• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Hoa và Thơ !

NguyenNhuThach

Active Member
Hoa Lys(Lan Huệ):



Thuở ấy em vừa thôi kẹp tóc
Thuở ấy anh vừa thôi học xong
Yêu anh, yêu anh em làm thơ
Yêu em, yêu em anh soạn nhạc
Thuở ấy thơ còn non mùi sữa
Thuở ấy tiếng đàn nghe vụng quá
Cho nên không khoe nhau bài thơ
Cho nên không khoe nhau bài nhạc
Ở nhà mẹ dạy câu ca,..
... Lan huệ sầu ai lan huệ héo,
Lan huệ sầu đời trong héo ngoài tươi...
Tóc mai sợi vắn sợi dài,
Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm...
(Tóc mai sợi vắn sợi dài - Phạm Duy)
Mời nghe nhạc:
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=7Th_eT0DRa
--------------------------------------------------------------------------------


Hoa Loa kèn-cũng được gọi là lan Huệ


 

NguyenNhuThach

Active Member
Hoa Anh ơi (Xuân Diệu)
Hoa này là hoa "anh ơi"
Là hoa một buổi đẹp trời, ta đi
Nắm tay trò chuyện thầm thì
Bỗng nhiên em thốt: "Hoa gì? anh ơi"

Cây thanh một tán lá cười.
Một vùng hoa nở hồng tươi một vùng
Sắc đào như thể rung rung
Toàn cây là một nỗi lòng nở hoa
Anh tìm tên mãi không ra
Phải anh đào ? Hoặc như là ô môi ?
Biết bao yêu mến trong lời
Thốt kêu hai tiếng từ nơi ruột rà
Từ rày xin đặt tên hoa:
"Hoa anh ơi" một chiều ta nở dầy.
 

NguyenNhuThach

Active Member
Hoa Ô môi ở Ô môn.
Đoàn Thạch Biền

Tôi được người bạn cho biết anh có cô em gái rất "căm thù" thơ. Tôi đã tò mò đi tìm hiểu tại sao em có lòng "căm thù" đó. Vì đối với tôi thơ rất cao quý và thơ mộng. Nó có làm hại ai đâu?
Cuối cùng cô bé đã dạy cho tôi biết: Hoa ô môi không có hình dấu môi mà có hình dấu răng.
Hình như giữa thơ và thực tế cũng giống vậy?




o O o




Họp mặt bạn đọc Áo Trắng ở Long Xuyên xong, tôi nhờ Lộc - thổ công ở đây - chở tôi bằng xe Honda đến thăm một người bạn văn nghệ Ở huyện Ô Môn. Lộc nói:

- Cũng dễ thôi, huyện nằm trên đường chúng ta trở về Cần Thơ. Anh gặp ông bạn có chuyện gì vậy? Lấy bài đăng báo hả?

Tôi cười lắc đầu:

- Không. Ông ấy viết thư hẹn sẽ chiêu đãi tôi một món ăn đặc sản địa phương.

Lộc cười:

- Anh lúc nào cũng vậy. Chỉ món ăn mới quyến rũ được anh.

Qua một cây cầu, xe quẹo trái vào huyện Ô Môn. Tôi biết được là nhờ nhìn tấm bảng xanh chữ trắng gắn ở bên đường. Lộc vừa lái xe vừa kể chuyện tình bà Sử người Việt với ông Trăng người Khơme, đã tạo nên tên đất này. Hai người đã phải vượt qua nhiều khó khăn cách trở mới gặp được nhau. Nên họ đã "ôm-em-ôm-anh" thắm thiết không rời thành tên Ô Môn. Tôi bật cười thích thú với chuyện cười dân gian giải thích tên địa phương theo Lộc kể. Và tôi nghĩ thầm miền đất nào có tên gắn liền với một chuyện tình, miền đất đó sẽ rất có... tình.

Tôi nói địa chỉ của người bạn và Lộc lái xe chạy thẳng đến một bến sông. Dưới bến có những chiếc "tắc ráng" đậu san sát. Lộc dừng xe lại, hỏi tôi:

- Ông bạn anh tên gì?

- Văn Thành Duy.

- Ở đây hỏi bút danh không ai biết đâu . Anh có nhớ ông ấy nói ba ông ấy tên gì không?

Tôi cố nhớ địa chỉ người bạn đã viết trong thư: "Đến bến đò hỏi nhà ông Năm Thành ai cũng biết." Tôi nói lại với Lộc. Anh đến hỏi một thanh niên lái đò đang đứng rước khách trên bờ. Anh thanh niên gọi lớn xuống bến sông:

- Ê, út Hường. Có người hỏi thăm ba mày nè.

Một cô gái mặc áo bà ba màu hồng đang ngồi ở tắc ráng đậu phía xa, đứng dậy. Em nhanh nhẹn nhảy qua mấy chiếc tắc ráng đậu kế bên rồi leo lên bờ. Đi đến trước mặt tôi, em hỏi:

- Ông hỏi thăm ba em có chuyện gì vậy? Ông muốn mua cam hả?

Nhìn cái nốt ruồi trên mép trái của em, tôi nghĩ cô bé này chắc "lẹ miệng" lắm đây. Tôi trả lời:

- Không. Tôi đến thăm anh Duy.

Cô bé hất bím tóc đang đong đưa phía trước mặt ra phía sau rồi nói:

- Anh Duy đi Cần Thơ rồi.

