• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Bàn lại về bài: ĐỘC LONG - NHỊ HỔ - TAM CẨU - TỨ CÙNG của tribm.ts

Thủydx

Member
Xin có mấy câu đóng góp thế này. Đây không phải là tiêu chuẩn của bác tribm.ts mà nó là tóm tắt kinh nghiệm dân gian khi chọn chó. Bác Tribm.ts chỉ lý giải, cắt nghĩa theo cách nhìn của bác ấy mà thôi. Mỗi người có cách lý giải khác nhau. Theo tôi cách chọn dân gian, cũng như các thể loại lựa chọn theo kinh nghiệm có thể đúng hoặc sai với một trường hợp cụ thể. Thông thường khi có các sai khác đó, người ta sẽ viện dẫn một kinh nghiệm khác để chỉ ra chỗ sai đó. Ví dụ con chó nhà bạn theo kinh nghiệm này phải là một con chó dữ nhưng thực tế nó là con chó nhát vậy người ta sẽ viện dẫn một kinh nghiệm khác như: mắt lợn, đuôi cúp....hay một cái gì đó tương tự để chỉ ra rằng đó là con chó nhát. Cuối cùng thì các kinh nghiệm dân gian không được phát huy, mà sẽ đi vào con đường nguỵ biện. Theo tôi bạn hãy tự quan sát con chó nhà mình để có thể rút ra những kết luận hoặc bổ sung cho kinh nghiệm dân gian về chọn chó. Việc quan sát và học hỏi từ con chó của mình nó cũng như không ai hiểu mình bằng chính mình vậy.

Theo kinh nghiệm bản thân thì về tướng râu chó có vẻ đúng cho chó đực hơn là cho chó cái. Vì lý do trong cuộc sống bầy đàn, con thủ lĩnh phải là con đực mạnh mẽ nhất. Con đầu đàn cần dẫn dắt cả bầy và đối xử , giữ gìn trật tự gia đình, đấu tranh với cái mối đe doạ từ bên ngoài. Con đực mới có thể làm được các việc đó. Đơn giản một con cái không thể phục vụ tất cả các con đực trong bầy:) nhất là khi chu kỳ động đực quá xa. Trong khi một con đực có thể phục vụ nhiệt tình được tất cả các con cái trong bầy vậy.
Cảm ơn bác ChiThanh, em nói "của bác" tribm.ts cũng chỉ là để lấy dẫn chứng thôi chứ không chụp cho bác ấy đâu ạ.
Còn về chuyện đúng với con đực thì theo em cũng còn phải xem lại :D. Lại theo kinh nghiệm dân gian, thì người ta thường ví những người đanh đá, dữ dằn với chó cái - "cái đồ chó cái" hoặc "dữ như chó đẻ", mà đực thì chẳng bao giờ đẻ cả :)).
Đùa với các bác thế thôi, chứ kinh nghiệm chỉ là phép tuyển với xác suất cao thôi, còn chuyện chó dữ hay hiền, lại theo kinh nghiệm thì còn phụ thuộc nhiều vào "tay" người nuôi nữa, nhà em nuôi chó chưa bao giờ có con nào dữ cả, còn nhà hàng xóm nhà em thì nuôi bất kể chó gì, to hay nhỏ, đực hay cái đều dữ như quỷ luôn, không ai đến gần được cả.
Vậy nên kinh nghiệm cũng chỉ là kinh nghiệm, chưa phải là chân lý.
Cảm ơn các bác.
Thân.
 

bq_minh

New Member
Tôi muốn chia xẻ với các bạn về nhận dạng "nhất long". Lông ở cằm chó thường thì mỗi sợi được mọc trên một u thịt nhỏ. Nếu có ai đó nhổ hoặc cắt đi thì u này vẫn còn. Khi chọn chó theo tiêu chuẩn này nhớ xem kỹ các u thịt sẽ biết cằm có bao nhiêu râu. Với "nhị hổ" cũng tương tự.

Râu ở trên mặt thì có thể khác là nhiều râu mọc trên một u thịt.

Một đặc điểm nữa về râu người nuôi cũng cần biết. Đó là con nào có năm chỗ mọc râu quanh mặt là những con khôn và săn bắt giỏi. Râu cho là một trong những xúc giác giúp cho việc săn mồi. Năm chỗ có râu là: hai bên mắt, hai bên mép, một ở cằm (không kể râu quanh miệng)
 

Do_Loi

Member
Hai bác nầy có 2 khái niệm khác nhau về râu.

