• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Chó chê chủ nghèo?

Đầu xuân năm mới, Dobe tui cũng hơi lẩn thẩn, dạo quanh phố phường ngắm mọi người hồ hởi đón xuân.

Tôi đã nhìn thấy những hình ảnh rất cảm động về tình cảm của những người chủ nghèo khổ đối với những chú cún cưng của mình.

Trên đường Phạm Viết Chánh, Q1, tôi nhìn thấy một chú chó ta hiền lành nằm yên dưới chiếc xe đẩy tàn tạ của người phụ nữ bán dừa xiêm. Khi tôi tới mua một trái dừa và bắt chuyện với bà cụ, mới được biết rằng cụ cũng đã từng được lên báo Tuổi Trẻ với một chú chó khác, có biệt tài ngồi sau xe ba gác đi khắp phố phường cùng cụ. Chú chó này cụ cũng đã nuôi được khá lâu, mỗi ngày cùng chia ngọt sẻ bùi và với gánh hàng dừa xiêm đi nhiều nơi trong TP.




Chủ nhân hậu, chó hiền lành, tình cảm thật gắn bó



Nụ cười rạng rỡ vì cụ yêu cuộc sống này, và không cô đơn khi bên cạnh cụ vẫn có một chú chó thật trung thành.
 

KimCuong

Active Member
Tấm hình đẹp và ấn tượng quá bác Doberman à. Giống như câu nói trong bài "Những kẻ cùng hội cùng thuyền" mà em sưu tầm. Nó không chê ta những lúc bần hàn. Ý nghĩa quá, đáng trân trọng quá!
 
Tiếp theo là một chú chó nhỏ của người phụ nữ bán thuốc lá ở góc đường Ngô Gia Tự Q5.

Chú cún nhỏ vốn là của bác sửa xe đạp kế bên tặng cho người phụ nữ. Tuy tuổi còn nhỏ, hiếu động nhưng chú ta rất ngoan ngoãn chơi trên vỉa hè và lúc nào cũng chỉ loanh quanh xe thuốc lá. Không chạy xuống đường, không đi chơi xa.

Người chủ không muốn tôi chụp hình nên trong bài này chỉ có hình chú cún mà không có hình chủ nó. Nhưng tôi cũng cảm nhận được sự quyến luyến của cả 2 khi trò chuyện và quan sát ...



 
Kỳ tiếp theo, khi có được hình ảnh, tôi sẽ post tiếp bài về người đàn ông nhặt ve chai với 2 chú chó quấn quít không rời, và một người chạy xe ba gác với chú chó trung thành...
 

Phu Dung

Moderator
Kỳ tiếp theo, khi có được hình ảnh, tôi sẽ post tiếp bài về người đàn ông nhặt ve chai với 2 chú chó quấn quít không rời, và một người chạy xe ba gác với chú chó trung thành...
Bạn Doberman ơi, nếu rảnh bạn hãy ghé một tiệm bán đĩa DVD trên đường Cao Thắng (TP.HCM) đi, ở khúc đối diện Tam Tông Miếu. Gần đây mình chuyển sang mua đĩa ở đó, ko chỉ vì giá cả tốt, nhân viên vui vẻ và thạo việc mà còn vì mình thấy mến người giữ xe ở đó. Bà có con chó ta xấu xí, mập ú như cái gối ôm cỡ lớn nhất, luôn được nằm trên cái ghế bố dưới gốc cây, có gối nằm và chăn đắp tử tế, trông yêu ko chịu được. Thấy cách quan tâm, chăm sóc của bà dành cho chú chó mình cảm động lắm.
Thế mới biết chó mèo cưng ko phải chỉ mấy giống ngoại đắt tiền hay là thú chơi của người nhiều tiền lắm của.
 

Vladavia

Member
Ở HN bác nào hay lượn đêm sẽ thấy gần công ty sổ xố, tầm đêm 10h 11h vẫn có một bà già ngồi bán kết quả ở gần góc đường Hàm Long - Hàng Bài, bên cạnh lúc nào cũng có một con chó đen ngoan ngoãn ngồi im bên cạnh. Món đề đóm em ko kết lắm nên chẳng bao giờ đứng lại mua KQ, nên cũng không bắt chuyện. Nhưng nhìn hình ảnh ấy cũng khá là tình cảm.
 

tran minh

Member
bài này mình đọc được trên blog
http://blog.360.yahoo.com/blog-jWo7w.Qhc6eJYDrYHdExYFs-?cq=1&p=4811

CHUYỆN LẠ Ở TÂY NINH
245 magnify

Sau chuyện Hai Lúa chế máy bay trực thăng, câu chuyện dùng tầm vông, dây thun chế xe tam khuyển ở Tây Ninh cũng thú vị không kém. Chuyện này do bạn đồng nghiệp Mai Quang Hiền ở Tây Ninh vừa gửi cộng tác cho tôi. Post lên đây để các bạn giải trí một tí giữa lúc không khí làng blog đang chùng xuống vì những thông tin buồn.

Ở bến Trung Dân, vùng xa tít trên xã Phước Vinh, xã biên giới của huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, nhiều năm nay, người ta thường thấy một bà lão lụi cụi đạp xe đi làm mướn theo sau là một chiếc xe hai bánh được ba con chó kéo chạy. Bà lão ấy, người huấn luyện những chú chó và chế ra cỗ xe tam… khuyển ấy là dì Cao Thị Mỹ, năm nay 73 tuổi. Nhà dì Mỹ ở gần bến sông, bến Trung Dân, đầu nguồn con sông Vàm Cỏ Đông. Nghèo khó từ nhỏ nên dì ba Mỹ quanh năm làm thuê kiếm sống. Mùa nào việc ấy, khi thì mót lúa, lúc làm cỏ mì, hái xoài, vớt lục bình, bắt ốc… kiếm thêm lít gạo, chai nước mắm cho bữa ăn hàng ngày.

Dì kể, hồi trước, thấy trên ti-vi có những chú chó kéo xe chạy băng băng trên cánh đồng tuyết trắng xoá, dì nghĩ mấy con chó nhà của dì chắc cũng làm được, vậy là dì tập cho chúng kéo thử chiếc xe bé xíu của trẻ con xem sao. Không khó lắm khi dì tập cho chúng kéo xe. Chúng ngoan ngoãn vâng lời và còn tỏ vẻ thích thú khi kéo chiếc xe chạy loanh quanh trong sân nhà.

Hơn chục năm nay, sức khoẻ ngày càng giảm đi, bầy chó ngoan của dì trở thành trợ thủ, giúp sức đắc lực cho dì trong vận chuyển những bao củ mì, bao lúa, vài chục trái cây mà dì đã thu gom được trong ngày. Chúng theo dì trên mọi nẻo đường và kéo chiếc xe cũ kỹ, đến chợ, ra đồng, cùng dì đi mót mì, lượm trái cây… Có lúc chúng đi theo dì rất xa, có khi đến vài chục cây số, từ bến Trung Dân lên chợ Tân Biên, vòng qua Gò Nổi, về Long Vĩnh, qua Mỏ Công. Thỉnh thoảng “cỗ xe tam cẩu” cũng theo dì về thị xã. Những chuyến kéo xe như vậy trên xe còn có thêm vài bao lúa, mấy buồng chuối.

Không chỉ có thể kéo xe, mấy con chó của dì ba Mỹ còn làm công việc đưa thư và đi chợ mua đồ không sai lần nào. Hồi dì ba cất chòi nhỏ bên kia sông để mót lúa, cần mua gì thì dì ba ghi vào tờ giấy, cho vô túi nylon rồi cột lên cổ con Bích là con bơi giỏi nhất, đưa nó ra sông bảo “về nhà” là chú chó ngoan ngoãn bơi qua sông về nhà. Người nhà hiểu ý, giao đủ “hàng” cho chú chó. Thế là Bích vội vàng xuống bến qua sông về với dì ba.

Mấy con chó của dì ba Mỹ được đặt tên rất vui tai: Cơ, Rô, Chuồn, Bích, Bích La, Xe, Mát Xa…Chiếc xe kéo dì ba “thiết kế” cũng độc đáo không ai có, xe được lắp ráp từ mấy cây tầm vông và vạt tre, cần xé, bánh xe đạp cũ. Sáng sáng dì ba đạp xe đi trước, chúng lẽo dẽo kéo xe theo sau. Chúng rất thích được kéo xe chạy long nhong trên đồng ruộng hay trên đường làng. Có khi chúng hứng chí kéo xe chạy băng băng qua mặt dì ba rồi đứng lại chờ . Cũng có lúc chúng bị mấy con chó trên đường ghẹo chọc tấn công và chúng cũng kiên cường mang cả xe chống trả. Đó cũng là những lúc dì ba mệt nhất. “Hàng hoá” trên xe văng mỗi thứ một nơi. Trái cây thì giập nát, mấy bụi lục bình gãy tơi tả…dì ba phải nhặt nhạnh gom lại rồi vỗ về mấy con chó cưng bình tĩnh tiếp tục lên đường.

