó trở nên tuân lệnh người “đầu đàn”. Xu hướng chung của chúng là cố gắng làm hài lòng người lãnh đạo mà chúng công nhận bất cứ khi nào có thể. Chúng cảm thấy thoải mái khi được chủ nhân có thái độ tưởng thưởng và được coi như 1 người bạn. Chúng có xu hướng bảo vệ lãnh thổ, bầy đàn - trong trường hợp này là gia đình và ngôi nhà của chủ nhân.
Trong nhiều thiên niên kỷ, con người đã khai thác rất nhiều các lợi thế về thể chất và hành vi của chó, và họ đã làm cho chúng tiến hóa bằng cách nhân giống và chọn lọc. Con chó có tầm nhìn, thính giác, khứu giác mạnh mẽ hơn. Bản năng của chúng được sử dụng để chăn gia súc, săn mồi, tha mồi, và bảo vệ.
Các bản năng này được chọn lựa phù hợp với mục đích phục vụ con người với nghiệp vụ nhất định. Các chú chó đi săn cho chúng ta, tìm mồi, săn bắt động vật gặm nhấm gây hại, bảo vệ và quản lý các đàn gia súc và gia cầm, tìm kiếm đánh hơi các loại thuốc nổ, ma túy, ra chiến trường,… như 1 người bạn chiến đấu của con người.
Trong quá trình nhân giống, chó cái sinh ra những chú chó nhỏ. Mới đầu chúng không nhìn thấy gì, rất yếu ớt và nhỏ bé. Thường số tuyến sữa để giành nuôi những con chó con là 10. Ngoài việc cho con bú, chó cái còn có thể nôn thức ăn cho chó con ăn cho đến khi chúng lớn. Con chó cái có thể “sa – lơ” 2 lần trong 1 năm (trừ trường hợp ngoại lệ). Vào những ngày này thì chó cái cũng chảy máu khoảng 10 ngày trước khi bắt đầu rụng trứng. Vào cuối kỳ chảy máu này thì chò cái sẵn sàng tiếp nhận chó đực để giao phối.


Nguồn: rottweiler.com.vn
Dịch Giả: Calendar_Candy 018 Phạm Hồng Hạnh và Canis Major Nguyễn Đức Tuyên
CLB Rottweiler Haiphong – HPRC

 
Chương 3: Chó con

Trong thời kỳ là những chú chó con, rất nhiều các hành vi về cơ thể, phản ứng và sức khỏe được hình thành. Do đó đây là 1 thời kỳ cực kỳ quan trọng đòi hỏi 1 sự chăm sóc toàn diện và cẩn thận.
Chó con được sinh ra sau khoảng 9 tuần nằm trong bụng mẹ. Sau khoảng 12 ngày thì chó con có thể mở mắt nhưng tầm nhìn vẫn còn hạn chế. Tầm nhìn của chúng trong giai đoạn này bị giới hạn trong khu vực ổ. Khả năng quan sát được cải thiện dần dần cho đến khi thành thục.
Bộ xương của chó con rất mềm và dẻo. Nó bao gồm chủ yếu là sụn cho đến khi sụn biến thành xương trong quá trình phát triển. Trong thời kỳ này việc chó con chơi bóng là quá sức với chúng.
Nô đùa với những con chó khác trong bầy bắt đầu mở ra hành vi bản năng cho chó con trong quá trình phát triển.
Chó mẹ cũng sẽ dạy cho chó con những hành vi nhất định trong quá trình chơi đùa và tương tác. Giai đoạn này là rất cần thiết cho sự phát triển, xã hội hóa cho đến khi chúng lớn lên. Vì vậy không nên tách chó con khỏi mẹ trước 8 tuần tuổi.