Một bên là kinh nghiệm dân gian!

Một bên thì tui đã đọc qua quãng cáo trên báo!

Tin ai bây chừ :at wits end::at wits end::at wits end::at wits end::-c

Nguyên văn bởi tribm.ts:

Chúng ta bắt đầu lật cằm chó ra, chòm RÂU chó là những sợi lông cứng hơn, thẳng hơn, dài hơn và đậm màu hơn, mọc ngay chính giữa cằm

Một đặc điểm nữa về râu người nuôi cũng cần biết. Đó là con nào có năm chỗ mọc râu quanh mặt là những con khôn và săn bắt giỏi. Râu cho là một trong những xúc giác giúp cho việc săn mồi. Năm chỗ có râu là: hai bên mắt, hai bên mép, một ở cằm (không kể râu quanh miệng)
 

Thủydx

Member
Các bác ạ, thực ra thì em không dám phản bác kinh nghiệm của các cụ, vì theo em thấy đa số các kinh nghiệm đều đúng (với đa số), nhưng về chuyện râu này thì theo như em rút ra từ chó nhà em, em thấy nó là "dân hai râu" (nhị hổ). Hai râu mọc trên hai u thịt đúng như bác Minh nói nhưng nhát lắm, em cứ băn khoăn không biết có phải bây giờ còn đang nhỏ (6 tháng) nên tính tình chưa bộc phát hết hay không, nhưng em chợt nhớ lại một câu chuyện của sinh viên thế này:

Một cậu SV ăn cơm bụi, gọi một cái nem, cậu cắn một cái rồi cằn nhằn với chị chủ quán:
- Sao nem mà không có nhân thịt thế này hả chị?
Chị chủ quán trả lời:
- Cứ ăn đi, em chưa cắn tới đó thôi.
Cậu SV lại cắn cái nữa, to hơn, hy vọng sẽ "tới", nhưng lại phải nhăn mặt:
- Sao chưa tới hả chị, em có thấy tí thịt nào đâu.
Chị chủ quán nhanh nhảu:
- Ai bảo cậu cắn tham thế, cậu cắn qua mất rồi còn đâu....:D

Thế nên em cũng chẳng dám hy vọng nhiều, cứ đợi và hy vọng là chưa tới, nhưng đến khi mãi không tới thì lại có lý do rằng nó già rồi, tuổi già thường nhút nhát hoặc điềm tĩnh hơn...:D

Em chỉ muốn anh em hiểu, kinh nghiệm là như thế, nhưng cũng đừng quá hy vọng về con "độc long" hay "nhị hổ" nhà mình, hoặc hắt hủi cái con "Tam cẩu" hoặc "Tứ cùng" mà mình đang có...

Chó nói chung là giống thông minh và tình cảm, mình nuôi dạy nó thế nào thì nó sẽ đối đáp với mình thế thôi....
Thân.
 

ChiThanh

New Member
Một điều cần biết là: Một ngày đẹp trời tự nhiên mình phát hiện ra con chó nhà mình có quý tướng. Thế là ông chủ tạo đủ điều kiện cho nó phát huy. Ngày đầu vác CPQ nghe chó PQ quậy ghê lắm có thể chỉ mong nó lớn lên hiền lành, ngoan ngoãn. Từ suy nghĩ đó dẫn đến cách dạy dỗ cũng theo hướng ngăn chặn các hành vi phá lối như chạy nhảy lung tung, cắn xé đồ....Rồi một hôm thấy nó có 2 râu thế là nó lại được phép làm những gì trước đây nó không được làm. Suy cho cùng ra chó hư, chó khôn tại chủ. Độc long với lại nhị hổ mà cứ tẩn nhiều từ nhỏ, động cái gì cũng tẩn, sủa cũng tẩn thì cũng thành tứ cùng hết. Mọi lựa chọn đều chỉ làm tìm kiếm những cá thể có tiềm năng còn phát huy được hay không còn phụ thuộc nhiều thứ
bq_minh có con độc long(độc tu) theo lời bạn tả, xin cho mấy đánh giá khách quan. Không biêt những con chó khác nhìn thấy con này có run sợ hay không hay tỷ như nó có thần thái gì đó mà ai cũng phải công nhận, hay là ai đến vẫn cứ phải vật ngửa nó ra chỉ vào cái râu của nó bảo là 1 cái?
 

