• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Làm thế nào điều trị biến chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường

Tdcarevn

New Member
Hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) ở bệnh nhân đái tháo đường xảy ra khi có quá nhiều insulin và không đủ lượng đường glucose trong máu. Người bệnh cần chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo sớm để có thể điều trị kịp thời; nếu không, hạ đường huyết bệnh tiểu đường có thể dẫn đến co giật, mất ý thức.
Dấu hiệu
Khi nồng độ đường trong máu hạ đến mức <3,9mmol/l thì gọi là hạ đường huyết. Biểu hiện rõ ràng hơn khi đường trong máu hạ càng thấp, xuống mức <3,0mmol/l. Các dấu hiệu của hạ đường huyết không giống nhau trên mỗi bệnh nhân và thường xuất hiện vào lúc sắp đến bữa ăn. Theo các bác sỹ, một số biểu hiện của hạ đường huyết có thể chia thành hai nhóm, cụ thể gồm:
– Dấu hiệu rối loạn hệ thần kinh tự động: mệt đột ngột, run, tim đập nhanh, vã mồ hôi, lạnh, ẩm; lo lắng bứt rứt, chóng mặt, đau đầu; cảm giác đói cồn cào.
– Dấu hiệu rối loạn hệ thần kinh trung ương: nhìn đôi, lú lẫn, cư xử bất thường, mất trí nhớ, mất tri giác, co giật, hôn mê.


Nguyên nhân
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường có thể gặp khi điều trị bằng insulin hoặc sử dụng thuốc viên điều trị đái tháo đường.

Trong đó, hạ đường huyết khi điều trị bằng insulin có thể do:
– Những sai lầm về cách tiêm và liều tiêm: quá liều insulin; insulin hấp thu quá nhanh hoặc quá kéo dài do loạn dưỡng mỡ dưới da ở những vùng tiêm insulin lâu ngày; tiêm những vùng hoạt động nhiều (tay, chân); chườm nóng sau khi tiêm; tiêm insulin không đúng cách (tiêm vào cơ),…
– Những sai lầm về chế độ ăn: ăn quá chậm sau tiêm insulin; ăn không đủ, thiếu bữa ăn phụ; bỏ bữa ăn, ăn quá ít mà vẫn tiêm insulin.
– Nguyên nhân khác: do hoạt động thể lực không thường xuyên, chức năng thận bị suy giảm.

Trường hợp hạ đường huyết do thuốc viên điều trị đái tháo đường gặp phải khi:
– Uống thuốc xa bữa ăn chính hoặc không ăn nhưng vẫn uống thuốc
– Uống thuốc không đúng liều
– Hoạt động thể lực quá sức


Bệnh nhân cần làm gì?
Khi bệnh nhân có biểu hiện hạ đường huyết, cần nhanh chóng đưa đường huyết lên mức an toàn, tránh nguy cơ tổn thương hoặc tăng đường huyết quá mức. Cụ thể các bước xử lý như sau:
  • Ngưng ngay các thuốc hạ đường huyết hoặc insulin.
  • Với hạ đường huyết nhẹ, bệnh nhân có thể ăn bánh, hoa quả, sữa… bất cứ đồ ăn nào có sẵn trong nhà.
  • Nếu không đỡ nhưng bệnh nhân vẫn tỉnh, thì có thể uống tối thiểu 15g Glucose (3 miếng đường hoặc 3 thìa café đường trong 100ml nước) hoặc 100-150ml nước ngọt, có thể làm tăng đường huyết lên 50mg/dl (2,7mmol/l) trong 15 phút.
  • Cho bệnh nhân thử lại đường huyết sau 15 phút, nếu không đỡ, lập tức bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế để điều trị.
  • Trường hợp bệnh nhân hôn mê không được cho bệnh nhân uống hay ăn vì rất dễ sặc vào phổi.
Để tránh nguy cơ hạ đường huyết – một biến chứng hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sỹ. Mục tiêu là đưa đường huyết về chỉ số cho phép 3,9 – 6,4mmol/l và theo dõi chỉ số HbA1c 3 tháng/ lần để kiểm soát biến chứng của bệnh. Hiện nay, các sản phẩm Đông y hỗ trợ điều trị tiểu đường với các thành phần như khổ qua, dây thìa canh, linh chi, sinh địa, hoài sơn, thương truật, tảo spirulina đã được chứng minh lâm sàng cho thấy tác dụng ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng rất tốt do làm giảm chỉ số HbA1c.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị tiểu đường
Để đảm bảo đủ dinh dưỡng và cải thiện bệnh, người bị tiểu đường nên nắm vững một số nguyên tắc sau:
– Ăn nhiều rau, đậu, và trái cây như táo, lê, đào, chuối. Đây là các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
– Hạn chế khoai tây trắng và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng và mì sợi trắng, chỉ ăn như món ăn phụ nhỏ.
– Hạn chế đồ ngọt tập trung bao gồm các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao chẳng hạn như kem. Giảm nước ép trái cây, không nhiều hơn một ly một ngày. Hoàn toàn loại bỏ các đồ uống có đường ngọt.
– Ăn lành mạnh một loại protein ở hầu hết các bữa ăn, chẳng hạn như cá, đậu, hoặc thịt gà không da.
– Chọn các loại thực phẩm với chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu ô liu, bơ, dầu thực vật. Hạn chế chất béo bão hòa từ sữa.
– Ăn đủ ba bữa ăn và đặc biệt không bỏ bữa sáng.
– Ăn chậm và dừng lại khi thấy vừa đủ.

Ngoài chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân bị tiểu đường nên chú ý đến tập thể dục thường xuyên để cơ thể bạn được vận động từ đó làm giảm lượng calo trong cơ thể. Cùng với đó là có hướng điều trị thích hợp. Sử dụng các thảo dược để hỗ trợ điều trị đái tháo đường hiện nay đang được các nhà khoa học khuyến cáo lựa chọn. Các loại thảo dược như khổ qua, dây thìa canh… có tác dụng ổn định đường huyết, làm giảm cholesterol và triglicerid máu, an toàn đối với người bệnh.
 
Top