• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Hãy chung tay bảo vệ mèo yêu của bạn

cun beo

New Member
Trước khi đọc bài viết này, mời mọi người đọc lại topic "Buồn!thịt tiểu hổ" của quế anh.
http://forum.vietpet.com/showthread.php?t=4852
Hầu như cảm giác của mọi người sau khi đọc xong bài viết đó là tức giận, thương cảm cho những chú mèo xấu số bị giết 1 cách dã man nhưng không ai đưa ra được một phương án nào. Có lẽ mọi người đều cảm thấy mình nhỏ bé trước một vấn đề quá khó khăn như vậy. Điều chúng ta cần là có 1 người đứng lên khởi xướng, phát động, chỉ ra 1 hướng đi cụ thể cho mọi người, chúng ta cần 1 phương pháp thiết thực để hạn chế nạn buôn bán thịt mèo chứ không phải chỉ ngồi kêu ca và nói suông với nhau. Và người đó là chị Pumpkin, chị đã lập ra topic kêu gọi mọi người tập hợp chữ ký để gửi lên UBND phường (hoặc có thể là cấp cao hơn)nhưng rất tiếc do những lời lẽ quá khích mà topic đã nhanh chóng bị khoá.

Mình lập topic này mong mọi người có thể vào ủng hộ, rất cám ơn những ai có ý kiến đóng góp thiết thực, và mong các bạn hết sức kiềm chế trong lời lẽ để topic tiếp tục được duy trì một cách hiệu quả.


Đây là 1 việc làm đúng theo pháp luật Việt Nam chứ không đơn thuần là tình cảm yêu ghét của con người. Chúng ta làm đúng pháp luật vì vậy pháp luật bảo vệ chúng ta. Hãy chung tay bảo vệ mèo yêu nhé. Một quán tiểu hổ bớt đi là có hàng trăm hàng ngàn con mèo được cứu sống đấy.


Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Tháng 2 năm 1998
http://vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/1991_to_2000/1998/199802/199802180002/lawdocument_view

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ


Số: 09/1998/CT-TTg CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----- o0o -----
Hà Nội , Ngày 18 tháng 02 năm 1998


--------------------------------------------------------------------------------


CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về các biện pháp cấp bách diệt trừ chuột bảo vệ mùa màng

Trong những năm gần đây nạn dịch chuột phá hoại mùa màng xảy ra hết sức nghiêm trọng trên phạm vi cả nước, ngày một gia tăng và có nguy cơ tiềm ẩn tác hại lớn không chỉ đối với sản xuất nông nghiệp, kho tàng, đời sống từng hộ dân và dịch bệnh xã hội; chuột đã gây hại nghiêm trọng trên nhiều loại cây trồng (lúa, rau, màu) và có chiều hướng phát triển trên phạm vi cả nước. Năm 1996 diện tích cây trồng bị chuột gây hại khoảng 262 ngàn ha, năm 1997 chỉ tính ở 52 tỉnh, thành đã có khoảng 375 ngàn ha lúa và các loại cây trồng khác bị chuột gây hại, trong đó có hàng ngàn ha bị nặng và nhiều diện tích cây trồng bị mất trắng.
Để khống chế nạn dịch chuột, hạn chế mức độ sinh sản của chuột và giảm tác hại do chúng gây ra tới mức thấp nhất, góp phần bảo vệ sản xuất nông nghiệp, đời sống xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:



1- Các Bộ, ngành và Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tổ chức triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 359/TTg ngày 29 tháng 5 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã, đây là biện pháp sâu xa, cơ bản, lâu dài để hạn chế sự phát triển cùa chuột, trước mắt nghiêm cấm ngay việc săn bắt các loài thiên địch của chuột như mèo, trăn, rắn, chim cú... để xuất khẩu, làm thực phẩm, khuyến khích và phát động phong trào nuôi mèo, bảo vệ mèo trong toàn dân.

2- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức thường xuyên, liên tục các chiến dịch diệt chuột bằng mọi biện pháp mà Bộ đã hướng dẫn, trong đó chủ yếu áp dụng các biện pháp dân gian, cơ học như: đào bắt, đặt bẫy, dùng bẫy dính..., và dùng thuốc diệt chuột sinh học; hạn chế tối đa việc dùng các loại thuốc hóa học độc hại cho người, vật nuôi và môi trường để diệt chuột, tuyệt đối không được dùng dòng điện để diệt chuột.

Tổ chức sản xuất thuốc diệt chuột sinh học đáp ứng yêu cầu lâu dài, thường xuyên của nạn dịch này, bảo vệ tốt môi trường sinh thái.

Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, các ngành hữu quan tiến hành nghiên cứu bổ sung về chuột hại và các biện pháp phòng trừ chuột hại mùa màng tại một số vùng trọng điểm để nhanh chóng tìm ra các biện pháp phòng trừ có hiệu quả và an toàn để kịp thời phổ biến cho các địa phương áp dụng.

Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn phòng trừ chuột đạt hiệu quả cao và an toàn trong nhân dân, biểu dương những địa phương làm tốt, phê phán uốn nắn những địa phương làm chưa tốt, chưa tận dụng hết mọi khả năng, nội lực và kinh nghiệm trong dân để diệt chuột hoặc thờ ơ chưa quan tâm đến nạn chuột hiện nay.

3- Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai công tác phòng trừ chuột bảo vệ mùa màng ở địa phương mình, tổ chức và huy động mọi lực lượng tham gia thường xuyên kết hợp với việc tổ chức những đợt huy động tập trung để diệt chuột, có biện pháp khuyến khích, hỗ trợ cụ thể để khôi phục lại và phát triển nghề nuôi mèo trong dân, kể cả ở nông thôn và thành thị, có văn bản chỉ đạo các ngành chức năng trong tỉnh kiểm tra, thu hồi giấy phép kinh doanh, dẹp ngay các quán ăn bằng thịt mèo (tiểu hổ), xử lý nghiêm những đối tượng chuyên đi bắt mèo, vận chuyển mèo và buôn bán mèo qua biên giới, hạn chế đến mức thấp nhất việc kinh doanh các món ăn đặc sản từ rắn, ếch, trăn và các động vật khác từ thiên nhiên có khả năng diệt chuột.

4- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn và có biện pháp bảo vệ các loại sinh vật có ích trong thiên nhiên (trăn, rắn, chim cú...) giúp con người diệt chuột, lập lại cân bằng sinh thái.

5- Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn và có biện pháp tổ chức diệt chuột trong thành phố, các khu dân cư, kho tàng, nơi công cộng bảo đảm an toàn và đạt hiệu quả cao.

6- Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ quản lý chặt chẽ việc xuất khẩu các loại thiên địch của chuột và xử lý thật nghiêm các vi phạm về săn bắt các thiên địch của chuột để xuất khẩu và làm thực phẩm, đặc biệt cấp bách hiện nay là việc săn bắt trộm, vận chuyển và buôn bán mèo qua biên giới, các cửa hàng đặc sản về thịt mèo.

7- Các tổ chức đoàn thể Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân; các lực lượng vũ trang, các trường phổ thông cơ sở cần vận động đoàn viên, hội viên, chiến sĩ, học sinh tham gia diệt chuột.

Nạn dịch chuột đang là báo động trước mắt, nếu không được nhận thức đúng đề phòng trừ sẽ có tác hại lớn đến sản xuất nông nghiệp, và môi trường sinh thái; Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thực hiện thật nghiêm túc Chỉ thị này.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc và báo cáo kết quả thực hiện ở từng địa phương và trách nhiệm của các ngành trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị này./.



KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
(Đã ký)





Nguyễn Công Tạn







Bản quyền thuộc Bộ Tư Pháp
Ðịa chỉ: 60 Trần Phú- Ba Đình - Hà Nội - Việt Nam
Tel: 04-37336091 - Fax: 04-37336090
Email: ttth@moj.gov.vn - Website: www.moj.gov.vn
 

cun beo

New Member
Nhờ 1 bạn nào có khả năng giúp mình dịch bài viết về một cửa hàng thịt mèo bị đóng của ở Trung Quốc cho mọi người cùng đọc

Cat meat restaurant closed
(Shenzhen Daily)


Banner-wielding animal rights protesters swarmed into a restaurant on Lianhua Road in Buji Subdistrict serving cat meat and forced it to shut down, Xinhua reported yesterday.

The 100 or so demonstrators, including women and children, held up banners reading "cats and dogs are friends of human beings" as they entered the Fangji Cat Meatball restaurant and demanded the owner free any live cats on the premises, Xinhua said.

There were none in the building as the owner had already moved them out, the report said. But some burst into tears upon finding a skinned cat in a fridge.

"I cannot go on with my business and I will not sell cat meat any more," the restaurant owner was quoted as saying, although he defended his trade by saying eating cat was a tradition in Guangdong Province.

The organizer of the protest, identified only as Isobel, the founder of a cat protection Web site, said the restaurant had been chosen because it killed cats in the street and it was "very bad for the students from nearby schools."

Gao Haiyun, Miss Shenzhen for the year 2005, also took part, calling on people to "stop eating cats and dogs and become civilized," Xinhua said.

In many parts of China, especially the southern regions, people have the tradition of eating cat meat. Previous reports said that in Guangzhou alone the residents eat 10,000 cats every day during the winter.
 

amifidele

Member
Các bạn yêu mèo thân mến,

Mình cũng đã từng bị mất mèo vào tay bọn ăn thịt mèo nên cũng xin hiến vài kế:

Việt Nam mình chưa có tổ chức petlovers (người yêu thú cưng) nào đứng ra bảo vệ chó mèo khỏi bị ngược đãi và tàn sát cho chuyện "ẩm thực kinh dị" nên chúng ta cũng không có mấy kinh nghiệm. Trong mẫu tin của tờ báo bên Trung Quốc thì nhóm những người yêu mèo với tấm banner đã xông thẳng vào nhà hàng và yêu cầu họ ngưng làm thịt và phục vụ món thịt mèo. Khẩu hiệu của họ là chó mèo là bạn của con người. Chỉ vậy thôi. Nhưng có lẽ bấy nhiêu đó thôi cũng làm thực khách thấy xấu hổ. Và tức nhiên họ sẽ ngại lui tới quán. Mà cứ vắng khách mãi thì chủ quán phải ...nghĩ lại thôi.

