• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Bệnh Dại - Rất Nguy Hiểm Với Con Người !

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Chết vì bệnh dại từ chó mèo gia tăng

Chết vì bệnh dại từ chó mèo gia tăng

Trong những năm gần đây, số người chết vì bệnh dại ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng rất nhanh, chiếm tỷ lệ cao nhất so với các bệnh truyền nhiễm khác.

Chó dại (ảnh nhỏ) và đường đi của virus dại từ chó sang người

Đây là một bệnh có thể chủ động phòng tránh được. Tuy nhiên, do nhiều người chưa biết cách phòng tránh nên xảy ra những cái chết đáng tiếc. PGS.TS Đinh Kim Xuyến – Phó chủ nhiệm thường trực dự án phòng chống bệnh dại (Bộ Y tế) cho biết: Bệnh dại là bệnh viêm não tuỷ cấp tính do virus dại gây nên. Người bị nhiễm virus này sẽ lên cơn dại và tử vong nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời.
Ở Việt Nam, với hơn 6 triệu con chó nhà nuôi là nguồn truyền dại cho người nhiều nhất (khoảng 97%), sau đó là mèo (khoảng 3%). Các súc vật khác hiếm khi truyền bệnh cho người. Tuy nhiên khi bị chúng cắn vẫn cần đi tiêm phòng.

Trong hai năm 2004-2005, bệnh dại tại các nước châu Á tăng mạnh. Việt Nam cũng có chiều hướng tăng bệnh nhân chết do bệnh dại. Chỉ trong năm 2005, số người thiệt mạng đã là 84 trường hợp. Riêng 6 tháng đầu năm 2006 đã có hơn 40 người chết vì bệnh truyền nhiễm này.
Đông nhất là 3 tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái. Điều này rất đặc biệt, vì trước đây bệnh dại thường gặp ở những vùng đồng bằng nay đã chuyển hướng lên miền núi phía Bắc.

Tại sao số người chết vì bệnh dại lại có chiều hướng gia tăng trở lại?

Tại Việt Nam, chó nuôi là nguồn truyền bệnh dại cho người, chiếm 95-97%, sau đó là mèo. Thống kê của ngành thú y cho thấy, thời gian qua mới chỉ tiêm phòng bệnh dại cho khoảng 20-40% đàn chó trên cả nước.
Đặc biệt, từ khi cúm gia cầm bùng phát ở Việt Nam, ngành thú y tập trung nhiều công sức vào giải quyết nguồn lây bệnh từ gia cầm nên hầu như không quan tâm đến việc tiêm phòng dại cho chó, mèo và quản lý ổ dịch dại ở súc vật, ngay cả khi có dịch dại ở chó, mèo.
Vì vậy, dịch dại ở chó mèo đã lan trên diện rộng và truyền bệnh dại cho nhiều người.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương ở nhiều cấp chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác phòng chống bệnh dại nên chưa có biện pháp tích cực, mạnh mẽ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và địa phương.

Ngay cả khi 1 tỉnh có tới hơn 20 người chết vì bệnh dại trong 1 năm nhưng vẫn không có sự quan tâm thích đáng để ngăn chặn dịch. Ngoài ra, công tác tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng về nguy cơ, tác hại của bệnh dại và các biện pháp phòng ngừa chưa đủ mạnh nên người dân vẫn chủ quan, chưa tích cực và chủ động tham gia vào các hoạt động phòng chống bệnh dại.
Cụ thể như: người dân vẫn nuôi quá nhiều chó, không cho chó đi tiêm phòng đầy đủ; khi bị chó mèo dại cắn không rửa vết thương, đi tiêm muộn hoặc không tiêm phòng dại nên trên 90% số ca tử vong là do không tiêm vaccine.

Hiện nay Việt Nam có mấy loại vaccine được sử dụng để điều trị dự phòng cho người bị súc vật nghi dại cắn?

