• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Cắn xé ở mèo.

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Cắn xé ở mèo.




Nghiên cứu hành vi, động tác cắn xé ở mèo giúp chủ hiểu được trạng thái tâm lý mèo của mình, thậm chí cảnh giác đề phòng các trường hợp nguy hiểm tới tính mạng con người.

1. Cắn biểu hiện tình cảm âu yếm :

Quyến luyến, nịnh chủ, mèo thường áp sát thân hoặc cọ đầu đuôi vào chủ, thậm chó có động tác vồ, "cắn yêu" không làm đau, xây sát chủ mèo.



2. Cắn xé đồ vật:

Một trò chơi, bài tập luyện phản xạ săn bắt mồi tự nhiên của mèo. Nên chuẩn bị một số đồ chơi như : chuột giả, bóng, xương giả... để mèo khỏi cắn xé giấy tờ, sách vở của chủ.

Đôi khi vô tình mèo đang ăn, cắn xé, nhai thức ăn mà chủ đưa tay gần răng mèo cũng có thể bị "cắn oan".

3. Cắn xé trong giao cấu với bạn tình:


Giao phối ở mèo thực sự là một cuộc ẩu đả, cắn xé, gào thét. Các chàng mèo trông thiểu não và tang thương sau cuộc tình. Mèo cái thì bị cắn chắc vùng da cổ để cố định khi giao phối.


4. Tha con di chuyển hoặc chạy trốn:


Mèo mẹ dùng bộ răng sắc nhọn tha, ngoạm con khi gặp nguy hiểm mang cất giấu. Động tác tự nhiên và khéo léo không gây tổn thương, đau đớn cho mèo con.


5. Đánh nhau hoặc tìm diệt mèo con:

Do xâm lấn lãnh thổ, tranh danhf bạn tình, đặc biệt mèo bố ( cha) với bản năng " chúa sơn lâm" thường săn tìm các ổ mèo con của chính mình để tiêu diệt những con mèo đực.

6. Cắn xé do bị nhốt, kẹt, trói bắt hoặc bị tấn công:


Đồng thời với những móng vuốt sắc nhọn giương ra, mèo sẵn sàng cắn tấn công khi gặp nguy hiểm: bị bắt, kẹt bẫy hoặc bị động vật khác săn đuổi. Chủ mèo hoặc các bác sỹ thú y thăm khám bệnh cần có bảo hộ hoặc những động tác cố định mèo dứt khoát tránh bị cào cắn.

7. Do đau đớn, bệnh tật, đặc biệt bị lên cơn Dại:

Đau vùng bụng do sỏi thận, bàng quang, dị vật trong họng, đường tiêu hóa, viêm tử cung, đau đẻ...làm cho mèo hoảng loạn, cắn xé bản năng.

Đặc biệt nguy hiểm khi mèo lên cơn Dại, Viêm não,hệ thần kinh trung ương bị kích ứng do sự hủy hoại của virus Dại tấn công người và động vật khác. Mèo cắn xé vô thức, chạy nhảy điên cuồng. Hết sức cảnh giác trong trường hợp nghi bệnh Dại. Mèo phải được tiêm phòng bằng vaccine định kỳ.


Mèo nghi Dại cần nhốt giữ chắc chắn và mời bác sỹ thú y kiểm tra, theo dõi. Nếu bị mèo cắn cần rửa sạch vết thương ngay bằng sà phòng, bôi thuốc sát trùng và đi khám bác sỹ Dịch tễ học để được tư vấn tiêm phòng vaccine Dại.


 
em zai cháu đến tuổi đi chơi rồi , nhưng gần nhà chẳng có em cái nào hay sao í , vì chẳng bao giờ thấy mèo gào đêm cả , dạo này nó hay cáu bẩn lắm, chắc tại nhà có mèo mới nhưng mà mỗi lần vuốt lưng đến giữa lưng hay đùi thì nó giật mình và quay lại cắn,do không được thoả mãn nên nó khó tính vậy hả bác
 
ha ha trường hợp thứ nhất giống "bé" mèo cua con a."bé" được 9 năm tuổi và hay......gặm con lắm:-@
 
Top