1. Đồ ăn và đồ để nhai cho chó con.
Chó con có thể ăn được thịt xay từ khi còn rất nhỏ. Cho đến tuần thứ 3 thì chúng sẽ mọc được 28 cái răng. Do đó, việc mọc răng này sẽ làm đau đầu vú con chó mẹ. Vì vậy đây chính là thời điểm việc cho con bú giảm dần. Việc cho bú này được duy trì đến khi chó con mọc đủ 42 cái răng. Từ 4 đến 7 tháng tuổi thì chó con có thể tự xé những miếng thịt sống và nhai xương. Nếu chúng ta nuôi chó 1 cách tự nhiên thì điều cần thiết là chúng ta phải cho chó non ăn xương và thịt trong quá trình phát triển của chúng để tạo cho chúng các kỹ năng cần thiết trong bữa ăn.
Chó con thường thích nhai, đặc biệt trong qua trình mọc răng. Chúng ta có thể thỏa mãn nhu cầu này bằng cách cho chúng nhai xương hoặc thịt. Do đó tiết kiệm được thiệt hại cho đồ nội thất và quần áo. Ngăn chặn được những xung đột giữa người và chó khi xảy ra những hỏng hóc - đổ vỡ. Hơn nữa, thích nhai dây điện là 1 hành vi cực kỳ hấp dẫn với 1 con chó đang mọc răng, điều này dễ làm cho chúng chết vì điện giật.
Điều quan trọng là không nên cho chó con ăn và vận động quá nhiều đặc biệt với các giống chó lớn để tới khi khung xương phát triển đầy đủ.

Nguồn: rottweiler.com.vn
Dịch Giả: Calendar_Candy 018 Phạm Hồng Hạnh và Canis Major Nguyễn Đức Tuyên
CLB Rottweiler Haiphong – HPRC


 
2. Ôm ấp và chơi đùa với chó:
Khi chơi đùa với 1 con chó nhỏ ta phải luôn nhớ rằng răng chúng rất sắc.
Nếu trong nhà có trẻ nhỏ, khi chúng chơi đùa với nhau cần phải giám sát chặt trẽ để cả 2 cùng biết được cách chơi hòa đồng và an toàn. Khi bế chó thì phải hết sức cẩn thận kẻo làm rơi chúng vì chúng rất hay luồn lách và nghịch ngợm. Trong khi chú chó con khám phá môi trường gia đình của mình phải chú ý chúng cẩn thận với cửa ra vào và cửa xe hơi để tránh chấn thương.

3. Vận động và đùa nghịch:
Vận động và đùa nghịch là rất cần thiết cho chó con đang trưởng thành để tiếp tục việc giáo dục và xã hội hóa chúng, để kích thích 1 hệ tuần hoàn máu và 1 trái tim khỏe mạnh, để phát triển 1 hệ cơ bắp và khung xương vững chãi.
Thực tế tất cả các chức năng sống phụ thuộc vào lợi ích của việc vận động và việc duy trì những vận động đó.
Đùa nghịch là vô cùng quan trọng đối với chó con để nó có thể nhận biết được các hành động và phản ứng đối với gia đình chủ, nhận thức và duy trì cuộc sống khỏe mạnh. Tuy nhiên, 1 số con chó luôn đùa nghịch quá trớn gây ra những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe với hệ xương khớp và tuần hoàn. Chơi đùa quá nhiều trong thời tiết nóng là cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là chơi bóng, 1 môn thể thao đòi hỏi sự nhanh nhẹn nhưng mang lại nguy cơ chấn thương và kiệt sức. Thậm chí đối với chó lớn luôn thèm chơi bóng cũng sẽ không nhận ra giới hạn nguy hiểm này, đặc biệt đối với các giống Terriers, Collies, GSD và Labradors. Điều quan trọng là phải dạy cho trẻ em biết được giới hạn nguy hiểm đó. Nô đùa với một con chó con tràn đầy năng lượng, đáng yêu và vui vẻ lại chính là nguồn tiềm ẩn những nguy hiểm nếu không được chú ý. Phải giám sát chúng cho đến khi chúng tạo được thói quen nhận biết hoàn toàn.