Bộ Y tế cho phép nhập ngoại vaccine Verorab và kháng huyết thanh dại do Cty Aventis Pasteur (Pháp) sản xuất. Có hai loại phác đồ tiêm vaccine Verorab hiện đang được áp dụng tại Việt Nam là: Tiêm chủng dự phòng trước khi bị nhiễm virus dại và tiêm điều trị dự phòng sau khi bị nhiễm virus dại.
Nếu tiêm đúng phác đồ, đúng kỹ thuật, bảo quản vaccine tốt hiệu lực bảo vệ cơ thể của vaccine sẽ kéo dài trong 1 năm. Những người giết mổ chó, bắt chó, cán bộ thú y tiêm phòng, người chữa bệnh chó mèo, người làm phòng virus dại cần đi tiêm phòng vì virus dại dễ xâm nhập qua vết xây xát.
Nhân dân có thể đến 1 trong hơn 800 điểm tiêm phòng dại do các trung tâm y tế dự phòng triển khai để tiêm phòng.
Xin cảm ơn PGS!
Thái Hà

Việt Báo (Theo_Tien_Phong)

Biện pháp duy nhất để cứu những người bị súc vật dại cắn là tiêm phòng bằng vaccine dại và huyết thanh kháng dại. Bệnh nhân không nên chữa bằng thuốc nam.
Bộ Y tế đã thử nghiệm và khẳng định thuốc nam không chữa được bệnh dại. PGS.TS Đinh Kim Xuyến
 

Hoamuatim

Member
Với vớn kiến thức của 1 bác sỹ thú y nhiều kinh nghiệm, bác sĩ hãy cho biết trong trường hợp thế này chúng ta phải xử lí thế nào để tránh hậu quả xấu cho người bị tiêm nhầm
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Về cách xử trí với người bị tiêm nhầm vaccine Dại của chó là ngoài quyền hạn và chuyên môn của BSTY. BSGV không có ý kiến.

Các lý do nguy hiểm tới người trong tình huống xảy ra ở trên có thể như sau :

1. Theo bài viết : " Chị Nguyệt bị tiêm thuốc phòng chó dại vào đúng đường đi của dây thần kinh hông to bên phải. Đau dây thần kinh tọa phải. Mất cân xứng giữa hai mông phải và trái. Đây là dấu hiệu cho thấy đã có hiện tượng teo cơ".
Do bơm tiêm không vô trùng mà lại tiêm chung cho nhiều chó, mũi kim thì to như một cái đinh 5- 10 phân thì nhiễm trùng, viêm dây thần kinh là không tránh khỏi. Không loại trừ mũi kim đó đã tiêm nhiều chó, có thể lây truyền cho người một số bệnh khác từ chó : Xoắn khuẩn (Leptospirosis), Lao ( Tuberculosis ), Xảy thai truyền nhiễm ( Brucellosis) hoặc một số ký sinh trùng đường máu khác.

2. Về vaccine Dại chó : Được chế dưới dạng " Vô hoạt " ( Inactivated vaccine ), nghĩa là virus đã được xử lý không có khả năng gây bệnh Dại, chỉ mang tính kháng nguyên kích thích cơ thể chó tạo kháng thể miễn dịch. Nhưng người bị tiêm nhầm rất dễ bị phản ứng dị ứng với các thành phần của vaccine Dại cho chó.

Mong sẽ không bao giờ xảy tra trường hợp thư hai tương tự.
 

minhtu2701

New Member
Cám ơn bác Greenvet nhiều lắm ạ. Em mới tham gia diễn đàn mong được học hỏi thêm ở những người như bác. Bác có thể cho em hỏi phòng khám của bác ở đâu được không ạ?
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Cám ơn bác Greenvet nhiều lắm ạ. Em mới tham gia diễn đàn mong được học hỏi thêm ở những người như bác. Bác có thể cho em hỏi phòng khám của bác ở đâu được không ạ?
Hà nôi có nhiều phòng khám thú y uy tín. Bạn ở đâu gần thì đưa chỗ đó khám là tót nhất. Thanks bạn.
 

amifidele

Member
Năm 2007, VN có 131 người chết vì bệnh dại

Sau một thời gian thuyên giảm, đến nay, bệnh dại ở Việt Nam, cũng như ở các nước châu Á đã lại gia tăng, gấp 2-3 lần so với năm 2003. Năm 2007, tại Việt Nam đã có 131 người chết vì bệnh dại.



