• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Bàn lại về bài: ĐỘC LONG - NHỊ HỔ - TAM CẨU - TỨ CÙNG của tribm.ts

catsamac

Member
Những kinh nghiệm dân gian không phải là một nghiên cứu khoa học. Nó thường là kinh nghiệm được đúc kết qua nhiều thế hệ, nhiều năm. Khi mới nghe ta thường có thái độ hoài nghi nhưng đối với người đã từng trải thì đó là phương châm sống. Thế nên giới trẻ hay nói:" Các cụ lại lên lớp rồi!" hay "Biết rồi khổ lắm nói mãi".

Nguyên văn bởi tribm.ts:

Chúng ta bắt đầu lật cằm chó ra, chòm RÂU chó là những sợi lông cứng hơn, thẳng hơn, dài hơn và đậm màu hơn, mọc ngay chính giữa cằm – Mong rằng các bạn đếm nó không phải là bốn chiếc lông, bởi vì nếu là bốn râu thì con chó bạn đang nuôi đứng hạng bét (tứ cùng)!!! Viết đến đoạn này tôi lại thấy áy náy, hy vọng không phải vì thế mà bỗng nhiên mấy chú chó bốn râu đang từ chỗ được yêu thương nay phải chịu cảnh hắt hủi thì thật là tội. - nhưng thôi đành chịu vậy, còn có biết bao kẻ đang rình rập chờ cho chó người ta xổng ra để rắp tâm đưa lên đĩa. Đành an ủi vậy! Chó bốn râu đứng hàng cuối vì chúng thiếu những đức tính cơ bản của loài chó mà con người yêu mến, ngoài ra chúng còn khờ dại trên mọi mặt, người ta lưu truyền như vậy!

Hầu hết các bạn sẽ thấy chó chỉ có ba râu (ba sợi râu) chúng được mọc theo hình tam giác ngay ngắn ngay chính giữa cằm. Những con chó này được xếp hạng là “Tam cẩu” với các đức tính cơ bản của loài chó đó là trung thành với chủ, biết bảo vệ chủ và nhẫn nhục chịu đựng (nếu chúng không có những nét phá cách khác). Chúng ta thường có những con chó này, và chỉ vậy thôi cũng đủ cho chúng ta yêu mến loài chó- đích thực là Cẩu!

Chó có hai râu được ví như con Hổ (Nhị hổ) vì nó là chó dữ. Nếu nó không phải là con đầu đàn thì nó vẫn muốn làm đầu đàn, nó sẽ rất hay cắn lộn với con đầu đàn và có xu hướng tách đàn, còn nó là con đầu đàn thì tuyệt vời, cả đàn phải phục tùng nó một cách tuyệt đối. Con chó hai râu rất dữ với người lạ, nói chung nó là một con chó “dữ như Hổ”. Trước đây tôi có một người quen làm Bác sĩ ở ngoài đảo, tay này cũng mê chó lắm, có một đàn chó để bảo vệ nương rẫy trong đó có con tên là Hổ - hai râu cực kỳ dữ giằn và thông minh, chủ bảo cắn con nào trong đàn là cắn con đó. Làm gì cả đàn cũng theo nó, khi ăn nó nhìn con nào là con đó không được ăn.

