Mình vừa đọc được câu này ở trong quyển phật giáo, mong mọi người đọc qua
Tất cả chúng sanh – loài người hay loài vật
Đều ham sống và sợ chết
Đều sợ nhất là lưỡi dao người đồ tể
Chém cắt thân thể ra từng mảnh nhỏ
Thay vì hung bạo và ác hiểm,
Tại sao không ngưng giết hại và trân quý sự sống?
Xem xong hình ảnh này bạn có cảm thấy thương cho lũ chó, hay cảm thấy ghê rợn từ bọn ăn thịt chó không ( thật sự chúng còn cười rất tươi nữa)
Và đây là một bài diễn văn rất hay về loài chó
Người Việt Nam ta có thể biến chế thịt chó ra nhiều món ăn ngon miệng. Chúng ta còn có thể đi xa hơn, là nhân đầu Xuân Bính Tuất, chúng ta thử tìm ra nơi loài chó những bài học ích lợi cho đời sống hằng ngày.
Trong Phúc Âm, hai lần Chúa Giêsu nói đến con chó. Một lần khi Chúa dùng câu chuyện «Người giầu có và ông Lazarô ghẻ lở» để cảnh cáo nhóm biệt phái ích kỷ, mê ăn uống, không biết chia sẻ và thương người nghèo khổ (Lc 15,19-31). Lần khác khi người đàn bà xứ Canaan xin Chúa chữa con gái khỏi bị qủy ám (Mc 7,24-30). Qua hai câu chuyện Phúc Âm này, chúng ta thấy, từ ngàn xưa, con chó đã thuộc loại gia súc. Và hơn các loài gia súc khác, con chó gần gũi nhất với người sống trong gia đình.
Người Việt Nam ta có thể biến chế thịt chó ra nhiều món ăn ngon miệng. Chúng ta còn có thể đi xa hơn, là nhân đầu Xuân Bính Tuất, chúng ta thử tìm ra nơi loài chó những bài học ích lợi cho đời sống hằng ngày.
Trong Phúc Âm, hai lần Chúa Giêsu nói đến con chó. Một lần khi Chúa dùng câu chuyện «Người giầu có và ông Lazarô ghẻ lở» để cảnh cáo nhóm biệt phái ích kỷ, mê ăn uống, không biết chia sẻ và thương người nghèo khổ (Lc 15,19-31). Lần khác khi người đàn bà xứ Canaan xin Chúa chữa con gái khỏi bị qủy ám (Mc 7,24-30). Qua hai câu chuyện Phúc Âm này, chúng ta thấy, từ ngàn xưa, con chó đã thuộc loại gia súc. Và hơn các loài gia súc khác, con chó gần gũi nhất với người sống trong gia đình. Con trâu, con bò là những gia súc thật hữu ích, nhưng đâu có được tự do trong nhà như con chó. Con gà cũng vậy. Con mèo được tự do sống trong nhà với chủ, nhưng đâu có được tín nhiệm bằng con chó. Nhất là khi chủ nhà đi vắng.
Bỏ qua những hình ảnh hay những nhận định tiêu cực về con chó, nhân năm Bính Tuất, chúng ta thử nêu lên vài đức tính tiêu biểu của loài chó. Để từ đó, rút ra những bài học qúy báu cho đời sống thường ngày của người kitô hữu chúng ta.
Trước tiên chó là con vật rất trung thành. Biết bao trường hợp con chó đã buồn cho tới chết sau khi mất chủ. Biết bao trường hợp conchó bị bắt trộm hay bị bán đi nơi xa, nhưng rồi nó lại trổ chuồng tìm về với chủ cũ. Con chó biết chủ của nó, bênh vực chủ khi cần. Dù chủ chỉ là ông lốt-sa, người hành khất, hay người tàng tật, chó vẫn trung thành và ngoan ngoãn. Nói đến con chó trung thành là nói đến con chó biết ơn. Bên cạnh các phần mộ cổ của người Aicập, người ta thường dựng hai tượng con chó, tiêu biểu cho người đầy tớ trung thành và biết ơn, ngày đêm canh giữ phần mộ. Vì thế có câu tục ngữ «Nuôi một con chó trung thành qúy hơn sinh một bầy con bất hiếu».
Thứ đến chó là con vật vâng lời. Đức tính vâng lời là biểu hiện đức tính trung thành. Qua đời sống thường ngày, qua những nhận xét cụ thể và thông thường, ai trong chúng ta cũng công nhận thấy đức tính vâng lời của con chó. Vì vâng lời, chó mau nhận ra lỗi của nó. Nó buồn khi bị chủ mắng. Đành rằng ‘chó che mèo đậy‘, nhưng con chó ít ăn vụng hơn con mèo. Vì trung thành và vâng lời mà người ta trao cho chó nhiều công tác : giữ nhà, canh xe, coi đàn vật… Nhiều vị giáo hoàng đã cho khắc trên ấn hiệu của mình hình con chó, để nói lên đức tính của người lãnh đạo trong Giáo Hội là ‘vâng lời, trung thành và tỉnh thức’.
Tỉnh thức là đức tính thứ bốn của loài chó. Kẻ trộm và người gian rất sợ con chó. Ông bà chúng ta bảo ‘thính như tai chó‘, ‘chó đâu có sủa quãng không‘. Một bóng người thoáng qua, một tiếng động nho nhỏ… đủ làm cho con chó thức dậy, nhận ra cái gì bất thường để sủa lên báo hiệu cho chủ. Theo cha Antonio dòng Phanxicô, khi khắc hình con chó trên ấn triện hay biểu hiệu của mình, các vị giáo hoàng muốn nói lên rằng ‘nếu tín hữu là một đàn chiên, Chúa Kitô là Mục tử duy nhất của đàn chiên, thì giáo hoàng là con chó của vị Mục tử, có trách nhiệm phụ tá mục tử để tỉnh thức canh giữ đàn chiên‘.
Từ những nhận định nêu trên, chúng ta có một ước nguyện chung : xin cho mọi người, từ gia đình đến Cộng Đoàn Tận Hiến và cả xã hội, mọi phần tử nhân loại, không sống ‘như loài khuyển cẩu hay chó má cắn xé nhau‘, nhưng như những con chó trung thành, biết ơn, vâng lời và tỉnh thức, sẵn sàng ‘để Thiên Chủ xử dụng tài năng của chúng ta‘ trong những công tác phục vụ Giáo Hội và nhân loại… Mong thay !