Bài 1: Giới thiệu về nhện Tarantula
Tarantula là tên thường gọi của một nhóm nhện thuộc họ Theraphosidae, bao gồm khoảng 900 loài đã được ghi chép. Đặc điểm của Tarantula là kích thước to lớn so với các loài nhện thông thường. Thân có thể dài từ 2.5 tới 10cm, nếu tính luôn chân thì 8 tới 30cm. Ngoài ra, trên toàn bộ vỏ ngoài của Tarantula đều có một lớp lông bao phủ. Tarantula đều có thể nhả tơ như tất cả các loài nhện khác. Nhện Tarantula trong môi trường tự nhiên có thể chia thành 2 nhóm dựa vào địa bàn săn mồi: nhóm săn trên mặt đất (bao gồm cả những loài đào hang) và nhóm săn mồi trên cây (tiếng Anh: terrestrial và arboreal). Cả hai nhóm chủ yếu ăn côn trùng và săn mồi bằng cách mai phục và chờ đợi. Những con kích thước lớn có thể ăn những loại động vật có xương sống như chuột, chim, thậm chí cả rắn. Mặc dù có kích thước “khủng” và vẻ dữ tợn, đa số các loài Tarantula đều không gây hại cho người. Một số loài còn được nuôi làm kiểng, hoặc là một món ẩm thực như tại Campuchia. Lưu ý là trong bài viết, nếu không có nói gì thêm thì từ "nhện" chỉ để chỉ nhện Tarantula, không phải những loài nhện khác.
Nhện gối đỏ Mexico - Brachypelma Smithi - thường thấy trên phim ảnh
Nhện Tarantula có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Cái loài nhện tìm thấy ở “Tân Thế Giới” - TTG (New World - châu Mỹ, Úc) có một số khác biệt đối với nhện “Cựu Thế Giới” - CTG (Old World – châu Âu, Á, Phi). Nhện TTG, ngoài những sợi lông thông thường, còn có lông gây ngứa (urticating hair) trên bụng. Khi cảm thấy nguy hiểm, nhện TTG sẽ dùng chân sau quẹt lên bụng để tung lông ngứa về phía kẻ thù. Lông ngứa chỉ dùng được 1 lần vì chỉ mọc lại khi nhện lột xác. Loài Theraphosa Blondi (nhện Goliath ăn chim). Nhện CTG không có lông ngứa. Cách tự vệ duy nhất là cắn. Lưu ý là cả nhện TTG và CTG đều có thể cắn, chỉ là nhện TTG thường sẽ tung lông ngứa trước rồi mới cắn. Nhện CTG do không có lông ngứa nên thường hung dữ và thích cắn hơn.
Lông ngứa của nhện TTG có móc và nếu dính vào da sẽ gây ngứa. Nếu hít phải thì sẽ gây dị ứng đường hô hấp và khỏ thở. Lưu ý là nếu để lông ngứa dính trúng mắt thì cần phải rửa mắt kỹ với nhiều nước và đi khám bác sĩ, tuyệt đối không được dụi mắt. Nếu để dính vào da thì dung dịch 2% hydrocortisone có thể làm giảm ngứa. Nếu bạn nghi ngờ bị dính lông ngứa thì nên rửa tay kỹ càng trước khi dụi mắt hoặc ngoáy mũi. Xin nhấn mạnh là loại lông ngứa này có thể gây hại vĩnh viễn cho mắt. Nói nghe dễ sợ vậy chứ ít ai tới gần con nhện đến nỗi bị lông dính vào mắt. Những ca thường gặp là do chơi đùa với nhện, để dính lông vào tay, rửa tay không kỹ mà dụi mắt.