Bệnh dại vẫn là một nguy cơ đối với con người ở nhiều nơi trên thế giới
(Ảnh lấy lại từ http://www.ytecongcong.com)

Thông tin trên được PGS. TS. Đinh Kim Xuyến - Phó Chủ nhiệm Chương trình Phòng chống dại quốc gia đưa ra tại buổi họp báo kết thúc hội nghị các chuyên gia quốc tế về phòng chống bệnh dại tại khu vực châu Á (Asian Rabies Experts Bureau - AREB, Nha Trang, ngày 17-20/11).

Trong giai đoạn 1991-1995, trung bình mỗi năm Việt Nam có 500 người tử vong do bệnh dại. Con số này giảm dần vào năm 2003 với 34 ca tử vong. Nhưng đến những năm 2004-2007, bệnh dại ở Việt Nam, cũng như trong các nước châu Á có chiều hướng gia tăng rõ rệt, gấp 2-3 lần so với năm 2003.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm có khoảng 60.000-70.000 người trên thế giới tử vong do bệnh dại, đa số xảy ra tại các nước châu Á, Nam Mỹ... Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ bệnh dại cao nhất thế giới. 90% bệnh dại ở người thường do chó, còn lại là mèo, chồn...

Do vắc-xin ngừa bệnh dại điều chế từ mô não gây một số tai biến, nên từ tháng 10/2007 Việt Nam đã hoàn toàn chuyển sang sử dụng vắc-xin có nguồn gốc tế bào thế hệ mới ở 63 tỉnh thành. Kể từ tháng 1-8/2008, Việt Nam có khoảng 186.000 người tiêm loại vắc-xin này sau khi bị súc vật cắn.


Tiêm ngừa bệnh dại (Ảnh: L. Hải)

Trong khi vắc-xin ngừa dại điều chế từ mô não khá rẻ: 50.000-60.000 đồng/đợt điều trị, thì loại vắc-xin mới có thể đắt gấp nhiều lần cho đến hàng chục lần. Tuy nhiên, số mũi tiêm từ vắc-xin điều chế từ tế bào ít hơn đáng kể, với tỷ lệ tai biến khoảng 1,7%.

Ngoài ra, người ta có thể sử dụng loại vắc-xin tế bào thế hệ mới để dự phòng phơi nhiễm cho cán bộ thú y, cho những người làm trong môi trường chế biến thực phẩm có nguy cơ cao (tiếp xúc với chó, mèo), những người làm trong phòng thí nghiệm có vi-rút dại, và những người dân sống ở nơi có nguy cơ cao.

Bệnh dại là bệnh viêm não tuỷ cấp tính gây ra bởi vi-rút dại. Không giống các bệnh truyền nhiễm khác, bệnh dại là bệnh cực kỳ nguy hiểm, vì một khi người bệnh đã xuất hiện triệu chứng dại thì tử vong xảy ra gần như 100%.
  • Hương Cát (VietNamNet-21/11/2008)
 

