• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Cự ly siêu đường dài -- Liệu có sức hấp dẫn người chơi?!

Dịch tặng anh bigflowerhorn, cho tình yêu lớn anh dành cho môn chơi rất mất công sức này, và cho niềm tin tuyệt đối của anh về khả năng chinh phục Thủ đô Hà Nội của các chiến binh :D

Cự ly siêu đường dài -- Liệu có sức hấp dẫn người chơi?!
In Defense of Long Distance Racing


Một trong những nét mới của tạp chí Racing Pigeon Digest gần đây là sự hồi sinh một cách ngoạn mục của những chặng đua đường dài ở Mỹ. Trong vài số tạp chí xuất bản gần đây, chúng ta đã thấy bài viết về những chặng đua mới có khoảng cách 600 miles (khoảng 965km) ở Houston, Texas và Brooksville, Florida; bài viết về lịch sử những chặng đưa siêu đường dài ở Nebraska; bài giới thiệu những nhà nuôi chim đua đường dài kiệt xuất, và hai mẫu quảng cáo về chặng đua đường dài mới có tên 'Open Races', một chặng xuất phát từ hướng Đông Bắc và chặng còn lại từ hướng Tây.

Trong 30 năm vừa qua, xu thế của các cuộc đua chim tại Mỹ thường là các cuộc đua cự ly ngắn và trung bình và có rất ít các cuộc đua đường dài. Thời gian trước khi tôi bắt đầu tham gia môn thể thao này, bất kỳ chặng đua nào có cự ly ngắn hơn 250 miles thường được xem là những 'cuộc đua tập huấn'. Các cuộc đua thực sự sẽ có cự ly không gần hơn 300 miles và việc thắng chặng đua có cự ly 500 miles hoặc 600 miles luôn là mục tiêu quan trọng nhất trong cả mùa đua đối với bất kỳ nhà nuôi chim nào.

Thập niên 60 khởi đầu làn sóng du nhập những giống chim được xem là chuyên gia bay cự ly ngắn từ Châu Âu sang Mỹ. Đầu tiên là giống Janssens, sau đó có giống Van Hoves, giống Van Loons, và giống Van Reets, vv... Kể từ khi đó, lịch đua trong mùa thay đổi rất nhiều với hơn 80% các cuộc đua là cự ly ngắn có khoảng cách từ 375 miles trở lại.

Thời gian trôi qua, tôi lại nghe từ các nhà nuôi chim từ khắp nơi trong quốc gia, rằng họ muốn duy trì truyền thống đua các chặng đua đường dài hoặc siêu đường dài. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc gửi chim đến những chặng đua có cự ly 600 miles thực sự là 'tàn nhẫn' đối với cả lũ chim lẫn người nuôi chim.

Điều mà những người phản đối gửi chim đến các chặng đua siêu dài bởi sự thật là họ kg biết cách chọn và huấn luyện các con chim cho các chặng đua đường dài. Có thể nói, rất nhiều nhà nuôi chim kg biết các chọn chim để ghép cặp cho sinh đẻ, cũng như kg biết cách chăm sóc và tập huấn chúng cho các chặng đua đường xa khốc liệt này. 20 năm trước, rất nhiều nhà nuôi chim đua đã nắm bắt được các bí quyết này. Nước Mỹ, như tôi vẫn tin rằng, là quốc gia đầu tiên có chim về trong ngày khi đua ở các cự ly 500 miles, 600 miles và 700 miles. Chúng tôi cũng là những người đầu tiên tổ chức cuộc đua ở cự ly 1000 miles trong lịch thi đấu chính thức của câu lạc bộ.

30 năm trở lại đây được xem là thời kỳ quá độ. Rất nhiều nhà nuôi chim đã phát triển và duy trì hai loại chim để có thể cạnh tranh ở mọi cự ly đua. Họ đã phát triển giống chim chuyên dành cho các cự ly ngắn cũng như chuyên dành cho các cự ly xa hơn, với cách phối ghép, chăm sóc và huấn luyện riêng cho từng loại chim.