Nguồn: rottweiler.com.vn
Dịch Giả: Calendar_Candy 018 Phạm Hồng Hạnh và Canis Major Nguyễn Đức Tuyên
CLB Rottweiler Haiphong – HPRC

 
Lưu ý: Không bao giờ cho chó chơi trò cướp gậy, việc này là nguyên nhân phổ biến gây ra chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong bởi vì không thể kiểm soát được thời gian tiếp đất của 1 cây gậy. Con chó có thể vội vàng lao vào gặm đầu kia của cây gậy. Miệng há ra là lúc cây gậy đập xuống gây ra chấn thương vào cổ, họng hoặc ngực.
Ngoài thời gian chơi thì việc vận động 2 hoặc 3 lần mỗi ngày là yếu tố cơ bản để chăm sóc tốt 1 con chó. Tùy thuộc vào từng giống chó, từng con chó thì sự vậnđộng trong những trường hợp cụ thể được điều chỉnh theo thời gian của chủ. Vì sự an toàn và lịch sự đối với người khác bạn nên xích chó khi dắt ra đường. Dọn chất thải của chó khi chúng đi vệ sinh sai chỗ để tránh gây phiền toái.
Ở nông thôn cần phải cảnh giác khi nhà có nuôi gia súc. Khi chó có bạn đồng hành thì chúng rất dễ bị thu hút bởi những con vật đang chạy. Điều này có thể dẫn tới việc những vật nuôi khác bị chó tấn công cho dù con chó được huán luyện rất tốt. Chó có thể đuổi bắt gia súc khác nhưng cũng lại bị ngựa và bò đuổi. Luôn nhớ rằng chó rất hay đuổi theo mèo thậm chí ngay khi đang băng qua đường nếu không có xích.
Khi đi tắm biển cần phải tôn trọng người khác và phải dọn sạch chất thải của chó. Có thể có 1 số quy định hạn chế không cho chó chơi trên 1 số bãi biển. Nếu bạn sống ở miền biển, gần những con sông lớn và nước lạnh thì phải hết sức cẩn thận kẻo rơi xuống nước. Nhiều chủ chó đã bị chết khi nỗ lực cứu chó trong khi bản thân con chó có thể tự cứu mình.
Thời gian huấn luyện và nghỉ ngơi.
Một con chó năng động sẽ được kích thích nhiều hơn bằng việc đào tạo tốt. Khi huấn luyện chó có xích thì dùng 1 cái cương tốt hơn là dùng vòng cổ, vì vòng cổ thường siết chặt vào cổ chó. Vòng cổ có thể hạn chế và kiểm soát được chó nhanh hơn nhưng dễ gây nguy hiểm cho cổ chó.
Tất cả các chú chó đều cần có thời gian yên tĩnh và nghỉ ngơi trong ngày. Ở nhà chúng cần có 1 nơi mà chúng cảm thấy an toàn và thoải mái, cũng cần phải lưu ý dạy cho trẻ em tôn trọng khoảng thời gian này của chó.


Nguồn: rottweiler.com.vn
Dịch Giả: Calendar_Candy 018 Phạm Hồng Hạnh và Canis Major Nguyễn Đức Tuyên
CLB Rottweiler Haiphong – HPRC

 
Chương 4: Massage cho chó

Xoa bóp là một hình thức vật lý trị liệu bằng xúc giác,nó có thể mang lại nhiều lợi ích. Nó làm thư giãn các cơ bắp và thúc đẩy việc loại bỏ các độc tố, làm mềm các mô bằng cách cải thiện lưu lượng máu và dẫn lưu mạch huyết điều này làm cho chó giãn cơ và khớp.
Thực hiện xoa bóp tốt nhất sau khi chó tập thể dục và được thực hiện khi bạn cũng phải bình tĩnh, việc xoa bóp được thực hiện trên các mô mềm chứ không được xoa bóp trên xương hoặc cột sống dễ gây khó chịu hoặc chấn thương cho chó. Việc xoa bóp được thực hiện trên các cơ, các đầu cơ, cơ mặt và cơ bụng. Thường xuyên xoa bóp cho chó một cách nhẹ nhàng như đang vuốt ve chứ không túm da kéo. Nếu phát hiện vùng co thắt, thì xoa bóp kỹ hơn các cơ. Các khớp cũng có thể được xoa bóp một cách nhẹ nhàng chậm rãi. Cần phải theo dõi phản ứng của chó để điều chỉnh áp lực và thời gian xoa bóp. Trong trường hợp có những vùng đau đớn gây co thắt, cần phải cảnh giác để điều trị kịp thời.