Hay là mình nhờ "người của công chúng" giúp vậy? Thí dụ hoa hậu Mai Phương Thuý? Qua một chiến dịch bằng các phương tiện truyền thông cô sẽ giúp truyền đi thông điệp "không giết hại chó mèo vì chúng là bạn của con người", đại loại vậy, các bạn yêu mèo thấy có được không? Mình thấy hoa hậu Mai Phương Thuý rất hay làm việc từ thiện, dễ gần, thân thiện. Chắc cô sẽ không từ chối giúp chúng ta.
 

cun beo

New Member
Thêm 1 văn bản pháp luật nữa nghiêm cấm việc kinh doanh thịt mèo

http://laws.dongnai.gov.vn/1991_to_2000/1998/199805/199805060002


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


Số: 05/1998/TT-BNN-BVTV CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----- o0o -----
Ngày 06 Tháng 05 năm 1998


--------------------------------------------------------------------------------


THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 09/1998-CT-TTg ngày 18 tháng 2 năm 1998 về các biện pháp cấp bách diệt trừ chuột bảo vệ mùa màng của Thủ tướng Chính phủ



Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 09/1998/CT-TTg ngày 18 tháng 2 năm 1998 về các biện pháp cấp bách diệt trừ chuột bảo vệ màu màng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn mục đích, yêu cầu, nội dung, tổ chức thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ như sau:



I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Qua thực hiện Chỉ thị 09/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cần đạt mục đích, yêu cầu:

1. Tuyên truyền, phổ biến cho toàn dân nhận thức được nguy cơ và tác hại của nạn chuột phá hoại mùa màng và môi trường sống xã hội.

2. Tổ chức và huy động mọi lực lượng tham gia diệt chuột đạt hiệu quả cao, bảo vệ được mùa màng và môi trường sinh thái. Khống chế tác hại và hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do chuột gây nên đối với sản xuất nông nghiệp.

3. Bảo vệ và phát triển các loại động vật hoang dã, trước mắt nghiêm cấm ngay việc săn bắt mèo và các loại thiên địch hoang dã của chuột như trăn, rắn, chim cú... để xuất khẩu hoặc làm thực phẩm. Khuyến khích và giúp đỡ nhân dân nuôi mèo trong gia đình để diệt chuột.


II. NỘI DUNG

1. Tuyên truyền:

Bằng các phương tiện thông tin đại chúng như: các loại báo (nói, hình, viết), tranh áp phích, cổ động... để phổ biến sâu rộng trong toàn dân hiểu rõ tác hại nghiêm trọng của chuột, quán triệt được nội dung ý nghĩa và tầm quan trọng của Chỉ thị 09/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách diệt trừ chuột, bảo vệ mùa màng; khuyến khích mọi người chủ động, gương mẫu, tích cực phòng trừ chuột.

Tập hợp các tài liệu giới thiệu những kết quả đã nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan tới chuột và biên soạn in ấn dưới hình thức tờ bướm gấp, tranh ảnh đơn giản dễ hiểu để phổ cập tới mọi người.

Thông tin kịp thời các kết quả diệt trừ chuột ở các địa phương, những kinh nghiệm diệt chuột của nông dân, nêu những điển hình tốt về diệt trừ chuột.

2. Tổ chức tập huấn:

Tập huấn cho cán bộ BVTV cấp tỉnh những kiến thức cơ bản về chuột hại, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của chuột, phương pháp điều tra, phương pháp đánh giá tác hại và các biện pháp diệt trừ chuột có hiệu quả.

Thông qua các lớp huấn luyện nông dân và IPM, câu lạc bộ IPM và các hình thức tổ chức khác tập huấn cho nông dân các kiến thức cơ bản về chuột hại.

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh có chương trình và kế hoạch phối hợp với ngành giáo dục vận động giáo viên sinh vật của nhà trường tiến hành ngoại khoá cho học sinh các trường phổ thông hiểu về loài chuột và tác hại của chuột, các biện pháp đánh bắt chuột thủ công có hiệu quả.

3. Điều tra, giám sát đồng ruộng:

Cán bộ của Chi cục BVTV tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành điều tra định kỳ về chuột trên đồng ruộng, tổng hợp tình hình gây hại, phân bố, các biện pháp đã xử lý, các vấn đề cần giải quyết tiếp; các số liệu này được đưa vào thông báo sâu bệnh chung định kỳ 5 ngày/lần.

Hướng dẫn nông dân - những người trực tiếp sản xuất, thường xuyên hàng ngày, hàng tuần theo dõi, kiểm tra đồng ruộng trong các vụ sản xuất để phát hiện kịp thời về chuột, có ý thức trong việc tìm biện pháp phòng trừ và thông tin ngay cho cơ quan bảo vệ thực vật.

4. Tổ chức các đợt diệt trừ chuột:

Căn cứ nội dung Chỉ thị 09 của Thủ tướng Chính phủ, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phối hợp với các đoàn thể (Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân...), các lực lượng vũ trang, các trường phổ thông cơ sở tổ chức các chiến dịch diệt trừ chuột. Thời điểm diệt trừ chuột nên tập trung vào:

Giai đoạn chuyển tiếp giữa các vụ sản xuất (tốt nhất ở thời kỳ đổ ải, làm đất).