bq_minh

New Member
Tất cả các kinh nghiệm về râu thì đều là dân gian cả:

1. Cho "độc tu" tôi được biết qua một bác lớn tuổi khi đến thăm đàn chó của tôi. Bác có nói bác tìm cả đời mà chưa tìm được con nào như thế, dù rằng bác đã nuôi mấy chục con trong đời. Tôi mới nghiên cứu tìm hiểu thì phát hiện ra đặc điểm này và cách nhận dạng

2. Cho "năm râu" tôi được biết cũng qua một bác buôn chó. Phân tích về khoa học như sau: râu của chó sẽ giúp chó trong việc xác định vị trí của đầu khi đánh hơi tìm mồi. Râu hai bên mắt và hai bên mép giúp chó bảo vệ mắt và biết được có thể chui đầu qua các bụi rậm không. Râu cằm chắc cũng như vây.

Bạn nào đọc thông tin ở đây để tham khảo. Tin hay không là ở bạn. Đừng nghĩ là người khác quảng cáo. Tôi thấy các bạn bàn luận thì muốn đưa ra thông tin cho ai muốn chọn chó có đặc điểm như vậy, khỏi bị lừa mà thôi.

Xin ghóp ý bạn Do_Loi đọc kỹ bài người khác trước khi phản biện.
 

pit bull

Member
Bàn về kinh nghiệm chọn chó ta của ông cha ta thì như bạn Catsamac nói thì đùng là những kinh nghiệm đó đều được đúc kết từ quá trình nuôi chó của ông cha ta. Cá nhân mình thì thấy nó đúng khoảng 95% .Thường thì những con chó kiểu như: " tứ túc mai hoa, thạnh sùng ở ức - hay bám cổ " thì rất khôn .Ở đây mình muốn nói thêm về 1 loại chó mà người ta hay gọi là " CHó mực " .Rất nhiều người không biết cứ tưởng chó Mực là 1 con chó màu đen nhưng ko phải .Chó mực ở đây đúng nghĩa là nói đến con chó toàn thân lông màu đen bóng ( chứ ko phải loại lông đen bình thường ), chân có hoặc ko có huyền đề và ngay cả râu và mắt, móng chân, lưỡi cũng phải là màu đen hết, đuôi thì xoắn cong trên lưng và chóp đuôi phải hơi chếch sang bên trái, chạm vào cạnh sống lưng. Loại này rất hiếm, đa số được cái này thì mất cái kia. Tương truyền rằng những con chó như vậy ngoài khả năng giữ nhà như chó khác mà còn đuổi tà, nhìn thấy " ma, cô hồn ". Nói nôm na rằng nó trông giữ về phần " âm " chó gia chủ như 1 con chó đá hay chôn trước của vậy. Chính vì vậy các bạn mới nghe câu : " nhấm nha nhấm nhẳng như chó căn ma " .tức là sủa thì chẳng ra sủa, rên ư ử thì cũng chẳng phải. Nghe rất khó chịu .
Mình đã đi tìm như chưa nhìn thấy tận mắt 1 con nào, chác chưa có duyên. Hiện nay ở trong chùa Tứ Liên - Tây Hồ cũng có 1 con nhưng còn nhỏ và lưỡi đốm thôi chứ ko đen hết .
 

KHIEMTN

Member
Chủ đề này không ngờ lại nhận được sự quan tâm nhiều của các bác . Vui và mừng các bác nhỉ !!!
Em thì em có nghe một lần về kinh nghiệm chọn chó con thế này : cặp xoáy hai bên cổ đóng càng gần lổ tai thì càng tốt . Lại còn trong vòm họng nữa . Con nào có những đường vân vòm họng ngay bên trên lưỡi mà bị đứt khúc thì là chó hay . Càng nhiều vân đứt khúc càng tốt !!
Thông tin này em nghe đã lâu , không biết có chính xác không ạ ???
 

catsamac

Member
"Đường vân trong vòm họng" hôm nay mới nghe nói đầu tiên, thank bác! Tiêu chí này có vẻ dễ kiếm tra hơn tiêu chí độc long hay nhị hổ. EM mới chỉ nghe thấy xem tướng mèo có bàn đến đường vân trên vòm họng. Không biết có giống mèo không?

