Ai cũng nói Pháp nuôi nhiều chó nhất thế giới nếu tính trên đầu người. Đi dạo trên phố Paris hoa lệ vào mùa xuân, bạn có thể thấy hương thơm của hoa trộn với nước đái chó. Không để ý sẽ bị “mìn” của các cô cậu họ “Cẩu” thải ngay trên phố. Dân Pháp chả thèm để ý bảng hiệu đề “no dogs – không mang chó tới”.
Tổng thống cũng yêu chó
Nhưng bên Mỹ thì khác hẳn. Hoa Kỳ tới 43 triệu gia đình nuôi chó. Đưa chó đi dạo phải mang theo găng tay và túi ni lông. Các chú chó thải ra thì chủ phải bốc, cho vào túi, vứt vào thùng rác.
Thức ăn cho chó phải đủ dinh dưỡng và đảm bảo sản phẩm đầu ra phải khô. Nếu gặp một bãi nhão nhoét thì chủ khổ hơn dân Cổ Nhuế, ở Mỹ làm gì có rau thài lài.
Nhiều nhà tập thể cấm nuôi chó. Nuôi chó phải khai báo tạm trú, tạm vắng. Nếu phát biểu lung tung (sủa đêm) cũng bị toét còi. Chỗ nào có tín hiệu cấm chó thì tuyệt đối phải theo.
Huấn luyện chó ị đúng chỗ mất vài trăm đô la. Dạy chúng không cắn lung tung, đi theo lề phải mất rất nhiều thời gian. Rồi không được hành hạ, đánh đập. Vi phạm quyền con..cẩu sẽ bị phạt cả ngàn đô la.
Hàng năm bắt buộc mang chó đi tiêm chủng. Lông người có thể không cần để ý, nhưng lông chó phải cắt như cánh đàn ông đi cắt tóc, cũng tiền típ như người.
Tiền ăn, tiền bảo hiểm, tiền mua quần áo hay ổ nằm, chi vài nghìn đô la cho một chú chó hàng năm là thường. Nhiều đôi không con cái nuôi chó mèo thay vì đẻ con. Họ có cả nghĩa địa chôn chó. Đại loại đây là một trò chơi khá tốn kém. Chủ khóc hết nước mắt nếu chó không may chết.
Nhớ chuyện ngày xưa năm 1970, HM sang Ba Lan. Thầy giáo hỏi, bọn em gọi Nixon là gì vì ông đọc tin biết Nixon ném bom ác liệt miền Bắc. Cả bọn nhao nhao, Nixon là con chó. Lão thầy bỏ mục kính ra và lau trán. Trời ơi, bên Ba Lan, chó quí lắm. Hóa ra, văn hóa mỗi nơi mỗi khác.
Chó bên ta phải là chó ăn … nhất là *** xu của trẻ thì thịt mới ngon. Chó mắc bệnh không đưa đến bác sỹ thú ý mà cho vào nồi “hóa kiếp”. Thui rơm vàng rộm thì chả còn vi trùng nào sống.
“Nghĩa địa chó” của Hà Nội tọa lạc trên đường Nhật Tân do các bác có tên “Mục” làm chủ. Các loại to nhỏ đều mang về đây. Cuối tháng khách đông hơn đầu tháng. Ai gặp may cũng rủ bạn đi thịt chó, ai đen đủi cũng lên Nhật Tân giải hạn. Ai yếu sinh lý thì càng nên ăn nhiều thịt chó, hừng hực suốt đêm để rồi sáng hôm sau gọi xe cấp cứu.
Không phải ngẫu nhiên, người ta gọi Nhật Tân là phố đầu vào vì chuyên để ăn. Phố đầu ra là Cát Linh vì chuyên bán đồ nhà vệ sinh.
Cao Bá Quát, theo một giai thoại, đã dùng chữ chó để chửi vua quan đương thời trong một tờ khai viết theo lệnh của vua Tự Đức về một vụ ẩu đả giữa các quan.
Tiền thần bất tri //Hậu thần bất tri //Trung gian thần tri //Đản kiến: Thượng bàn hô cẩu! //Hạ bàn hô cẩu! //Thượng hạ giai cẩu. //Lưỡng tương đấu ẩu //Thần gián bất đắc //Thần kiến thế nguy//Thần hoảng thần tẩu.
(Thần không biết trước thế nào; Thần không biết sau thế nào. Thần đến giữa chừng và thấy: Bàn trên hô: “Chó!”; bàn dưới cũng hô: “Chó!” Trên dưới đều chó. Rồi hai bên đánh nhau. Thần can không được. Thần thấy thế nguy, thần hoảng, thần chạy.)