Giữa vụ gieo trồng (cây lúa đang ở thời kỳ đẻ nhánh).

Trong các trận lũ lụt, chuột còn đang sống co cụm.

Trong năm 1998, tuỳ theo tình hình cụ thể, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành từ 3 - 5 đợt chiến dịch diệt chuột, mỗi đợt từ 5 - 7 ngày.

Nghiên cứu, khảo sát, ứng dụng các biện pháp diệt trừ chuột:

Viện BVTV, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam triển khai các đề tài nghiên cứu bổ sung về chuột (khả năng di cư và du nhập của chuột) giữa các vụ ở các vùng sinh thái khác nhau, các biện pháp phòng trừ chuột. Mở rộng việc chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc trừ chuột sinh học cho các tỉnh và nghiên cứu các kỹ thuật đảm bảo chất lượng, thời gian sử dụng, giá thành hợp lý...

Cục Bảo vệ thực vật triển khai một số đề tài nghiên cứu và khảo sát về đánh giá tác hại của chuột và các biện pháp trừ chuột, xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp chuột hại lúa.

Các Chi cục BVTV tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai nghiên cứu ứng dụng, khảo sát nhanh các biện pháp phòng trừ, trong đó đặc biệt lưu ý các biện pháp thủ công, những kinh nghiệm dân gian.

6. Khuyến khích và khôi phục nuôi mèo trong dân, bảo vệ và phát triển các loại thiên địch của chuột trong tự nhiên:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố:

Ra văn bản xác định chính sách, biện pháp khuyến khích và hỗ trợ nhân dân bảo vệ và nuôi mèo (kể cả nông thôn và thành thị).

Tăng cường chỉ đạo các ngành chức năng trong tỉnh tiến hành thanh tra, kiểm tra, thu hồi giấy phép kinh doanh, dẹp ngay các quán ăn bằng thịt mèo; xử lý nghiêm các đối tượng bắt, vận chuyển và bán mèo qua biên giới và cho các quán ăn.

Kịp thời kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Chỉ thị 359/TTg ngày 25 tháng 9 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã, Chỉ thị 09/1998/CT-TTg ngày 18 tháng 2 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách diệt trừ chuột bảo vệ mùa màng và các văn bản có liên quan đến việc diệt trừ chuột bảo vệ mùa màng.

Các cơ quan kiểm lâm xây dựng phương án, chính sách bảo vệ và phát triển các loài thiên địch tự nhiên hoang dã của chuột như trăn, rắn, chim cú... trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tăng cường kiểm tra xoá bỏ các quán ăn thịt trăn, rắn săn bắt trong tự nhiên ở địa phương.



III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ở Trung ương:

a. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Thành lập Ban chỉ đạo diệt trừ chuột của Bộ gồm 5 thành viên do đồng chí Thứ trưởng làm Trưởng ban, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật là Phó ban và 3 uỷ viên khác của các đơn vị có liên quan tham gia. Chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động sẽ được ghi trong quyết định của Bộ về thành lập Ban chỉ đạo này.

b. Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn giao cho đơn vị sau đây thực hiện cụ thể các phần việc:

Cục BVTV:

Giúp Bộ trực tiếp theo dõi việc triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư của Bộ bao gồm:

Liên hệ, trao đổi, đôn đốc các đơn vị có liên quan thuộc Bộ thực hiện phần việc được Bộ giao và thường xuyên tổ chức kiểm tra, nắm tình hình, giúp địa phương chỉ đạo diệt trừ chuột đạt hiệu quả.

Giao cho Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng, các Trạm KDTV ở cửa khẩu phối hợp với các Trạm Kiểm dịch động vật và các cơ quan hữu quan ở cửa khẩu kiểm soát, ngăn chặn việc xuất khẩu mèo và các loại thiên địch của chuột săn bắn từ thiên nhiên.

Giao các Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng thuộc Cục tiến hành khảo sát, ứng dụng nhanh một số biện pháp diệt trừ chuột và phương pháp điều tra, đánh giá tác hại của chuột.

Xây dựng kế hoạch, nội dung và tổ chức bốn lớp tập huấn cho cán bộ BVTV của các chi cục BVTV tỉnh, thành phố và phải hoàn thành trong quý 2/1998.

Biên tập băng hình và biên soạn tài liệu dưới các hình thức khác nhau (tờ bướm gấp, tranh treo tường...) để giới thiệu đặc tính sinh học, tác hại của chuột và hướng dẫn biện pháp diệt trừ chuột có hiệu quả cao, an toàn cho người, động vật và môi trường. Công việc chuẩn bị được triển khai trong tháng 3, tháng 4, tháng 5 và hoàn thành trong quý 2 (tài liệu, tranh) và đầu quý 3/1998 (băng hình).

Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về tác hại của chuột, nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng sinh thái và làm gia tăng mật độ chuột, biện pháp diệt trừ chuột trước mắt và lâu dài.

Vào ngày 20 hàng tháng tập hợp tình hình và kết quả thực hiện Chỉ thị để Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Tổ chức 3 hội nghị tổng kết ở 3 vùng (miền Bắc, miền Trung và miền Nam) vào quý 4/1998 và hội nghị tổng kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 09/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho các tỉnh, thành phố phía Bắc và phía Nam vào tháng 3/1999.