Tôi nhíu mày vì người bạn sai hẹn. Tôi hỏi tiếp:

- Em có biết chừng nào anh Duy về không?

- Ảnh nói lên Hội Văn Nghệ Cần Thơ đón một người bạn ở Sài Gòn về chơi.

Lộc đứng bên nói xen vào:

- Đón ông này nè. Vậy chúng ta về Cần Thơ gặp ảnh.

Cô bé nói:

- Thôi, khỏi. Anh Duy có dặn bạn ảnh đến cứ chở về nhà. Ảnh sẽ về sau. Ông lên Cần Thơ không chừng hai người lại "lật" nhau.

Tôi rủ Lộc cùng đi chơi cho vui. Anh chỉ chiếc xe Honda rồi nói:

- Anh đi đi. Tôi về Cần Thơ báo cho bạn anh biết. Có gì sáng mai chúng ta gặp lại nhau.

Tôi nói:

- Chiều tối, tôi về lại Cần Thơ được mà.

Lộc cười:

- Dễ gì anh về được. Rượu gạo ở đây đâu có thiếu.

Lộc phóng xe chạy đi. Tôi theo cô bé leo xuống một chiếc tắc ráng gần bờ rồi bước qua những chiếc kế bên, để đến chiếc tắc ráng của em. Cô bé giật dây cho máy đuôi tôm nổ, chiếc tắc ráng từ từ lùi ra. Tôi ngồi đối diện với cô bé trong lòng tắc ráng hẹp mà dài. Hơi nước từ mặt sông phả lên mát rượi. Trên sông những chiếc tắc ráng xuôi ngược chở đầy trái cây và vật dụng gia đình bằng nhựa xanh đỏ. Tôi tò mò nhìn những cây mọc hai bên bờ, cố đoán xem cây nào là cây bần, cây tràm, cây ô môi... như đã đọc trong truyện. Nhưng tôi đành chịu thua vì mùa này chẳng có cây nào trổ bông để có thể nhận diện.

- Ông ở tuốt trên Sài Gòn làm sao quen với anh em ở tuốt dưới đây?

Tôi quay lại nhìn cô bé, nói:

- Tôi đã chọn thơ của anh Duy gửi lên đăng báo. Mấy tháng trước anh ấy có lên Sài Gòn nhờ tôi in giúp một tập thơ.

Cô bé la lên:

- Chết ông rồi!

Tôi giật mình, hỏi lại:

- Chuyện gì vậy?

- Ông xúi anh em in tập thơ phải không?

- Đâu có. Anh Duy tự nguyện in mà.

- Ba em cằn nhằn ảnh chuyện đó hoài. Làm vườn không lo làm cứ lo làm thơ. Mấy tháng trước ảnh nói với ba đưa cho ảnh ba triệu đồng làm vốn buôn bán. Ba tưởng ảnh mua cam quýt ở mấy vườn bên, đem lên Sài Gòn bán kiếm lời. Nào ngờ ít lâu sau ảnh đem về nhà một đống thơ.

Tôi bật cười:

- Cứ tưởng anh ấy đem tiền đi đánh bạc thua hết mới đáng buồn, chớ đem thơ về nhà là tốt rồi.

- Tốt gì? Thơ đâu có "ăn" được. Chất cả đống ở nhà đó. Mùa nước nổi vào nhà ảnh bắt em khiêng lên khiêng xuống đống thơ cất giữ. Cực muốn chết. Ông cũng làm thơ như anh em?

Tôi chẳng biết giải thích công việc của mình như thế nào cho em dễ hiểu. Tôi nói gọn:

- Tôi chuyên "mua bán" thơ văn.

Cô bé reo lên:

- Vậy ba em mừng lắm. Ông mua "mão" luôn đống thơ của anh em nghe. Giúp em đỡ cực.

Tôi chưa kịp trả lời thì cô bé lái qua phải, lách tránh một chiếc tắc ráng đang chạy thẳng về phía chúng tôi. Chiếc tắc ráng nghiêng hẳn qua bên phải, sóng tạt vào làm người tôi ướt đẫm. Tôi hoảng sợ nắm chặt hai lườn gỗ. Cô bé đột ngột rú ga bẻ lái qua trái, chiếc tắc ráng ngóc mũi lên khỏi mặt nước và phóng đi như mũi tên, tạo ra một tia nước bắn thẳng vào chiếc tắc ráng vừa chạy ngang qua. Tôi nghe có tiếng la ơi ới, tiếng chửi thề và tiếng cô bé cười khanh khách. Mặc dù vẫn còn hơi run vì sợ rớt xuống sông tôi cũng thầm khen cô bé lái giỏi.

Chiếc tắc ráng chạy từ từ rồi ghếch mũi vào một cây cầu gỗ. Cô bé tắt máy, nói:

- Đến nơi rồi. Mời ông lên nhà.

Ngôi nhà nằm sát bờ sông, mái ngói lợp đỏ tươi. Trước sân có hai cây cau cao vút và một cây dừa lùn với tay có thể hái được chùm trái xanh bóng. Một con chó vện chạy ra sủa vang, cô bé vỗ vỗ lên đầu nó rồi chúng tôi cùng bước vào nhà. Tôi vừa ngồi xuống ghế, cô bé đã chạy đến góc nhà giở một tấm bạt lên và nói:

- Đây đống thơ của anh em. Ông mua hết luôn nha.