hung_hp

New Member
Cuộc Chiến Chống Lại Bệnh Dại -cứu 1 Loài Sói Quí Hiếm Trên Thế Giới

Tác giả Julian Siddle -Đài BBC
+Các nhà khoa học tại vùng núi Bale xa xôi thuộc miền Nam Ethiopia đang cùng nhau chống lại nguy cơ tuyệt chủng của 1 loài sói quí hiếm!
=Nguyên nhân là do Virut bệnh Dại đã lây nhiễm từ những con chó nhà sang loài sói này và có nguy cơ dẫn đến sự diệt vong của 2/3 số sói hoang của Ethiopia
Những giáo sư đến từ Anh quốc và Ethiopia đang cùng nhau tiêm Vaccin cho những đàn sói tại đây, nhằm mục đích ngăn ngừa sự lây lan của bệnh dịch.Số lượng cá thể ngày càng giảm và bây giờ chỉ còn khoảng 500 con,Đó là hậu quả của sự xâm phạm của con người tới môi trường sống của chúng
*Chiến dịch tiêm Vaccin
Tiến sĩ Claudio Sillero thuộc tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã(WildCRU) thuộc Đại học Oxford cho biết:Việc tiêm Vaccin cho bầy sói chỉ có thể hy vọng duy trì số luợng cá thể loài sói Ethiopia.
"Nếu chúng ta không kiểm soát được bệnh Dại ở đây thì sẽ có nguy cơ 2/3 tổng số những con sói ở đây sẽ có nguy cơ bị chết hàng loạt và số cá thể sống sót sẽ chỉ còn là rất nhỏ."
Tổ chức (WildCRU) và Hiệp hội bảo tồn loài Sói Ethiopia đã đưa ra những kết quả khả quan và những thành công bước đầu trong việc hợp tác chống lại dịch bệnh cho loài Sói Ethiopia.Hiện đã khống chế được dịch bệnh và điều trị cho hơn 40 con Sói bị nhiễm bệnh được sống sót.Số ít những con Sói bị thương trong quá trình bắt-bẫy để tiêm phòng và chữa trị có dấu hiệu bình phục và khoẻ mạnh trở lại,chúng thường xuyên tiến lại gần khu vực của những nhà nghiên cứu để kiếm mồi.



*Mùa giao phối:
Tiến sĩ Sillero cho biết:Hành vi của những con Sói vào mùa giao phối là nguyên nhân dễ dẫn đến lan truyền bệnh dịch từ bạn tình và từ những loài động vật khác."Vào giữa mùa kết giao thì những con Sói đực và cái tự tách đàn để đi tìm bạn tình của mình.Bằng mùi vị và nhiều yếu tố bản năng thì những con Sói cái trong kỳ động dục luôn được những con Sói đực và chó hoang tìm-đánh hơi đến.Đây chính là nguy cơ phát tán nhanh và lây lan bệnh dịch rộng khắp."
Ngọn núi Bale thuộc miền Nam Ethiopia chính là ngôi nhà của loài Sói Ethiopia,những dãy núi này nằm trong hệ thống cao nguyên Châu Phi-Một vùng đất vô cùng rộng lớn,Trên vùng cao nguyên rộng lớn này ,ước tính có khoảng 40.000 con chó nhà được con người nuôi dưỡng vào mục đích chăn cừu và chăn gia súc khác.Những con chó này có nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm bệnh dịch lớn nhất và có thể trở thành một ổ dịch bệnh Dại bùng phát bất kỳ lúc nào.Hàng năm có khoảng 10.000 con chó được tiêm ngừa bệnh Dại nhưng vẫn chưa thể ngăn chặn được sự lây lan của dịch Dại.

*Thành quả:
Sự bùng phát của dich bệnh diễn ra theo chu kỳ,Những nhà nghiên cứu cho biết :họ lường trước được dịch bệnh đã suýt nữa bùng phát năm 2003 ,nhờ khoa học dự đoán mà họ đã khống chế được dịch bệnh,tránh được thảm hoạ đối với loài sói này mà đã xảy đến vào năm 1989,
Giáo sư David Macdonald(người điều hành tổ chứcWildCRU) giải thích:"Đó là bằng chứng rõ nét của sự kết hợp quan trọng giữa khoa học và thực tiễn đối với việc bảo tồn động vật hoang dã"
Tiến sĩ Claudio Sillero nhận định:"Việc duy trì sự tồn tại của loài sói Ethiopia là chìa khoá quyết định đến cả hệ sinh thái vùng cao nguyên rộng lớn này!Nó là một loài thú ăn thịt trong chuỗi mắt xích quan trọng, chịu trách nhiệm khống chế sự phát triển của các loài ăn cỏ và họ gặm nhấm .Nó là người lính gác bảo đảm cho tính đặc trưng hệ sinh thái của cả một vùng cao nguyên rộng lớn!!!""Và những đợt chủng Vaccin vẫn được tiến hành thường vào trung tuần tháng 11 hàng năm,

==Tổng hợp Internet==
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
6 con chó dại hoành hành cả thôn

Nạn nhân bị tấn công là 43 người sống tại thôn 4, xã Tân Phúc, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Một người tử vong cách đây 3 tháng, một người khác vừa được chôn cất cách đây vài ngày.