Thời gian gần đây, rất nhiều nhà nuôi chim chỉ có một và duy nhất một cách để chuẩn bị chim cho cả mùa giải. Họ đối xử với lũ chim như thể chúng là những con chim sớm trưởng thành chuyên dành cho các chặng đua có cự ly ngắn hoặc/và trung bình. Bởi thế, họ hầu như kg bị mất những con chim có khả năng bay những chặng đua có cự ly từ 500 miles đến 600 miles, trước khi lũ chim có cơ hội chứng tỏ bản thân. Những con chim thắng tại các cuộc đua ngắn và trung bình thì ngay lập tức được chuyển sang gây giống chứ kg tham gia đua các mùa giải sau ở những cự ly xa hơn dành cho chim lớn.

Nhà nuôi chim đường dài kiệt xuất của Mỹ, Milton E. Haffner ở Fort Wayne, Indiana, đã chia sẻ cách ông ta chuẩn bị cho những con chim của mình tham gia các cự ly siêu dài: ‘Tôi kg thích gửi chim đến chặng đua 1000 miles nếu chúng chưa từng bay qua các chặng 500 miles và 600 miles, điều này có nghĩa là chúng phải trải qua 04 mùa đua vì tôi chỉ cho những con chim 02 tuổi bay những chặng đua có khoảng cách đến 275 miles, và khi chúng 03 tuổi chúng mới được bay những chặng đua 500 miles và 600 miles’. Ông ta cũng tiết lộ về thành tích của bản thân trong quá trình tham gia các cự ly siêu dài: ‘Trong 18 năm qua, tôi đã gửi đi tổng cộng là 66 con chim tham gia các cự ly hơn 1000 miles, và có 44 con về đến căn cứ. Đây là một tỷ lệ kg tệ chút nào cho những chặng đua siêu dài như vậy’. Lúc này đây Milton E. Haffner thật sự đã đạt được cảnh giới cao trong môn thể thao này, đặc biệt là những cự ly siêu dài. Ông ta tin rằng những chặng đua có cự ly ít hơn 300 miles chỉ là những chặng tập huấn. Ông ta cho phối giống và huấn luyện để lũ chim của mình đạt phong độ tốt nhất khi được 03 tuổi trở lên. Tỷ lệ chim về căn cứ của ông trong những chặng đua 1000 miles vượt xa kết quả của những nhà nuôi chim khác ngay cả khi họ chỉ gửi chim đến những chặng đua có cự ly ngắn hơn 400 miles.

Nhiều căn cứ ngày nay kg có chim 03 tuổi và hầu như chỉ có vài con 02 năm tuổi trong đội đua của mình. Thay vào đó, năm này qua năm khác họ chỉ gửi những con chim 01 tuổi đến những cuộc đua, bạn có thể kiểm chứng bằng cách nhìn vào bảng kết quả đua của câu lạc bộ mình tham gia.

Các nhà nuôi chim này lập luận rằng những con chim 01 tuổi dành hầu hết các chiến thắng cho họ. Nhưng nếu bạn hỏi họ có bao nhiêu con chim 02 tuổi, 03 tuổi và 04 tuổi trong đội hình đua, bạn sẽ hiểu hoàn cảnh thực sự, bởi họ chẳng có con chim nào hoặc nếu có thì rất ít. Họ đã sử dụng các con chim non một cách quá mức trong mùa đua đầu tiên, và do vậy khi những con chim này già hơn, chúng kg còn khả năng cạnh tranh nữa. Các nhà nuôi chim này, thay vì phải tìm hiểu nguyên nhân, đã khẳng định rằng chim 01 năm tuổi là những con chim bay giỏi nhất. Điều này kg đúng, mà do là họ đã tàn phá những con chim non sau chỉ một mùa đua.