Tôi cười nói:

- Từ từ. Đợi anh Duy về rồi tính. Ba má em đâu?

- Ba má em đang ở ngoài vườn.

- Bộ không có ai coi nhà sao?

- Ở đây đâu có trộm cắp mà sợ. Cả đống thơ để đó mà đâu có ai lấy mất cuốn nào.

Tôi thắc mắc chẳng hiểu sao cô bé có vẻ "căm thù" thi ca quá vậy? Chắc tại Duy đã bắt em khiêng đống thơ lên bộ ván ngựa mỗi khi nước vào nhà và bắt em phải canh chừng chuột bọ quậy phá?

- Ông uống nước dừa không để em hái?

- Tôi uống nước trà được rồi. Chúng ta ra vườn chơi đi.

- Ngoài vườn đâu có gì vui đâu mà chơi?

- Tôi muốn biết cây trái ở đây có khác với cây trái ở Lái Thiêu không?

Phía sau nhà là vườn cam rộng ngút mắt. Những lá cam xanh rì và những trái cam cũng xanh rì nằm lẫn vào nhau. Cô bé nói:

- Chừng tháng nữa ông trở lại cam sẽ chín vàng.

- Vườn nhà em rộng bao nhiêu?

- Hơn mười công đất. Trước kia ba em trồng cây ca cao nhưng không bán được nên đã chặt bỏ. Bây giờ trồng cam, quýt và bưởi.

Cô bé dắt tôi vào vườn quýt. Những trái quýt cũng còn xanh lè. Qua vườn bưởi cũng vậy. Những trái bưởi mới lớn bằng nắm tay. Tôi thở dài nói:

- Vậy là tôi vỡ mộng được ăn một bữa trái cây thỏa thích ở vườn.

Cô bé quay qua hỏi:

- Ông thích lạc hậu hay văn minh?

Tôi nghĩ chắc cô bé muốn hỏi tôi thích ở miệt quê "lạc hậu" hay ở thành thị "văn minh"? Sự thật tôi cũng đã ngán ở Sài Gòn ồn ào, náo nhiệt. Tôi thích ở miền quê yên tĩnh và ít xô bồ hơn. Nên tôi nói:

- Tôi thích lạc hậu.

Cô bé vụt chạy đi, mất dạng sau những tàn cây xanh rì. Một lúc sau em trở lại, đưa cho tôi một trái quýt nhỏ, vỏ vàng ửng. Em nói:

- Đó là trái quýt "lạc hậu" mùa trước còn sót lại . Còn trái "văn minh" nửa tháng nữa ông trở lại mới có. Đó là những trái chín sớm, trước mùa.

Tôi lắc đầu cười. Sử dụng ngôn ngữ như em thật hết ý! Tôi bóc vỏ trái quýt, đưa cho em một nửa. Cô bé xua tay:

- Em không thích "lạc hậu".

Tôi bỏ những múi quýt vào miệng nhai, ngọt lịm. Cô bé hỏi:

- Ông đói bụng chưa, để em lấy cơm nguội cho ông ăn.

- Thôi em khỏi mất công. Tôi đợi Duy về cùng ăn cơm cũng được.

- Đâu có mất công. Đây là cơm nguội.

Cô bé móc túi áo bà ba đưa cho tôi mấy trái xanh xanh.

Tôi ngạc nhiên hỏi:

- Chúng tên trái "cơm nguội" à?

- Em đâu có nói xạo. Ông ăn cho đỡ đói. Nó hơi chát một chút, vậy ông nên ăn với muối.

Cô bé lại móc túi áo bà ba lấy ra mấy trái bằng lóng tay màu nâu nâu.

- Trái "muối" à?

Cô bé gật đầu cười khúc khích. Nhìn cái nốt ruồi trên mép giật giật khi em cười, tôi biết mình đã đoán đúng. Cô bé này rất "lẹ miệng". Chắc lưỡi em dẻo như kẹo cao su. Tôi nghĩ phải tìm cách "phục thù", để cho em biết Sài Gòn đâu dễ bị qua mặt, chỉ vì không biết tên mấy trái cây miệt vườn.

Chúng tôi cùng đi ra bờ sông để đợi Duy về. Những chiếc tắc ráng vẫn chạy xuôi ngược ở dưới sông như xe cộ chạy trên đường phố. Tôi chỉ một cây có tàn lá rộng rạp sà xuống mặt sông, hỏi:

- Đó là cây ô môi phải không em?

Cô bé lắc đầu:

- Đó là cây còng - Em quay qua bên phải chỉ một cây cao cành lá thưa hơn - Đó mới là cây ô môi.

Tôi nhìn cái cây trầm trồ khen:

- Ô môi nở hoa đẹp quá!

- Ông đừng xạo. Mùa này đâu có hoa ô môi.

Tôi quay lại thật nhanh, chỉ đôi môi đỏ hồng của em và nói:

- Đây là hoa ô môi hay ô răng?

Cô bé đỏ mặt, bậm môi, cúi đầu suy nghĩ rồi em ngước lên hỏi:

- Vậy đố ông giải thích tên Ô Môn quê em?

Tôi mỉm cười nghĩ đây là cơ hội phục thù tốt. Tôi kể lại chuyện tình bà Sử ông Trăng như Lộc đã kể. Để cho em dễ hiểu, tôi minh họa bằng cách ôm chặt vai em và nói:

- "Ôm-em-ôm-anh" đọc nhanh thành Ô Môn... Á!

