• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Chuyện lạ về giống mèo thời nay

Chuyện lạ về giống mèo thời nay

--------------------------------------------------------------------------------

- Khoảng mươi năm trước, nhà tôi mua được một con mèo cái lông xám. Năm 2005, nó sinh lần thứ sáu, được ba con nhưng chết hai. Con còn lại là đực có màu lông giống mèo mẹ.

Anh nuôi em, tốt hơn mẹ nuôi con

Mèo con lớn như thổi, chẳng mấy chốc bằng mẹ nhưng có vẻ dữ hơn và nhanh nhẹn hơn. Cả hai mẹ con mèo vẫn sống chung một nhà dù mèo con đã trưởng thành.

Năm nay, 2006, mèo mẹ sinh lần thứ bảy và cũng được ba con. Hai con màu vàng trắng, một con khoang đen trắng. Mấy hôm sau, tôi để ý thấy chỉ có hai con khoang vàng trắng nằm bên mẹ. Con khoang đen không biết biến đi đâu.

Một hôm tôi thấy con mèo lông xám (anh ruột của ba mèo con mới sinh), ngậm con mèo khoang đen trắng mà tôi nghĩ đã mất tích. Mèo mẹ nhìn chúng và không phản ứng gì.

Thì ra mèo anh lông xám mấy hôm nay tha mèo em khoang đen trắng đi đâu đó. Song điều khó hiểu là mèo anh lấy đâu ra sữa để nuôi mèo em. Để ý, tôi thấy mèo anh sau khi ăn xong mang một phần thức ăn đi. Có lẽ nó mang cho mèo em sơ sinh chăng.

Tôi nghĩ với kiểu nuôi không sữa mẹ, mèo em sẽ bé choắt và, thậm chí, chết vì thiếu dinh dưỡng. Nhưng thực tế mèo em khoang đen trắng không những không èo oặt, không chết mà nó lớn hơn cả hai mèo khoang vàng trắng.

Mèo khoang đen trắng lớn nhanh đến mức mèo anh lông xám không tha bằng mõm được nữa. Mỗi lần đi đâu, nó phải ra hiệu và mèo em khoang đen trắng lũi cũi theo sau.

Và “tiệc tùng” với chuột

Một hôm tôi thấy có ba con mèo đang chúi đầu vào đĩa cơm để ở vỉa hè. Con thứ ba nhỏ hơn và lông đen. Tôi cố lục trí nhớ xem nó là mèo nhà ai.

Tôi tiến đến gần hơn đĩa cơm thấy con mèo lạ có cái đuôi không giống đuôi mèo. Tôi căng mắt nhìn kỹ lần nữa. Đích thị là một con chuột. Thấy sự có mặt của tôi con chuột chạy mất. Hai con mèo nhà tôi vẫn mải mê ăn như không có chuyện gì xảy ra.

Xưa nay ai cũng biết mèo và chuột không đội trời chung. Khi no, mèo nhà không ăn thịt chuột. Tuy nhiên, hễ thấy chuột, mèo thường đuổi bắt và vồ chết. Hoặc không đuổi bắt cũng không bao giờ “đi cùng đường”, “ăn cùng mâm”.

Việc mèo nhà tôi coi chuột như bạn, và việc mèo đực lông xám tự nuôi em và nuôi còn tốt hơn cả mẹ, là những chuyện tôi chưa từng thấy.

Phải chăng đây là dấu hiệu cho thấy mèo nhà bắt đầu thay đổi tập tính hoang dã săn mồi của chúng? Phải chăng giống mèo còn những đặc tính tiềm ẩn mà chúng ta chưa khám phá hết?

Lạ hay không?

PGS. Hà Đình Đức (Trường ĐHKHTN Hà Nội) cho biết, từng có thí nghiệm chứng minh những điều mà con người lâu nay vẫn khẳng định như “chó không bao giờ sống chung với hổ hay sư tử”.

Người ta dùng chó mẹ để nuôi bầy hổ con hay sư tử con từ khi mới đẻ. Khi lớn lên những con hổ hay sư tử đó vẫn coi chó như mẹ chúng.

