• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Chứng vàng da ở chó.

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Chứng vàng da ở chó.
(Jaundice)



Chứng Vàng da là gì ?

Chứng Vàng da là biểu hiện suy giảm chức năng gan, sắc tố mật ( Bilirubin ) thông thường tiết vào ruột non để tiêu hóa, nhưng lại trào vào máu đi tới các mô bào và niêm mạc làm cho da, niêm mạc mắt, miệng... chuyển thành màu vàng.

Triệu chứng ?

Chó chán ăn, bỏ ăn, gày yếu, sút cân, nôn nhiều và tiêu chảy thường xảy ra. Uống nhiều nước và nước đái đỏ xẫm màu. Sốt, đau vùng bụng. Các tế bào gan bị chết và không thể sản sinh phục hồi thay thế. Khi chó có các dấu hiệu suy giảm chức năng gan nặng thì đã có tới 80% tế bào gan bị chết. Gan trở nên xơ cứng ( cirrhosis ) - gọi là "xơ gan".

Tỷ lệ tử vong rất cao khi chó đã đã bỏ ăn, thở gấp và thể hiện rõ triệu chứng vàng da và niêm mạc.




Cấu tạo Giải
phẫu các cơ quan Nội tạng của chó.

Nguyên nhân chứng Vàng da ở chó?

Nhiều nguyên nhân bệnh dẫn tới hỏng chức năng gan gây vàng da ở chó:

1. Trúng độc hóa chất: thuốc sâu, bả chuột dạng carbon tetrachloride, thuốc tiêm quá liều phá hủy gan.
2. Các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus : Viêm gan truyền nhiễm Canine Hepatitis, Bệnh Leptospirosis...
3. Ký sinh trùng : Bệnh giun tim Heart Worm.
4. Hội chứng bệnh Cushing và đái tháo đường diabetes.
5. Khối u hoặc Ung thư gan...



Niêm mạc mắt chó màu vàng.



Xơ gan.

Chẩn đoán- Điều trị:

Cần thông báo ngay cho các Bác sỹ Thú Y nếu chó có nghi ngờ về chức năng gan.

Ngoài việc căn cứ các triệu chứng lâm sàng, cần xét nghiệm máu kiểm tra chức năng gan, mem gan.

Điều trị theo triệu chứng và nguyên nhân bệnh ở giai đoạn sớm mới có hiệu quả.
Chăm sóc và hộ lý theo chỉ định của các Bác sỹ Thú Y.

Phòng bệnh:

1. Tiêm vaccine định kỳ.
2. Phòng tránh chó ăn phải chất độc.
3. Không lạm dụng thuốc điều trị lâu dài, quá liều. Đặc biệt các loại thuốc trị ghẻ, ký sinh trùng.
4. Tảy giun sán định kỳ, uống thuốc phòng bệnh giun tim.
5. Không cho ăn thức ăn ô thiu, uống nguồn nước ô nhiễm hóa chất.


Tài liệu tham khảo:

Dog Owner's Home Veterynary handbook- USA
 

meoxau

Member
Bác GV ơi, nếu kết quả xét nghiệm men gan cao hơn so với chuẩn tí xíu, ví dụ như 3 đơn vị thì có cần điều trị không hả Bác? Em không có chó, chỉ có cats thôi. Mèo nhà em xét nghiệm ra bị men gan cao như thế nhưng bác sĩ bảo chưa cần thuốc ( Sorry box yêu chó nhé vì bên box mèo e không thấy mấy bài này). Nhưng sao em không yên tâm tí nào. Nó là vật chứ đâu phải người nên bắt nó kiêng ăn, rất là khó.
E còn vài thắc mắc nữa là:
- Định kỳ kiểm tra gan 2 lần/ 1 năm hay sao hả Bác?
- Nếu men gan cao tí xíu thì phải làm như thế nào hả Bác?
Thanks Bác GV...
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Bác GV ơi, nếu kết quả xét nghiệm men gan cao hơn so với chuẩn tí xíu, ví dụ như 3 đơn vị thì có cần điều trị không hả Bác? Em không có chó, chỉ có cats thôi. Mèo nhà em xét nghiệm ra bị men gan cao như thế nhưng bác sĩ bảo chưa cần thuốc ( Sorry box yêu chó nhé vì bên box mèo e không thấy mấy bài này). Nhưng sao em không yên tâm tí nào. Nó là vật chứ đâu phải người nên bắt nó kiêng ăn, rất là khó.
E còn vài thắc mắc nữa là:
- Định kỳ kiểm tra gan 2 lần/ 1 năm hay sao hả Bác?
- Nếu men gan cao tí xíu thì phải làm như thế nào hả Bác?
Thanks Bác GV...

Sorry meoxau và các bạn yêu mèo vì tôi chưa viết chứng vàng da ở mèo. Chứng bệnh này có xảy ra ở mèo do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tôi sẽ viết sớm nhất rồi chuyển ý kiến của bạn cho phù hợp.

Còn việc kiểm tra men gan và chức năng gan qua xét nghiệm máu định kỳ là tốt, nhưng cần rõ chỉ số ở mèo chó khác ở người nên cần cho biết bao nhiêu để so sánh với các chỉ số sinh lý bình thường.

Bạn PM cho tôi để tiện trao đổi trước khi có bài về mèo.
 
Top