Cho đến giờ bầy chó của dì ba vẫn mạnh mẽ kéo xe, hiên ngang rong ruỗi trên những con đường. Những người dân hai bên đường thấy chúng đi qua thường kêu chúng dừng lại và cho nước uống hay cho ăn. Chúng ngoan ngoãn và rất thân thiện với mọi người. Nói là cỗ xe có ba con chó kéo nhưng thật ra chỉ có con đầu đàn là con Xe, đảm nhận. Còn hai con hai bên là con Mat- xa rồi con Bích- la là hai con chó anh em. Con Mát-xa kéo phụ hợ cho con chó cha là con Xe. Còn Bích La chỉ đi theo chơi cho vui. Hình như chúng cũng thích thú khi được đi đó đây nhiều.

Tính ra dì ba Mỹ có hơn mười con chó từng kéo xe phụ cho dì ba. Con nào cũng mập mạnh, có lẽ do vận động thường xuyên. Tưởng kéo xe để phục vụ cho dì ba nhưng thật ra chỉ là theo dì cho vui, vì cái xe thì nhỏ, mấy con chó của dì ba chỉ là chó cỏ, mà dì ba chưa bao giờ cho chúng kéo nặng hơn 50 kg. Mấy con chó của dì ba Mỹ là chó ta nên chúng rất dễ nuôi, có gì ăn nấy. Cả mít cả xoài chín, chuối chín chúng ăn ngon lành. Giống chó dì ba đang nuôi chỉ là chó cỏ, đặc biệt lưỡi con nào cũng có đốm đen, chân có móng đeo, eo thon ngực nở. Dì ba nói giống chó như vậy rất khôn và trung thành. Hai con chó kéo xe ban dầu của dì ba là con Cơ và con Rô, cặp chó nầy đẻ được bốn con chó là Chuồng, Bích, Xe, Tô. Con chó nào cũng đã trải qua vài năm kéo xe, phụ việc cho dì Ba. Con Xe có hai con chó con là con Bích La và con Mát Xa. Bây giờ chỉ có con Xe là đầu đàn cho cỗ xe này.

Dì ba rất thương bầy chó. Hôm con Cơ bơi qua sông đi chợ cho dì, khi quay trở lại, nó bị một nhóm dân nhậu rượt bắt, để làm thịt.Vậy mà con Cơ thoát đựơc về chòi của dì Ba. Thương tích đầy mình, máu lẫn với bùn sông. Không chịu nổi mấy chục gậy của mấy tay bợm nhậu, tối đó con Cơ hộc hộc mấy tiếng rồi chết. Dì Ba buồn lắm.

Nói chuyện với dì Ba, dì vui vẻ cho biết nếu sau này con Xe có già thì con Bích La, con Mát Xa sẽ thay thế để theo dì đi làm mướn cho vui với dì. Hiện dì Ba đang có một bầy chó 5 con khoảng 6 tháng tuổi đủ sức tiếp tục kéo chiếc xe ngộ nghĩnh có lẽ chỉ có một chiếc độc nhất ở Tây Ninh.

Blog Page
 

hangzin

Dịch giả Vietpet
Đó, vậy nên đâu phải là phải cho chúng ăn ngon, mặc đẹp mới là thương yêu chúng. Có thể có những người lắm tiền mua những chú chó ngoại trị giá hàng chục triệu nhưng nếu không tự tay chăm sóc chúng, chơi với chúng, vuốt ve và yêu quí thực sự chúng thì chắc chúng sẽ không bao giờ trả ơn thích đáng như những con chó trong những mẩu chuyện này đâu. Cảm ơn bác Doberman và bạn tranminh về những mẩu chuyện cảm động này nhé
 

tran minh

Member
bài này cũng sưu tầm dc trên blog
http://blog.360.yahoo.com/blog-i74a.IAlc7NwLlW8X3SqeQvn?p=11491

Ở khu phố HTG ở có một tay bợm nhậu rất thích chọc chó.

Con chó bẹc-giê to như con nghé khoái xực nội y của chị em mà HTG đã kể, rất ghét tên này.

Một hôm, sau nhiều ngày bị rọ mõm và bị nhốt trong nhà, chú bẹc-giê khoái sực nội y được tháo cũi sổ lồng cho chạy ra ngoài chơi.

Chẳng hiểu thế quái nào, vừa ra ngoài đường, chú ta phóng ngay đến chỗ bãi phân to như một con cá lóc nằm còng queo của thằng cha say xỉn nào ị bậy hồi hôm mà công nhân vệ sinh chưa kịp dọn.

Chú bẹc-giê to như con nghé đang đánh hơi khịt khịt với "của lạ" thì tay bợm nhậu cưỡi xe máy ngang qua.

Nhẽ ra đi luôn thì chẳng việc gì, đằng này gã bợm nhậu liền dừng xe lại, trợn mắt mắng:

- Thằng chó ngu. *** (xin lỗi, phải trích nguyên văn cho có không khí) mà mày cũng ăn à.

Chú chó ngửng lên, mắt long sòng sọc vì nhận ra kẻ thù, miệng nhe răng trắng nhởn "grừ, grừ…" mấy tiếng rồi bất ngờ ngoạm ngay vào cục phân, sau đó chồm tới chỗ gã bợm nhậu.

Gã bợm nhậu còn hiên ngang nhe răng cười vì định bụng, con chó mà tấn công thì ta rồ ga dọt lẹ, nó làm quái gì được mình. Nhưng người tính không bằng trời tính, cái xe máy Trung Quốc của gã bỗng nhiên dở chứng chết máy không chịu nổ, khiến gã ngã đánh rầm xuống đường sau cú vồ như bồ bịch ập vào nhau của chú chó.

Phập! Cái cẳng chân nung núc những thịt của gã nằm gọn gàng trong cái mõm to như con nghé của chú bẹc-giê khoái xực nội y.

Buối tối đi làm về đến nhà, thấy ồn ào bên nhà hàng xóm, HTG vội chạy quá xem. Thì thấy gã bợm nhậu chống nạng đang đòi kiện chú chó với chủ nó về 2 tội:

1. Cắn người.

2. Ngậm *** cắn người.

Gã lý luận: Thằng chó đểu. Nó cắn tui đã đành một nhẽ, nhưng trước khi cắn nó lại ngoạm đống phân cho dơ miệng rồi mới cắn nên cái vết thương của tui 2 lần bị nhiễm trùng.

Về nhà, HTG kể lại chuyện này cho 2 thằng cu con nghe. 2 thằng vỗ tay cười rộ, nói:

- Bạn chó thông minh thiệt!
 

tran minh

Member
cũng từ blog trên luôn:


Hồi chưa cấm đốt pháo, sau đêm giao thừa nọ, một đồng chí hàng xóm của HTG bỗng nhiên xí được một chú bẹc-giê to như con nghé.

Khỏi nói, đồng chí hàng xóm mừng như địa chủ được mùa. Đầu năm có chó chạy vào nhà, hên phải biết.

Mà chú chó này rất lễ phép, không sủa bậy, không cắn bậy, nói gì nghe nấy, khi nằm thì cuộn tròn khoanh đuôi rất ý tứ, gia giáo.

Sướng quá, đồng chí hàng xóm khoe khắp xóm đồng thời lộ rõ ý định: Sau vài ngày không ai tới nhận lại thì tui nuôi luôn đó nghen. Con này đuôi phướn (đuôi có nhiều lông nở to như bông lau), tứ túc mai hoa, lưỡi có đốm, mắt không có nhử ghèn, ban đêm rọi đèn vào là đỏ théng như mắt cọp, vừa hùng dũng oai phong vừa thông minh lanh lẹn. Rất đáng nuôi. Rất đáng nuôi.