Tiêu chí Độc long nhị hổ kiểm tra khá khó: con chó nhà em cũng có hai râu xem kỹ không có vết sần nào. Nhưng tháng sau kiểm tra thì thấy mọc ra râu nữa! Rồi lại được vài hôm, sau vài trận cắn nhau, mất tiêu!
 

bq_minh

New Member
Về tướng chó thì khó mà bàn lắm. Có thông tin thì tự mình kiểm chứng thôi. Nhưng không lẽ lại phải nuôi thật nhiều chó để có kinh nghiệm. Đúng là quá khó. Không thể tìm được con chó có tất cả các tướng quý mọi người nhắc được. Vậy nên lấy tiêu chí nào để chọn có lẽ phụ thuộc mỗi người. Người thích huyền đề thì tìm huyền đề, người thích đốm lưỡi thì tìm đốm lưỡi,...

Hoặc giả chúng ta có những thông tin không chính xác. Lấy ví dụ trong forum cũ có một bài của bác KimQuyFX viết về tướng chó của Tàu: tướng tuyệt nhất là "Bạch cẩu hoàng đầu thân bối nguyệt". Ở đó được giải thích là chó trắng, đầu vàng, trên lưng có một vòng tròn vàng và ở giáp đuôi cũng có. Một hôm nói chuyện với anh bạn Tàu thì mới được giải thích. Tướng cực quý đó bắt nguồn từ thuyết âm dương trong triết học TQ. Anh ta nói rằng đầu phải vàng để tượng trưng cho "mặt trời", cho dương, còn trên lưng chỉ có một vòng tròn thôi, có thể là màu khác không cần vàng, nhưng càng tròn càng tốt, vòng tròn đó tượng trưng cho "mặt trăng", cho âm. Nó ứng với câu "Âm Dương hòa hợp" "Nhất âm nhất dương chi vị đạo" trong triết học TQ. Anh ta nói rằng giải thích trong forum cũ là thiếu chính xác vì trong trường hợp cần hai vòng tròn trên lưng thì người Tàu sẽ nói là "Bạch cầu hoàng đầu thân lưỡng bối nguyệt" để nói phải có hai vòng tròn, tức có thêm chữ lưỡng để chỉ ra là phải có hai. Biết vậy mà đâu có dám tranh luận đâu.

Chó khôn hay không một phần ở chủ. Nhưng cần lưu ý là mỗi giống chó có đặc điểm riêng của nó. Ví dụ giống Phú Quốc là giống còn mang những đặc tính hoang dã, có xác định lãnh địa do được thả rông ở Phú Quốc. Do vậy những con đực rất hiếu chiến khi đến tuổi trưởng thành. Dạy để chúng hòa thuận với những con chó là điều rất khó. Nếu các bạn tìm hiểu thì sẽ biết là Mỹ hay Canada không cho nhập khẩu chó Phú Quốc và chó Thai ridgeback khi con chó vượt qua 1 tháng tuổi vì sợ những điều này. Ở Mỹ chó được thả ra đường nhiều nên yêu cầu người nuôi phải có những con chó thuần, không được hiếu chiến. Con chó dưới một tháng được phép nhập khẩu cũng phải đưa đến trường huấn luyên ngay và chỉ được phép về sống với chủ khi trừơng dạy đảm bảo rằng con chó đó đã thuần.

Với chó con tôi nuôi khi đưa chủ mới bao giờ tôi cũng phải nhắc đến chuyện này và chỉ thích đưa cho cho nhà ai có sân vườn rộng thôi, để không thả chó ra ngoài. Với chó cái thì dễ hòa thuận hơn.
 

Do_Loi

Member
Đoạn tôi tô đậm ở dưới có lẻ không chính xác.

Papa Jack - người sáng lập ra hội chó xoáy thái tại Mỹ và cũng là người đầu tiên mà chó Thái đến Mỹ - nhập khá nhiều chó xoáy Thái về Mỹ. Những con chó này đa phần đều 4-5 tháng tuổi, có những con đã trưởng thành. Nên điều bạn bq_minh nói ở dưới có lẽ chưa chuẫn xác.

Tôi nêu ý kiến về những điễm này nhằm mục đích chia sẽ thông tin, rất mong bạn cùng chia sẻ trên quan điễm cỡi mở!