Tôi xuýt xoa chà bóp dấu răng cô bé cắn đỏ bầm trên cánh tay tôi. Trong khi đó em vừa cười nức nẻ vừa nói:

- Ông giải thích trật lất rồi. Ở đây đâu có vùng đất nào tên Ô-Môn-Á.
(Trích từ tập truyện ngắn "Tôi hay mà em đâu có thương" của Đoàn Thạch Biền)
 

NguyenNhuThach

Active Member
Ô môi_Sắc hoa Nam bộ.
Trái ô môi là đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hằng năm, sau Tết Nguyên đán, vào khoảng tháng hai đến tháng ba âm lịch, hoa ô môi nở rộ, những cánh hoa tươi thắm, sắc hồng rực rỡ mầu cờ, nghiêng nghiêng đong đưa theo làn gió, nổi bật một góc trời nông thôn Nam Bộ, gợi nhớ hoa đào phương bắc.

Cây ô môi mọc hoang, không ngay hàng thẳng lối, rải rác khắp đồng, bãi, bờ kinh, bờ mương. Sau này, được nhân giống gieo trồng có kỹ thuật hai bên lộ thẳng tắp ở các tỉnh phương nam, nhiều nhất ở hai tỉnh An Giang và Ðồng Tháp.
Nhiều người nói đất phương nam là xứ sở của ô môi, thật không quá lời. Từ lâu đời, nhân dân sống hai bên bờ kinh rạch vùng sông nước Nam Bộ đã trồng ô môi để lấy trái, làm thuốc, ngâm rượu bồi dưỡng cơ thể, hoặc lấy thân cây làm gỗ, làm củi đun bếp, củi ô môi rất đượm, có nhiều than, cháy lâu, nhiệt lượng cao.
Biết bao văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ đã dùng hình ảnh hoa ô môi làm đề tài sáng tác nhạc, vọng cổ, thi ca và nhiều tác phẩm văn học, nhằm ca ngợi nét đẹp của các thôn nữ chân quê mộc mạc nhưng bền lòng, chặt dạ. Sự so sánh này rất hiện thực, vì ô môi không đài các kiêu sa như các thôn nữ tay lấm chân bùn nhưng thể hiện nét đẹp thủy chung.
Ô môi có thân cao từ 10 - 15 mét, vỏ cây sần sùi, cành non có lông mầu rỉ sắt, cành già mầu nâu đen. Lá kép lông chim, gồm hàng chục đôi lá kép có phủ lông mịn. Hoa mầu hồng tươi mọc thành chùm ở những kẽ lá đã rụng. Chùm hoa thõng xuống chừng ba mươi phân. Trái ô môi dáng hình trụ, cong như lưỡi liềm dài tới nửa mét, cũng có đan xen vài trái thẳng. Trái ô môi có hơn 50 ô, mỗi ô chứa một hột dẹp, xếp chuỗi dài đều đặn theo trái, trắng ngần như hột nút áo, quanh hột có cơm mầu đen, vị ngọt mùi hăng hắc. Khi trái chín có mầu đen, gân nổi ôm tròn từng khía. Trái ô môi già, hái xuống chưa thể ăn liền, đem về bỏ dưới nền nhà tuần lễ, nửa tháng càng tăng vị ngon ngọt, hương vị độc đáo.

Trong y học, nhiều danh y đã kết luận ô môi là vị thuốc bổ ví ngang hàng với Canh ki na. Nhiều người ngâm ô môi với rượu, có mầu đỏ đặc trưng, tác dụng không thua rượu Canh ki na. Do đó, ô môi còn được nhân dân gọi vui là "Canh ki na Việt Nam". Công dụng rượu ô môi giúp trị đau lưng, nhuận trường, tiêu chảy, trái sống dùng trị táo bón. Lá ô môi đâm nhuyễn trị lác, hắc lào... rất hiệu nghiệm. Hột ô môi đem ngâm vào nước nở ra, bóc vỏ ngoài, bỏ ngòi chính giữa, lộ ra lớp cơm trắng ngần, dùng nấu với chè đậu xanh, ăn vừa ngon, vừa giòn, vừa ngọt, vừa béo không thua chè hạt sen. Người ta có thể bóc trái ô môi ăn không cần qua công đoạn chế biến nào cũng rất thú vị.
Hiệu quả kinh tế từ cây ô môi cũng mang tính thuyết phục. Khi vào chính vụ, trái ô môi được các chủ vựa, các nhà sản xuất thuốc ở thành phố, đến tận điểm thu mua đem về nấu cao, chế biến thuốc uống, ngâm rượu...
Từ xa xưa cho đến giờ, ô môi vẫn là loại cây tạo nên cảnh quan riêng cho vùng đất Nam Bộ.


Trong trái tim tôi nỗi nhớ nhà
Nhớ ô môi nở đẹp Tha La
Nhớ từng hàng dậu, ngôi đình cũ
Nhớ tiếng chuông rung, nhạc thánh ca

Anh đã về thăm xóm Đạo chưa?
Sông xanh in bóng những tàn dừa?
Ô môi, ngũ sắc, vườn hoa trái
Vẫn nở hoa tươi mặc nắng mưa?