Câu “Thượng hạ giai cẩu” (Trên dưới đều là chó) được cho rằng, Cao Bá Quát chửi từ trên xuống. Vua Tự Đức giận tím mặt mà không làm gì được thánh Quát.
Tổng thống cũng yêu chó
Nhưng bên Mỹ thì khác hẳn. Hoa Kỳ tới 43 triệu gia đình nuôi chó. Đưa chó đi dạo phải mang theo găng tay và túi ni lông. Các chú chó thải ra thì chủ phải bốc, cho vào túi, vứt vào thùng rác.
Thức ăn cho chó phải đủ dinh dưỡng và đảm bảo sản phẩm đầu ra phải khô. Nếu gặp một bãi nhão nhoét thì chủ khổ hơn dân Cổ Nhuế, ở Mỹ làm gì có rau thài lài.
Nhiều nhà tập thể cấm nuôi chó. Nuôi chó phải khai báo tạm trú, tạm vắng. Nếu phát biểu lung tung (sủa đêm) cũng bị toét còi. Chỗ nào có tín hiệu cấm chó thì tuyệt đối phải theo.
Huấn luyện chó ị đúng chỗ mất vài trăm đô la. Dạy chúng không cắn lung tung, đi theo lề phải mất rất nhiều thời gian. Rồi không được hành hạ, đánh đập. Vi phạm quyền con..cẩu sẽ bị phạt cả ngàn đô la.
Hàng năm bắt buộc mang chó đi tiêm chủng. Lông người có thể không cần để ý, nhưng lông chó phải cắt như cánh đàn ông đi cắt tóc, cũng tiền típ như người.
Tiền ăn, tiền bảo hiểm, tiền mua quần áo hay ổ nằm, chi vài nghìn đô la cho một chú chó hàng năm là thường. Nhiều đôi không con cái nuôi chó mèo thay vì đẻ con. Họ có cả nghĩa địa chôn chó. Đại loại đây là một trò chơi khá tốn kém. Chủ khóc hết nước mắt nếu chó không may chết.
Nhớ chuyện ngày xưa năm 1970, HM sang Ba Lan. Thầy giáo hỏi, bọn em gọi Nixon là gì vì ông đọc tin biết Nixon ném bom ác liệt miền Bắc. Cả bọn nhao nhao, Nixon là con chó. Lão thầy bỏ mục kính ra và lau trán. Trời ơi, bên Ba Lan, chó quí lắm. Hóa ra, văn hóa mỗi nơi mỗi khác.
Chó bên ta phải là chó ăn … nhất là *** xu của trẻ thì thịt mới ngon. Chó mắc bệnh không đưa đến bác sỹ thú ý mà cho vào nồi “hóa kiếp”. Thui rơm vàng rộm thì chả còn vi trùng nào sống.
“Nghĩa địa chó” của Hà Nội tọa lạc trên đường Nhật Tân do các bác có tên “Mục” làm chủ. Các loại to nhỏ đều mang về đây. Cuối tháng khách đông hơn đầu tháng. Ai gặp may cũng rủ bạn đi thịt chó, ai đen đủi cũng lên Nhật Tân giải hạn. Ai yếu sinh lý thì càng nên ăn nhiều thịt chó, hừng hực suốt đêm để rồi sáng hôm sau gọi xe cấp cứu.
Không phải ngẫu nhiên, người ta gọi Nhật Tân là phố đầu vào vì chuyên để ăn. Phố đầu ra là Cát Linh vì chuyên bán đồ nhà vệ sinh.
Cao Bá Quát, theo một giai thoại, đã dùng chữ chó để chửi vua quan đương thời trong một tờ khai viết theo lệnh của vua Tự Đức về một vụ ẩu đả giữa các quan.
Tiền thần bất tri //Hậu thần bất tri //Trung gian thần tri //Đản kiến: Thượng bàn hô cẩu! //Hạ bàn hô cẩu! //Thượng hạ giai cẩu. //Lưỡng tương đấu ẩu //Thần gián bất đắc //Thần kiến thế nguy//Thần hoảng thần tẩu.
(Thần không biết trước thế nào; Thần không biết sau thế nào. Thần đến giữa chừng và thấy: Bàn trên hô: “Chó!”; bàn dưới cũng hô: “Chó!” Trên dưới đều chó. Rồi hai bên đánh nhau. Thần can không được. Thần thấy thế nguy, thần hoảng, thần chạy.)
Câu “Thượng hạ giai cẩu” (Trên dưới đều là chó) được cho rằng, Cao Bá Quát chửi từ trên xuống. Vua Tự Đức giận tím mặt mà không làm gì được thánh Quát.
Blog Hiệu Minh