Nhưng chỉ hết ngày mồng Một Tết, qua ngày mồng Hai HTG đã thấy đồng chí hàng xóm mặt mày méo xẹo vì chó. Hỏi, đồng chí xổ một tràng thuật lại nỗi niềm:

- Mẹ cha nó chứ, cho nó ăn cơm, nó chê. Đến khi lột cái bánh tét ra để cúng, mới quay qua quay lại, nó nuốt chửng cả cây bánh tét mà vẫn nhỏ nước dãi thòm thèm. Chú mày biết không, từ hôm qua đến giờ, nó xơi của anh 3 cây bánh tét. Mẹ kiếp, thằng chủ nào tới đây nhận chó, ông bắt đền. Bắt đền ngay chứ không lôi thôi lếch thếch gì cả.

Quả nhiên vài ngày sau, có người chủ tới nhận chó nhưng tức thì nói vậy thôi, đồng chí hàng xóm của HTG chơi đẹp không bắt đền. Lúc giao chó cho chủ, đồng chí hàng xóm phấn khởi nói:

- Mẹ kiếp, nhẹ cả người. May mà ông tới nhận sớm chứ nuôi vài ngày nữa, chắc tui sạt nghiệp hoặc giết thịt nó để đánh chén quá.

Sau vụ này, vài năm sau, đồng chí hàng xóm vẫn còn hãi chó bẹc-giê. Nhưng thằng cu con của đồng chí ấy thì không hãi. Nó mê chó. Lại là bẹc-giê mới đúng kiểu dân chơi chó thành phố.

Vậy là cu cậu mua đâu đó được một chú chó bẹc-giê con về nuôi. Con chó này lớn nhanh như thổi, chỉ tội không phải đuôi phướn mà là đuôi quả chuối (đuôi ít lông, cuộn tròn) nên đồng chí hàng xóm không thích. Đồng chí ấy nói:

- Mẹ cha nó, cái con chó này đuôi y như cục *** (quả thật, cái đuôi cuộn tròn cũng giống cục phân của mấy thằng cha ỉa giấc ngoài đồng thiệt), nuôi làm chó gì.

Nhưng thằng cu con dứt khoát không chịu nghe lời cha. Năm chú chó "đuôi cục ***" (xin lỗi, gọi vậy để khỏi nhầm với chú chó đuôi phướn) được 3-4 tuổi gì đó, chú đã như một con nghé và có một sở thích lạ đời: Ăn quần áo phụ nữ.

Một lần cả nhà đồng chí hàng xóm đi vắng, lại quên rọ mõm nên chú chó "đuôi cục ***" tha hồ tung tăng từ tầng một chạy lên tầng hai sủa vang rồi lại chạy bổ xuống tầng một.

Sau đó nghe tiếng sột soạt, sột soạt rõ to. Hình như chú đang xơi quần áo.

Buổi tối, nhà đồng chí hàng xóm trở về. Cả xóm đang thanh bình bỗng nghe tiếng rú của vợ đồng chí hàng xóm:

- Trời ơi cái áo ngực "trai-um" (triump) của tui mới giặt phơi ở dây đâu mất rồi. Còn cái quần xì đỏ nữa…

Cả xóm nháo nhào như ong vỡ tổ.

Thì ra ở nhà buồn tình, chú chó "đuôi cục ***" đã xơi tái bộ nội y mới tậu của bà chủ vào trong bụng.

Mẹ thì tru tréo vì tiếc của, còn thằng cu con thì rơm rớm nước mắt vì lo cho con chó của nó ỉa không ra mấy cái của nợ kia. Nó chạy qua hỏi HTG:

- Bây giờ làm sao chú hè?

- Sao trăng cái gì, mày ra hiệu thuốc tây mua một liều thuốc xổ cho nó uống là ra tuốt tuồn tuột.

- Hehe. Cảm ơn chú. Thế mà cháu nghĩ không ra. Cháu đi mua đây.

- Khoan đã, nhớ mua thêm cục xà bông thơm nhé - HTG nói với theo.

- Để làm gì? - Thằng cu con gãi đầu ngạc nhiên.

- Để cho mẹ mày giặt cái mớ nội y từ *** chó chui ra rồi mặc lại kẻo lãng phí. Nhớ chửa!
 

tran minh

Member
còn bài này là kể chuyện chó ma:
(những bài này mình đều sưu tầm trên internet)


Chuyện chó Bông và Tôm

Trong suốt mấy mươi năm qua, gia đình tôi đã nuôi rất nhiều đợt chó, có dễ đến gần trăm con, tên đặt thì đủ kiểu: Mực, Vá, Ki, Quýt, Tô, Phèn... nhưng tôi nhớ nhất là con Bông và con Tôm, cả hai đã sống với chúng tôi rất lâu và đều chết một cách oan uổng, tức tưởi.

Con Bông cùng tuổi với tôi, năm tôi lên năm thì nếu tính theo tuổi chó, nó đã là một tráng niên. Bất cứ ba tôi đi làm, đi nhậu hay đi chơi nơi đâu thì có nó chạy theo đến đó.
Soạn: AM 691373 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Con Bông cùng tuổi với tôi, năm tôi lên năm thì nếu tính theo tuổi chó, nó đã là một tráng niên

Khi ông mất, thi hài đem chôn ở nghĩa địa ông Ba Lung ngoài chợ quận cầu Tiếng - Bình Dương cách xa làng khoảng bảy cây số, thì cả nhà không tìm thấy con Bông đâu nữa, cho đến hôm má tôi đi chợ và ra thăm mộ, mới thấy nó nằm sõng soài trên nấm mồ của chủ. Dì tôi nhà ở gần đó nói rằng hèn chi thỉnh thoảng có thấy nó về uống nước, ăn qua quít vài miếng rồi đi, thì ra nó vẫn còn quyến luyến ba tôi nên cứ quẩn quanh riết ở ngoài cả. Mới hơn một tuần mà con Bông còm cõi xác xơ, má tôi phải dỗ dành mãi nó mới chạy theo xe mà về nhà.

Từ đó nó lại bám theo má tôi như bóng với hình, bà đạp xe chở hàng như bún, rượu hay bánh đa... đi mọi nơi để bán là nó luôn chạy theo xe như một cận vệ trung thành.

Bỗng một hôm thầy Ba Lai ở làng Bốn nhìn thấy con chó rồi hỏi anh tôi:

- Con chó bông này của nhà mày phải không Châu?

- Dạ thưa thầy phải!

-Về kêu má mày cho nó đi, nếu không thế nào trong nhà cũng có người gặp tai nạn.

Má tôi nghe anh thuật lại thì cũng có hơi lo sợ, nhưng con chó có nghĩa quá, cho đi thì tội nghiệp. Bà còn đang lưỡng lự, dùng dằng suy nghĩ thì chiều hôm đó, anh Châu cùng chúng bạn căng một sợi dây thun giữa cái gốc điệp mà thi nhảy cao, đang lấy đà phóng tới thì anh bị trượt chân trên đám rêu té ngửa ra đằng sau, tay anh chống xuống đất gãy cái rốp, xương lòi cả ra ngoài coi ớn lắm. Cậu Ét băng sơ sơ rồi chở đi nhà thương, anh nằm trong bệnh viện gần một tháng mới được về nhà.

Má tôi đến thăm thầy Ba Lai và kể lại chuyện tai nạn, thầy nói:

- Bữa hôm thấy con chó có sắc hại chủ, tôi đã nói với thằng Châu, nhưng không ngờ sự việc xảy ra mau quá, nếu thím mà không cho con chó đó đi, tôi e rằng có khi còn nguy đến tánh mạng người trong nhà nữa, chớ không phải chỉ là chuyện gãy tay gãy chân mà thôi đâu.

Má tôi về nhà bần thần mãi, số là chính con Bông đã có lần cứu bà khỏi chết đuối. Lần đó nó chạy theo xe má tôi, vì xe chạy nhanh quá nên nó đã thấm mệt, nên ráng chạy qua mặt chủ để ra hiệu bằng cách tạt ngang đầu xe, ai ngờ vì xe chở một cần xé nặng quá, nên má tôi bị quẹo tay lái rồi rớt xuống con suối khá lớn ngay chỗ Cầu Đúc ở giữa làng Một với làng Hai, chiếc xe còn vướng lại trên thành cầu. Đường đã về chiều nên vắng người, thấy chủ không biết bơi đang ngớp ngớp dưới nước, nó phóng xuống cắn lấy áo và lôi vào bờ. Má tôi thoát chết, ngồi thở cho lại hồn rồi ráng dựng xe lên mà chạy về nhà. Con Bông như biết lỗi, kêu lên ứ ứ rồi lúp xúp chạy theo sau.

Sau cùng vì quá sợ hãi, tuy bị giằng co với niềm thương con chó, bà phải kêu người ta mà cho đi, nghĩ rằng đổi chủ thì con chó không còn làm hại ai, nhưng sau đó nghe nói lại là người ta cũng sợ và đã làm thịt nó rồi.

