KimCuong
Active Member
[imgl="Có người cho chó ra đường phóng uế"]http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=252390 [/imgl]
TT - Gây gổ. Thù ghét. Chuyển nhà. Thậm chí một số người còn đưa nhau ra tòa xuất phát từ mấy chú chó. Chuyện nhỏ bị xé ra to chỉ do cách ứng xử.
23 giờ, chị N.T.T.T. trở về nhà trong một con hẻm tại đường Trương Đăng Quế, P.1, Q.Gò Vấp, TP.HCM. Vừa dắt xe vào nhà, chị đã ngửi thấy mùi phân chó xộc thẳng vào mũi. Như mọi ngày, phân chó lại dính bê bết vào bánh xe máy của chị. Nguyên nhân do nhà đối diện có nuôi ba con chó. Ngày nào cũng vậy, ba con chó này chọn cửa nhà chị làm cái "hố xí”.
Vừa xách nước rửa xe, chị T. vừa ấm ức: "Vô ý thức quá đi! Biết nuôi phải biết dọn chứ!". Chỉ nghe đến đó, con gái của bà hàng xóm nhảy xổ ra cổng, hét lớn: "Con kia! Mày nói ai vậy?". "Tui nói nhà chị đó, thả chó ra cửa nhà người khác phóng uế!". Con bà hàng xóm gầm lên: "Cả xóm này đều nuôi chó. Mày có bằng chứng đâu...". Lời qua tiếng lại to dần. Nửa đêm, cuộc đấu khẩu làm náo loạn cả cái xóm nhỏ.
Dọn nhà đi nơi khác
Chuyện tưởng dừng ở đó. Một sáng sớm, giọng bà hàng xóm ấy lại chói lói: "Đứa nào ăn ở dơ dáy thế này? Đổ nước trên hẻm làm chảy hết qua nhà bà?". Hóa ra chị H., nhà ở cạnh nhà chị T., cũng đang điên tiết vì trước cửa nhà chị đầy phân chó. Nói mãi nhưng tình trạng này không được cải thiện, chị H. đành ngủ dậy thật sớm, lấy nước giội bãi phân chó trôi về phía nhà bà nuôi chó kia cho hả tức. Cuộc khẩu chiến lại diễn ra...Và hai tuần sau chị H. chuyển nhà đi nơi khác.
Không chỉ diễn ra ở những khu lao động nhếch nhác, ngay cả đường vào một số khu phố văn hóa cũng đầy phân chó. Gia đình chị Thanh Lê (đường Nguyễn Trọng Tuyển, Q. Phú Nhuận, TP.HCM) luôn phải chịu cảnh "mặt nặng mặt nhẹ” với hàng xóm. Hai người ghét nhau vì bà hàng xóm này có nuôi mấy con chó. Cứ ngày mấy lượt bà thả chó chạy rông ra đường và phóng uế trước cửa nhà chị Lê. Chị Lê nhiều lần góp ý, chẳng những không tiếp thu, bà hàng xóm còn to tiếng thách thức.
Trước khi bà hàng xóm dọn về nhà này, gia đình chị Lê cũng hay bị đánh thức giữa giấc ngủ trưa vì chủ nhà cũ ở đây cũng nuôi đến năm con chó. Năm con chó ấy được nhốt bên trong cánh cổng sắt. Mỗi trưa ông về là chúng lại nhảy xổ lên thành cổng sắt để mừng rất ồn ào. Khi chị góp ý ông nên nhốt mấy chú chó ở cửa sau, chẳng những ông không tiếp thu mà còn mắng lại. Tình trạng này kéo dài nhiều năm, cuối cùng là chị Lê phải bán nhà để dọn đi nơi khác.
Chuyện bé xé ra to
Không chỉ là chuyện phóng uế mất vệ sinh, việc thả chó chạy rông ra đường còn gây không ít hậu quả đáng tiếc. Cụ thể như câu chuyện giật gân 100.000 USD và một vụ chó cắn đã phải nhờ đến sự can thiệp của Lãnh sự quán Nhật Bản tại VN và chính quyền địa phương.
Ngày 18-2, khi chị Makoto Saito (quốc tịch Nhật) đang dắt con đi dạo trên đường Lê Thánh Tôn (Q.1, TP.HCM), một con chó từ trong nhà của một bác sĩ thẩm mỹ chạy ra tấn công đứa con mới 2 tuổi của chị. Theo bản năng một người mẹ, chị hoảng hốt bế con lên. Khi ấy con chó cắn vào đùi chị. Bình thường sự việc sẽ dừng lại ở ngay lúc đó, chủ nhân con chó nói lời xin lỗi và người bị chó cắn được đưa đi tiêm ngừa.