Những thông tin liên quan đến việc nhập chó xoáy lưng Thái lan sang Mỹ các bạn có thễ tìm hiểu thêm ở trang web http://www.thaidog.org

..... Ví dụ giống Phú Quốc là giống còn mang những đặc tính hoang dã, có xác định lãnh địa do được thả rông ở Phú Quốc. Do vậy những con đực rất hiếu chiến khi đến tuổi trưởng thành. Dạy để chúng hòa thuận với những con chó là điều rất khó. Nếu các bạn tìm hiểu thì sẽ biết là Mỹ hay Canada không cho nhập khẩu chó Phú Quốc và chó Thai ridgeback khi con chó vượt qua 1 tháng tuổi vì sợ những điều này. Ở Mỹ chó được thả ra đường nhiều nên yêu cầu người nuôi phải có những con chó thuần, không được hiếu chiến. Con chó dưới một tháng được phép nhập khẩu cũng phải đưa đến trường huấn luyên ngay và chỉ được phép về sống với chủ khi trừơng dạy đảm bảo rằng con chó đó đã thuần.

Với chó con tôi nuôi khi đưa chủ mới bao giờ tôi cũng phải nhắc đến chuyện này và chỉ thích đưa cho cho nhà ai có sân vườn rộng thôi, để không thả chó ra ngoài. Với chó cái thì dễ hòa thuận hơn.
 

bq_minh

New Member
Do_Loi,

Bạn hãy làm như tôi đã làm là gửi thử một con chó Phú Quốc sang Mỹ đi. Khi đó bạn sẽ hiểu những điều tôi nói. Ông nào đó bạn đưa tin có thể là người đã may mắn mang được đàn chó vào Mỹ trước khi có quy định tôi đã nêu. Cũng cần lưu ý là hai giống chó ridgeback của Việt nam và Thái lan mới được người Âu Mỹ để ý đến nhiều vào thập niên 90 của thế kỷ trước.

Ngoài ra bạn tìm thông tin về chó Thai ridgback trên trang Web phân loại chó của hiệp hội chó (tôi không nhớ chi tiết địa chỉ, có trong forum cũ) điều này cũng được nhắc đến.

Tôi đưa ra trích dẫn trong đoạn Web của bạn:

"Jack bought a five month old male puppy he called SAKORN and two blue females called BENT and NAVINEE. These were the first three Thai Ridgeback Dogs that started off this ATRA group."
Chuyện này xảy ra năm 1995.

Họ nói đó là những con chó Thái đầu tiên ra khỏi ATRA group. Theo tôi hiểu thì đó cũng là những con chó Thái đầu tiên xuất hiện ở Mỹ. Có nuôi rồi mới biết nó là giống cho hiếu chiến. Chưa nuôi sao biết? Có xảy ra chuyện rồi thì người ta mới đưa ra quy định, nếu không thì sao lại có những quy định đó? Tôi định gửi chó vào năm 2006.
 

Do_Loi

Member
Chào bạn bq_minh,

Rất vui nếu bạn có thể chỉ giùm nơi tham khão những quy định này, vừa rồi tôi cũng thấy một số bạn có hõi quy định và thủ tục để chuyển chó PQ sang Mỹ (hinhg như là bạn truong gì đó)

Về phía tôi, tôi cũng rất muốn tìm hiễu thêm quy định này xem sao. Biết được thêm cũng là một cái hay!

Cám on bạn trước.
 

Thủydx

Member
"Đậu phộng" rồi.....

Bác bq_minh và bác Do_Loi ơi.....
Em xin phép các bác, các bác đi lạc hơi xa rồi đấy, tốt nhất các bác nên lập một Topic mới về các quy định xuất nhập khẩu để bàn luận đi, em thì đang hy vọng vào đây để học hỏi chút ít về tướng chó, hòng kiếm con chó hay hay về nuôi, chứ theo em biết đa phần các anh em ở đây không phải lái chó, mà càng không phải lái xuyên lục địa, nên kiến thức về xuất nhập khẩu chắc chưa cần lắm đâu các bác ạ.
Cảm ơn sự nhiệt tình của các bác.
Thân.
 

KHIEMTN

Member
Bác Khiêm cho thêm thông tin đi, em đọc mãi mà ko hình dung ra được
Bác vạch miệng con chó ra , nhìn vào cái vòm họng phía trên sẽ thấy có nhiều đường vân nổi lên , giống như vân của những đồi cát . Thường thì những đường vân này vắt ngang , song song nhau . Ở đây mình nói chó tốt là những đường vân song song đó bị cắt làm 2 , càng nhiều đường bị cắt càng tốt . Có thể tưởng tượng giống như cầu vồng bị mất liên lạc khúc giửa .
Còn xoáy cổ , thường những con chó ta đều có xoáy bên hông cổ . Có con 1 xoáy , có con 2 xoáy hai bên . Hai xoáy này " đóng " càng gần lên phía lổ tai càng tốt .
 