Hồi con Bông chết, tôi theo má đi Hố Nai - Biên Hoà nên không có dịp mà khóc thương nó.

Khi gia đình tôi chuyển về Rạch Giá lại có thêm một con chó trắng như bông, đặt tên là con Tôm.

Còn nhớ năm đó tôi học đệ thất, anh Toàn học đệ ngũ ở trường Trung Học Cái Sắn ngoài đường lộ, cách nhà khoảng bảy cây số. Buổi trưa tan học về, hai anh em đang chở nhau trên xe đạp vừa ngang qua kinh Rọc-Bờ-Ke, thì thấy ông anh rể tôi đang bồng một con chó con trắng như cuộn bông gòn. Anh cười vẫy tay và gọi:

- Hai đứa có muốn nuôi chó con không? Anh cho nè.

Chúng tôi ào tới, anh nói:

- Nhà kia có cả bầy tới năm sáu con lận, anh xin một con rất đẹp mà họ chỉ cho con chó trắng này, vì họ sợ chó trắng thường là chó ma.

Ma hay không tụi tôi đâu có ngán vì con chó mập tròn, mũm mĩm trông dễ thương hết sức. Năm đó tôi bắt đầu học Anh Văn theo cuốn Let's Learn English, cứ mỗi cuối chương thì có một bài ngắn của một du học sinh, đó là Tom's impression. Hồi đó thầy dạy Anh Văn của tôi không đọc là Tom mà cứ đọc là Tôm. Thấy cái tên hay hay, có thể đặt cho con chó con, mà tên này cũng dễ cho cả nhà gọi nó, nên chúng tôi kêu là con Tôm.

Con Tôm lớn nhanh như thổi, chưa tới một tuổi mà đứa em út tôi cưỡi có nhong nhong như cưỡi ngựa, dù nó là chú chó ta chứ không có vẻ gì là lai bẹc-giê. Dáng nó oai phong, đứng giữa đám chó vàng đen, vện vá, nó như ông vua, đã thế giọng sủa ồm ồm của nó làm cả trẻ con lẫn người lớn đều khiếp vía. Thế nhưng nó không cắn bậy bao giờ. Nhớ có lần thầy Thông về giảng đạo, ông có tập họp đám thiếu niên lại mà dạy võ judo và Việt Võ Đạo, thường khi tập ở hội trường nhà thờ, nhưng bữa đó thằng Trung rủ thằng Hải về nhà, hai đứa lúi húi đẽo gọt nửa mảnh dừa khô, làm cây đeo vô bảo vệ hạ bộ mỗi khi tập đá. Lúc thằng Hải nhảy lên dùng đòn chân kẹp cổ thằng Trung mà quật xuống đất, thì con Tôm bênh chủ phóng tới ngoạm ngang cần cổ, nó đè thằng nhỏ ra nhưng răng không làm trầy một chút da, mắt ngước lên nhìn chủ. Thằng Trung tá hoả quát lớn:

- Tôm, buông nó ra, bạn mà.

Con chó buông liền, cụp đuôi xuống rồi đi ra một góc sân ngồi chồm chỗm coi tập võ tiếp.

Năm 1967 má tôi làm nhà lại, chở đất ngoài ruộng về đắp nền cho cao để chống lụt, lại mua tôn và gỗ dầu về làm cho lâu bền chứ không dùng vật liệu bằng tràm và lợp lá dừa nước như trước nữa. Con Tôm thường đứng trên vỉa hè, mỗi khi nó sủa thì tiếng vang lồng lộng lên mái tôn và theo gió vẳng đi xa hàng cây số.

Mỗi năm đến mùa nước nổi, chó cái rượng đực rầm rập suốt đêm, mấy con chó đực đố ở xóm có dám tranh gái với chàng tôm, có lần nó ngoạm ngang cổ một Thằng láo toét, dám "múa rìu qua mắt thợ" rồi vảy một cái, con kia văng đi thiệt xa, da cổ tuột ra một miếng gần bằng bàn tay, lộ thịt đỏ hỏn coi dễ sợ luôn. Từ đó Tôm là lãnh chúa của bọn chó trong xóm.
Soạn: AM 691375 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ma hay không tụi tôi đâu có ngán vì con chó trắng mập tròn, mũm mĩm trông dễ thương hết sức. Con Tôm lớn nhanh như thổi, chưa tới một tuổi mà đứa em út tôi cưỡi có nhong nhong như cưỡi ngựa, dù nó là chú chó ta chứ không có vẻ gì là lai bẹc-giê.

Tới năm Mậu Thân thì tôi đã lớn, chiến trận tràn lan, chợ ở xóm bị trực thăng cá nhái bắn cháy ngay hôm mùng một Tết, người dân sống dọc quốc lộ phải di tản vào sâu trong ruộng. Ông Ba Cước Đá bị trúng đạn ngay ngực, máu ướt đẫm cái khăn sọc băng sơ sài. Cô con gái ông vừa khóc vừa bơi xuồng vô phía cuối kinh, ai trông thấy cũng nghĩ là ông sẽ chết, vì vô trong hướng cuối kinh thì làm gì có nhà thương(?). Vậy mà phước đức ông bà để lại, họ vô tới sông Đòn Dông, quẹo trái bơi về hướng thị xã Rạch Giá và được cứu sống.

Mùa xuân năm đó người chết khắp nơi, miếng đất sát bờ kinh chỗ nhà ông Ba Vó, bên mấy cái nấm đất đắp vội, đi qua ngửi thấy đầy mùi tử khí, súng nổ hằng đêm át cả tiếng chó tru trong đêm trường.

Qua hè tôi phải lên Sài Gòn học, để lại sau lưng vườn ruộng quê nhà, gia đình yêu dấu, với con chó Tôm đã cùng tôi chơi giỡn cũng như đi săn chuột ngoài đồng mỗi khi qua mùa gặt lúa.

Một năm sau tôi về thăm nhà, không có con Tôm ra đón như mọi khi. Tôi mừng vì được gặp mọi người thân nhưng vẫn còn thấy thiếu cái gì. Thấy tôi ngó quanh, đứa em hỏi:

- Anh tìm con Tôm phải không? Nó chết rồi!

Tôi khô cả cổ họng:

- Làm sao mà nó chết?

- Cách đây mấy tháng, nhà nào cũng được lệnh phải giết chó, vì nó sủa làm lộ việc chuyển quân, em chôn nó ngoài gốc mận kia kìa.

Thằng nhỏ vừa nói vừa ứa nước mắt.

Than ôi, số phận con Tôm cũng nổi trôi khốc liệt như những người dân trong thời buổi chiến tranh.

Tôi bước ra trước hiên nhà, dấu vết đất xới đào của mộ con Tôm nằm im mát dưới bóng cây mận cành lá xum xuê. Còn đâu con chó trắng quấn quít ngày xưa!

Tôi đứng nhìn mông lung về phía Kinh 6, từng lớp bông lau trắng bạc ở những bờ đìa đang dập dờn theo cơn gió, quê nhà coi bộ yên lành mà sao không có lấy một tiếng gà gáy hay chó sủa (?)

Có tiếng đứa em nói nhỏ sau lưng tôi:

- Con Tôm thường hiện hồn về đứng ở nơi đây, nhiều người nói với em rằng đêm đêm vẫn còn nghe tiếng nó sủa vang vang từ căn nhà của mình.

Đêm đó tôi không ngủ được, thao thức mãi dưới mái nhà xưa, bỗng có tiếng chó sủa, đúng là giọng con Tôm, hay là nó biết có tôi về nên sủa mừng đón.

Tôi ngồi bật dậy nhìn qua song cửa: Chỉ có bóng cây lay động dưới ánh trăng nhạt nhoà vì sương đêm.

Từ thiệt xa, vọng về tiếng chó tru ma quái lẫn vào tiếng chim kêu rời rạc: Cú! cú! cú!...
 

tran minh

Member
sưu tầm

Chuyện chó trong tiểu thuyết Kim Dung
Tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung (Trung Quốc) là tiểu thuyết võ hiệp, đáng lẽ chẳng liên hệ gì đến chó mèo cả. Ấy vậy mà trong tác phẩm của mình, ông lại dành cho con chó khá nhiều tình cảm mới là điều lạ.