(Nguyên Đỗ)
 

NguyenNhuThach

Active Member
Hoa Bươm bướm_Pensée

Hoa Păng-xê xinh đẹp
Đủ màu xanh, tím, vàng...
Như cầu vồng bảy sắc
Nhuộm hoàng hôn mênh mang.
(Thomas J.Ouseley)


Tên tiếng Việt : Hoa Bướm, Păng-xê, Tử La Lan
Tên tiếng Anh : Pansy
Tên tiếng Pháp : Pensée
Tên Latin : Violatricolor

Biệt danh : "Heartsease" - Sự thanh thản
Biểu tượng : Vật kỷ niệm
Ý nghĩa : Tương tư
Thông điệp : Nhớ về em (Thinking of You); Người đã chiếm giữ mọi ý nghĩ của tôi.

Hoa Bướm, có lẽ vì cánh hoa nhiều màu sắc, mỏng mượt như nhung và có hình dạng như con bướm đang đậu trên cành. Hoa Bướm còn được gọi là Tử La Lan, nhưng thông dụng hơn là hoa Păng-xê. Tên Păng-xê có nguồn gốc từ "Pensée" trong tiếng Pháp (sự tơ tưởng, nhớ nhung). Chữ "tricolor" trong tên Latin Violatricolor là "ba màu" và Viola do hoa thuộc họ hoa tím Violet.Tuy số lượng ba màu ở mỗi hoa không bao giờ thay đổi và đã trở thành đặc trưng của hoa Pensée, nhưng ba màu này được "tổ hợp ngẫu nhiên" từ các màu tím, đen, đỏ, vàng, xanh, trắng, cam để tạo nên nhiều giống hoa Pensée với những màu sắc lạ, rất hấp dẫn.
Người đời đã yêu mến tặng cho loài hoa này nhiều biệt danh khác nhau, mà quen thuộc nhất có lẽ là "Heartsease", bởi vì người ta tin rằng những cánh hoa hình trái tim này có phép màu tình yêu kỳ diệu, có thể chữa lành những trái tim tan vỡ, an ủi những nỗi đau tình yêu, và nhất là, nếu bạn luôn giữ chúng bên mình thì bạn sẽ chắc chắn nhận được tình yêu của người mình yêu. (Trời, thật thế này thì chẳng ai phải "chết trong lòng một ít" khi yêu nữa các bác nhỉ! Hihihi ).Pansy là một thành phần trong "Bùa Yêu" của người Celt (ở Anh). Chính Shakespeare cũng đã đưa ý tưởng này vào trong vở kịch nổi tiếng "Giấc Mộng Đêm Hè" - với vài giọt nước cốt hoa Pansy nhỏ lên mắt khi say ngủ, Titania đã yêu "sinh vật đầu tiên mà nàng nhìn thấy".
Theo một truyền thuyết của Đức, ngày xưa Pansy có mùi hương thơm ngào ngạt. Người ta kéo nhau đi từ hàng dặm xa đến chỉ để được ngửi mùi hương đó. Nhưng chính vì vậy mà lớp cỏ xung quanh bị giẫm nát, tàn phá. Pansy cầu xin Chúa giúp đỡ những ngọn cỏ mong manh đó. Thế là, từ đó, Chúa lấy đi hương thơm của Pansy, nhưng bù lại cho nó một vẻ đẹp tuyệt vời.
Păng-xê là một bông hoa Tình Yêu làm người ta liên tưởng đến thánh Valentine. Từ lâu, bông hoa đã được những người đang yêu trao gửi cho nhau như lời nhắn nhủ thương nhớ "Thinking of You". Tuy nhiên, theo dân gian, người ta cho rằng không nên hái đóa hoa Păng-xê khi trên nó có đọng giọt sương, bởi vì như thế có thể gây nên cái chết của người yêu và rất nhiều nước mắt sẽ phải tuôn rơi...

Gửi tặng em hoa Păng-xê tươi trẻ
Vàng như ánh dương, tím tựa trời đêm
Kỷ niệm ùa về khúc hát dịu êm
Bằng ánh sáng rõ ràng và dào dạt
Những giấc mơ hoang những ngày tẻ nhạt
Tiếc núi vô bờ hoài niệm khôn nguôi
Với Păng-xê xin được nói cùng người
Hoa thanh thản một trái tim thi sĩ
Hoa khơi gợi một hướng về suy nghĩ
Hãy nhận và trao yêu quý ngọt ngào
(Sarah Dowdney)




 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Ngắm hoa không bao giờ thấy chán. Hoa tự nhiên muôn sắc màu là lời tâm sự của bao thi sĩ, nhạc sĩ. Tôi rất thích nhạc Trịnh. Không biết Trịnh Côn Sơn có bài hát nào về Hoa không nhỉ?

Ai biết trả lời giùm, cho đường link bài hát thì càng tuyệt vời. Thanks trước.
 

NguyenNhuThach

Active Member
Nhạc Trịnh có một nét rất riêng ở ca từ,giai điệu...Hoa cũng hiện diện nhiều trong ca từ ở nhạc Trịnh:Tường Vi,Quỳnh,Hồng,hoa Cơm nguội...nhưng chưa thấy một bài nào dành riêng cho hoa,kể cả bài mang tên "Đoá hoa vô thường","Hoa vàng mấy độ" hay "Quỳnh hương".
 

NguyenNhuThach

Active Member
Hoa Xuyến chi.