Theo tôi, bạn có thể làm thí nghiệm bắt một ổ chuột con mới đẻ đem cho bú mẹ mèo đang nuôi con nhỏ. Nếu mèo mẹ chấp nhận, khi chuột con lớn lên, thế nào chúng sẽ sống hoà thuận với nhau như “mẹ gà, con vịt”.

Hai kẻ thù tự nhiên mèo- chuột “tiệc tùng” với nhau có thể có mối quan hệ đặc biệt như trên mà bạn không biết chăng?

Về chuyện mèo anh nuôi mèo em, đúng là chuyện lạ. Mèo là loài thú được thuần dưỡng từ lâu nhưng có tính bảo thủ cao. Trước hết là hiện tượng giao phối. Mèo cái khi động đực về ban đêm thường ra khỏi nhà kêu gào tìm mèo đực và ít khi người trông thấy chúng giao phối.

Mèo rừng khi đẻ thường tìm nơi kín đáo để tránh kẻ thù. Mèo nhà khi đẻ cũng chọn nơi kín đáo nhất trong nhà. Nếu bị phát hiện, nó liền tha con đi chỗ khác. Vì vậy nhiều người nuôi mèo chỉ biết chúng đã đẻ khi chúng di chuyển nơi ở, thậm chí, khi mèo con đã lớn.

Trường hợp mèo anh nuôi mèo em, tôi cho rằng vì một lý do nào đó, mèo con khoang đen không được mèo mẹ quan tâm chăm sóc như hai con màu lông vàng trắng. Nó tìm đến mèo anh với hy vọng là “người mẹ” mới chăng.

Nhưng có điều lạ là mèo anh chấp nhận và biết chăm sóc mèo em. Điều đó hoàn toàn trái ngược với tập tính bảo thủ của loài mèo. Giải thích được các hiện tượng này, cần theo dõi công phu và ghi chép tỉ mỉ.
 

ashita

Dịch giả Vietpet
mèo giờ khác mèo xưa nhiều lắm các bác ạ. để e kể cho lũ mèo nhà e
ngoài những con bắt chuột ra, e có một e mèo, nó ko biết chuột là gì. e định dạy nó bắt chuột bằng cách bẫy một con chuột đưa cho nó xem, nó chơi, nó vờn. con chuột sợ chết khiếp. nhưng con mèo, nó ........ cũng sợ lun! lúc sau nó ngửi ngửi rồi hít hít, rồi liếm láp, rồi ........ ngủ luôn với chuột. con chuột ko biết là nó an tâm ngủ kỹ hay là sợ quá ngất rồi nữa !!!!!!!!
hơn chục năm nuôi mèo đẻ, tất cả mèo nhà tớ đều ......... nhờ người đỡ đẻ. có 1 con thế này. nó biết mình sắp đẻ, nó nghoeo nghoéo với mẹ lúc mẹ đang tíu tít bán hàng, rồi nó cứ nhìn lên cầu thang (trên đó có chỗ mà mọi con mèo đều vào đấy đẻ). mẹ e thấy lạ nên đi theo nó. nó lên cầu thang, cứ 2 bậc lại quay xuống, mẹ e mà ngoảnh xuống dưới bán hàng tiếp là nó kêu, cho đến khi nó vào tận trong ổ, mẹ làm ổ cho nó, nó đẻ, nếu mẹ quay đi 1 cái là nó kêu ngay. suốt 3 tiếng, nó bắt mẹ e đứng đó, trông nó, đỡ đẻ cho nó, mẹ e phải gọi bố e pha sữa nóng cho nó, bón tận miệng cho nó, vì cứ quay đi là nó kêu la rồi nhảy khỏi ổ gọi lại .............
mọi con mèo nhà e chỉ tha con chuyển ổ khi ổ bẩn ko chịu được nữa. thay ổ là lại nằm im ko à ^^ mèo con từ lúc mở mắt e đã bế rồi ^^
e kể thế thôi đã. nói chung nuôi mèo đẻ có cái cực mà cũng hay lắm các bác ạ ^^
nhưng giờ ở nhà e là một tên công công đanh đá :D
 
Top