Viện BVTV:

Sản xuất bả diệt chuột sinh học đảm bảo chất lượng, cung ứng kịp thời cho các địa phương.

Giám sát chất lượng bả diệt chuột sinh học tại Vĩnh Phúc, Thái Bình, đồng thời chuyển giao công nghệ sản xuất cho Hải Phòng, Hà Tây vào tháng 4/1998, chuẩn bị cơ sở vật chất để chuyển giao cho Nghệ An, Quảng Ninh... vào các tháng tiếp theo.

Bằng nguồn kinh phí xin Nhà nước cấp trong năm 1998, 1999 tiến hành các nghiên cứu về: cấu trúc thành phần loài; sự sinh sản của chuột; sự biến động quần thể và di cư của chuột sau khi thu hoạch lúa; sự du nhập (xuất hiện) của chuột trên đồng ruộng ở mỗi vụ sản xuất (phía Bắc); phương pháp điều tra phát hiện, tính toán số lượng chuột trên đồng ruộng và phương pháp đánh giá thiệt hại của chuột để có thể ứng dụng trong phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh định kỳ của hệ thống BVTV ở địa phương.

Hướng dẫn các địa phương ứng dụng những kết quả nghiên cứu của Viện về chuột.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam:

Sản xuất thuốc diệt chuột sinh học Miroca đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu của các địa phương.

Tham gia đề tài KH 02-07 "Nghiên cứu và áp dụng công nghệ vi sinh trong công tác bảo vệ thực vật". Thực hiện đề tài này, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam sẽ tiến hành nghiên cứu về thành phần loài chuột theo các vùng sinh thái, đặc điểm gây hại của chuột theo các mùa vụ, đặc điểm sinh thái của chuột.

Thông báo kết quả nghiên cứu, những tư liệu về kết quả ứng dụng nghiên cứu cho Cục BVTV để cùng tuyên truyền, hướng dẫn và giám sát.

Mở rộng hợp tác với Hungary, Nga để tiếp tục nghiên cứu các chế phẩm mới để phát triển chương trình diệt chuột sinh học trong toàn quốc.

Nghiên cứu nâng cao hiệu quả chế phẩm diệt chuột sinh học Miroca, phối hợp với các cơ quan hữu quan nhằm chuyển giao nhanh nhất tiến bộ kỹ thuật này cho sản xuất.

Giúp các địa phương xây dựng mô hình sản xuất chế phẩm Miroca tại các địa phương.

Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam:

Chuyển giao, hướng dẫn các địa phương ứng dụng những kết quả nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước và việc đã tiến hành trong những năm qua.

Cục Kiểm lâm:

Có kế hoạch, phương án cụ thể để thực hiện Chỉ thị 09/1998/CT-TTg ngày 18 tháng 2 năm 1998 và tiếp tục triển khai, phổ biến, hướng dẫn nội dung Chỉ thị 359/TTg ngày 29 tháng 5 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã.

Đề xuất chính sách và hướng dẫn, khuyến khích các tập thể và cá nhân mở rộng cơ sở nuôi các loài trăn, rắn vừa làm kinh tế vừa bảo tồn, phát triển các loài thiên địch của chuột.

Xây dựng và in ấn băng hình, tài liệu hướng dẫn về bảo vệ các loại sinh vật có ích trong tự nhiên (trăn, rắn, chim cú...) giúp con người diệt chuột.

Phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật trong việc cung cấp thông tin, tư liệu để xây dựng các băng hình, các tài liệu phục vụ cho công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 09/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

2. Ở địa phương:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn soạn thảo và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ra Chỉ thị diệt trừ chuột và thành lập Ban chỉ đạo diệt trừ chuột bảo vệ mùa màng ở cấp tỉnh, thành và giúp UBND tỉnh, thành chỉ đạo thực hiện Chỉ thị này. Tiến hành sơ kết các chiến dịch diệt chuột vào cuối các quý 2, 3, 4/1998 và tổng kết 1 năm triển khai thực hiện Chỉ thị của Chính phủ vào tháng 2/1999 và gửi báo cáo về Bộ Nông nghiệp - PTNN sau mỗi đợt sơ kết, tổng kết.

Các Chi cục BVTV thực hiện một số công việc sau:

Xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện Chỉ thị 09/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị về diệt trừ chuột của UBND tỉnh, thành.

Xác định cụ thể thời gian phát động chiến dịch toàn dân diệt chuột.

Đề xuất các chính sách hỗ trợ công tác diệt chuột, đặc biệt là việc bảo vệ và phát triển nuôi mèo ở địa phương (cần có kế hoạch và chỉ tiêu cụ thể, phấn đấu để đến tháng 3/1999 đạt bình quân 5% số hộ nông dân trong tỉnh nuôi từ 1 - 2 con mèo).

Ứng dụng thí điểm biện pháp diệt chuột bằng bẫy cây trồng (TBS).

Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc công tác diệt chuột.

Cùng các ngành liên quan tiến hành thanh tra việc thực hiện Chỉ thị 09/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị của UBND tỉnh, thành.