...Em thách cưới 1 vòng hoa xuyến chi ,
Để tôi giữa trưa , mải mê khắp triền đồi lộng gió ,
Bới tung từng ngọn cỏ ,
Khấp khởi vui mừng khi tìm thấy 1 nụ hoa !
Cô dâu con con lộng lẫy kiêu sa !
Cưỡi ngựa mo cau , tôi đưa em về xóm nhỏ ,
Nơi đó nhà tôi , lồng đèn dâm bụt treo trước ngõ !
Cô dâu cười má đỏ bồ quân !
Hai hàng con nít cởi trần dóng trống múa lân ,
Bày tiệc khế chua , mận , xoài bắp nướng ,
Chú rể cô dâu nhìn nhau cười sung sướng !
Hai họ chúc mừng xứng lứa vừa đôi !

Cô dâu con con giờ ở chốn xa xôi !
Tuyết trắng quanh năm xuyến chi đâu sống nổi !
Tôi vẫn kết vòng hoa dù chẳng ai đội !
Theo gió chạy lên đồi tìm vết cỏ ngày xưa !
(sưu tầm)

Anh trở về với kỷ niệm xa xôi
Hoa xuyến chi anh cài lên mái tóc
Ngày ra đi cầm tay anh em khóc
Nước mắt trên mi mà ướt cả bờ vai

Tình yêu đầu đâu kịp nói với ai...
.....
Anh trở về thăm lại góc vườn xưa
Nhìn xuyến chi mà nghẹn ngào nước mắt
Em bây giờ đã thuộc về người khác
Có khi nào nhớ đến xuyến chi không?

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
 

NguyenNhuThach

Active Member
Nhạc Trịnh có một nét rất riêng ở ca từ,giai điệu...Hoa cũng hiện diện nhiều trong ca từ ở nhạc Trịnh:Tường Vi,Quỳnh,Hồng,hoa Cơm nguội...nhưng chưa thấy một bài nào dành riêng cho hoa,kể cả bài mang tên "Đoá hoa vô thường","Hoa vàng mấy độ" hay "Quỳnh hương".
Thơ trong nhạc Trịnh Công Sơn
Nhà báo Bùi Bảo Trúc viết: "Có những bản nhạc của ông, phần lời ca đúng là những bài thơ. Ông dùng nhạc để nâng đỡ những đoạn thơ đó. Và ông cũng dùng thơ để dẫn những đoạn nhạc đi"
Nhạc sĩ Văn Cao viết "Trịnh Công Sơn là người thơ ca (Chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ."
Người ta vẫn gọi Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ chứ chưa thấy ai gọi anh là nhà thơ, dù anh cũng đã in dăm ba bài thơ lẻ. Cũng có người gọi anh là ''người thơ ca'' hay '''người hát thơ'', nghĩa là, anh là người tác hợp giữa thơ và nhạc. Nhưng tôi đã khảo sát ca từ của Trịnh Công Sơn, và tôi dám khẳng định rằng, anh chính là một nhà thơ đích thực. Đó là những nhận xét của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo về ông - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Dưới đây là những lời nhạc từ nhiều ca khúc của Trịnh Công Sơn mà chính nó đã là những bài thơ với những vần điệu rất đúng quy tắc, không cần sự nâng đỡ thêm vào của nhạc . Như thể Trịnh Công Sơn đã làm ra những bài thơ này trước rồi từ đó phổ nhạc .

Thơ 4 chữ

Thôi xin ơn đời
Trong cơn mê này
Gọi mùa thu tới
Tôi đưa em về
Chân em bước nhẹ
Trời buồn gió cao
Đời xin có nhau
Dài cho mãi sau
Nắng không gọi sầu
Áo xưa dù nhàu
Cũng xin bạc đầu
Gọi mãi tên nhau
(Hạ Trắng)

Ghế đá công viên,
dời ra đường phố
Từng hàng cây nghiêng,
chìm trong tiếng nổ
Từng bàn chân quen,
chạy ra phố chợ
Em bé loã lồ,
giấc ngủ không yên

Ghế đá công viên,
dời ra đường phố
Người già ho hen,
ngồi im tiếng thở
Từng vùng đêm đen,
hoả châu thắp đỏ
Em bé loã lồ,
suốt đời lang thang
(Người Già Em Bé)

Thơ 5 chữ
Một ngày như mọi ngày,
em trả lại đời tôi
Một ngày như mọi ngày,
ta nhận lời tình cuối
Một ngày như mọi ngày,
đời nhẹ như mây khói
Một ngày như mọi ngày,
mang nặng hồn tả tơi
Một ngày như mọi ngày,
nhớ mặt trời đầu môi
Một ngày như mọi ngày,
đau nặng từng lời nói
Một ngày như mọi ngày,
từng mạch đời trăn trối
Một ngày như mọi ngày,
đi về một mình tôi
Một ngày như mọi ngày,
đi về một mình tôi
Một ngày như mọi ngày,
quanh đời mình chợt tối
Một ngày như mọi ngày,
giọng buồn lên tiếp nối
Một ngày như mọi ngày,
xe ngựa về ngủ say
Một ngày như mọi ngày,
em trả lại đời tôi
Một ngày như mọi ngày,
xếp vòng tay oan trái
Một ngày như mọi ngày,
từng chiều lên hấp hối
Một ngày như mọi ngày,
bóng đổ một mình tôi...
(Một ngày như mọi ngày)
Tình ngỡ đã phôi pha
nhưng tình vẫn còn đầy
Người ngỡ đã đi xa
nhưng người vẫn quanh đây
Những bước chân mềm mại
đã đi vào đời người
Như từng viên đá cuôị
rớt vào lòng biển khơi
(Tình Nhớ)
Thương ai về ngõ tối
Sương rơi ướt đôi môi
Thương ai buồn kiếp đời
Lạnh lùng ánh sao rơi
Thương ai về xóm vắng
Đêm nay thiếu ánh trăng
Đôi vai gầy ướt mềm
Người lạnh lắm hay không
Thương ai mầu áo trắng
Trông như ánh sao băng
Thương ai cười trong nắng
Ngại ngùng áng mây bay
(Thương Một Người)