Anh Nguyễn Văn Hoàng, người cùng thôn với các nạn nhân kể: Cách đây 6 tháng, một con chó mang thai bỗng nổi điên cắn người. Con chó này sinh được 5 cún con. Vài tuần sau sinh, chó mẹ bị xe cán chết, 5 chó con được chủ nhà mang cho những người trong xóm nuôi. Năm chú chó con sau đó tiếp tục cắn hơn 50 người, trong đó một nửa là trẻ em.

"Do không biết cả chó mẹ lẫn chó con bị bệnh dại, nên kể cả khi người đầu tiên bị chết, chúng tôi không đi tiêm ngừa. Cho đến khi, cách đây mấy ngày, một người nữa tiếp tục chết với triệu chứng dại, chúng tôi mới phát hoảng", một nạn nhân bị chó cắn, cho biết.

Sáng nay, tại Bệnh viện Nhiệt Đới TP HCM, 18/43 người bị chó cắn đã được bệnh viện truyền huyết thanh và tiêm vắcxin. 15 người khác đã tiêm ngừa ở địa phương. Số người còn lại vẫn chưa đến viện để tiêm.


Các nạn nhân bị chó dại cắn đang được bác sĩ tư vấn. Ảnh: Thiên Chương.

Trao đổi với Ngoisao.net, bác sĩ Mai Xuân Thông, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhiệt Đới cho biết, đây là lần đầu tiên, bệnh viện này tiếp nhận số người cùng thôn bị chó dại cắn đông như thế.

"Trên nguyên tắc, khi bị chó dại cắn, cần tiêm phòng ngay vì tiêm càng muộn càng nguy hiểm bởi virus dại đã tấn công. Tuy nhiên "còn nước còn tát", chúng tôi vẫn phải tiêm phòng", ông Thông nói.

Theo Ngoisao.net
 

khanhtungbk

Member
Thật đáng sợ...Vì sức khoẻ và an toàn cho bản thân và mọi người Hãy tiêm phòng dại cho chó của mình!!!
 

Ice Man

Member
BSGV cho mình hỏi một điều mà lâu nay mình và bạn bè đang thắc mắc

Theo lý thuyết thì 3 tháng đã tiêm dại được,nhưng nghe một số người nuôi chó bảo nếu tiêm dại trước 12 tháng tuổi thì con chó bị "đẹt" không lớn hết cỡ được,đây có phải là sự thật không BSGV.
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
BSGV cho mình hỏi một điều mà lâu nay mình và bạn bè đang thắc mắc

Theo lý thuyết thì 3 tháng đã tiêm dại được,nhưng nghe một số người nuôi chó bảo nếu tiêm dại trước 12 tháng tuổi thì con chó bị "đẹt" không lớn hết cỡ được,đây có phải là sự thật không BSGV.
Bạn yên tâm, vaccine Dại hiện nay đang sử dụng tiêm cho chó ở Việt nam : RABISIN, vaccine "vô hoạt", an toàn cho chó và có miễn dịch tốt. Chỉ lưu ý tiêm đúng kỹ thuật, không chung bơm kim tiêm để phòng tránh lây nhiễm các bệnh dịch khác như: parvo, carre, ho cũi chó....

Dù sao thì bạn cũng cần có BSTY thăm khám và tư vấn trực tiếp cho cún của mình. Chúc bạn và cún may mắn.
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Bệnh dại lan rộng tại miền Bắc: Vì sao nguy cơ gây tử vong vẫn cao?

Bệnh dại lan rộng tại miền Bắc: Vì sao nguy cơ gây tử vong vẫn cao?