Tác phẩm Hiệp khách hành nói về cuộc đời của cậu bé Cẩu Tạp Chủng. Cẩu tạp chủng có nghĩa là chó lộn giống. Nguyên là cậu cũng có cha mẹ đàng hoàng tử tế nhưng một người phụ nữ ghen với mẹ cậu, đã bắt cậu về nuôi từ khi mới 3 tháng tuổi. Bà đặt tên cho cậu là Cẩu Tạp Chủng để khi nhớ tới mẹ cậu, bà kêu tên cậu... chửi cho đỡ buồn.

Mãi đến khi lớn lên, cậu bé mới hiểu mình tên là Thạch Phá Thiên, con của Thạch Thanh và Mẫn Nhu ở Giang Nam. Tuy cái tên rất xấu, nhưng Cẩu Tạp Chủng đã thể hiện phong cách của một người anh hùng đúng nghĩa, khác xa với người anh ruột của cậu, vốn có tên Thạch Trung Ngọc cực đẹp nhưng hành vi lại rất xấu xa.

Cùng đi theo Cẩu Tạp Chủng là một con chó lông vàng thông minh, trung thành tên là A Hoàng. Hiệp khách hành là một tác phẩm vinh danh loài chó, chỉ tiếc loài chó không biết đọc chữ! Ở vài tác phẩm khác, hình ảnh con chó cũng hiện ra. Chàng trai Trương Vô Kỵ mới 14 tuổi, lên Thiên Sơn, đã bị bầy chó săn của Chu Cửu Chân rượt cắn.

Tác phẩm Ỷ thiên đồ long ký gọi đây là bầy ác cẩu (chó dữ). Trong tác phẩm Bích huyết kiếm, Kim Dung còn tả cảnh hàng vạn con chó... sói (lang), rượt đuổi các con mồi trên sa mạc Hoàng Thổ dưới núi Thiên Sơn. Chó sói... cũng là chó vậy, chẳng qua là chúng chưa được thuần hóa mà thôi.

Có chó, tất phải có chuyện ăn thịt chó. Tuy tiểu thuyết của Kim Dung chưa tập trung được nhiều thịt chó như ở chợ Ông Tạ, nhưng nhiều nhân vật của ông rất khoái món thịt chó. Trong Thiên long bát bộ, có nhà sư Tam Tĩnh vi phạm giới luật, ăn thịt chó uống rượu đế đàng hoàng. Nhân vật Hồng Thất Công trong Xạ điêu anh hùng truyện là một ông trùm ăn thịt chó.

Trong Ỷ thiên đồ long ký cũng có chuyện quân Mông Cổ canh gác Đại Đô (Bắc Kinh), nấu nồi thịt chó, hơi thơm bay ngất trời xanh. Nhân vật Phạm Dao - Quang minh hữu sứ của Minh giáo đã đến bốc một cục ăn trước, nhân đó đổ thuốc Thập hương nhuyễn cân tán vào nồi thịt chó để đầu độc cả bọn, rồi tìm thuốc giải cứu quần hùng Trung Quốc.

Trong Tiếu ngạo giang hồ, Điền Bá Quang bày đặt vu cáo Định Dật sư thái uống rượu ăn thịt chó khiến cô Nghi Lâm phải cãi lại: “Dù ngươi có rình mò thì cũng không bao giờ thấy sư phụ ta ăn thịt chó uống rượu đâu!”. Chiêu thức võ công cũng mang tên con chó đàng hoàng. Phong Ba Ác (trong Thiên long bát bộ) đấu võ với Trần trưởng lão của Cái Bang, đã há miệng... cắn họ Trần một miếng.

Bao Bất Đồng - cùng phe Phong Ba Ác - gọi đó là thế “Lã Đồng Tân giảo cẩu” (Lã Đồng Tân cắn chó). Làm gì có chiêu thức kỳ quái này, chỉ có chiêu thức “Cẩu giảo Lã Đồng Tân” (chó cắn Lã Đồng Tân). Thế nhưng vì không nỡ gọi đồng bọn mình là chó nên Bao Bất Đồng đã đảo ngược lại.

Cũng trong Thiên long bát bộ, Mộ Dung Phục đánh té sấp địch thủ của mình là Đoàn Dự. Hắn giễu cợt Đoàn Dự đang sử dụng chiêu “Ác cẩu ngật xí” (chó dữ táp phân). Đoàn Dự nổi nóng, đã dùng Lục mạch thần kiếm đánh cho hắn té đái vãi phân. Bọn hào sĩ giang hồ Cái Bang chuyên đi xin ăn, nên rất ghét con chó. Mỗi người phải cầm theo một cây gậy để xua chó.

Từ đó, Kim Dung đặt ra một pho võ công gọi là “Đả cẩu bổng pháp” (phép dùng gậy đánh chó). Theo ông, loại võ công này rất cao cường, gồm 72 đòn thế, chỉ sử dụng một cây gậy trúc mà chống được quyền, chưởng, đao, kiếm... Tất nhiên, “cẩu” ở đây không còn là con chó nữa mà nó là kẻ thù địch, kẻ tàn bạo, quân xâm lược.

Các bang chủ Cái Bang như Hồng Thất Công, Hoàng Dung, Lỗ Hữu Cước đều sử dụng nhuần nhuyễn “Đả cẩu bổng pháp” này. Từ con chó trong tiểu thuyết, tôi nghĩ đến chuyện... con người trong đời thường. Các cơ quan pháp luật, cơ quan thanh tra cũng đã dùng một loại “bổng pháp” để đánh mấy anh (chị) tham ô.

Tham ô ăn đủ thứ: quota, dầu khí, sắt thép, tiền dự án, tiền xây dựng cơ bản... Một năm qua, các vị đó “đánh” khá riết nhưng hình như càng đánh thì càng... hổng hết (?). Có lẽ, đòn thức, chiêu thế của chúng ta chưa linh hoạt, chưa biến hóa vi diệu như “Đả cẩu bổng pháp” của Cái Bang.

Tôi đề nghị như vầy: Trong năm con Chó này, ta hãy đọc... tiểu thuyết Kim Dung, nghiên cứu lại 72 đường “Đả cẩu bổng pháp”, đánh cho đúng và cho trúng. Chớ còn đánh dở dở ương ương kiểu ông gì gì đi thanh tra cái vụ gì gì đó, cuối cùng được tặng đất, lại thỏa hiệp luôn với tham ô thì dân họ cười chết!

Mà khi dân họ cười thì họ lại đi tin chuyện trong tiểu thuyết võ hiệp hơn là tin mình. Cái đó mới là vẽ cọp thành chó! Mình phải làm sao cho cái “Tân Đả cẩu bổng pháp” của mình cũng linh nghiệm ngang bằng hoặc hơn cái “Đả cẩu bổng pháp” của Kim Dung.

ĐỒ BÌ
__________________
 

tran minh

Member
thêm một truyện nữa nè:

Hai con chó & Bản năng sinh tồn

Con thứ nhất:

Nó là con chó lai giống Becgiê, chúng tôi mua giống tận thành phố Đà Nẵng mang về. Nó ăn nhiều và lớn nhanh như thổi, chỉ 6 tháng sau nó đã to khỏe nhất làng.

Nhờ to khỏe nhất làng nên nó có thể đi bất kỳ nơi đâu mà không sợ bị đám "ỉ gần nhà" rượt. Nó có thể đến bất kỳ nhà ai để ăn, thậm chí đến nhà người khác để rượt "chủ nhà". Nó được xòm làng đặt tên "chó đi ăn giỗ" chỉ vì nhà nào có đám giỗ là nó đến ăn cả ngày.

Nhờ to khỏe nên nó có thể giành "gái" dễ dàng, bất kỳ nơi nào có "gái" là nó đến và được đáp ứng ngay, con nào lén phén là nó cắn chết mẹ, vì thế mà nó không phải thức khuya dậy sớm để tranh với các con cho khác.

Người ta nuôi chó để giữ nhà, còn nhà tôi nuôi chó phải giữ chó, xóm làng thì ai cũng biết nó là con chó của nhà tôi nên không ai đánh đập, nhưng có bọn bắt cho trộm thì nó thèm con chó nhà tôi lắm. Vì vậy, cứ mỗi tối về là nhà tôi phải dắt con con chó vào nhà, trải khăn bông cho nó nằm, không dám thả ra trong đêm.

Lại phải thường xuyên tắm gội cho nó, thỉnh thoảng mua thịt tươi cho nó ăn, tập cho nó nhảy cao, chạy tốc độ...

Gia đình tôi tự hào vì con chó, ai đụng đến nó cứ như là đã xúc phạm đến danh dự của nhà. Được cái nó khôn, không cắn người, không bắt gà vịt hàng xóm nên cũng ít khi đụng độ.