Thật đáng tiếc, cách họ hủy diệt những con chim 01 tuổi lại thông qua cách huấn luyện và tham gia các cuộc đua, họ bắt lũ chim phải thể hiện vượt hơn khả năng phát triển tự nhiên của chúng. Nếu bạn kg quan tâm đúng mức đến lũ chim non của mình, chúng sẽ gây cho bạn nhiều sự thất vọng khi dự đua vào mùa năm sau. Nếu bạn kg quan tâm đúng cách đến lũ chim 01 tuổi của mình, chúng sẽ kg thể là chim thắng cuộc khi được 02 tuổi hoặc già hơn. Nếu bạn chỉ muốn giành chiến thắng ngày hôm nay, và kg muốn đầu tư vào một kế hoạch dài hạn, nhiều khả năng bạn sẽ mãi là nhà nuôi chim đua với những cuộc đua chỉ dành cho chim non mà thôi.

Bởi thế, việc gửi chim tham dự những cuộc đua 600 miles kg phải là ‘tàn nhẫn’, mà lý do chính có lẽ do những người thích phàn nàn này kg biết cách phối giống, cách nhận biết, cách huấn luyện và điều chỉnh thích hợp cho những cuộc đua đường xa này. Thay vào đó, họ nên phát triển kế hoạch để có thể thành công ở những cuộc đua 600 miles bằng cách thay đổi phương thức quản lý kg phù hợp đang áp dụng. Nhưng ít nhất họ cũng đúng đắn hơn những người gửi chim tham gia các cự ly siêu dài mà kg hề biết rằng những con chim của mình có khả năng bay về căn cứ hay kg.

Một số khác thì khẳng định rằng giống Van Loons và một số giống chim khác được mệnh danh ‘giống chim đường ngắn’ của họ không thích hợp cho những chặng đua dài. Tôi lại thấy Tony Rossi, người cũng chỉ có giống Van Loons đã rất thành danh tại Châu Âu với những chặng đua ngắn từ 60 miles đến 180 miles, giành thắng lợi tại cuộc đua Midwest National có cự ly 500 miles. Tôi cũng thấy con chim giành thắng lợi tại giải ARPU 1st National Ace Pigeon Marathon Triple Crown năm 2002 là một con giống Van Loons khác của Jim & Mary Richesin. Chẳng có con chim đường xa nào trên toàn nước Mỹ vượt qua được con chim này. Một nhà nuôi chim kiên định có thể tạo ra những điều thần kỳ với bất kỳ giống chim nào sau một vài thế hệ chọn lựa phối giống và quan sát kiểm chứng.

(Ghi chú: Đừng quá quan tâm đến số miles phải vượt qua, điều quan trọng là thể lực để có thể bay liên tục nhiều giờ. Ở phía Tây Washington, chúng tôi đều cho rằng con chim bay 500 miles về trong ngày đã là một thành công lớn, trong khi ở phía Đông Washington họ thường có chim bay 600 miles về trong ngày. Thời tiết, gió mùa, độ ẩm, áp suất kg khí, địa hình, vv… tất cả tổng hợp thành sự khắc nghiệt của mỗi cuộc đua. Bạn có thể có chim về tại một cuộc đua 600 miles này nhưng có thể lại thất bại trong một cuộc đua 500 miles khác. Khi lên kế hoạch cho chim đua, bạn cần nhớ rằng thởi gian lũ chim phải bay thì quan trọng hơn nhiều so với số miles chúng phải vượt qua. Một con chim giành thắng lợi tại cuộc đua 600 miles có gió thuận chưa chắc đã vượt qua được con chim giành thắng lợi tại cuộc đua 450 mile có gió ngược. Hãy để dành điều này cho bài viết khác của tôi.)

Series đua rất nổi tiếng mang phong cách cổ điển là Barcelona Race, họ cho những con chim non bay quanh căn cứ, khi được 01 tuổi chúng tham gia các cuộc đua có cự ly đến 195 miles, khi được 02 tuổi chúng tham gia các cuộc đua có cự ly đến 450 miles, và khi được 03 tuổi chúng mới được tham gia cuộc đua chính Barcelona có cự ly đến 800 miles, với mong muốn là những con chim này có khả năng tranh đua trong nhiều năm ngay cả khi chúng hơn 07 năm tuổi. Thực tế là bạn kg thể gửi những con chim 01 năm tuổi đến cuộc đua Barcelona này, họ sẽ kg chấp nhận cho chúng tham gia đua.