Cuối cùng và trên hết là con chó một râu, con chó một râu được ví như con rồng (Độc Long) với rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Các bạn cũng biết rồng là một con vật có tính huyền thoại, có nghĩa là nó không có thực, nó là một con vật linh thiêng , nằm trong bộ tứ: Long,Ly,Quy,Phụng. Ba con còn lại thì có Ly (Lân) là Sư tử, Quy là Rùa, Phụng là con chim Phượng Hoàng, chỉ mỗi con Rồng là không có. Nói như vậy tôi muốn nhấn mạnh con chó một râu là cực kỳ hiếm. Tuy vậy nếu bạn muốn tìm một chú chó hai râu hay một râu, bạn sẽ được trả lời là có với giá rất cao. Đơn giản thôi, các lái chó sẽ nhổ bớt râu của chó cho phù hợp với nhu cầu tiêu tiền của bạn! Thực sự nếu bạn muốn tìm một chú chó một râu (hai râu thì không quá hiếm) bạn phải mang theo một chiếc kính lúp loại cầm tay (không phải loại đeo mắt của thợ đồng hồ), nếu bị nhổ hoặc bị rụng tự nhiên thì rất dễ nhận ra bởi bao giờ nó cũng để lại dấu vết là một vết sần rất nhỏ, còn mắt thường thì bạn sẽ bị lừa ngay. Bạn tìm được chú chó một râu rồi thì khoan hãy mừng. Nó được ví như con rồng (Độc Long) ở một ý nghĩa khác nữa là tính “linh thiêng”, vì vậy trước khi đưa chó về nhà bạn cần phải có một thầy tử vi xem cho có nuôi được nó hay không? Nó có thể đưa bạn đến danh thành công toại, nhưng cũng có thể đưa bạn đến tán gia bại sản chỉ vì một con chó!!!
Nói vậy hẳn nhiều người không tin cho là nhảm nhí. Ở đây tôi viết chỉ mang tính bàn luận trao đổi… Nếu thầy tử vi bảo bạn nuôi được, thì bạn phải hỏi tiếp về các năm Kim lâu của mình. Trong bốn Kim lâu thì có Kim lâu Lục súc là bạn không thể đưa chó về trong năm đó. Nói chung chó nào cũng vậy chứ đừng nói tới con một râu, không nên đưa về nhà trong năm Kim lâu Lục súc, nó sẽ ảnh hưởng xấu tới bạn , gia đình bạn và cả chó, mức độ ảnh hưởng này là gia tăng đối với các con vật mà gia chủ cho là quý hiếm!
Nếu không biết chọn được ngày tháng nào tốt nhất với mình thì an toàn là các tháng “Thìn, Tuất, Sửu, Mùi” tức là các tháng ba , sáu, chín, mười hai (âm lịch). Những tháng này là những tháng đồng hao với chó để đưa chó về.
Tiếp theo bạn nên đưa chó về vào giờ nước xuống bởi chó và nước là kỵ nhau, hoặc không biết thì chọn giờ hoàng đạo cũng được. Kế nữa khi đưa chó về bạn lại cần tới một thầy phong thủy, không nhất thiết phải đưa chó về bằng cửa chính, cốt lõi là phải đưa về sao cho đúng hướng tương sinh với gia chủ. Điều này thì thầy phong thủy sẽ chỉ cho bạn.
Nói tóm lại khi bạn mua chó một râu là phải cẩn thận, con này đúng cách sẽ mang lại cho gia chủ đại vinh hoa phú quý! Còn không, khéo chuyện nhỏ lại trở thành chuyện lớn! Ngay cả khi nó già chết rồi người ta vẫn chôn bộ xương nó ngay trước cổng với bao điều mê tín.


Cái này mới được nghe, trước đây mình đã biết một số kinh nghiệm dân gian như (dùng chung cho chó và mèo):
- Mai hoa tứ quý: bốn bàn chân trắng.
- Ô vân đạp tuyết: phía trên đen, phía dưới trắng
- Lưng dài thì nhác vận động
- Lưỡi đốm : khôn
- Đốm đuôi (ý chỉ đuôi có hai màu đối nghịch)
 
Cái này hok biết có áp dụng cho chó tây như GSD, Dachshund, Đốm, Lab ... được hay hok hả catsamac

Chắc cứ tham khảo đại cho thêm phần long trọng cũng tốt nhỉ
 
Các cụ có câu "Đốm lưỡi thì nuôi, đốm đuôi thì thịt-Tứ túc mai hoa thạch sùng bám cổ".Theo tôi biết thì đó là con chó khôn. Còn chó một râu trước đây tôi cũng đã có một con râu mọc giữa trán con chó này thông minh nghịch ngợm và hay đi cắn chết chó hàng xóm, nó cắn chết nhiều quá phải đền nhiều tôi bèn mang cho người ta mang về quê nuôi. Nhưng về rồi nó vẫn đi cắn chết chó những nhà xung quanh nên nó đã bị thịt rồi. Giờ nghĩ lại thấy tiếc...
 