Thế nhưng, câu chuyện trở nên phức tạp. Sáng 27-3, anh Kazuyuki Saito (chồng chị Makoto Saito) cho biết: "Người ta quên đây không phải là vụ chó cắn thông thường mà người bị chó cắn còn là phụ nữ đang mang thai bảy tháng. Hơn một tháng từ khi xảy ra tai nạn vừa qua, ngày nào vợ chồng tôi cũng sống trong tâm trạng lo sợ vì tôi được biết bệnh dại vẫn có thể phát trên người sau vài năm người đó bị chó cắn. Bác sĩ nói vợ tôi không thể tiêm ngừa vì trong bụng cô ấy còn có em bé. Chúng tôi đã bị mất em bé hai lần rồi, lần này tôi không muốn mất con nữa".
Ngược lại, người tự nhận là chủ con chó thông tin với chính quyền địa phương và báo chí là sau khi bị chó cắn, vợ chồng anh Saito đã "tống tiền" bằng cách đòi bồi thường 100.000 USD.
Trong khi đó, anh Kazuyuki Saito đã gửi thư cho một số tờ báo cho rằng: "Chúng tôi hoàn toàn không có ý đòi bồi thường như thế. Là người chồng người cha, không ai lấy tính mạng của vợ con mình ra để làm vậy...".
Câu chuyện trên còn nhiều tình tiết rối rắm. Chuyện ai đúng, ai sai hạ hồi phân giải.
Diễn ra hằng ngày
Một diễn đàn khác đề cập vấn đề tưởng chừng rất nhỏ: "Xin chỉ giùm cách xua chó hàng xóm không ị trước sân nhà mình..." trên một trang web đã thu hút không ít người tham gia. Một "quân sư” cho rằng nên xịt dầu hôi, tiêu, long não để xua chó. "Quân sư” khác tư vấn nên treo cao hổ. Một người khác cho rằng nên báo với tổ trưởng tổ dân phố hoặc gọi chi cục thú y đến bắt con chó. Giải pháp mà nhiều người cho khả thi nhất là đánh con chó cho nó "tởn tới già”.
Nhưng thực tế chó là loài vật đáng yêu. Chuyện rắc rối không phải từ con chó mà từ những người nuôi chó. Mặc dù pháp luật đã có qui định về việc cấm thả rông súc vật, để chúng phóng uế trên đường, khu dân cư, thế nhưng mức xử phạt cũng chỉ mang tính chất cảnh cáo. Vả lại, không tổ chức nào có đủ nhân viên cũng như công sức để đi canh chừng từng con chó ở thành phố lớn này. Khi nhiều người biết yêu súc vật trong khi chưa biết tôn trọng vệ sinh nơi công cộng và yêu quí những con đường, chuyện lục đục do chó mèo ở đô thị vẫn còn diễn ra hằng ngày.
YẾN TRINH
*********************
TT - Gây gổ. Thù ghét. Chuyển nhà. Thậm chí một số người còn đưa nhau ra tòa xuất phát từ mấy chú chó. Chuyện nhỏ bị xé ra to chỉ do cách ứng xử.
23 giờ, chị N.T.T.T. trở về nhà trong một con hẻm tại đường Trương Đăng Quế, P.1, Q.Gò Vấp, TP.HCM. Vừa dắt xe vào nhà, chị đã ngửi thấy mùi phân chó xộc thẳng vào mũi. Như mọi ngày, phân chó lại dính bê bết vào bánh xe máy của chị. Nguyên nhân do nhà đối diện có nuôi ba con chó. Ngày nào cũng vậy, ba con chó này chọn cửa nhà chị làm cái "hố xí”.
Vừa xách nước rửa xe, chị T. vừa ấm ức: "Vô ý thức quá đi! Biết nuôi phải biết dọn chứ!". Chỉ nghe đến đó, con gái của bà hàng xóm nhảy xổ ra cổng, hét lớn: "Con kia! Mày nói ai vậy?". "Tui nói nhà chị đó, thả chó ra cửa nhà người khác phóng uế!". Con bà hàng xóm gầm lên: "Cả xóm này đều nuôi chó. Mày có bằng chứng đâu...". Lời qua tiếng lại to dần. Nửa đêm, cuộc đấu khẩu làm náo loạn cả cái xóm nhỏ.
Dọn nhà đi nơi khác
Chuyện tưởng dừng ở đó. Một sáng sớm, giọng bà hàng xóm ấy lại chói lói: "Đứa nào ăn ở dơ dáy thế này? Đổ nước trên hẻm làm chảy hết qua nhà bà?". Hóa ra chị H., nhà ở cạnh nhà chị T., cũng đang điên tiết vì trước cửa nhà chị đầy phân chó. Nói mãi nhưng tình trạng này không được cải thiện, chị H. đành ngủ dậy thật sớm, lấy nước giội bãi phân chó trôi về phía nhà bà nuôi chó kia cho hả tức. Cuộc khẩu chiến lại diễn ra...Và hai tuần sau chị H. chuyển nhà đi nơi khác.