Trong 7 tháng đầu năm 2007, bệnh dại bùng phát mạnh làm 10 người ở Hà Tây, 7 người ở Tuyên Quang, 11 người ở Phú Thọ và 10 người ở Yên Bái... tử vong. Vậy nguyên nhân nào khiến cho bệnh dại có xu hướng gia tăng và thời gian tới Bộ Y tế đã có những biện pháp đối phó như thế nào? Xung quanh vấn đề này, PV báo ĐS &PL đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Đinh Kim Xuyến - Phó Chủ nhiệm thường trực Dự án phòng chống bệnh dại (Bộ Y tế). Bà Xuyến cho biết:

Ở nước ta, chó nhà nuôi là nguồn truyền bệnh dại cho người nhiều nhất (khoảng 95- 97%) sau đó là mèo. Từ năm 2004 đến nay, bệnh dại có nhiều diễn biến phức tạp tại miền Bắc, số ca tử vong tăng 8-10 lần so với năm 2003. Virus dại đã và đang xuất hiện ở các tỉnh miền núi và lan trên diện rộng như Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Tây… Bộ NN &PTNT được giao nhiệm vụ xây dựng đề án Phòng chống bệnh dại (PCBD) trên gia súc. Nhưng hơn 10 năm qua, Bộ NN &PTNT vẫn chưa trình Chính phủ đề án PCBD trên gia súc nên chưa tiêu diệt được nguồn truyền bệnh dại. Đàn chó vẫn tăng nhanh, trên 10 triệu con. Thực chất đây chỉ là ước đoán, bởi cơ quan thú y không thể thống kê được số ổ dịch chó dại và số chó chết do bệnh dại, gây cản trở lớn cho việc khống chế bệnh dại ở vật nuôi và người. Mặt khác, chó không được tiêm phòng dại, chủ nuôi không đăng ký với chính quyền địa phương hoặc cơ sở thú y, nên mỗi năm trên nửa triệu người bị chó cắn phải tiêm phòng dại, đã tạo nên áp lực rất lớn cho ngành y tế.

ĐS&PL: Theo bà, khi bị súc vật (đã được tiêm phòng) cắn, có nhất thiết phải đi tiêm phòng dại không? Những trường hợp nào thì phải tiêm vắcxin?

Bà Đinh Kim Xuyến: Chưa ai dám khẳng định súc vật đã tiêm phòng thì không bị bệnh dại. Vì vậy, bệnh nhân vẫn phải xử lý tại chỗ vết thương và đến các điểm tiêm dại để được bác sĩ khám và chỉ định biện pháp điều trị cụ thể. Khi bị súc vật, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng phải rửa thật kỹ vết thương bằng nước xà phòng đặc, nước muối hoà đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn iốt đậm đặc... Mục đích xử lý tại chỗ vết thương là để sát khuẩn, làm giảm đến mức tối thiểu lượng virus dại tại nơi xâm nhập. Khi rửa vết thương không được làm dập nát vết thương và chỉ khâu vết thương sau 3 - 5 ngày để hạn chế virus tán phát.

Khi đã lên cơn dại thì 100% bệnh nhân tử vong, bởi vậy người bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại ngay. Phải tiêm vắcxin dại và huyết thanh kháng dại khi: Con vật lên cơn dại hoặc nghi dại; Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục... dù vết cắn rất nhẹ; Có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu; Không theo dõi được con vật, con vật đó nghi ngờ bị bệnh dại; Tại nơi người bị súc vật cắn đang có hoặc trước đó có súc vật bị dại.

ĐS&PL: Chương trình PCBD đã được triển khai từ nhiều năm nay. Vậy tại sao chúng ta không làm giảm được tỷ lệ tử vong, thưa bà?

Bà Đinh Kim Xuyến: Hiện nay, ở các nước phát triển người ta xét nghiệm xem đàn chó có nhiễm dại không. Nếu người bị chó cắn mà con chó đó nhiễm dại thì mới tiêm phòng. Còn ở Việt Nam chưa có sàng lọc nhiễm dại ở đàn chó nên cứ bị chó cắn là tiêm. Do vậy, tỉ lệ người đi tiêm phòng bệnh dại nhiều. Trong khi đó, giá vắcxin ngoại thì đắt, người dân không đủ tiền nên không đi tiêm. Người tiêm vắcxin tế bào Verorab (Pháp) vẫn chiếm tỉ lệ rất nhỏ, 150- 200 người /năm trong tổng số khoảng 600.000-700.000 người tiêm vắcxin dại. Số còn lại vẫn tiêm vắcxin nội vì rẻ hoặc vì tại địa phương không có vắcxin khác để lựa chọn.