Chó sẽ rất nhanh quen với việc xoa bóp nếu chúng ta thực hiện đều đặn. Trong khi thực hiện xoa bóp cần phải lưu ý các vấn đề bất thường bằng mắt hoặc bằng tay.

Hướng dẫn xoa bóp:
Cả chủ và chó cần được thư giãn và thoải mái,và chó cũng sẽ hiểu được khi nào thì bạn sẵn sàng xoa bóp cho chúng. Xoa bóp nhẹ nhàng, lướt tay trên mình chó, từ phía sau tai xuống mặt trước vai rồi xuống ngực, thực hiện việc này ba lần.
Xoa bóp từ đầu vai xuống đến khuỷu chân trước sau đó xuống phía trước và bên ngoài cho đến tận vuốt chân trước sau đó trở lại với mặt trong chân trước.
Để chó đứng, xoa bóp từ đầu vai dọc theo thân mình qua lưng xuống đến đuôi tránh xoa bóp vào cột sống sau đó xoa bóp từng bên một từ hông đến đầu gối,sau đó xuống dưới bên ngoài và chân sau cho đến tận vuốt. Lặp lại ba lần.


Nguồn: rottweiler.com.vn
Dịch Giả: Calendar_Candy 018 Phạm Hồng Hạnh và Canis Major Nguyễn Đức Tuyên
CLB Rottweiler Haiphong – HPRC

 
Chương 4 : Huấn luyện tự nhiên.

Thật là thoải mái và vui vẻ khi sống với một con chó được huấn luyện tốt tùy thuộc vào từng con chó có thể đòi hỏi rất nhiều thời gian đầu tư hoặc chỉ đơn giản khuyến khích những hành vi mà bạn muốn. Vì vậy nhiều con chó rất háo hức làm hài lòng chủ như thể chúng tự huấn luyện mình.

1. Kiểm tra chó.
Ít nhất một con chó phải được kiểm tra cẩn thận bao gồm cả bàn chân, tay, răng, miệng và cả dưới đuôi. Nếu không được kiểm tra cẩn thận có thể bỏ xót một số vết thương hoặc bệnh tật. Ngay từ khi chó còn nhỏ, bạn tập cho chúng thói quen được kiểm tra. Nên giữ chó con một cách bình tĩnh và nhẹ nhàng, rồi kiểm tra toàn bộ các phần của cơ thể. Một số con chó năng động có thể từ chối việc kiểm tra này nhưng cần phải cứng rắng kiểm soát thái độ chống đối này ngay một cách kiên trì bằng tình thương yêu để đảm bảo chú chó con chấp nhận bạn là “con chó” đầu đàn. Một con chó không sợ hãi hay căng thẳng thì chỉ cần động vào lưng nó đã sẵn sàng mở miệng một cách vui vẻ khi đi khám phòng khám thú y.

Tính thống nhất và thái độ tự kỷ luật là điều kiện tiên quyết cho việc huấn luyện thành công. Mệnh lệnh đưa ra phải được lặp đi lặp lại một cách đơn giản và rõ ràng. Mỗi khi xảy ra tình trạng phản ứng hoặc không tuân thủ thì chủ chó cần phải lưu ý thưởng phạt cho phù hợp.

2. Lấy đồ ăn và đồ chơi.
Một vấn đề quan trọng cần lưu ý liên quan đến xung đột tiềm năng cần phải ngăn chặn liên quan đến thực phẩm và xương, khi còn nhỏ thì con chó con sẵn sàng để cho bạn lấy thức ăn của nó, dằng miếng xương khi nó đang ăn, cho nó ăn khi đang bế và còn nhiều thái độ chấp nhận quyền lực tự nhiên của bạn. Để một con chó con canh giữ thức ăn hoặc đồ chơi chỉ tạo ra các rắc rối về sau này. Ngoài ra, nếu con chó có biểu hiện nguy hiểm tiềm ẩn thì việc lấy thức ăn hoặc đồ chơi đi sẽ đảm bảo rằng con chó sẽ không gây nguy hiểm cho nó và người khác khi nó lớn lên.