Lông ngứa được chia làm nhiều loại, đánh số từ I tới VI tùy vào kích thước và hình dáng. Lông loại II không thể tung lên không khí mà phải chạm trực tiếp vào thân nhện thì mới bị “dính”. Lông loại III và loại IV gây dị ứng nhiều nhất với động vật có vú (con người!!!). Avicularinae và Theraphosinae có lông loại I, II, III, IV. Lasiodora và Acanthoscurria có lông loại I và III. Grammostola có lông loại III và IV. Lông loại II thường được tìm thấy trên Avicularia, Pachistopelma và Iridopelma. Lông loại III thường tìm thấy trên Theraphosa, Nhandu, Megaphoboema, Sericopelma, Eupalaestrus, Proshapalopus, Brachypelma, Cyrtopholis, Iracema và những chi dưới phân họ Theraphosinae. Lông loại V thường được tìm thấy trên chi Ephebopus, loại VI tìm thấy trên chi Hemirrhagus. Lasiodora, Grammostola và Acanthoscurria được coi là những chi có nhiều lông ngứa nhất.
Giờ nói tới vụ cắn. Tất cả các loài nhện Tarantula đều có nọc độc. Ảnh hưởng của vết cắn hiện vẫn còn là nghi vấn. Tuy nhiên, chưa hề có một trường hợp nào được ghi nhận là có người bị nhện Tarantula cắn chết. Một số loài nhện trông hơi hơi giống nhện Tarantula nhưng có nọc rất độc. Những loài này cắn người, lại gây hiểu lầm cho những con Tarantula tội nghiệp. Nọc độc nhện Tarantula thường yếu và thường được miêu tả là “không tệ hơn bị ong chích” (1 con ong, không phải 1 đàn ong). Nhện TTG có nọc ít độc hơn nhện CTG. Một số vết cắn là vết cắn “khô” (dry bites), nghĩa là con nhện cắn nhưng không đưa nọc độc vào. Vết cắn thường sâu, do nhện lớn nên răng lớn nên vết cắn lớn, nên cần vệ sinh kỹ để tránh bị nhiễm trùng. Vấn đề lớn nhất của vết cắn của nhện là một số ít người bị dị ứng với nọc độc và các phản ứng dị ứng này rất nguy hiểm. Nếu bạn bị dị ứng khi bị ong chích thì nhiều khả năng cũng sẽ bị dị ứng với nọc nhện Tarantula. Thông tin trên chưa được kiểm chứng khoa học, chỉ là kinh nghiệm của những người nuôi nhện nói lại nên không bảo đảm đúng 100%.
Nói nghe ghê quá nhỉ. Thật ra, hãy tưởng tượng bị một sinh vật lớn gấp trăm lần “để ý”, phản ứng đầu tiên là gì? CHẠY!!! Điều đó cũng đúng với nhện Tarantula. Những con nhện tội nghiệp thật ra sợ con người nhiều hơn nên phản ứng đầu tiên thường là chạy. Một số trường hợp ngoại lệ thường là nhện CTG. Trước khi cắn, nhện Tarantula thường có dấu hiệu cảnh báo: giơ chân trước lên, nhe nanh ra, một số loài còn kêu xì xì. Nếu kẻ thù vẫn chưa bỏ đi, nhện có thể đập chân trước xuống (chưa cắn) hoặc tung lông ngứa. Nếu chạy được, con nhện sẽ bỏ chạy. Chỉ khi vào đường cùng nó mới lao tới để cắn. Nhện Tarantula thường di chuyển khá chậm chạp nên nhiều người bị bất ngờ vị nhện có thể lao tới rất nhanh. Tất nhiên đây chỉ là phản ứng “thông thường”, có ngoại lệ. Một số loài thích tung lông ngứa ở bất cứ trường hợp nào (nổi tiếng nhất là Brachypelma smithi – nhện gối đỏ Mexico). Một số loài cứ cắn, như một số loài nhện CTG. Có một người nuôi nhện cho biết, có một con Grammostola rosea (nhện hoa hồng Chile) cứ từ từ bò tới rồi cắn tay người này một phát mà không hề có dấu hiệu cảnh báo gì.
Đi chỗ khác chơi!!! Không ta cắn!!!