ĐS&PL: Liệu có thể giảm giá thành vắcxin ngoại, nhập loại vừa túi tiền của người dân?

Bà Đinh Kim Xuyến: Năm 1992, người tiêm phải trả 750.000 đồng cho 5 mũi tiêm với kỹ thuật tiêm bắp. Năm 2000, chúng tôi đã triển khai thực hiện đề tài giảm 2/3 giá thành vắcxin ngoại loại Verorab (Pháp) cho người dân. Chúng tôi triển khai tiết kiệm bằng cách áp dụng kỹ thuật tiêm trong da, giảm còn khoảng 300.000 đồng /liều 8 mũi, mỗi mũi tiêm còn gần 40.000 đồng. Năm 2004, Bộ Y tế cho triển khai rộng rãi vắcxin Verorab, các cơ sở tiêm cung cấp song song 2 loại vắcxin nội và ngoại để người dân lựa chọn. Nhưng nó cũng chỉ được thực hiện ở một số tỉnh, thành phố lớn.
ĐS&PL: Vậy Bộ Y tế đã có những biện pháp gì đối phó với bệnh dại trong thời gian tới?
Bà Đinh Kim Xuyến: Để nâng cao chất lượng công tác phòng chống bệnh dại, giảm số mắc và tử vong trong thời gian tới ngành y tế sẽ thực hiện chương trình Phòng chống bệnh dại, theo đó sẽ triển khai sàng lọc trước tiêm, nhiều trường hợp không cần thiết phải tiêm sẽ được nhân viên y tế theo dõi. Ngành y tế sẽ hướng tới việc xã hội hoá công tác PCBD, đưa an toàn bệnh dại vào tiêu chí trong làng Văn hoá sức khoẻ.

Bộ Y tế cũng yêu cầu, từ 1.9.2007, bắt buộc các điểm tiêm vắcxin phòng dại phải theo dõi chi tiết phản ứng sau tiêm phòng của từng bệnh nhân và có phương án xử lý nếu có phản ứng xảy ra. Hiện nay, Viện Vệ sinh dịch tễ TW đang nghiên cứu sản xuất vắcxin dại tế bào để chủ động về thời gian cũng như giá thành. Nhưng phải mất 1-2 năm nữa, vắcxin này mới được thử nghiệm lâm sàng trên người. Nếu đạt yêu cầu mới đưa vào sản xuất hàng loạt phục vụ nhu cầu phòng bệnh của người dân.
ĐS&PL: Xin cảm ơn bà!
Ngân Giang (Thực hiện)

Xem thêm: Bệnh dại - Đặc điểm dịch tễ và triệu chứng biểu hiện
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Làm thịt chó: nguy cơ nhiễm bệnh Dại rất cao !

Làm thịt chó: nguy cơ nhiễm bệnh Dại rất cao !



Một công bố gần đây trong tạp chí "PLoS Medicine", Dr Heiman Wertheim và cộng sự nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm, bệnh Nhiệt đới và Viện Vệ sinh Dịch tễ ở Hà nội, Việt nam ( the National Institute of Infectious and Tropical Diseases and the National Institute of Hygiene and Epidemiology ) về 2 bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng các triệu chứng điển hình của bệnh Dại mà họ không hề bị bất cứ một động vật cảm nhiễm bệnh Dại cắn.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện cả hai bệnh nhân đều có liên quan đến làm thịt chó mèo nghi nhiễm bệnh Dại vài tháng trước đó. Bệnh nhân thứ nhất có làm thịt và chế biến món ăn từ một con chó của hàng xóm nghi mắc bệnh Dại đã bỏ nhà đi và bị tai nạn xe cán chết. Người thứ hai cũng đã làm thịt một con mèo bị ốm lâu ngày.