Nguồn: rottweiler.com.vn
Dịch Giả: Calendar_Candy 018 Phạm Hồng Hạnh và Canis Major Nguyễn Đức Tuyên
CLB Rottweiler Haiphong – HPRC

 
3. Khẩu lệnh.
Phải hiểu rằng từ “ không “có nghĩa rằng phải chấm dứt bất cứ hành động nào nó đang làm và sẽ tạo ra quan hệ tốt giữa bạn với chó. Những từ này nên luôn được sử dụng một cách rõ ràng và dứt khoát và con chó của bạn sẽ biết phải thực hiện ngay lập tức. Có một cách khác là sử dụng mồi thưởng nhưng không nên lạm dụng hình thức này.
Các khẩu lệnh đơn giản như “ngồi”, “đứng yên”, “nằm xuống”, “lại đây” là rất cần thiết trong các tình huống chó bị căng thẳng. Một số khẩu lệnh hữu ích khác như “ở yên đây” hoặc “nằm xuống”. Những lệnh này có thể dạy cho chó trong thời gian rất ngắn bằng cách lặp lại và có thưởng và luôn luôn sử dụng khẩu lệnh kèm thủ lệnh.

4. Huấn luyện vào chuồng và đeo xích.
Thường thì vào chuồng không phải huấn luyện nhưng có thể tranh thủ việc này để tạo ra sự thân thiện đối với chó bằng cách khen thưởng cho chúng. Thưởng hay phạt có thể thực hiện bằng các hành động chân tay hoặc bằng giọng nói để thể hiện thái độ của chủ đối với chó.

Đối với hầu hết các hộ gia đình việc huấn luyện chó đeo xích là cần thiết và phải được bắt đầu khi chúng còn rất nhỏ. Nhẹ nhàng, kiên nhẫn và làm cho chúng vui vẻ sẽ làm cho quá trình dạy đeo xích nhanh hơn và làm cho cả chủ lẫn chó đều vui vẻ. Vòng cổ và đai cương phải được thoải mái và vừa vặn. Không cần dùng tròng xích khi huấn luyện con chó lúc nhỏ và không nên lạm dụng việc này.



Nguồn: rottweiler.com.vn
Dịch Giả: Calendar_Candy 018 Phạm Hồng Hạnh và Canis Major Nguyễn Đức Tuyên
CLB Rottweiler Haiphong – HPRC

 
Chương 5 : Chăm sóc da lông,móng vuốt, răng miệng và tai chó

Một con chó hoang dã có thể tự chăm sóc tốt da lông, móng vuốt, răng miệng và tai. Tuy nhiên với những đặc tính di chuyển nhất định hoặc một chế độ ăn uống không tự nhiên hay vận động không phù hợp cũng dẫn tới việc phải lưu ý đến vấn đề chăm sóc này.

1. Chải lông.
Chải lông thường xuyên là rất quan trọng đối với chủ chó có lông dài, lông rối hoặc bết có thể gây ra bệnh ngoài da, chú chó nên được chăm sóc ngay từ khi còn nhỏ. Nếu ở nhà không làm được thì bạn nên thuê người chăm sóc chuyên nghiệp. Một số con chó cần phải cắt lông ngay từ đầu mùa hè để tránh bị nóng quá.

2. Chăm sóc móng vuốt.
Một con chó được vận động nhiều đặc biệt trên bề mặt nhám hoặc cứng thường giữ được bộ móng vuốt khỏe mạnh. Tuy nhiên có nhiều con chó cần có sự giúp đỡ trong sự chăm sóc móng vuốt. Vấn đề về móng vuốt có thể gây ra do cấu tạo vì nếu bàn chân phẳng thì móng chân sẽ dài nhanh hơn hoặc vì việc vận động bị hạn chế. Thường việc cắt móng vuốt cho chó được thực hiện bằng bác sĩ thú y nhưng bạn có thể thực hiện tại nhà.