Thơ 7 chữ
Trên đời người trổ nhánh hoang vu
Trên ngày đi mọc cành lá mù
Những tim đời đập lời hoang phế.
Dưới mặt trời ngồi hát hôn mê
(Cỏ Xót Xa Đưa)
Em hai mươi tuổi em bây giờ
Chân qua phố phường phố ngẩn ngơ
Sài Gòn hai mươi mùa nắng lạ
Em mây hoang đường sớm chiều qua
(Hai Mươi Mùa Nắng Lạ)
Màu nắng hay là màu mắt em
Mùa thu mưa bay cho tay mềm
Chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm
Rồi có hôm nào mây bay lên.
Lùa nắng cho buồn vào tóc em
Bàn tay xanh xao đón ưu phiền
Ngày xưa sao lá thu không vàng
Và nắng chưa vào trong mắt em
(Nắng Thủy Tinh)
Biển sóng biển sóng đừng xô nhau
Ta xô biển lại sóng nằm đau
Biển sóng biển sóng đừng xô tôi
Đừng xô tôi ngã giữa tim người

Biển sóng biển sóng đừng trôi xa
Bao năm chờ đợi sóng gần ta
Biển sóng biển sóng đừng âm u
Đừng nuôi trong ấy trái tim thù
(Sóng Về Đâu)
Xin cho mây che đủ phận người
Xin cho tôi một sáng trời vui
Xin cho tôi đến tận nụ cười
Cho tôi quên một nấm mộ tươi
Xin cho tôi xin vạn lần rồi
Một góc này chỉ biết rong chơi
Xin cho tôi yên phận này thôi
Xin cho tôi nguyên vẹn hình hài
Cho tôi nghe lời hát cỏ cây
Xin cho tôi quên phận tù đày
Xin cho tôi là thoáng rượu cay
Xin cho tôi xin cả cuộc đời
Một hôm nào trẻ hát trong nôi
Xin cho tôi xin chỉ một ngày
(Xin Cho Tôi)
Hai mươi năm em trả lại rồi
Trả nợ một đời xa vắng vòng tay
Hai mươi năm vơi cạn lại đầy
Trả nợ một thời môi vắng vòng môi
Bao nhiêu năm em nợ ngọt ngào
Trả nợ một đời chưa hết tình sâu
Bao nhiêu năm em nợ bạc đầu
Trả nợ một đời không hết tình đâu
Bao nhiêu năm bỗng lại nhiệm mầu
Trả nợ một lần quên hết tình đau
Hai mươi năm vẫn là thuở nào
Nợ lại lần này trong cõi đời nhau
(Xin Trả Nợ Người)

Thơ 8 chữ
Đường nào quạnh hiu tôi đã đi qua
Đường về tình tôi có nắng rất la đà
Đường thật lặng yên lòng không gì nhớ
Giật mình nhìn quanh ồ phố xa lạ
(Bên Đời Hiu Quạnh)
Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
Làm sao em biết bia đá không đau
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau
(Diễm Xưa)
Hãy yêu nhau đi quên ngày u tối
Dù vẫn biết mai đây xa lìa thế giới
Mặt đất đã cho ta những ngày vui với
Hãy nhìn vào mặt người lần cuối trong đời
Hãy trao cho nhau muôn ngàn yêu dấu
Hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn thương đau
Trái tim cho ta nơi về nương náu
Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều.
(Hãy Yêu Nhau Đi)
Ta về nơi đây thoáng nghe gió lạnh
Hết mùa thu sang đã đến ngày đông
Những hàng cây xanh đón em áo lộng
Bây giờ ta nhìn khói trời mênh mông
Ta về nơi đây bỗng im tiếng động
Đã về trên sông những cánh bèo xanh
Có còn trong em những đêm gió lộng
Ngồi bên hiên nhìn bến nước đầy dâng
Có còn trong em những cây nến hồng
Những cầu qua sông những phút tình duyên
Gió trời lênh đênh nhớ con phố hẹn
Ta nhìn ta về giữa trời hư không
(Khói trời mênh mông)

Thơ Lục Bát

Con chim ở đậu cành tre
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn
Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời

Xưa kia ở đậu miền xa
Cơn gió ở trọ bao la đất trời
Nhân gian về trọ nhiều nơi
Bâng khuâng vì những đôi môi rất hồng

Mây kia ở đậu từng không
Mưa nắng ở trọ bên trong mắt người
Tim em người trọ là tôi
Mai kia về chốn xa xôi cũng gần

Môi xinh ở đậu người xinh
Đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều
Xin cho về trọ gần nhau
Mai kia dù có ra sao cũng đành