Dr Heiman Wertheim và cộng sự cho rằng cả hai bị nhiễm bệnh Dại do các thao tác lúc làm thịt và chế biến thịt chó mèo bị Dại , không phải do ăn thức ăn đã chế biến. Những người cùng ăn thịt con chó và mèo với hai bệnh nhân trên đều vô sự.

Ở Việt nam Luật Thú y bắt buộc tất cả chó mèo nuôi đều phải tiêm vaccine phòng bệnh Dại hàng năm, tuy nhiên tỷ lệ đàn chó được tiêm phòng chỉ khoảng 30%.

Các lò mổ chó tư nhân thu gom chó từ nhiều nguồn khác nhau không rõ lai lịch. Rủi ro rất cao cho những người làm thịt chó với bệnh Dại do tay chân họ có vết xước, xây xát dính dãi rớt, chất tiết của chó mắc bệnh Dại. Họ không hề biết và không nghĩ đến chuyện tiêm vaccine phòng bệnh Dại như những người không may bị chó cắn khác. Và thế là cái chết " không báo trước" sẽ đến với họ, khi biết lên cơn Dại thì mọi cố gắng đã quá muộn.

Dr Heiman Wertheim cảnh báo nguy cơ cao nhiễm virus Dại cho tất cả những ai làm thịt, tiếp xúc thường xuyên với chó không rõ nguồn gốc mà họ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh Dại từ trước.

Ý kiến riêng của Bác sỹ Greenvet:

Các Bác sỹ thú y, các nhà chăn nuôi chó và buôn bán, nhân viên đội săn bắt chó thả rông, các diễn viên xiếc thú có tiếp xúc hàng ngày với nhiều chó mèo , thú hoang dã từ nhiều nguồn khác nhau cũng nên chủ động tiêm vaccine phòng bệnh Dại cho chính mình định kỳ, không chỉ khi bị cắn mới đi tiêm. Vaccin Dại Pháp bây giờ rất an toàn và có hiệu lực miễn dịch cao, tiêm một liệu trình có thể miễn dịch được 5 năm.

Tôi cũng tiêm vaccine Dại thường xuyên cho mình 5 năm 1 lần.

Viết theo : Rabies infections highlight dangers of processing dog meat và một số web khác về bệnh chó Dại.

Bác sỹ Thú Y Hoàng Ngọc Báu.
 

ldhanoi

Member
Xin hỏi BSGV là tiêm phòng dại cho chó có loại thuốc nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chó cái không ạ? và các tác dụng phụ của thuốc tiêm phòng dại là gì?
Cảm ơn BSGV!
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Xin hỏi BSGV là tiêm phòng dại cho chó có loại thuốc nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chó cái không ạ? và các tác dụng phụ của thuốc tiêm phòng dại là gì?
Cảm ơn BSGV!
Mời bạn xem giải đáp ở đây !......................................
 

ktx1108

Member
Bị mèo con cắn có phải chích ngừa không?

Bị mèo con nhà mình nuôi cắn có cần phải chích ngừa không? :worried: nó cắn vì sợ và nhát quá thôi chứ không phải bệnh dại.
 

Meomemini

Member
Mình thì không biết bị mèo cắn co bị gì không? Nhưng mình đã từng bị bé mèo 4thang rưỡi của mình cắn mình,vì khi chuyễn nhà mình bắt bé bỏ vô thùng giấy bé quá sợ hãi nên cắn chãy máu tay luôn đó.KHi đó vết thương rất đau và buốt nhưng công việc dọn dẹp quá nhiều làm mình quên mất vết thương hehehe, đến giờ mình vẫn ngồi online nè chắc không sao bạn đừng quá lo lắng!
 

meo_3k

Member
Nếu mèo nhà bạn nuôi, vẫn chưa có biểu hiện đau ốm gì, khỏe mạnh bình thường thì bạn có thể yên tâm phần nào. Giữ mèo trong nhà khoảng 10 ngày để theo dõi xem có biểu hiện đau ốm, ủ bệnh gì không. Nếu có thì phải đi tiêm ngay lập tức, nếu ko thì có thể yên tâm. Có điều cần phải chú ý hơn, kể cả đùa cũng ko để mèo cắn chảy máu.
 
Top