Báo cáo định kỳ 15 ngày/lần (vào ngày 1 và 16 hàng tháng) cho Cục Bảo vệ thực vật về tình hình triển khai và kết quả diệt trừ chuột.

3. Phối hợp thực hiện:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp (Công an, Hải quan, Thanh tra, Quản lý thị trường, Môi trường, Y tế...) từ Trung ương tới địa phương chỉ đạo thực hiện kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc săn bắt trái phép các loại thiên địch tự nhiên của chuột và hướng dẫn xử lý xác chuột đánh bắt được để đảm bảo vệ sinh môi trường.

Đối với mèo và các loại thiên địch có trong tự nhiên của chuột do buôn bán bất hợp pháp thu được qua kiểm tra phải giao cho cơ quan chức năng thả trở lại môi trường sống của chúng.



IV. KINH PHÍ:

1. Ở Trung ương:

Để có thể triển khai tốt nội dung Chỉ thị số 09/1998/CT-TTg ngày 18 tháng 2 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị Bộ Tài chính duyệt cấp kinh phí cho các đơn vị Cục Bảo vệ thực vật, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam để tiến hành nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu và tập huấn về chuột hại mùa màng trong năm 1998. Riêng với Cục Bảo vệ thực vật kinh phí chi cho việc triển khai thực hiện Chỉ thị 09/1998/CT-TTg và Thông tư hướng dẫn đề nghị được trích trong phí và lệ phí thu được của Cục năm 1998.

2. Ở địa phương:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch kinh phí trình UBND tỉnh, thành phê duyệt và cấp kinh phí cho hoạt động diệt chuột ở địa phương theo nội dung Chỉ thị số 09/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Thông tư này thay thế các văn bản số 1039/BNN-BVTV ngày 2 tháng 3 năm 1998 và số 1203/BNN-BVTV ngày 14 tháng 3 năm 1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước đây. Trong quá trình thực hiện các địa phương và đơn vị nếu có vướng mắc, kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giải quyết./.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)





Ngô Thế Dân
 

cun beo

New Member
hiện mình đã in sẵn 2 bản thông tư và chỉ thị này,đồng thời đang tập hợp chữ ký của mọi người tại nơi mình học và nơi mình làm việc.
Những ai ủng hộ mình và chị Pumpkin hãy thu thập những bản chữ ký và gửi cho chị pumpkin nhé
 

bebukiok

Member
làm sao để gửi chữ kí vậy bạn?
bé méo của mình cũng bị mất bởi bọn này,mặc dù trong này quán tiểu hổ không nhiều,nhưng quán thịt cầy thì có rất nhiều,nhưng mỗi lần đi ngang qua những quán này mình thấy rất khó chịu nhưng lại chẳng thể làm gì cả.
 

cun beo

New Member
Các bạn yêu mèo thân mến,

Mình cũng đã từng bị mất mèo vào tay bọn ăn thịt mèo nên cũng xin hiến vài kế:

Việt Nam mình chưa có tổ chức petlovers (người yêu thú cưng) nào đứng ra bảo vệ chó mèo khỏi bị ngược đãi và tàn sát cho chuyện "ẩm thực kinh dị" nên chúng ta cũng không có mấy kinh nghiệm. Trong mẫu tin của tờ báo bên Trung Quốc thì nhóm những người yêu mèo với tấm banner đã xông thẳng vào nhà hàng và yêu cầu họ ngưng làm thịt và phục vụ món thịt mèo. Khẩu hiệu của họ là chó mèo là bạn của con người. Chỉ vậy thôi. Nhưng có lẽ bấy nhiêu đó thôi cũng làm thực khách thấy xấu hổ. Và tức nhiên họ sẽ ngại lui tới quán. Mà cứ vắng khách mãi thì chủ quán phải ...nghĩ lại thôi.

Hay là mình nhờ "người của công chúng" giúp vậy? Thí dụ hoa hậu Mai Phương Thuý? Qua một chiến dịch bằng các phương tiện truyền thông cô sẽ giúp truyền đi thông điệp "không giết hại chó mèo vì chúng là bạn của con người", đại loại vậy, các bạn yêu mèo thấy có được không? Mình thấy hoa hậu Mai Phương Thuý rất hay làm việc từ thiện, dễ gần, thân thiện. Chắc cô sẽ không từ chối giúp chúng ta.

Ý kiến của bạn rất hay nhưng hơi khó thực hiện. Vd là Mai Phương Thuý, chúng ta làm thế nào để liên lạc với Thuý, liệu Thuý có nhận lời giúp chúng ta không, nếu nhận lời thì cũng phải có phương tiện truyền thông nào đó đồng ý đưa tin giúp.Mình có 1 số ý kiến như sau:
Mình có thể liên hệ với 1 tờ báo điện tử nào đó nhờ họ đưa tin về phong trào bảo vệ động vật.
Phát tờ rơi và dán áp phích tuyên truyền không nên ăn thịt mèo xung quanh khu vực nhà hàng đó.
Làm 1 bài tuyên truyền post lên nhiều diễn đàn khác nhau

VD như" Năm 1998, chính phủ và Bộ NN và PTNT đã ra thông tư và chỉ thị nghiêm cấm việc giết và buôn bán thịt mèo. Vậy mà chỉ cách công an phường Ngọc Khánh vài chục mét, 1 của hàng thịt mèo thắp biển sáng trưng đang ngang nhiên hoạt động......................."