TheAnh-3H

Member
ôi hay wá , từ trước tới giờ em mới lần đầu được nghe quả là bổ ích ,em cũng từng nuôi những chú đốm lưỡi khôn phải biết ,còn vụ râu thì nghe lạ wá
 

quangnhoc

Member
mình thì nghe người ta nói là "Đốm đầu thì bán, đốm trán thì nuôi đốm đuôi thì ăn thịt" còn nửa " cùng cực thì mới mực với cò" có một câu mà mình củng thấy lạ là "nhất đốm nhì đen tam vàng tứ vệnh" hi hi qua bài này củng đã thử đi coi "râu" của một số chó tây thì thấy đa phần đều có 3 cọng lông ở duới càm hết. nên không biết có áp dụng cho tất cả các lọai chó không hay chỉ với chó ta mình thôi
 

catsamac

Member
Ai còn kinh nghiệm dân gian gì thì đóng góp thêm . Hi vọng topic này sẽ là tổng hợp các kinh nghiệm dân gian về "tướng chó"
 

lamhong

Member
Nhà chị gái tôi có con Becgiê lai, cằm nó có 2 nốt ruồi, mỗi nốt ruồi chỉ có 1 râu, không biết xếp nó vào loại nào! Chú chó này rất khôn, biết nghe lời chủ, trông nhà rất tốt; nhà chị tôi nuôi chú này đã được 4 năm, nhìn chung tình hình gia đình bình thường, không có gì đột biến cả. Bác nào có chó như vậy cho thêm ít thông tin nhé!
Thanks!
 

tu_4nha

New Member
XEM RÂU.Môt kinh nghiệm dân gian đáng được học hỏi

Qua bài viết của tribm.ts mình thấy đây là một kinh nghiệm dân gian rất hay,cám ơn bạn rất nhiều.
 

catsamac

Member
Không chính thức lắm, nhiều người nói 4 mắt thì khôn (nhìn thấy ma). Nhưng kinh nghiệm của mình thì không đúng lắm.
 
Tưởng tượng mình ngồi trong nhà mà chó cứ hóng ra sân cắn ma thì cũng dựng tóc gáy đó. Thà nó đừng nhìn thấy gì lại hơn :D
 

yennhi

Member
Tưởng tượng mình ngồi trong nhà mà chó cứ hóng ra sân cắn ma thì cũng dựng tóc gáy đó. Thà nó đừng nhìn thấy gì lại hơn :D
Rất hay 4 mắt thì khôn thôi không cần phải thấy ma, vì em sợ nhất cái con được gọi là ma ý nhưng chưa từng được thấy..:worried:..!

Còn 1 cái nửa để xem tướng chó nghe ông bà truyền lại là xem dáng nằm của con chó, nếu chó mà nằm theo dáng con ếch ( 2 chân trước thì xải thẳng ra trước, 2 chân sau thì xải thẳng ra sau và ệch cã cái bụng ra đất ) thì đích thị là con chó khôn.:-bd
 

KHIEMTN

Member
Tiếc một điều là lâu rồi không thấy bác Tribm.ts giao lưu với anh - chị - em trên diễn đàn nữa ? Không có bác ấy mọi người mất đi cơ hội học hỏi thêm . Với lại bây giờ muốn hỏi bác ấy nếu như là chó nhà mình sinh ra thì vấn đề ngày tháng tính thế nào ??? Hehe , có bầy chó sinh 2 con , một con 1 râu và con còn lại ...2 râu !!! Bác ơi !!! Bác ơi !!! :)):)):))
 

tribm.ts

Member
Chào bác Khiêm TN, chào các anh em !
Lâu rồi mải công việc làm ăn và chăm chó (mà toàn chó hàng xóm!!) nên tôi cũng không thường ghé thăm Vietpet, tự nhiên hôm nay như có ai mách bảo, vừa vào đã thấy bài bác hỏi mới hôm qua...
Đúng là "Hữu duyên Thiên lý năng tương ngộ - vô duyên đối diện bất tương phùng"
Chúc mừng bác mới có chó mẹ đẻ hai con nhá, nhưng chó độc Long thì bác phải đợi thêm một thời gian nữa khi chó con thay xong lông sữa quan sát mới biết chính xác được. Bác nhớ là chó một râu rất hiếm gặp không phải dễ đâu? Nhiều khi nhìn vậy mà không phải vậy! Khi nào chắc chắn bác có thể p/m cho tôi hy vọng giúp bác được điều gì chăng! Trên VP chúng ta chỉ trao đổi xung quanh chó thôi, lý số nhiều e không tiện ! Vậy bác nhá.