M

minhchuv

Guest
Mấy vụ này nếu đã có thật thì tất nhiên có lưu truyền. theo tôi nghĩ nên có hình ảnh minh họa về 4 loại này cho anh em xem để học hỏi..
Ngoài 4 râu, 3 râu, 2 râu,1râu còn 5-6-7... râu thì sao nhỉ.
Hiện tại nhà có con vện -tiger... đọc xong bài này... liền vạch càm nó mà em, đến cũng phải gần chục râu, hohoh.... vậy vụ này sao ah????
 

ChiThanh

New Member
Mấy vụ này nếu đã có thật thì tất nhiên có lưu truyền. theo tôi nghĩ nên có hình ảnh minh họa về 4 loại này cho anh em xem để học hỏi..
Ngoài 4 râu, 3 râu, 2 râu,1râu còn 5-6-7... râu thì sao nhỉ.
Hiện tại nhà có con vện -tiger... đọc xong bài này... liền vạch càm nó mà em, đến cũng phải gần chục râu, hohoh.... vậy vụ này sao ah????
Đơn giản thì cứ theo thứ tự 1,2,3.....100. Không thì chia 4 lấy số lẻ là xong mà:)
Khổ nhất con chó, trước chưa ai biết nó 1,2 râu thì không sao. Bây giờ chủ nó biết rồi thế là có khách toàn bị vật ngửa ra chỉ râu cho người xem. Giá mà nó biết cách nhổ béng mấy cái râu đi là hết làm tình làm tội :D
 

Thủydx

Member
Em xin minh hoạ hình râu nhị hổ của con Mi nhát như cáy nhà em cho các bác tham khảo.
Hình chụp hơi Amateur nên không được đẹp lắm, anh em cố gắng xem tạm.

 

tribm.ts

Member
Chào các bạn,

Kinh nghiệm thì chỉ có tính tương đối, không phải như công thức 1+1=2 nhưng đã kinh nghiệm có nghĩa là đã được trải qua thực tế rất nhiều lần, đây là mới nói tới những kinh nghiệm thật, mà kinh ngiệm thật thì cần phải có một số kiến thức ở nhiều lĩnh vực để phân tích mới biết là thật hay rởm. Ngoài ra còn vô số những kinh nghiệm khác mà không phải để chọn chó nuôi, vd chúng ta hay nghe:"Nhất mực nhì vàng, tam khoang tứ đốm" rồi lại "Nhất vện nhì vàng.." rồi lại "mày mực thực vàng.." vv và vv .Tất cả những cái đó là những kinh nghiệm rổm của dân ăn thịt chó để chọn chó thịt: ngon hay không, ăn vào hên hay xui, nhiều thịt hay ít thịt, bộ lòng tốt hay xấu..
Còn những kinh nghiệm thật để nuôi chó thì còn dựa vào nhiều tiêu chí: Khôn, giữ nhà tốt, thông minh,nhanh nhẹn , thính mũi, nuôi con tốt, quí tướng .vv.. Mỗi một tiêu chí có những cách chọn khác nhau và chỉ có tính tương đối ngoài ra còn phụ thuộc nhiều vào chủ nuôi chúng nữa. Điều này cũng dễ hiểu thôi, ví như 1 phụ nữ "Thắt đáy lưng ong" nhưng gặp phải anh chồng vũ phu thì cũng khó có thể "vừa khéo chiều chồng vừa khéo nuôi con được" (xin lỗi vì lấy vd thô thiển). Tóm lại ý tôi muốn nói là kinh nghiệm có tính tham khảo cao, không đúng trong tất cả, nói chung nếu có phân tích trước khi áp dụng thì hầu như không sai !
2/ Theo tôi con chó của bạn trên là con 3 râu, như tôi thấy 2 chiếc râu trên chĩa ra hẳn 2 bên quá xa nhau như vậy thì ở giữa là vị trí của chiếc râu thứ 3, râu em này đã dài khả năng chiếc râu thứ 3 đã bị rụng !
-Nhìn cung cách bạn bóp mõm chó thế kia, ngón tay đeo nhẫn lại còn điểm huyệt động mạch thì chó nào mà không nhát ???
 
Top