Con chó thứ 2:

Đó là một ngày mồng 1 Tết, nhà tôi ngủ dậy thấy có con cho con xù xì cứ vẫy đuôi mừng, rồi liếm chân mọi người trong nhà, nó cứ như đã ở nhà tôi lâu lắm rồi. Theo tục nhà quê “mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì may” nên cả nhà tôi cứ mặc kệ nó sống trong nhà.

Nhà tôi có 1 trang trại, đó là một cánh đồng rộng cách biệt khu dân cư. Từ trang trại đến nhà dân gần nhất phải 4km, trang trại này được nuôi sống bằng mồ hôi và sự sáng tạo của ba má tôi, đó là nơi giúp anh em chúng tôi có cái ăn, cái mặc. Đó cũng sẽ là nơi con chó này sống.

Ba tôi mang con chó ra trang trại, làm phép để nó không còn nhớ đường về. Mỗi ngày nó được ăn 1 lần, còn lại nó tự đi bắt chim bắt chuột để ăn. Nó là giống cho cỏ nên nhỏ con nhưng rất nhanh nhẹn và sống rất bản năng.

Chẳng bao lâu nó đã tỏ rõ sự nguy hiểm và lợi ích của nó. Nó săn bắt đại tài, nếu nó đã phát hiện được con mồi thì nó rình cả ngày, nó bỏ ăn để theo con mồi đến cùng. Lúc nó đang săn, nếu có kêu nó gắt lắm thì nó cũng chạy về, vẫy đuôi, rồi thì lại chạy đi tiếp, không ăn.

Bắt chuột là chuyện quá thường, thỉnh thoảng nó bắt mèo hoang và chồn, xong lại mang xác về. Nhiều phen mang được xác con mồi về đến nhà thì nó cũng kiệt sức, nằm duỗi dọc, thở dài, không buồn đến ăn uống.

Buổi tối, một mình nó ở lại và canh giữ trang trại, nếu người từ trang trại khác đến trang trại nhà tôi thì cả ngày hôm sau nó hướng về phía ấy mà sủa, gặp mặt người ấy là nó sủa, sủa rất gắt, kiểu rất bất bình. Nhiều lần như thế nhà tôi cũng hiểu được nó.

Cứ thế, mỗi đêm nó ở lại một mình, đến sáng thì nó đứng đợi ba má tôi ra, nó mừng và chạy sủa quanh cả trang trại, còn lại tôi cũng không hiểu nó sẽ buồn và thất vọng đến mức nào nếu ngày ấy ba má tôi bận việc.

Khác với con cho becgie ở nhà, con chó nay chủ yếu được huấn luyện săn bắt, tôi thuộc một số khẩu lệnh mà ba tôi thường dùng với nó:

- Ô về ô: khi ông hét to như vậy thì con chó nghe sẽ chạy về
- Ô đây: con chó sẽ chạy theo ông, săn mồi quanh vị trí ông đứng
- Ô xịt…xịt..: con chó sẽ chạy về hướng tay ông chỉ hoặc hướng ông quăng đá và săn mồi ở đó.
- Ô im: con chó im lặng

Điều thú vị là khi bắt mồi, nó thường ngặm ngay cổ con mồi và xiết cho đến chết, đó là bản năng của nó, không ai dạy được cho nó và con người muốn học cũng không làm được.

Nó bơi rất giỏi, khác với các con cho khác thường sợ nước thì con chó này rất chịu bơi, thỉnh thoảng ba tôi dắt nó ra sông để tắm cho nó (trang trại nằm sát sông).

Cùng với đồng ruộng, con chó trưởng thành lúc nào nhà tôi cũng không để ý, chỉ thấy nó không còn lớn nữa mà chỉ ngày càng khôn ra, ngày càng thân thiết và gần như chiếm được niềm tin tuyệt đối của ba má tôi. Vì thế, đồng ruộng ngày càng trở nên gắng bó với ba má.

Đó là buổi sáng ngày hè nóng nực ở miền Trung, ba má tôi ra trang trại như thường lệ, không con chó chạy tung tăng, cũng không nghe tiếng sủa mừng của nó, định lòng chắc nó đang rình mồi.

Vào nhà (trong trang trại có 1 cái nhà để ở), ba tôi nghe tiếng “hư hử”, nhìn lại thì thấy con chó nằm duỗi chân, phơi bụng, mắt nhắm nghiền, toàn thân cứng đơ, tiếng “hư hử” như lời từ biệt cuối cùng của cuộc đời với người chủ cưu mang đời nó. “Con chó chết rồi má mi ơi” là câu nói rã rời của ông chủ trang trại.

Nhưng ba má tôi vẫn chưa tin nó chết, ba đào cái ổ đất ẩm, chôn thân hình nó xuống, chừa lại cái mủi cho nó thở, má tôi cà đậu xanh nước đường, chanh… đỗ cho nó, rồi làm các loại thuốc dân gian đắp hoặc đỗ cho nó uống, nhớ gì làm nấy, người ta chỉ sao làm vậy. Nhưng con chó vẫn nằm im, vẫn cứng đơ.

Thương con chó, ba tôi không chịu bó tay, ông thử phân tích nguyên nhân để tìm giải pháp cấp cứu hữu hiệu. Rồi ông nghĩ chắc đêm qua nó săn đụng rắn Hổ gió, đó là loại rắn không cần cắn mà chỉ cần phun hơi độc có thể gây chết người. Chắc con chó đang bị nọc độc của nó. Nghĩ là làm, ông kêu mọi người đi tìm lá xông, nấu lên rồi ông xông cho con chó.

Xong, ông lấy áo quấn quanh, giữ ấm cho con chó, ông đã làm hết cách, ông đã lo lắng cho nó không khác gì cho các đứa con của ông. Vẫn hối hả, bồn chồn, chờ đợi. Cả ngày ông chẳng làm gì, cứ lần quần nghe tiếng hư hử của con chó ngày càng yếu đi.

Nói lại con becgie ở nhà, nó đã bị chết theo cái cách mà cả nhà tôi suốt nhiều năm trời đề phòng.

Đó là một đêm tối trời, người nhà tôi đi chơi về khuya, mở cửa dắt xe vào nhà, cũng là lúc con chó chui ra, chắc là tranh thủ “đánh dấu lãnh thổ”. Thế là nó bị bỏ sót bên ngoài.

Sáng ra thấy trước nhà có máu rãi rác khắp con đường, dù không tin nhưng sự thật vẫn là sự thật, con Becgie đã mãi mãi ra đi.

Bọn bắt chó trộm có rất nhiều chiêu, nếu bắt cho sống (thường là chó cảnh) thì chúng dùng dây thòng lòng để xiết cổ, lôi đi, bỏ bao mang đi. Còn nếu bắt chó thịt thì phổ biến nhất vẫn là bỏ bã và soi đèn pin rồi dùng gậy đập vào đầu, rất dã mang.

Con chó bị bỏ bã chỉ ngất xỉu chứ không chết ngay, nếu phát hiện sớm có thể dùng nước lạnh tưới lên, con chó sẽ tỉnh lại, còn nếu quá 1 giờ đồng hồ sẽ chết. Ngược lại, nếu bị soi đèn pin và đập thì con chó sẽ chết ngay, không kịp sủa. trong trường hợp này, sẽ có máu me bê bết, rãi khắp đoạn đường bọn trộm mang xác con chó đi. Đó chính là trường hợp con Becgie nhà tôi.

Cuộc đời nó như thế cũng đã đủ, nó chỉ ăn, chạy nhông nhông ngoài đường, phá bỉnh thên hạ, hưởng thụ đủ món từ ăn uống đến “gái gú”. Nhưng dù không nói ra chắc các bạn cũng hiểu nhà tôi tự hào vì nó chừng nào, và niềm tự hào ấy đã bị kết liễu đơn giản bởi một gậy của kẻ trộm. Quá đơn giản!

Dù đã đề phòng nhiều năm, dù căm ghét bọn bắt chó trộm thì cũng phải chấp nhận mất con chó, bởi không ai lại không sai sót, không ai đủ kiên trì và chính xác để ngày ngắm đêm trông, và chỉ cần một thoáng sơ xuất là mất trắng, giống như con chó oai hùng đã chết mà không hề có một phản ứng, chết ngay cái lần sơ xuất đầu tiên, chết bắt đắc kỳ tử.