Hãy nhìn vào con chim vô địch giải Barcelona International năm 2001: con chim này thuộc về nhà nuôi chim S. Heymann đến từ Beesel, Hà Lan, đã bay 709 miles với vận tốc 1.375 mét/phút, và về đến căn cứ lúc 5:45 buổi sáng ngày hôm sau.

Hay xem xét đến con chim tên Tee có số khoen 4415211-76 của nhà nuôi chim Emile Deny; người được xem là người chiến thắng vĩ đại nhất trong thời kỳ của ông. Con chim Tee, đoạt hạng 46 vào năm 1979, hạng 8 vào năm 1980, hạng 102 vào năm 1981, và hạng 4 vào năm 1982. Thật đáng ngạc nhiên với một con chim 06 tuổi, Tee đã giành được hạng 4 trong cuộc đua Barcelona International huyền thoại, giành luôn giải Cánh Chim Vàng (the Golden Wing Award) của Vương quốc Bỉ, và được xem là con chim đường xa hay nhất trong quãng thời gian 05 năm, từ 1978 đến 1982.

Hay chúng ta hãy nhắc lại con chim De 66 có số khoen 8310766-83 của nhà nuôi chim Van der Wegen. ‘De 66 Barcelona’ đã tham gia cuộc đua Barcelona liên tục 06 năm và đạt thành tích:
Năm 1985 – hạng 545 trong tổng số 17.060 chim dự thi
Năm 1986 – hạng 677 trong tổng số 18.176 chim dự thi
Năm 1987 – hạng 446 trong tổng số 21.545 chim dự đua
Năm 1988 – hạng 47 trong tổng số 21.194 chim dự đua
Năm 1989 – hạng 284 trong tổng số 25.502 chim dự đua
Năm 1990 – hạng 1.240 trong tổng số 28.128 chim dự đua

Sau đó, năm 1990 con chim De 66 được gửi đến cuộc đua Perpignan International khi được 07 tuổi, và thật kinh ngạc khi nó giành được hạng 7 trong tổng số 10.444 chim dự đua.

Tôi thắc mắc muốn biết có bao nhiêu căn cứ ở Bắc Mỹ có được một con chim 07 năm tuổi trong đội đua của mình, những con chim với đầy lòng quả cảm và sức chịu đựng phi thường như Tee và De 66. Một điều chắc chắn rằng, tuy có nhiều giống chim đua khác nhau, nhưng trong những giống đó luôn có những con chim thật sự xuất sắc.

Những con chim thắng giải Barcelona International thường được bán với giá 150 ngàn Mỹ kim, trong khi những con chim đoạt giải nhất Quốc gia tại các cự ly ngắn và trung bình thường chỉ được bán với giá 30 ngàn Mỹ kim. Tại sao lại có sự khác biệt quá lớn như vầy? Có phải chăng những nhà nuôi chim Châu Âu (là người mua) hiểu được giá trị khác biệt giữa con chim chiến thắng ở cự ly 200, 300 hoặc 400 miles với con chim chiến thắng ở cự ly 600 miles hoặc xa hơn? Tôi cho là vậy.

Bởi thế, khi một ai đó nói với bạn rằng họ phản đối việc tổ chức những cuộc đua có cự ly siêu đường dài, bạn đã biết rằng họ kg biết cách chọn lựa phối giống hay chăm sóc cho những con chim của họ một cách thích hợp. Trong suy nghĩ của tôi, kg có bất kỳ điều gì mang lại sự thách thức to lớn cũng như sự thỏa mãn tột cùng khi chuẩn bị chim cho những chặng đua siêu đường dài này, cũng như khi nhìn thấy chúng bay về căn cứ từ phương trời rất xa.

(Dịch từ bản gốc đăng trên tạp chí Racing Pigeon Digest, viết bởi John Vance, tựa bài do flyer_newbie tự đặt)
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Trên cả tuyệt vời

Bài này tuyệt vời quá! Nó giúp mình kiểm chứng lại, giải toả được một số kinh nghiệm trải qua :-bd :-bd :-bd ! Rất cám ơn bạn Flyer_newbie!