Có một loài nhện Tarantula được gọi là Haplopelma sp."Vietnam" (một loài thuộc chi Haplopelma được tìm thấy ở Việt Nam). Tên thường gọi là Vietnamese Earth Tiger Tarantula (nhện hổ đất Việt Nam) hoặc ngắn gọn là Vietnamese Tiger Tarantula (nhện hổ Việt Nam). Loài này mới được ghi nhận gần đây nên tên khoa học vẫn còn lộn xộn. Nhà nghiên cứu nhện Gunther Schmidt gọi loài này là Haplopelma vonwirthi (một loài riêng). Có người cho rằng đây chỉ là một biến thể của loài Haplopelma minax (nhện đen Thái Lan). Có người lẫn lộn loài này với Haplopelma longipes (nhện hổ Thái). Một số nơi bán nhện này dưới tên là Cyriopagopus paganus. Hiện chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể về loài này. Những người nuôi và nhân giống nhện thì vẫn coi đây là một loài riêng biệt. Bởi vậy cho nên có thể coi như đây là một loài nhện Tarantula Việt Nam!!!
Haplopelma vonwirthi - Nhện hổ đất Việt Nam
Đây là một loài rất dữ và kích thước có thể lên tới 15cm, trung bình so với những loài Tarantula khác. Đây là nhện cạn, săn mồi trên mặt đất và thích đào hang. Loài này cần môi trường nhiệt độ và độ ẩm cao vì thường được tìm thấy ở Thái Lan và Việt Nam - 2 nước nhiệt đới nóng ẩm. Đây là nhện CTG - chỉ thích cắn và không có lông ngứa.
Thú nuôi nhện Tarantula làm kiểng đang dần nhận được sự đồng tình và hưởng ứng ở nhiều nước như Anh, Mỹ. Nói chung, nhện Tarantula dễ nuôi. Môi trường sống đơn giản chỉ cần một cái lồng thoáng khí, đất, một chỗ trú ẩn, hết. Tuổi thọ nhện rất dài. Nhện đực có thể sống tới 5 năm. Nhện cái tùy loài, thường từ 5 tới 20 năm. Nhện không cần nhiều sự chăm sóc như chó, mèo. Thường chỉ cần cho ăn 1 lần/tuần. Thậm chí, có trường hợp ghi nhận, một con nhện Tarantula bị bỏ đói suốt 2 năm trời vẫn sống. Những loài cần độ ẩm thi có thể phun nước nếu đất quá khô. Nếu sợ cắn, bạn hoàn toàn có thể giữ nhện trong lồng mà không cần đụng tay tới. Hoặc bạn có thể đeo găng (loại găng cao su dày) khi chơi đùa với nhện. Thậm chí, việc chơi đùa với nhện gây nhiều nguy hiểm cho con nhện hơn là bản thân người nuôi. Vì bụng nhện rất yếu và dễ vỡ, chỉ cần vô tình làm rơi nhện xuống sàn gạch từ khoảng cách khoảng 20 cm là con nhện có thể vỡ bụng mà chết.
Đây chỉ là bài mở đầu cho loạt bài về nuôi nhện Tarantula làm kiểng. Do quỹ thời gian có hạn nên không biết khi nào bài sau sẽ xong. Bạn sẽ thấy một cái “disclaimer” ở phí dưới. Cái này là phải viết chứ không thôi mất công. Giống như viết bài về nuôi chó kiểng, có người bị chó cắn lại đi kiếm mình “uống cà phê” thì mệt.
Những thông tin trong bài viết này được thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau như Wikipedia và các hội người nuôi nhện kiểng. Người viết sẽ cố gắng tìm thông tin chính xác nhưng không thể bảo đảm tất cả thông tin được viết là chính xác hoàn toàn. Người viết sẽ không chịu trách nhiệm nếu bất kỳ vật thể vô tri, virus hay bất kỳ loài sinh vật nào (kể cả con người) phải chịu ảnh hưởng xấu trực tiếp hay gián tiếp hay dưới bất kỳ hình thức nào khác vì những lý do có liên quan (thậm chí không liên quan gì) tới bài viết. Ví dụ (chỉ mang tính tượng trưng): Bạn nuôi nhện, bị nhện cắn, người viết bài không chịu trách nhiệm. V.v…
Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự cho phép của người viết.
Tui không có liên quan gì tới bất kỳ cá nhân/tổ chức buôn bán nhện kiểng, thú kiểng hay bất kỳ cái gì kiểng ở Việt Nam. Việc viết bài hoàn toàn là do sở thích cá nhân của tác giả.
