• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Czechoslovakian Wolfdog - Chó lai sói Tiệp Khắc

Vladavia

Member
Chó lai sói Tiệp - không phải là một trong những loài chó giống như các bạn đã được giới thiệu trên diễn đàn này, chúng không có lịch sử lâu đời hàng trăm năm, chúng không có những chiến công trứ danh được truyền tụng khắp toàn thế giới, những nhà khoa học đã nghiên cứu ra chúng cũng không phải là những người gặt hái được những thành tựu vang dội. Hơn thế nữa, nơi xuất xứ của chúng cũng không phải là một quốc gia được biết đến với nhiều giống chó bản địa. Mẹ của chúng - thiên nhiên hoang dã. Vẻ ngoài của chúng là sói - lông xám dầy, mõm trắng. Chúng cao, nhưng nhanh nhẹn và mạnh mẽ.


Tóm tắt lịch sử phát triển:
Vào năm 1955 CHLB Xô Viết Tiệp Khắc tiến hành dự án thí nghiệm sinh học lai giống giữa chó săn cừu Đức và chó sói vùng Karpat. Tiến trình thí nghiệm cho lai giữa chó đực với sói cái, và sói đực với chó cái. Chỉ những cá thể vượt trội mới được giữ lại để tạo nên nguồn gene bền vững sau này. Vào năm 1965, sau khi kết thúc chương trình, các nhà khoa học Tiệp Khắc đã giới thiệu rộng rãi đề tài nghiên cứu này và công bố đã lai tạo thành công ra giống chó mới. Tuy nhiên cũng phải sau đó gần 20 năm,giống chó này mới được hiệp hội thú y quốc gia Tiệp Khắc chính thức công nhận.

История:


Khởi nguồn nào cho giống chó này? Ai là tác giả của ý tưởng cho lai tạo giữa chó chăn cừu Đức và chó sói? Để trả lời câu hỏi này ta cần quay về thập kỷ 50, khi kỹ sư Karel Hartl được trung tâm nghiên cứu chó giống Libeiovise phân công làm việc trên nền tảng ý tưởng này. Lần thử nghiệm thất bại đầu tiên là cuộc giao phối giữa sói cái "Brita" với môt con chó săn cừu Đức. Sau khi thay đổi chó đực, tình hình có vẻ khả quan hơn, và cuộc "truy hoan" thành công đầu tiên được người ta ghi vào sổ sách là giữa Brita với chó đực Cezar z Brezoveho Haje ngày 26 tháng 5 năm 1958(phả hệ thứ nhất của chó lai sói Tiệp).


Sự khác nhau về giải phẫu học và sinh lý học giữa đàn con lai đầu tiên với cha mẹ của chúng được đưa ra mổ xẻ chi tiết. Chúng được kiểm tra khả năng tiếp thu, độ vận động, sự dẻo dai. Biểu hiện của chúng hoàn toàn khác với những con chó săn cừu Đức con khác. Thế hệ lai thứ hai được thử nghiệm tách lẻ hoàn toàn và sau đó cho phép chúng tự chọn bạn tình. Và đến đời F3 và F4, các nhà khoa học cho chúng được thử huấn luyện những nghiệp vụ đơn giản của quân đội.

Sói cái Brita còn được cho giao phối với chó đực Kurt z Vaclavky (phả hệ thứ 2 của chó lai sói Tiệp).
Phả hệ thứ 3 được lai tạo tại Séc - đứng đầu là sói đức Argo. Ký hiệu viết tắt "CV" (Cesky Vlcak - chó lai sói Tiệp Khắc) kể từ đó bắt đầu được sử dụng để chỉ những con chó lai từ 3 cây phả hệ này.

Vào những năm 70, phần lớn những con chó được lai tạo ra đều được gửi đến những trung tâm huấn luyện gần vùng Malaki, trực thuộc đơn vị biên phòng Bratislavsk. Những con phẩm chất tốt được chọn lựa huấn luyện để bảo vệ "vành đai sắt" (biên giới Đông Âu - Tây Âu), đây là một áp lực cực kỳ nặng nề mà trước đây chúng chưa từng trải qua - học tập để trở thành những con chó nghiệp vụ xuất sắc của quân đội Xô Viết Tiệp Khắc. Phó giám đốc trung tâm huấn luyện Malaki, thiếu tá Frantisek Rosik, chủ tịch danh dự câu lạc bộ chó lai sói Tiệp, được nhắc đến như là người đóng góp rất nhiều công sức trong việc huấn luyện - thí nghiệm để phát triển giống chó này.


Con sói thứ 3 được kể đến là Sarik - được tính là con phát triển ra phả hệ thứ 4 của chó lai sói Tiệp. Nó là kết quả của sự giao thoa giữa chó lai đời F3 Xela z Pohranicni straze và chó cái Urta zz Pohranicni straze vào năm 1972.

Đóng góp cuối cùng cho nguồn gene của giống này phải kể đến kết quả lai tạo của sói cái Ledi và chó đực Bojar von Schotterhof, chó con sinh ngày 26 tháng 4 năm 1983. Kazan z Pohranicni straze (F1), sinh ra từ lần lai tạo này, được
sử dụng trực tiếp để cho lai giống với mẹ Ledi của nó (phả hệ thứ 5).

Chó lai sói Tiệp được chính thức công nhận vào ngày 20 tháng 3 năm 1982. Trong khoảng 10 năm (từ 1982 - 1991) sổ sách ghi chép được 1552 con chó con được tạo ra.

Sau khi Xô Viết Tiệp Khắc sụp đổ, không còn thấy nhiều tài liệu về quá trình lai tạo giống chó này - niềm tự hào một thời của nền sinh học Tiệp Khắc.