Năm ngoái, miền Trung lũ lớn, 5 cây lũ liên tiếp tràn về, ngập hết trang trại. Cứ mỗi lần lũ về thì ba má tôi phải lo chống lũ, trong đó có 1 việc không bao giờ thiếu là bắt đường cho con chó leo lên gác trại trú lũ, đó là công việc rất kinh nghiệm của người miền Trung, chỉ cần bắt con chó bỏ lên gác, con chó sẽ tự tìm đường xuống và đường lên, không cầm tay chỉ việc được. Sau đó ba má thu dọn mọi thứ và lùa đàn bò về nhà (nơi ở cao, lũ không đến được).

Đã 5 năm rồi, con chó vẫn ở lại với trang trại giữa biển nước, không phải quý gì mà bắt con chó ở lại trang trại để giữ, cái chính là nếu nó chạy theo về 1 lần thì nó sẽ nhớ đường và chạy về mãi, ngay cả ngày thường nó cũng chạy về, không chịu ở lại. Vì thế mà mỗi lần thấy con chó chạy theo về thì ba tôi la nó quay vào.

Vì vậy, cứ mỗi khi thấy nước sông dâng cao, ông chủ lùa bò về thì nó biết là nó sắp phải ở lại một mình, điều đó vô tình dạy cho nó một hành động ngoài dự đoán của con người: Thay vì chạy theo đàn bò về thì con chó lén chạy theo sau, vì sợ ông chủ la trở lại nên nó phải làm vậy. Nhà tôi lại mất con chó từ đó, ba má tôi như mất một người bạn, đồng ruộng như mất niềm vui và sự nhộn nhịp. Đó là thiệt hại lớn nhất do thiên tai gây ra cho nhà tôi trong năm ngoái.

Lùa đàn bò về tới nhà, nhốt bò vô chuồng, mưa lạnh, mệt mỏi, ba tôi định nghỉ lưng thì từ nhà dưới má tôi hỏi vọng lên:
- Ông về còn con chó đâu rồi?
- Chó nó ở ngoài đó chứ hỏi chi rứa.
- Chu cha, ông không thấy con chó chạy theo về hả?
- Ở đâu?
Má tôi giải thích:
- Lúc ông lùa bò qua đường nhựa tràn (nước tràn đường) thì con chó ở ngay sau ông đó.
- Bà thấy sao không chỉ tui
- Tui tưởng ông dắt nó về theo, mà mưa gió kiểu này làm sao nói được.

Ba tôi đội mưa đi ra đường nhựa tràn với hi vọng tìm con chó, trời tối sập, nước lớn nhanh, đường nhựa tràn trở thành biển nước tự bao giờ. Sáng hôm sau, trời tờ mờ sáng, ba tôi đã bơi ghe ra trang trại kiếm con chó, nhưng điều đó cũng chỉ là một lời khẳng định: Con chó đã bị nước lũ cuốn trôi thật rồi.

Từ đó, ba tôi luôn trách má tôi mỗi khi có ai nhắc về con chó: “Bà thấy con chó chạy theo mà không chịu nói tui một tiếng”, còn má tôi thì trách ba tôi: “Con chó chạy theo 4,5 cây số mà không thấy”, ai cũng có lý do để trách nhau, không ai đủ can đảm nhận mình đã làm mất con chó.

Dải đất miền Trung đã thật sự bước vào mùa nắng, nếu được ở đây bạn sẽ hiểu “hoa nắng” là gì, nắng mà cũng có hoa ư? Thật đấy, nắng làm mắt con người bị hoa, bị choáng, nhiều lúc nhìn nắng chỉ toàn thấy những cánh sao nho nhỏ nhảy tưng tưng giữa không trung, những ngôi sao nho nhỏ do cảm giác mà có ấy chính là “hoa nắng”, người miền Trung còn gọi “nắng như thấy sao” đấy.

Một buổi trưa, gát cuốc ngồi nhìn hoa nắng trong trang trại, ba tôi không thể tin vào mắt mình nữa, bởi ông thấy con chó bị nước lũ cuốn trôi từ năm ngoái lại chạy về. Nó vừa đi vừa lôi cả một đoạn dây xích dài khoảng 3m, cuối đoạn dây xích còn có 1 cái vòng sắt. Thật khổ nhọc, nó đi một đoạn lại vướn, lại cố thoát ra để đi, nó cứ hướng về phía trang trại. Không ngồi yên được, ba tôi ra đón nó, dắt nó vào trang trại. Nó mệt nhoài, toàn thân rả rời, lại có cả vết trầy xước do bị đánh. Chắc nó đã kiệt sức bởi nó không vui mừng gì mấy khi gặp lại chủ, mà nó chỉ chui vào góc nhà nằm thiếp đi.

Nhìn con chó tội nghiệp, ba tôi tháo dây xích cổ cho nó rồi lấy cơm cho nó ăn, nhưng nó cũng không ăn được bao nhiêu, lại nằm. Ông nhủ lòng “mày còn sống trở về đây với tao là được rồi”. Chỗ nó bị nước lũ cuốn trôi cách trang trại hơn 4km, đường đi lại phức tạp, trong đó có 2km đường quốc lộ, 3 chiếc cầu, còn lại là bờ ruộng quanh co, lại lôi cả đoạn xích dài với cái vòng, vậy mà nó vẫn về được.

Ba tôi đoán chắc khi nó bị nước lũ cuốn trôi thì có người vớt được, hoặc nó bị trôi tấp vào nhà ai đó, nhưng nhờ khả năng “giao tiếp và ứng xử” tốt mà thoát được cái “lá mơ củ riềng”, thay vào đó người ta nhốt nó lại và nuôi như chó nhà. Nhìn cái dây xích trong cổ nó lôi theo thì biết.

Khi bị nuôi nhốt như vậy, tâm trạng nó không khác gì con Hổ của Thế Lữ, vậy nên, chỉ cần có cơ hội là nó băng đi, không loại trừ khả năng nó nhớ “cơm muối đậu, rau mắm nêm” của ba má tôi.

Ba tôi vui mừng ra mặt, ông khoe với mọi người rằng “con chó của tôi đã về”, ông còn gọi điện cho má tôi ra trang trại xem con chó đã về. Nhưng lúc mọi người đến xem “con chó đã về” của ông thì không còn thấy đâu nữa, ai cũng nghĩ là ông nói dối, còn ông thì bán tin bán nghi. Ông nói: “Rõ ràng là cái tô tôi cho nó ăn còn đây, và đoạn dây xích nó lôi về vẫn còn đây”.

Cả tuần sau vẫn không thấy con chó đâu cả, chỉ còn lại đoạn dây xích để ba tôi tin là không phải ma. Nhưng từ đó trong đầu ông luôn tự hỏi: Con chó đi đâu?

Ông thấy con chó về rồi thì tại răng mà không cột nó lại
- Ủa, chớ ai biết đâu cái chuyện nớ mô, cứ tưởng hắn về rồi thì hắn ở với mình, hồi mô tới chừ có cột bao giờ đâu nào?
- Uổng công nuôi con chó
- Úa, chớ uổng thì đã uổng từ cây lũ năm ngoái kia chớ, đâu bữa ni mới uổng nay?
- Ông cứ nói chuyện như ma

Ba má tôi cứ mãi trách nhau mỗi khi có ai hỏi đến con chó, thậm chí ba má còn trách nhau ngay cả khi chẳng ai hỏi, cứ nhớ lại con chó thì ba má tôi lại trách nhau. Những lời trách không quá nặng nề nhưng lại dai dẳng, cũng vì nó không nặng nề nên nó được dịp để dai dẵng và cũng không bao giờ tìm ra được gốc rễ của sự việc.

Lúc buồn thì ba tôi phân trần “hắn về, mình đã đổ cơm cho hắn ăn rồi chứ phải chi, vậy mà hắn lại đi”, cứ như hạt cơm của ông đã gói gắm bao nhiêu ân tình, đợi mong trong đó. Lắm khi ông như trách con chó, nó đã quá vô tình, nó đã làm ông mất nhiều đêm gát tay lên trán mà thở dài.

Rồi thì mọi thứ cũng dần trôi qua, ba tôi cũng không còn xăm soi cái đoạn dây xích nữa, không ai còn nói đến con chó nữa. Đúng lúc đó, con chó lại chạy về, rất ngạc nhiên, cũng đúng giờ trưa, cũng trong cái đám “hoa nắng” ấy, cũng mang 1 đoạn dây xích giống nguyên như trước, chỉ có điều khác là bây giờ nó chạy về trong sự chứng kiến của cả nhà tôi chứ không phải một mình ba tôi như trước. Bạn biết ba tôi làm gì không? Không cần suy nghĩ, mà thật ra ông đã suy nghĩ quá nhiều rồi, Ông bắt con chó và cột thật chặt, nó sẽ không bao giờ mất nữa. Đơn giản vậy thôi, ba má tôi, gia đình tôi sẽ không bao giờ mất con chó nữa, họ đã cột nó rất cẩn thận.