Có kèm thêm ảnh về cảnh đang làm thịt mèo để mọi người hiểu rõ về tội ác đó
 

HChuong

Member
Mình đồng ý với các bạn, việc phát tờ rơi và dán áp phích không khó để thực hiện, đúng không? Mình sẵn sàng hỗ trợ về mặt tài chánh cho công việc này.

Mong có nhiều người ủng hộ cho công cuộc bảo vệ các em mèo.
 

tina90

Member
Ý kiến của bạn rất hay nhưng hơi khó thực hiện. Vd là Mai Phương Thuý, chúng ta làm thế nào để liên lạc với Thuý, liệu Thuý có nhận lời giúp chúng ta không, nếu nhận lời thì cũng phải có phương tiện truyền thông nào đó đồng ý đưa tin giúp.Mình có 1 số ý kiến như sau:
Mình có thể liên hệ với 1 tờ báo điện tử nào đó nhờ họ đưa tin về phong trào bảo vệ động vật.
Phát tờ rơi và dán áp phích tuyên truyền không nên ăn thịt mèo xung quanh khu vực nhà hàng đó.
Làm 1 bài tuyên truyền post lên nhiều diễn đàn khác nhau

VD như" Năm 1998, chính phủ và Bộ NN và PTNT đã ra thông tư và chỉ thị nghiêm cấm việc giết và buôn bán thịt mèo. Vậy mà chỉ cách công an phường Ngọc Khánh vài chục mét, 1 của hàng thịt mèo thắp biển sáng trưng đang ngang nhiên hoạt động......................."

Có kèm thêm ảnh về cảnh đang làm thịt mèo để mọi người hiểu rõ về tội ác đó
Đấy là điều mà em cảm thấy thường gặp ở việt nam mình luôn kiểu đầu voi đuôi chuột
Em thấy ý kiến làm tớ rơi có vẻ là hợp lý nhất nhưng người chịu đọc tờ rơi này thì chắc chỉ có học sinh sinh viên chứ những người lớn với suy nghĩ cơm áo gạo tiền thì chắc là khó có thể ủng hộ.Hầu hết đều chập nhận như một điều hiển nhiên.
 

yaochan

New Member
mình nghĩ là chỉ cần tuyên truyền ý thức không ăn không mua không sử dụng (không chỉ mèo mà cả các loài thú khác) của bọn buôn bán lậu, sau đó nếu phát hiện thì báo chính quyền hoặc tổ chức cứu hộ động vật. vấn đề là chính quyền và các tổ chức hoạt động có hiệu quả hay không.

riêng mình nếu có hoạt động gì cho mình tham gia với nhé
 

anhbob

Member
Nhờ 1 bạn nào có khả năng giúp mình dịch bài viết về một cửa hàng thịt mèo bị đóng của ở Trung Quốc cho mọi người cùng đọc

Cat meat restaurant closed
(Shenzhen Daily)


Banner-wielding animal rights protesters swarmed into a restaurant on Lianhua Road in Buji Subdistrict serving cat meat and forced it to shut down, Xinhua reported yesterday.

The 100 or so demonstrators, including women and children, held up banners reading "cats and dogs are friends of human beings" as they entered the Fangji Cat Meatball restaurant and demanded the owner free any live cats on the premises, Xinhua said.

There were none in the building as the owner had already moved them out, the report said. But some burst into tears upon finding a skinned cat in a fridge.

"I cannot go on with my business and I will not sell cat meat any more," the restaurant owner was quoted as saying, although he defended his trade by saying eating cat was a tradition in Guangdong Province.

The organizer of the protest, identified only as Isobel, the founder of a cat protection Web site, said the restaurant had been chosen because it killed cats in the street and it was "very bad for the students from nearby schools."

Gao Haiyun, Miss Shenzhen for the year 2005, also took part, calling on people to "stop eating cats and dogs and become civilized," Xinhua said.

In many parts of China, especially the southern regions, people have the tradition of eating cat meat. Previous reports said that in Guangzhou alone the residents eat 10,000 cats every day during the winter.
Bài này đã có báo đăng rồi đấy, nhưng mình ko nhớ chính xác là mạng nào nữa, hình như là vnexpress.net hay sao ấy, bạn thử vào tìm xem, vì họ đăng cũng khoảng hơn tháng nay rồi.
 