Tarantula là tên thường gọi của một nhóm nhện thuộc họ Theraphosidae, bao gồm khoảng 900 loài đã được ghi chép. Đặc điểm của Tarantula là kích thước to lớn so với các loài nhện thông thường. Thân có thể dài từ 2.5 tới 10cm, nếu tính luôn chân thì 8 tới 30cm. Ngoài ra, trên toàn bộ vỏ ngoài của Tarantula đều có một lớp lông bao phủ. Tarantula đều có thể nhả tơ như tất cả các loài nhện khác. Nhện Tarantula trong môi trường tự nhiên có thể chia thành 2 nhóm dựa vào địa bàn săn mồi: nhóm săn trên mặt đất (bao gồm cả những loài đào hang) và nhóm săn mồi trên cây (tiếng Anh: terrestrial và arboreal). Cả hai nhóm chủ yếu ăn côn trùng và săn mồi bằng cách mai phục và chờ đợi. Những con kích thước lớn có thể ăn những loại động vật có xương sống như chuột, chim, thậm chí cả rắn. Mặc dù có kích thước “khủng” và vẻ dữ tợn, đa số các loài Tarantula đều không gây hại cho người. Một số loài còn được nuôi làm kiểng, hoặc là một món ẩm thực như tại Campuchia. Lưu ý là trong bài viết, nếu không có nói gì thêm thì từ "nhện" chỉ để chỉ nhện Tarantula, không phải những loài nhện khác.
Nhện gối đỏ Mexico - Brachypelma Smithi - thường thấy trên phim ảnh
Nhện Tarantula có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Cái loài nhện tìm thấy ở “Tân Thế Giới” - TTG (New World - châu Mỹ, Úc) có một số khác biệt đối với nhện “Cựu Thế Giới” - CTG (Old World – châu Âu, Á, Phi). Nhện TTG, ngoài những sợi lông thông thường, còn có lông gây ngứa (urticating hair) trên bụng. Khi cảm thấy nguy hiểm, nhện TTG sẽ dùng chân sau quẹt lên bụng để tung lông ngứa về phía kẻ thù. Lông ngứa chỉ dùng được 1 lần vì chỉ mọc lại khi nhện lột xác. Loài Theraphosa Blondi (nhện Goliath ăn chim). Nhện CTG không có lông ngứa. Cách tự vệ duy nhất là cắn. Lưu ý là cả nhện TTG và CTG đều có thể cắn, chỉ là nhện TTG thường sẽ tung lông ngứa trước rồi mới cắn. Nhện CTG do không có lông ngứa nên thường hung dữ và thích cắn hơn.
Lông ngứa của nhện TTG có móc và nếu dính vào da sẽ gây ngứa. Nếu hít phải thì sẽ gây dị ứng đường hô hấp và khỏ thở. Lưu ý là nếu để lông ngứa dính trúng mắt thì cần phải rửa mắt kỹ với nhiều nước và đi khám bác sĩ, tuyệt đối không được dụi mắt. Nếu để dính vào da thì dung dịch 2% hydrocortisone có thể làm giảm ngứa. Nếu bạn nghi ngờ bị dính lông ngứa thì nên rửa tay kỹ càng trước khi dụi mắt hoặc ngoáy mũi. Xin nhấn mạnh là loại lông ngứa này có thể gây hại vĩnh viễn cho mắt. Nói nghe dễ sợ vậy chứ ít ai tới gần con nhện đến nỗi bị lông dính vào mắt. Những ca thường gặp là do chơi đùa với nhện, để dính lông vào tay, rửa tay không kỹ mà dụi mắt.