Một cặp kéo chất lượng tốt là rất quan trọng trong việc giữ cho chó không bị thương trong quá trình cắt móng vuốt. Rất nhiều con chó thấy sợ quá trình này bởi vì người cắt quá sâu hoặc cắt quá nhanh hay ép chó phải cắt. Nếu móng vuốt sáng màu thì có thể dễ cắt. Không nên cắt quá sát móng chân của chó. Phải cẩn thận,không bao giờ thực hiện từ mé thân bên này sang mé thân bên kia hoặc làm chảy máu móng chân chó. Luôn luôn phải kiểm tra và lưu ý các móng ở ngón huyền đề.


Nguồn: rottweiler.com.vn
Dịch Giả: Calendar_Candy 018 Phạm Hồng Hạnh và Canis Major Nguyễn Đức Tuyên
CLB Rottweiler Haiphong – HPRC

 
3. Răng miệng.
Thỉnh thoảng bạn nên cho chó ăn thịt sống và nhai các đầu xương để ngăn chặn các vấn đề về răng và lợi. Không nên cho ăn xương ống mặc dù việc chăm sóc răng là đơn giản nhưng cần chú ý khi cho chó ăn thức ăn nhiều tinh bột, khô, cho ăn cẩu thả. Bộ răng cần phải được nhai mạnh thường xuyên để đảm bảo bộ răng được khỏe mạnh, nếu có cao răng thì cần phải cạo bỏ nó trước khi nó sinh ra quá nhiều. Việc này có thể làm bằng cách lấy tay hoặc dùng bàn chải. Trong trường hợp có vấn đề về răng miệng thì tốt hơn mang nó đến bác sĩ thú y.

4. Chăm sóc tai.
Với hầu hết các giống cho thì không cần quá chú ý đến tai nhưng dù sao chúng cần được kiểm tra thường xuyên. Dấu hiệu của trục trặc được biểu hiện qua chó gãi hoặc lắc tai. Nếu chó bị bệnh ngoài da thì tai có thể bị ảnh hưởng. Thường là bị tấy đỏ, sinh nhiều ráy và thậm chí chảy mủ.
Có thể đưa chó đến bác sĩ thú y, hoặc có thể điều trị bằng hương liệu. Đối với chó hay có vần đề về da và tai thì cần phải xin toa thuốc có cân lượng chính xác từ bác sĩ thú y.
Chó có tai dài và nhiều lông có thể bị cỏ, lá khô rơi vào trong tai, đặc biệt vào mùa hè và mùa thu làm cho chó cực kì đau đớn, lúc này cần phải đưa chó đi bác sĩ thú y ngay.



Nguồn: rottweiler.com.vn
Dịch Giả: Calendar_Candy 018 Phạm Hồng Hạnh và Canis Major Nguyễn Đức Tuyên
CLB Rottweiler Haiphong – HPRC