- Các nhà nuôi chim này lập luận rằng những con chim 01 tuổi dành hầu hết các chiến thắng cho họ. Nhưng nếu bạn hỏi họ có bao nhiêu con chim 02 tuổi, 03 tuổi và 04 tuổi trong đội hình đua, bạn sẽ hiểu hoàn cảnh thực sự, bởi họ chẳng có con chim nào hoặc nếu có thì rất ít. Họ đã sử dụng các con chim non một cách quá mức trong mùa đua đầu tiên, và do vậy khi những con chim này già hơn, chúng kg còn khả năng cạnh tranh nữa. Các nhà nuôi chim này, thay vì phải tìm hiểu nguyên nhân, đã khẳng định rằng chim 01 năm tuổi là những con chim bay giỏi nhất ( Câu này nhiều người nói đây :D ). Điều này kg đúng, mà do là họ đã tàn phá những con chim non sau chỉ một mùa đua.

- Một nhà nuôi chim kiên định có thể tạo ra những điều thần kỳ với bất kỳ giống chim nào ( Mình hay phân biệt con này bay đường dài còn con này bay đường ngắn :D ) sau một vài thế hệ chọn lựa phối giống và quan sát kiểm chứng.

- Đừng quá quan tâm đến số miles phải vượt qua, điều quan trọng là thể lực để có thể bay liên tục nhiều giờ. Khi lên kế hoạch cho chim đua, bạn cần nhớ rằng thời gian lũ chim phải bay thì quan trọng hơn nhiều so với số miles chúng phải vượt qua. Một con chim giành thắng lợi tại cuộc đua 600 miles có gió thuận chưa chắc đã vượt qua được con chim giành thắng lợi tại cuộc đua 450 mile có gió ngược. ( đến 1 lúc nào đó: Thể lực thể lực và thể lực -Thành công thành công đại thành công D ).

- Series đua rất nổi tiếng mang phong cách cổ điển là Barcelona Race, họ cho những con chim non bay quanh căn cứ, khi được 01 tuổi chúng tham gia các cuộc đua có cự ly đến 195 miles, khi được 02 tuổi chúng tham gia các cuộc đua có cự ly đến 450 miles, và khi được 03 tuổi chúng mới được tham gia cuộc đua chính Barcelona có cự ly đến 800 miles, với mong muốn là những con chim này có khả năng tranh đua trong nhiều năm ngay cả khi chúng hơn 07 năm tuổi ( Mấy con chim gọi là già của mình vẫn còn hi vọng ? :D ).

- Bởi thế, khi một ai đó nói với bạn rằng họ phản đối việc tổ chức những cuộc đua có cự ly siêu đường dài, bạn đã biết rằng họ kg biết cách chọn lựa phối giống hay chăm sóc cho những con chim của họ một cách thích hợp. Trong suy nghĩ của tôi, kg có bất kỳ điều gì mang lại sự thách thức to lớn cũng như sự thỏa mãn tột cùng khi chuẩn bị chim cho những chặng đua siêu đường dài này, cũng như khi nhìn thấy chúng bay về căn cứ từ phương trời rất xa. ( Câu này thì trả lời câu hỏi của bạn Flyer_newbie: Liệu chim có thể bay Hà Nội? :D )


Một lần nữa cám ơn bạn Flyer_newbie đã sưu tầm, dịch và cung cấp một bài viết cực kỳ giá trị ^:)^ !
 
Hội mình cố gắng phấn đấu tới năm 2012 có chim gửi đi thi One Loft ở Thái Lan là hoành tráng rồi anh :D

Em cũng đã quyết định chọn cách nuôi theo phương pháp Natural, tức là kg ngăn cách chim trống chim mái, nhưng sẽ kiểm soát tần số sinh đẻ của chúng (tốt nhất là 02 - 03 lứa /năm)... phương pháp này nghe đồn rất thích hợp cho những người một ngày chỉ có thể ghé lên căn cứ 02 lần sáng chiều. Chuồng trại làm xong rồi nhưng ngày mai sẽ lại kêu thợ tới sửa lại :D
 
Top