chienvet
Chuyên gia thú y
Bệnh gây nên bởi Toxoplasma gondii là một loại ký sinh trùng đơn bào thuộc nhóm sporozoaire. Là một bệnh lây giữa nhiều loài động vật kể cả người.
1. Triệu chứng
Phần lớn mèo không biểu hiện thành triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, một số mèo cũng biểu hiện thành triệu chứng như: mệt mỏi, lờ đờ, mất tính thèm ăn, sốt. Những triệu chứng trên phần lớn thấy ở mèo con và mèo non.
Một vài triệu chứng khác bao gồm: viêm mắt, viêm phổi, viêm gan, nôn mửa và ỉa chảy, tăng số lượng bạch cầu.
2. Chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào xét nghiệm máu. Cũng có thể kiểm tra phân, tuy nhiên cách này chỉ thực hiện được khi Toxoplasma gondii thải noãn nang (oocysts) ra ngoài qua phân vào cùng thời điểm đó. Tuy nhiên noãn nang cũng rất dễ nhầm với noãn nang của các kí sinh trùng khác. Vì vậy mẫu máu là tốt nhất và chính xác nhất cho việc chẩn đoán bệnh Toxoplasma.
Vòng truyền lây của bệnh:
3. Điều trị
Thuốc thường được dùng là kháng sinh clindamycin có tác dụng tốt với bệnh Toxoplasma ở mèo. Một số thuốc khác cũng thường được sử dụng là pyrimethamine và sulfadiazine. Hai thuốc này phối hợp với nhau để ngăn chặn sự phát triển của Toxoplasma.
Pyrimethamine có thể không tốt với một số mèo, tuy nhiên nếu dùng với một lượng nhỏ thì cũng không ảnh hưởng gì.
Việc điều trị càng được thực hiện sớm càng tốt. Trong trường hợp bệnh cấp tính đôi khi phải dùng kháng sinh liều cao ngày từ lần điều trị đầu tiên. Nếu việc điều trị không có tiến triển trong vòng 2 đến 3 ngày thì việc chẩn đoán bệnh Toxoplasma cần phải xem xét lại.
4. Phòng bệnh
Không có vaccine phòng bệnh Toxoplasma cho mèo và các động vật khác, kể cả người.
Cách phòng bệnh tốt nhất là:
+ Giữ mèo ở những nơi sạch sẽ.
+ Chỉ cho mèo ăn thịt đã nấu chín hoặc các thức ăn chế biến sẵn đảm bảo vệ sinh.
.......................
Vì bệnh Toxoplasma là một bệnh truyền nhiễm giữa mèo, động vật khác và người. Vì vậy chúng ta cần phải hết sức thận trọng khi tiếp xúc với mèo, đặc biệt là những phụ nữ đang mang thai.
Cuối cùng hãy luôn giữ cho mèo của mình sạch bệnh nhé
Tham khảo : http://www.vet.cornell.edu/fhc/brochures/toxo.html
1. Triệu chứng
Phần lớn mèo không biểu hiện thành triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, một số mèo cũng biểu hiện thành triệu chứng như: mệt mỏi, lờ đờ, mất tính thèm ăn, sốt. Những triệu chứng trên phần lớn thấy ở mèo con và mèo non.
Một vài triệu chứng khác bao gồm: viêm mắt, viêm phổi, viêm gan, nôn mửa và ỉa chảy, tăng số lượng bạch cầu.
2. Chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào xét nghiệm máu. Cũng có thể kiểm tra phân, tuy nhiên cách này chỉ thực hiện được khi Toxoplasma gondii thải noãn nang (oocysts) ra ngoài qua phân vào cùng thời điểm đó. Tuy nhiên noãn nang cũng rất dễ nhầm với noãn nang của các kí sinh trùng khác. Vì vậy mẫu máu là tốt nhất và chính xác nhất cho việc chẩn đoán bệnh Toxoplasma.
Vòng truyền lây của bệnh:
3. Điều trị
Thuốc thường được dùng là kháng sinh clindamycin có tác dụng tốt với bệnh Toxoplasma ở mèo. Một số thuốc khác cũng thường được sử dụng là pyrimethamine và sulfadiazine. Hai thuốc này phối hợp với nhau để ngăn chặn sự phát triển của Toxoplasma.
Pyrimethamine có thể không tốt với một số mèo, tuy nhiên nếu dùng với một lượng nhỏ thì cũng không ảnh hưởng gì.
Việc điều trị càng được thực hiện sớm càng tốt. Trong trường hợp bệnh cấp tính đôi khi phải dùng kháng sinh liều cao ngày từ lần điều trị đầu tiên. Nếu việc điều trị không có tiến triển trong vòng 2 đến 3 ngày thì việc chẩn đoán bệnh Toxoplasma cần phải xem xét lại.
4. Phòng bệnh
Không có vaccine phòng bệnh Toxoplasma cho mèo và các động vật khác, kể cả người.
Cách phòng bệnh tốt nhất là:
+ Giữ mèo ở những nơi sạch sẽ.
+ Chỉ cho mèo ăn thịt đã nấu chín hoặc các thức ăn chế biến sẵn đảm bảo vệ sinh.
.......................
Vì bệnh Toxoplasma là một bệnh truyền nhiễm giữa mèo, động vật khác và người. Vì vậy chúng ta cần phải hết sức thận trọng khi tiếp xúc với mèo, đặc biệt là những phụ nữ đang mang thai.
Cuối cùng hãy luôn giữ cho mèo của mình sạch bệnh nhé