Phả hệ thứ nhất, thứ hai:


Phả hệ thứ ba:

Phả hệ thứ tư:

Phả hệ thứ năm:


(Còn nữa)
 

Vladavia

Member
Vẻ ngoài


Cấu trúc hình thể, và cả bộ lông của Cesky Vlcak đều làm ta gợi nhớ đến loài sói. Chiều cao tính đến bả vai vào khoảng trên 65cm ở chó đực, và chó cái là khoảng trên 60cm. Nhìn thoáng qua hình thể có hình hộp chữ nhật, tỉ lệ chiều cao - chiều dài là khoảng 9:10 hoặc thấp hơn. Mắt màu hổ phách, xếch chéo và tai ngắn dựng thẳng. Số lượng răng đầy đủ là 42, hàm rất chắc, khi cắn vệt răng cắt kéo và kẹp chặt như kìm. Lưng thẳng, rắn rỏi, hơi ngắn và dốc một chút.​
Ngực rộng, hơi phẳng chứ không lồi. Bụng thót rắn chắc. Eo ngắn. Đuôi rủ tự do xuống xương cổ chân sau. Chi trước thẳng, bàn móng hơi hướng ra ngoài, xương quay và gót chân dài. Chi sau vạm vỡ, bắp chân và mu bàn chân dài. Điểm hoa của lông biến đổi từ vàng-xám đến bạc-xám, mặt mũi màu sáng. Lông thẳng, thô ráp và rất rậm rạp.

Tính cách và kỷ luật

Cesky Vlcak - miệt mài như một vận động viên việt dã, sự chuyển động của chúng nhẹ nhàng êm ái. Trong thời kỳ nghiên cứu giống người ta đã chú trọng đến sự phát triển sức chịu đựng bền bỉ và độ dẻo dai. Chó lai sói Tiệp có thể dễ dàng chạy quãng đường 100km với vận tốt trung bình trên 12km/h.
Khi lần đầu nhìn thấy chúng, người lạ sẽ đặt ngay câu hỏi - "thế với một con thú có vẻ ngoài là sói, liệu có dạy dỗ được cho nó kỷ luật của loài chó được ko?"

Ta hãy thử nhận xét về chúng một cách sơ lược nhất:

Cesky Vlcak xây dựng mối quan hệ cộng đồng không chỉ với người chủ, mà còn với toàn gia đình. Hơn thế nữa, chúng còn trao những đặc quyền nhất định cho trẻ em và chó con trong nhà được làm những việc mà người trưởng thành và thú lớn không được phép làm với chúng. Chúng có thể dễ dàng thích nghi với cuộc sống cùng những con thú nuôi khác của chủ, tuy nhiên lại khá phiền toái nếu chúng gặp phải những con thú nuôi của người khác. Cần làm nguội tư tưởng lãnh địa của chúng từ khi còn nhỏ. Nói chung trong mọi hoàn cảnh không nên nhốt chúng trong chuồng, chúng nên được dẫn đi khám phá ngoại cảnh, thám hiểm, thăm quan xung quanh...Chó cái dễ kiềm chế, chó đực thì thường phát tiết những cơn cuồng nộ trong chu kỳ đang trưởng thành.
 

Vladavia

Member
Chúng có đôi mắt xếch và cái nhìn xiên chéo, mặc dù không bao giờ nhìn chủ nhân, thế nhưng chúng luôn biết chắc chắn trong mỗi khoảnh khắc, chủ của chúng đang ở đâu và làm gì. Ở chúng ta vẫn còn thấy phảng phất đâu đây cái nét kiêu bạc của loài sói vùng Karpat. Chúng luôn chú ý và cảnh giác xung quanh, luôn tìm vị trí tốt nhất để có thể quan sát được tất cả sự việc. Chúng dễ dàng chạy một mạch 100km, chúng có khả năng định hướng xuất sắc và phản xạ nhanh nhẹn. Đối với chúng, việc di chuyển trên tuyết hay mưa, ban ngày hay ban đêm chẳng có gì khác biệt.

Sự kết hợp giữa sói và chó mang lại không chỉ sức mạnh, sự dẻo dai và giác quan bén nhạy, mà còn làm hồi sinh những bản năng hoang dã cổ xưa của chó. Khả năng chăm con nổi trội của chó mẹ và bản năng sống của những con chó con cũng cực kỳ tuyệt vời. Theo ghi chép, năm 1993 số chó con đẻ ra ở mỗi đàn là 6,9. Trong đó tỉ lệ chó con chết chỉ 8,5%. Tính từ lúc phát triển giống, chưa có một con mẹ nào từ chối nuôi đứa con của mình.
Chó cái động đực 1 năm 1 lần, thời gian và chu kỳ động đực không giống nhau. Để có những đàn chó con khỏe mạnh, người nuôi luôn phải tuôn thủ một điều kiện: "Mẹ nó luôn biết sẽ phải làm gì, xin đừng làm phiền".
 

Vladavia

Member


Anna Šimáčková & Arma z Pražského podhradí





Arma z Pražského podhradí




Anna Šimáčková & Arma z Pražského podhradí




Anna Šimáčková & Arma z Pražského podhradí

 

Vladavia

Member


Anna Simackova & Arma z Prazskeho podhradi







Anna Šimáčková & Arma z Pražského podhradí


1974 / 1974 (CZ) - ZVV



Anna Šimáčková & Arma z Pražského podhradí






Anna Šimáčková & Arma z Pražského podhradí

 

Vladavia

Member


1988





Fany Křivoklátský Atos & Brenna Šedý chlup





Fany Křivoklátský Atos & Brenna Šedý chlup





Dragon Eden severu & Brenna Šedý chlup





Brenna Šedý chlup





Irma z Litavské kotliny





Hoky z Molu Es





Jolly z Molu Es





Fany Křivoklátský Atos


 
Top