Không chỉ diễn ra ở những khu lao động nhếch nhác, ngay cả đường vào một số khu phố văn hóa cũng đầy phân chó. Gia đình chị Thanh Lê (đường Nguyễn Trọng Tuyển, Q. Phú Nhuận, TP.HCM) luôn phải chịu cảnh "mặt nặng mặt nhẹ” với hàng xóm. Hai người ghét nhau vì bà hàng xóm này có nuôi mấy con chó. Cứ ngày mấy lượt bà thả chó chạy rông ra đường và phóng uế trước cửa nhà chị Lê. Chị Lê nhiều lần góp ý, chẳng những không tiếp thu, bà hàng xóm còn to tiếng thách thức.
Trước khi bà hàng xóm dọn về nhà này, gia đình chị Lê cũng hay bị đánh thức giữa giấc ngủ trưa vì chủ nhà cũ ở đây cũng nuôi đến năm con chó. Năm con chó ấy được nhốt bên trong cánh cổng sắt. Mỗi trưa ông về là chúng lại nhảy xổ lên thành cổng sắt để mừng rất ồn ào. Khi chị góp ý ông nên nhốt mấy chú chó ở cửa sau, chẳng những ông không tiếp thu mà còn mắng lại. Tình trạng này kéo dài nhiều năm, cuối cùng là chị Lê phải bán nhà để dọn đi nơi khác.
Chuyện bé xé ra to
Không chỉ là chuyện phóng uế mất vệ sinh, việc thả chó chạy rông ra đường còn gây không ít hậu quả đáng tiếc. Cụ thể như câu chuyện giật gân 100.000 USD và một vụ chó cắn đã phải nhờ đến sự can thiệp của Lãnh sự quán Nhật Bản tại VN và chính quyền địa phương.
Ngày 18-2, khi chị Makoto Saito (quốc tịch Nhật) đang dắt con đi dạo trên đường Lê Thánh Tôn (Q.1, TP.HCM), một con chó từ trong nhà của một bác sĩ thẩm mỹ chạy ra tấn công đứa con mới 2 tuổi của chị. Theo bản năng một người mẹ, chị hoảng hốt bế con lên. Khi ấy con chó cắn vào đùi chị. Bình thường sự việc sẽ dừng lại ở ngay lúc đó, chủ nhân con chó nói lời xin lỗi và người bị chó cắn được đưa đi tiêm ngừa.
Thế nhưng, câu chuyện trở nên phức tạp. Sáng 27-3, anh Kazuyuki Saito (chồng chị Makoto Saito) cho biết: "Người ta quên đây không phải là vụ chó cắn thông thường mà người bị chó cắn còn là phụ nữ đang mang thai bảy tháng. Hơn một tháng từ khi xảy ra tai nạn vừa qua, ngày nào vợ chồng tôi cũng sống trong tâm trạng lo sợ vì tôi được biết bệnh dại vẫn có thể phát trên người sau vài năm người đó bị chó cắn. Bác sĩ nói vợ tôi không thể tiêm ngừa vì trong bụng cô ấy còn có em bé. Chúng tôi đã bị mất em bé hai lần rồi, lần này tôi không muốn mất con nữa".
Ngược lại, người tự nhận là chủ con chó thông tin với chính quyền địa phương và báo chí là sau khi bị chó cắn, vợ chồng anh Saito đã "tống tiền" bằng cách đòi bồi thường 100.000 USD.
Trong khi đó, anh Kazuyuki Saito đã gửi thư cho một số tờ báo cho rằng: "Chúng tôi hoàn toàn không có ý đòi bồi thường như thế. Là người chồng người cha, không ai lấy tính mạng của vợ con mình ra để làm vậy...".
Câu chuyện trên còn nhiều tình tiết rối rắm. Chuyện ai đúng, ai sai hạ hồi phân giải.
Diễn ra hằng ngày
Một diễn đàn khác đề cập vấn đề tưởng chừng rất nhỏ: "Xin chỉ giùm cách xua chó hàng xóm không ị trước sân nhà mình..." trên một trang web đã thu hút không ít người tham gia. Một "quân sư” cho rằng nên xịt dầu hôi, tiêu, long não để xua chó. "Quân sư” khác tư vấn nên treo cao hổ. Một người khác cho rằng nên báo với tổ trưởng tổ dân phố hoặc gọi chi cục thú y đến bắt con chó. Giải pháp mà nhiều người cho khả thi nhất là đánh con chó cho nó "tởn tới già”.
Nhưng thực tế chó là loài vật đáng yêu. Chuyện rắc rối không phải từ con chó mà từ những người nuôi chó. Mặc dù pháp luật đã có qui định về việc cấm thả rông súc vật, để chúng phóng uế trên đường, khu dân cư, thế nhưng mức xử phạt cũng chỉ mang tính chất cảnh cáo. Vả lại, không tổ chức nào có đủ nhân viên cũng như công sức để đi canh chừng từng con chó ở thành phố lớn này. Khi nhiều người biết yêu súc vật trong khi chưa biết tôn trọng vệ sinh nơi công cộng và yêu quí những con đường, chuyện lục đục do chó mèo ở đô thị vẫn còn diễn ra hằng ngày.
YẾN TRINH
*********************