• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Bệnh đái tháo đường ở Chó.

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Bệnh đái tháo đường ở Chó.

( Sugar Diabetes, Diabetes Mellitus )

Chứng bệnh thường thấy ở chó do rối loạn sản xuất Insulin của tuyến tụy, cản trở cung cấp đường glucose cho các tế bào để tạo năng lượng chuyển hóa. Lượng đường này vào hệ tuần hoàn, thận lọc máu rồi thải qua nước tiểu. Chó gày yếu, mất nước, rối loạn điện giải, mất năng lượng do đào thải quá nhiều đường qua nước tiểu, suy sụp kéo dài rồi tử vong do suy kiệt.

Mặc dù bệnh có thể mắc với mọi giống chó, nhưng thường thấy nhất ở các giống : GSD, Golden Retriever, Keeshonden, Poodle. Tỷ lệ chó cái mắc nhiều hơn chó đực là 3:1.

Nguyên nhân bệnh :

Chưa thể biết rõ nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường ở chó, nhưng có thể do:

- Các yếu tố di truyền, bẩm sinh : Chó lai tạp các giống, lai đồng huyết, cận huyết...

- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý : Bệnh quá béo phì, ít vận động tự nhiên.

- Bệnh tuyến Tụy.


- Mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể : Chó không chửa đẻ không triệt sản, chó đực không được giao phối mà không được thiến, mất thăng bằng tâm sinh lý.

- Có thể do hậu quả dùng nhiều loại thuốc không được kiểm soát trong quá trình điều trị bệnh.

Triệu chứng bệnh :

Giai đoạn đầu không rõ các triệu chứng, có thể ăn rất khỏe nhưng gày sút cân nhanh, khát nước, uống nhiều nước quá mức, đái nhiều. Tiếp đến suy sụp cơ thể, gày sút nhanh do mất nước và rối loạn điện giải, mất đường và năng lượng, lông da nhăn nhúm, xơ xác, mắt trũng, khô. Tới khi rối loạn chức năng gan thận, có các nhiễm trùng kế phát, bỏ ăn hẳn, run rẩy do tăng lượng acid trong máu (ketoacidosis ), nôn, tiêu chảy, thở gấp rồi tử vong ở giai đoạn cuối bệnh.

Chẩn đoán và Điều trị :

Chủ yếu căn cứ triệu chứng lâm sàng. Có thể xét nghiệm máu và nước tiểu thấy lượng đường glucose rất cao quá mức bình thường.
Tiêm Insulin hàng ngày để điều chỉnh tháo đường. Điều chỉnh chế độ , khẩu phần ăn, dinh dưỡng hợp lý, giảm đường, tinh bột. Cần chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện. Tiên lượng bệnh xấu khi có các rối loạn chức năng toàn thân, hiệu quả điều trị rất thấp.

Ngoại trừ yếu tố di truyền, đề phòng bệnh đái tháo đường ở chó cần điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, chống béo phì.


 
Top