Khoai cũng giơ tay xin ủng hộ. không chỉ là ủng hộ em mèo, mà còn cho các em cún và những bé đáng được bảo vệ. không phải ủng hộ do tình cảm với chúng nó đâu, vì mình cảm thấy khó chịu và thất vọng mỗi lần đọc 1 tin nhắn hay tờ rơi về chuyện mất mèo, tiểu hổ. mà đâu phải xa xôi gì, vài chú mèo xinh đẹp và 2 chú cún dễ thương của Khoai sau vài ngày đi tìm bạn cũng ... không cánh mà bay ! về tài chính thì mình không thể, vì mình mới chỉ là 1 học sinh bình thường, chưa đủ điều kiện tạo ra tiền ... mình chỉ có sự đồng cảm với mấy nhóc đó thôi à :)

phát tờ rơi rất dễ, mong các bạn sẽ làm được. Khoai cũng mong có nhiều người ủng hộ cho việc này :)
 

ashita

Dịch giả Vietpet
bảo về mèo con dễ chứ cún thì ........... do quan niệm từ xưa, ăn thịt chó cuối tháng sẽ giải xui, nên tớ thấy để chống việc bắt giết chó được ở nước mình chắc còn xa mới thực hiện được
ko biết bây giờ tung tin đồn là ăn thịt mèo sẽ bị ung thư hay vô sinh hay cái gì đó đại loại thế thì có vi phạm pháp luật ko nhỉ ^^ cách đó hơi bị tốt đấy!
 
Em cũng đồng tình với các bác bởi vì mõi lần thấy chữ thịt ...tiểu hổ là đã tức rồi muốn kiện lên chính phủ lắm ý.Chưa nhìn thấy mèo chỉ thấy chữ tiểu hổ cũng đủ tức rồi.Và phải đi kí ở đâu cơ ạ.
 

tunzin

New Member
cứ nhớ lại thằng ku Bông bị bọn thợ xây bắt trộm, đem thịt là tức muốn giết hết mấy thằng đấy đi
cũng muốn thế lắm, nhg lại chả có bằng chứng nào, nghe ngta bảo là mấy thằng thợ xây thịt rồi, dù k phải mèo nhà mình, nhg vẫn xót, vẫn thương dã man, vì từ lâu, 2 chị e đã coi nó như thành viên trong nhà rồi
mình ủng hộ việc này, phát tờ rơi là kiến hay, nhg mình cũng nghĩ như tina đó, phát thì chỉ có ai quan tâm thì đọc, nói đâu xa, nh khi nhận dc tờ rơi, mình còn k đọc nữa là. mình nghĩ việc tuyên truyền trên các báo, đài cũng được
 
Tìm nhà cho hai ả mèo mướp mới tách mẹ, đã ăn cơm tốt rồi, vì nhà chật nên không thể nuôi được, ai có nhu cầu thì gọi cho tớ nhé 01227224697
 

Jainie

New Member
Đáng nhẽ không nên đọc bài viết thịt tiểu hổ ấy, chắc chắn mình sẽ càng đâu đơn hơn khi thấy các em mèo bị bán đi:(
Mà bạn Phong gì đó bên topic thịt tiểu hổ này, mình là người chưa bao giờ ăn thịt chó nè :D
Mình luôn ước mơ có một kế hoạch gì đó, nhưng tất cả dều không thực hiện đc do có nhiều sự hạn chế. Lên VnPet mình thấy đc có rất nhiều bạn cũng cùng quan điểm và kế hoạch như mình, nên sẵn sàng vào chia sẻ luôn :D
Mình rất muốn rằng chúng ta có một hội Petlovers, không chỉ yêu riêng mèo mà còn yêu cả thú vật nữa (như mình :) ) Chúng ta sẽ có một trang trại nào đó chia nhỏ ra từng mục như Chó, Mèo... (chuẩn bị mơ mộng :))), nơi ấy sẽ là chỗ ở cho những con vật bị ruồng bỏ, hoang hoặc bị lạc nhà vào ở. Tuy cũng là một học sinh bình thường nhưng nếu cần đóng góp gì thì mình rất sẵn lòng để có thể thực hiện đc kế hoạch ấy :D Vì mình chỉ là một học sinh, còn có hạn chế, nhưng chắc chắn khi làm với tập thể thì chúng ta sẽ ít bị hạn chế hơn ^^
 
Lúc mình đọc bài gì đó nghe bạn Phong nói mình cũng bất bình, mình từ nhỏ đến lớn chưa bao g đụng vào thịt chó chứ đừng nói đến ăn, mình chỉ thik vuốt ve chó mèo và chăm sóc thui chứ ko bao giờ ăn chúng, mẹ và anh mình tuy cũng thương chó mèo nhưng cũng có ăn thịt chó, hồi bé mình ko ăn mẹ mắng mình là "ngu, dốt", thậm chí ngửi mùi thịt chó mèo đâu đó là mình cũng khó chịu, bịt mũi và đi chỗ khác, và đến giờ mình vẫn vậy, mình thấy vui vì điều đó, hoá ra cũng nhiều bạn như mình.

Có một người cô em bố mình (mình chả ưa gì họ) nuôi một con mèo đẹp ơi là đẹp, béo, chắc, và xinh xắn nữa, thế mà chỉ vì nó cắn con cô , thế là chính tay cô ấy và chồng cô giết là làm thịt luôn, lại còn nói dối mẹ mình là do nó ị bậy lên giường , chỉ khi nghe thằng con cô kể mới biết nguyên do, thế mà cô ta còn bảo với mẹ mình "thịt mèo nó ngon và mềm lắm chị ạ", nghe mà phát ghét, gớm, ăn thịt mèo nhà khác đã kinh rồi, tự tay giết con mèo nuôi bốn năm năm thì đúng là ko còn gì để nói, quá nhẫn tâm!
 
Top