Trăm năm ở đậu ngàn năm
Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn
Ơ hay là một vòng xinh
Tôi như người bỗng lênh đênh giữa đời
(Ở Trọ)
Từ nay anh đã có nàng
Biết ơn sông núi đáp đền tiếng ca
Mùa xuân trên những mái nhà
Có con chim hót tên là ái ân
(Đóa Hoa Vô Thường)

Hôm nay ra phố với người
Chật trong phố xá những lời phân ưu
Vây quanh bốn phía kinh cầu
Lòng ta như đã nát nhàu đam mê
Bụi hồng theo lấm chân về
Nhịp nhàng gót nhỏ nặng nề riêng ta
Quanh đây những bóng căm thù
Cầm tay nhau thấy não nề trong da
Bên kia sông nước vỗ bờ
Hồng nhan em có bao giờ bâng khuâng?
Nụ cười trong gió mong manh
Một trời riêng đó bước chân ta về.
(Lời Ở Phố Về)
Mưa như từng giọt rượu hờ
Đêm trong thành phố ai chờ chờ ai
Mưa thưa tựa áo lụa trời
Ôm quanh da thịt chân người người qua
(Mưa Mùa Hạ)
 

NguyenNhuThach

Active Member
"Thơ" của ông(TCS) cũng đôi lúc chỗ này một chút Bùi Giáng, chỗ kia một chút Phạm Thiên Thư... Thử đọc một đôi câu rất "Bùi Giáng" (một trong những thi sĩ ông hằng ngưỡng mộ):
em đi bỏ lại con đường
bờ xa cỏ dại vô thường nhớ em...
em đi bỏ lại dặm trường
ngàn dâu cố quận muôn trùng nhớ thêm
(Em Đi Bỏ Lại Con Đường)
Cũng "cố quận", cũng "muôn trùng", cũng "dặm trường", cũng "vô thường", cũng "em đi", "em về"..., chỉ cần thêm vào những "chuồn chuồn", "châu chấu", hoặc "liên tồn", "lá cồn", "rớt hột"... là có thể bỏ vào trong một tập thơ nào đó của "trung niên thy sỹ" họ Bùi. Hoặc:
môi xinh ở đậu người xin;) h
đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều
(Ở Trọ)

Một vài ca khúc TCS cũng mượn ý hoặc phát triển từ câu thơ của thi sĩ nổi tiếng lập dị này. "Con Mắt Còn Lại" chẳng hạn, lấy ý từ câu thơ:
Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con
(Mắt Buồn, Bùi Giáng)
Hoặc, "Tôi Ơi, Đừng Tuyệt Vọng" cũng lấy ý từ một câu thơ khác:
Em bảo rằng, "đừng tuyệt vọng nghe không"...
(Phụng Hiến, Bùi Giáng)
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Bạn có nhận xét gì về cách dùng ca từ của TCS? Nét gì độc đáo nhất mà chỉ có TCS mới có được ?
 

Phu Dung

Moderator
Theo thiển ý của mình thì các bác nên tiếp cận với ca từ của Trịnh Công Sơn theo một cách Vietpet hơn là nhắc lại những gì nhiều người đã nói; chẳng hạn: có khi nào nhạc sĩ nhắc đến pet (chó mèo chim chuột ..., kể cả ong bướm kiến gián ... :D) trong các tác phẩm của mình không?

Còn nếu muốn tiếp cận với những di sản của nhạc sĩ, các bác có thể tham khảo quyển Vườn xưa - Hành trình âm nhạc Trịnh Công Sơn (NXB Trẻ) của tác giả Nguyễn Hữu Thái Hoà, trong đó có nhiều vấn đề được tác giả trình bày rất sâu lắng và trân trọng.
 

NguyenNhuThach

Active Member
Mời các bạn nghe bài hát Giọt Mưa Trên Lá để giải stress sau những giờ làm việc và học tập mệt mỏi.

Giọt Mưa Trên Lá




http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Giot-Mua-Tren-La.IWZFUB9U.html

Giọt mưa trên lá nước mắt mẹ già lã chã đầm đìa trên xác con lạnh giá
Giọt mưa trên lá nước mắt mặn mà, thiếu nữ mừng vì tan chiến tranh chồng về
Giọt mưa trên lá, tiếng khóc oa oa đứa bé chào đời cho chúng ta nụ cười
Giọt mưa trên lá tiếng nói bao la, tóc trắng đậm đà êm ái ru tình già



Giọt mưa trên lá tiếng nói thầm thì bóng dáng Phật về xoa vết thương trần thế
Giọt mưa trên lá tiếng nói tinh khôi lúc Chúa vào đời xin đóng đanh vì người
Giọt mưa trên lá tiếng khóc chơi vơi thế giới lạc loài chưa thoát ra phận người
Giọt mưa trên lá cố gắng nguôi ngoai nói với loài người xin cứ nuôi mộng dài



Giọt mưa trên lá bối rối bồi hồi ráo riết miệt mài em biết yêu lần cuối
Giọt mưa trên lá bỡ ngỡ xôn xao cuống quýt dạt dào em biết yêu lần đầu
Giọt mưa trên lá thấp thoáng bơ vơ khép nép đợi chờ xa cách nhau vài giờ
Giọt mưa trên lá dĩ vãng xa xôi sớm tối bùi ngùi xa cách nhau một đời





NguyenNhuThach(bacsinhaque)
 
Top