Ai còn kinh nghiệm dân gian gì thì đóng góp thêm . Hi vọng topic này sẽ là tổng hợp các kinh nghiệm dân gian về "tướng chó"
Các bạn có biết không? Trong rất nhiều kinh nghiệm mà chúng ta đang áp dụng để chọn nuôi chó, có tới phân nửa là kinh nghiệm để chọn chó thịt của dân ăn thịt chó !!!! Phũ phàng quá , nhưng là sự thật đấy..
 

catsamac

Member
"Nhất dáng nhì da" - câu này không chỉ là đối với người đẹp mà còn đúng cả với việc chọn chó. Bạn không thể tìm thấy 1 con chó có tất cả các đặc điểm yêu cầu. Càng là chuyên gia chọn chó càng khó do biết nhiều các tiêu chuẩn. Do đó khi chọn chó phải biết ưu tiên các tiêu chuẩn nào. Theo mình thì các tiêu chuẩn về hình dáng khung xương sẽ là tiêu chuẩn đầu tiên, sau đó đến các tiêu chuẩn về da, lông.
 

CENTIMET

Member
Chào đón bác Casamat với bài viết rất hay!!!

Hiện nay , chúng ta sẽ gia nhập FCI ...chức năng của chó là ưu tiên..!

Việc đánh giá qua râu rất ý nghĩa với người nuôi chó giử nhà, đi săn,.v., đó cũng là kinh nghiệm máu xương của ông cha ta để lại.... mong được gìn giử. Thiết nghỉ, FCI sẽ không cho điểm cộng (+) vào thang điểm của Giám Khảo.

Thân ái!
 

chungthuy

New Member
Thôi rùi, MImi nhà mình màu vàng có một đốm đen ở đuôi, thấy cũng ngoan lắm chỉ tội không quấn lấy chủ như mấy cuốn khác thôi
 

Thủydx

Member
Bác tribm.ts ơi, con Mi nhà em theo tiêu chuẩn "của bác" thì thuộc dòng nhị hổ thế mà em thấy nó nhát quá, chẳng ra dang thủ lĩnh gì cả, bác cho ý kiến thêm giúp em với.
Cảm ơn các bác nhiều.
Thân.
 

ChiThanh

New Member
Bác tribm.ts ơi, con Mi nhà em theo tiêu chuẩn "của bác" thì thuộc dòng nhị hổ thế mà em thấy nó nhát quá, chẳng ra dang thủ lĩnh gì cả, bác cho ý kiến thêm giúp em với.
Cảm ơn các bác nhiều.
Thân.
Xin có mấy câu đóng góp thế này. Đây không phải là tiêu chuẩn của bác tribm.ts mà nó là tóm tắt kinh nghiệm dân gian khi chọn chó. Bác Tribm.ts chỉ lý giải, cắt nghĩa theo cách nhìn của bác ấy mà thôi. Mỗi người có cách lý giải khác nhau. Theo tôi cách chọn dân gian, cũng như các thể loại lựa chọn theo kinh nghiệm có thể đúng hoặc sai với một trường hợp cụ thể. Thông thường khi có các sai khác đó, người ta sẽ viện dẫn một kinh nghiệm khác để chỉ ra chỗ sai đó. Ví dụ con chó nhà bạn theo kinh nghiệm này phải là một con chó dữ nhưng thực tế nó là con chó nhát vậy người ta sẽ viện dẫn một kinh nghiệm khác như: mắt lợn, đuôi cúp....hay một cái gì đó tương tự để chỉ ra rằng đó là con chó nhát. Cuối cùng thì các kinh nghiệm dân gian không được phát huy, mà sẽ đi vào con đường nguỵ biện. Theo tôi bạn hãy tự quan sát con chó nhà mình để có thể rút ra những kết luận hoặc bổ sung cho kinh nghiệm dân gian về chọn chó. Việc quan sát và học hỏi từ con chó của mình nó cũng như không ai hiểu mình bằng chính mình vậy.

Theo kinh nghiệm bản thân thì về tướng râu chó có vẻ đúng cho chó đực hơn là cho chó cái. Vì lý do trong cuộc sống bầy đàn, con thủ lĩnh phải là con đực mạnh mẽ nhất. Con đầu đàn cần dẫn dắt cả bầy và đối xử , giữ gìn trật tự gia đình, đấu tranh với cái mối đe doạ từ bên ngoài. Con đực mới có thể làm được các việc đó. Đơn giản một con cái không thể phục vụ tất cả các con đực trong bầy:) nhất là khi chu kỳ động đực quá xa. Trong khi một con đực có thể phục vụ nhiệt tình được tất cả các con cái trong bầy vậy.
 
Top