 
Chương 5: Dinh Dưỡng

Họ hàng gần nhất của chó nhà là chó sói hoặc chó hoang. Duy trì được chế độ ăn của 1 con sói hay 1 con chó hoang là cahcs tốt nhất để con chó của bạn có được sức khỏe tối đa.
Chó sói và chó hoang bản chất là loài ăn thịt và ăn tạp. Chúng săn bắt và ăn sống con mồi hoang dã. Ăn thịt động vật chết, ăn rễ cây, trái cây, ăn phân và nội tạng của động vật ăn cỏ. Khi chúng ăn thịt động vật chết hoặc con mồi hoang dã, chúng sẽ ăn da long, xương sụn, gân và nội tạng. Chế độ ăn của các loài tổ tiên này lưu truyền đến đời sau.
Đó là suy luận hợp lý để cho rằng nếu chúng ta tìm cahcs cho con chó của chúng ta ăn quá khác với tập quán của tổ tiên thì kết quả là con chó sẽ mang bệnh tật và phát triển kém.
1. Thực phẩm phù hợp và không phù hợp với chó.
Thịt tươi nguyên con (trừ thịt lợn) tốt hơn so với nấu chín, kể cả cho ăn xương chưa nấu. Tuy nhiên cần thận trọng khi cho chó ăn xương bởi vì con chó vẫn còn giữ bản ăng rất mạnh mẽ dẫn tới 1 số nguy cơ các khoáng chất có được từ xương có thể hấp thu được bằng cách nghiền xương ra, đặc biệt là với các giống chó không quen gặm xương.
Chó có thể ăn rau củ nhưng phải được chế biến (chúng không thể nhai). Rau củ có thể được xay lọc, luộc hoặc hấp. Nếu đem xay thì cho ăn cả bã. Cà rốt là món rất tốt cho chó.
Chó có thể ăn trái cây nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng các loại nho như nho tươi, nho khô có thể gây độc cho chó.
Mỡ động vật (để sống), dầu thực vật, dầu cá không có phụ gia, các loại axits béo (omega 3, 6, 9) .
Tinh bột ngũ cốc có chứa ít chất dinh dưỡng nên không cần thiết.Trong một số trường hợp chúng có thể gây hại,tinh bột không phải là thức ăn cần thiết kể cả cho chó sói mặc dù một số con chó hoạt động ở cường độ cao có thể cần một lượng tinh bột hợp lý.Sữa bò và các sản phẩm từ sữa nên tránh đặc biệt cho các loại đã tiệt trùng.Sữa chua và phomat có thể được chấp nhận do chúng tham gia vào quá trình tiêu hóa của chó.Kinh nghiệm cho thấy sữa dê và sản phẩm từ sữa dê là thực phẩm được dung nạp tốt.
Tránh cho ăn mặn và ngọt.
Socola có thể gây hại cho chó.
Nước phải được lọc hoặc lấy từ nguồn giếng hoặc suối nước máy thường không an toàn.Khi mua nước trong lúc đi du lịch nên đựng nước trong chai thủy tinh thay vì chai nhựa vì chai nhựa có thể ngấm chất độc vào nước.



Nguồn: rottweiler.com.vn
Dịch Giả: Calendar_Candy 018 Phạm Hồng Hạnh và Canis Major Nguyễn Đức Tuyên
CLB Rottweiler Haiphong – HPRC

 
2. Hộp đựng đồ ăn và đồ uống.
Hộp đựng đồ ăn và đồ uống rất quan trọng nên dùng các loại đồ gốm sứ sành bởi vì chúng không thẩm thấu các chất độc vào thực phẩm.Bát bằng nhựa hoặc bằng thép không rỉ không nên dùng.Nhựa,thép mạ có thể gây dị ứng và có thể làm phóng thích các kim loại khác vào thức ăn.Bát cho chó ăn cần phải được rửa trong nước nóng và được rửa trong các chất tẩy rửa thân thiện trong môi trường.

3. Thực phẩm bổ sung
“Thực phẩm bổ sung”là một thuật ngữ chỉ ra một loại sản phẩm hoặc một loại thực phẩm bổ sung vào chế độ thông thường để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng nhất định nhằm khắc phục sự thiếu hụt khoáng chất trong cơ thể chó.Các loại thực phẩm bổ sung bao gồm khoáng chất,vitamin,thực phẩm chức năng hoặc các loại thảo mộc.
Một con chó được cho ăn theo chế độ tươi,lành mạnh và tự nhiên thì có rất ít nhu cầu về thực phẩm bổ sung tuy nhiên bạn có thể bổ sung thêm một chút bột nở hoặc tỏi để ngăn chặn bọ chét.Nếu chế độ ăn uống không được đầy đủ thì phải bổ sung omega3, omega6, bột nở ,bột xương,rong biển,tảo bẹ,dầu cá vào bữa ăn thực phẩm cho chó.




Nguồn: rottweiler.com.vn
Dịch Giả: Calendar_Candy 018 Phạm Hồng Hạnh và Canis Major Nguyễn Đức Tuyên
CLB Rottweiler Haiphong – HPRC

__________________
 
Top