Lông ngứa được chia làm nhiều loại, đánh số từ I tới VI tùy vào kích thước và hình dáng. Lông loại II không thể tung lên không khí mà phải chạm trực tiếp vào thân nhện thì mới bị “dính”. Lông loại III và loại IV gây dị ứng nhiều nhất với động vật có vú (con người!!!). Avicularinae và Theraphosinae có lông loại I, II, III, IV. Lasiodora và Acanthoscurria có lông loại I và III. Grammostola có lông loại III và IV. Lông loại II thường được tìm thấy trên Avicularia, Pachistopelma và Iridopelma. Lông loại III thường tìm thấy trên Theraphosa, Nhandu, Megaphoboema, Sericopelma, Eupalaestrus, Proshapalopus, Brachypelma, Cyrtopholis, Iracema và những chi dưới phân họ Theraphosinae. Lông loại V thường được tìm thấy trên chi Ephebopus, loại VI tìm thấy trên chi Hemirrhagus. Lasiodora, Grammostola và Acanthoscurria được coi là những chi có nhiều lông ngứa nhất.
Giờ nói tới vụ cắn. Tất cả các loài nhện Tarantula đều có nọc độc. Ảnh hưởng của vết cắn hiện vẫn còn là nghi vấn. Tuy nhiên, chưa hề có một trường hợp nào được ghi nhận là có người bị nhện Tarantula cắn chết. Một số loài nhện trông hơi hơi giống nhện Tarantula nhưng có nọc rất độc. Những loài này cắn người, lại gây hiểu lầm cho những con Tarantula tội nghiệp. Nọc độc nhện Tarantula thường yếu và thường được miêu tả là “không tệ hơn bị ong chích” (1 con ong, không phải 1 đàn ong). Nhện TTG có nọc ít độc hơn nhện CTG. Một số vết cắn là vết cắn “khô” (dry bites), nghĩa là con nhện cắn nhưng không đưa nọc độc vào. Vết cắn thường sâu, do nhện lớn nên răng lớn nên vết cắn lớn, nên cần vệ sinh kỹ để tránh bị nhiễm trùng. Vấn đề lớn nhất của vết cắn của nhện là một số ít người bị dị ứng với nọc độc và các phản ứng dị ứng này rất nguy hiểm. Nếu bạn bị dị ứng khi bị ong chích thì nhiều khả năng cũng sẽ bị dị ứng với nọc nhện Tarantula. Thông tin trên chưa được kiểm chứng khoa học, chỉ là kinh nghiệm của những người nuôi nhện nói lại nên không bảo đảm đúng 100%.
Nói nghe ghê quá nhỉ. Thật ra, hãy tưởng tượng bị một sinh vật lớn gấp trăm lần “để ý”, phản ứng đầu tiên là gì? CHẠY!!! Điều đó cũng đúng với nhện Tarantula. Những con nhện tội nghiệp thật ra sợ con người nhiều hơn nên phản ứng đầu tiên thường là chạy. Một số trường hợp ngoại lệ thường là nhện CTG. Trước khi cắn, nhện Tarantula thường có dấu hiệu cảnh báo: giơ chân trước lên, nhe nanh ra, một số loài còn kêu xì xì. Nếu kẻ thù vẫn chưa bỏ đi, nhện có thể đập chân trước xuống (chưa cắn) hoặc tung lông ngứa. Nếu chạy được, con nhện sẽ bỏ chạy. Chỉ khi vào đường cùng nó mới lao tới để cắn. Nhện Tarantula thường di chuyển khá chậm chạp nên nhiều người bị bất ngờ vị nhện có thể lao tới rất nhanh. Tất nhiên đây chỉ là phản ứng “thông thường”, có ngoại lệ. Một số loài thích tung lông ngứa ở bất cứ trường hợp nào (nổi tiếng nhất là Brachypelma smithi – nhện gối đỏ Mexico). Một số loài cứ cắn, như một số loài nhện CTG. Có một người nuôi nhện cho biết, có một con Grammostola rosea (nhện hoa hồng Chile) cứ từ từ bò tới rồi cắn tay người này một phát mà không hề có dấu hiệu cảnh báo gì.
Đi chỗ khác chơi!!! Không ta cắn!!!
Có một loài nhện Tarantula được gọi là Haplopelma sp."Vietnam" (một loài thuộc chi Haplopelma được tìm thấy ở Việt Nam). Tên thường gọi là Vietnamese Earth Tiger Tarantula (nhện hổ đất Việt Nam) hoặc ngắn gọn là Vietnamese Tiger Tarantula (nhện hổ Việt Nam). Loài này mới được ghi nhận gần đây nên tên khoa học vẫn còn lộn xộn. Nhà nghiên cứu nhện Gunther Schmidt gọi loài này là Haplopelma vonwirthi (một loài riêng). Có người cho rằng đây chỉ là một biến thể của loài Haplopelma minax (nhện đen Thái Lan). Có người lẫn lộn loài này với Haplopelma longipes (nhện hổ Thái). Một số nơi bán nhện này dưới tên là Cyriopagopus paganus. Hiện chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể về loài này. Những người nuôi và nhân giống nhện thì vẫn coi đây là một loài riêng biệt. Bởi vậy cho nên có thể coi như đây là một loài nhện Tarantula Việt Nam!!!
Haplopelma vonwirthi - Nhện hổ đất Việt Nam
Đây là một loài rất dữ và kích thước có thể lên tới 15cm, trung bình so với những loài Tarantula khác. Đây là nhện cạn, săn mồi trên mặt đất và thích đào hang. Loài này cần môi trường nhiệt độ và độ ẩm cao vì thường được tìm thấy ở Thái Lan và Việt Nam - 2 nước nhiệt đới nóng ẩm. Đây là nhện CTG - chỉ thích cắn và không có lông ngứa.
Thú nuôi nhện Tarantula làm kiểng đang dần nhận được sự đồng tình và hưởng ứng ở nhiều nước như Anh, Mỹ. Nói chung, nhện Tarantula dễ nuôi. Môi trường sống đơn giản chỉ cần một cái lồng thoáng khí, đất, một chỗ trú ẩn, hết. Tuổi thọ nhện rất dài. Nhện đực có thể sống tới 5 năm. Nhện cái tùy loài, thường từ 5 tới 20 năm. Nhện không cần nhiều sự chăm sóc như chó, mèo. Thường chỉ cần cho ăn 1 lần/tuần. Thậm chí, có trường hợp ghi nhận, một con nhện Tarantula bị bỏ đói suốt 2 năm trời vẫn sống. Những loài cần độ ẩm thi có thể phun nước nếu đất quá khô. Nếu sợ cắn, bạn hoàn toàn có thể giữ nhện trong lồng mà không cần đụng tay tới. Hoặc bạn có thể đeo găng (loại găng cao su dày) khi chơi đùa với nhện. Thậm chí, việc chơi đùa với nhện gây nhiều nguy hiểm cho con nhện hơn là bản thân người nuôi. Vì bụng nhện rất yếu và dễ vỡ, chỉ cần vô tình làm rơi nhện xuống sàn gạch từ khoảng cách khoảng 20 cm là con nhện có thể vỡ bụng mà chết.
Đây chỉ là bài mở đầu cho loạt bài về nuôi nhện Tarantula làm kiểng. Do quỹ thời gian có hạn nên không biết khi nào bài sau sẽ xong. Bạn sẽ thấy một cái “disclaimer” ở phí dưới. Cái này là phải viết chứ không thôi mất công. Giống như viết bài về nuôi chó kiểng, có người bị chó cắn lại đi kiếm mình “uống cà phê” thì mệt.
Những thông tin trong bài viết này được thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau như Wikipedia và các hội người nuôi nhện kiểng. Người viết sẽ cố gắng tìm thông tin chính xác nhưng không thể bảo đảm tất cả thông tin được viết là chính xác hoàn toàn. Người viết sẽ không chịu trách nhiệm nếu bất kỳ vật thể vô tri, virus hay bất kỳ loài sinh vật nào (kể cả con người) phải chịu ảnh hưởng xấu trực tiếp hay gián tiếp hay dưới bất kỳ hình thức nào khác vì những lý do có liên quan (thậm chí không liên quan gì) tới bài viết. Ví dụ (chỉ mang tính tượng trưng): Bạn nuôi nhện, bị nhện cắn, người viết bài không chịu trách nhiệm. V.v…
Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự cho phép của người viết.
Tui không có liên quan gì tới bất kỳ cá nhân/tổ chức buôn bán nhện kiểng, thú kiểng hay bất kỳ cái gì kiểng ở Việt Nam. Việc viết bài hoàn toàn là do sở thích cá nhân của tác giả.