Con chó chạy về đã xoá tan mọi nghi ngờ, mọi trách móc. Nhưng cũng từ đó, ba má tôi mỗi ngày phải “cơm bưng nước rót” cho con chó, dắt nó đi tiểu tiện, ông bà thay phiên nhau, nhắc nhỡ nhau chuyện ấy, rất tự nguyện, một cách tự nguyện làm khổ bản thân.

Còn con chó, từ ngày bị cột, nó cũng chẳng buồn, nó cũng chẳng sủa, cứ nằm, ai cho gì ăn nấy, ai dắt ra ngoài thì ngửi ngửi rồi “xả nước cứu thân”. Không hề nhìn thấy hình ảnh con chó tung tăng chạy nhảy ngày xưa, chắc nó quên cả rồi, chắc cuộc sống đưa đẩy nó quá nhiều đến độ nó không còn là nó?
 

tran minh

Member
bài này trên báo tuổi trẻ:

Chó Bắc cực ở Sài Gòn

*Nguyên Thuỷ
Trong một lần ghé thăm anh bạn đang phụ vợ bán hủ tíu, tôi được cho biết một thông tin khá lạ: Chó Bắc cực kéo xe ở Sài Gòn. Anh bạn bảo: Cứ 9-10 giờ tối mỗi đêm đến nhà anh, sẽ thấy chó kéo xe (vẫn thường thấy trên ti vi, phim ảnh) chạy ngang nhà

Đến từ vạn dặm
Chó Bắc cực ở vùng xa xôi, giá lạnh của người Eskimo, sao lại vượt qua vạn dặm đến sống ở Sài Gòn nóng bỏng? Thông tin đó kích thích tôi tìm đến người có cái thú chơi chó kỳ lạ này. Tiếp tôi, anh giới thiệu tên là Lê Chính, chuyên kinh doanh ống nước nhựa, ngụ ở phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP.HCM, cách nhà anh bạn tôi không xa mấy.
Đang nói chuyện chó dưới nhà, chợt tôi nghe một dàn đại hợp xướng "gâu gâu" trên lầu. Anh Chính bảo giang sơn các chú chó trên ấy và đưa tôi lên sân thượng ở lầu 4. Đó là một khoảng sân trống có hòn non bộ lớn, xen lẫn cỏ cây, nước chảy róc rách. Căn phòng ở phía sau lủ khủ chó. Lần đầu tiên tôi tận mắt nhìn thấy những chú chó Alaska - từ chuyên môn gọi là Alaskan Malamutes. Trông chúng thật mạnh mẽ và kiêu hãnh, ngực rộng, cơ bắp săn chắc. Bề ngang hông của con Alaska rộng ít nhất là 5 tấc. Trong phòng này còn có một con bec-giê Đức, cũng to cao nhưng xem ra không xi-nhê gì so với con Alaska đến từ Bắc cực. Thấy tôi, mấy con Alaska sủa dữ dội. Tôi hơi chùn chân. Nhưng anh Chính bảo: "Không phải nó "cự" anh đâu. Đuôi nó vẫy, nó muốn kết bạn với anh đó". Nghe vậy tôi mới hoàn hồn.
Anh Chính kể, cuối năm 2006 anh mua hai con Alaska ở Mỹ, rồi mua vé máy bay đưa chúng về Việt Nam. Đây là loài rất hiếu động, tò mò, thích chạy nhảy. Đôi khi còn phá phách đồ đạc chung quanh nếu nó có nhu cầu gì đó, "gọi" mà chủ không thèm trả lời. Để kiềm chế bớt sự hiếu động quá mức của chúng, anh Chính thường răn đe bằng các hình phạt. Lỗi nhẹ thì bắt nằm sấp, hai chân trước duỗi ra; nặng thì bắt ngồi yên, giơ hai chân trước lên, không nhúc nhích trong 5-10 phút. Những bài học đầu tiên này do những ông thầy các trường chuyên dạy chó ở Sài Gòn được gia đình mời đến nhà huấn luyện. Các con Alaska của anh Chính nay đã biết nhảy qua vòng tròn, biết giơ chân ra chào khách...
Cùng là loài chó thông minh, dễ dạy, nhưng bec-giê trông "ngầu" và trừ chủ ra, người lạ rất khó gần. Ngược lại, chó Alaska tỏ ra rất thân thiện, kể cả với khách. Đặc biệt, nó rất thích chơi với trẻ em. Và cô con gái út của anh Chính là Bảo Ngân, một vận động viên nhi đồng từng đoạt giải bơi lội châu Á, đã “bị” hai con chó Alaska (con đực anh đặt tên Noble, con cái tên Angel) mê hoặc. Chính vì thân thiện với người nên chó Alaska mắc một nhược điểm rất lớn là... không biết giữ nhà! Qua trao đổi, anh Chính phổ biến một kinh nghiệm rất đáng quan tâm đối với những ai có ý định nuôi loài chó này: chó Alaska rất ghét sự... phân biệt đối xử. Nếu nhìn thấy chủ âu yếm con chó khác mà quên mất nó đang ở bên cạnh, thì khi chủ quay lưng đi, hậu quả thảm khốc sẽ xảy ra. Con chó được chủ ưu ái chắc chắn sẽ bị một trận đòn. Nếu "nựng" chó, phải "nựng" cho công bằng. Đó là điều mà người nuôi chó Alaska không được phép quên.
Thắng áp đảo trên "sân khách"
Ngay trong lần tham dự một Dogshow tổ chức tại Tao Đàn mới đây, con Noble đã "hớp hồn" ban giám khảo lẫn người xem. Anh Chính kể, cuộc thi tổ chức vào dịp 2.9.2007 tại Tao Đàn, TP.HCM, thu hút khoảng 70-80 "vận động viên" chó có nguồn gốc Đức, Nhật, Trung Quốc, Anh và cả chó Phú Quốc đến dự thi. Vợ anh dẫn con Noble, anh dẫn con Angel đến. Hai con Alaska lông đen - trắng, dày hai lớp, chân to, cao, khỏe, thực hiện hiệu lệnh của chủ rất thuần thục nên nhanh chóng vượt qua vòng sơ khảo và đứng nhất bảng.
Đến vòng chung kết, đối thủ của hai con Alaska là con Chihuahua có xuất xứ từ Mexico và "nặng ký" hơn là con bec-giê khá đẹp của một "đại gia" người Đài Loan hiện sinh sống tại TP.HCM. Lúc đó ban giám khảo phân vân giữa con Noble và con bec-giê, không biết chọn con nào thì một tình huống bất ngờ xảy ra. Khi Noble xuất hiện trên sân khấu, nó đã chinh phục các em thiếu nhi đang sinh hoạt trong khuôn viên Tao Đàn. Những ánh mắt trìu mến, những tràng vỗ tay đều dành cho con Noble. Sự phân vân của ban giám khảo đã được "tháo nút". Con Noble vốn chỉ quen kéo xe trượt tuyết ở Bắc cực, vừa nhập cảnh, lại phải "đá" trên sân có nhiệt độ trên 30 độ C, đã thắng áp đảo ngay trên "sân khách" để đoạt ngôi quán quân một cách oanh liệt.
Kéo xe... gắn máy, nhớ về xứ tuyết
Sau hơn nửa năm "nhập hộ khẩu" Sài Gòn, hai con chó Alaska đã dần quen với cuộc sống phồn hoa đô hội. Ngoài sân thượng trên lầu 4 tạo cảm giác thiên nhiên để chúng đỡ nhớ quê nhà, trong phòng chó ở phía sau sân thượng còn được lắp thêm chiếc máy lạnh công suất hai ngựa rưỡi chạy liên tục từ 9 giờ sáng đến khoảng 3 giờ chiều. Được gia đình anh Chính chăm chút, đôi bạn tình Noble - Angel đã cho ra đời thêm 6 chú Alaska nhí, nâng tổng số đàn chó của anh lên 17 con (hơn một nửa trong đó là chó Alaska). Anh Chính cho biết, bình quân mỗi con ăn hết khoảng 15.000 đồng/ngày, chưa kể các "dịch vụ" tắm rửa, cắt móng chân, tỉa lông... Ước mỗi tháng gia đình anh bỏ ra không dưới 3 triệu đồng cho chúng. Chưa hết, gia đình anh Chính đã lên tận Đà Lạt mua một mảnh đất khá rộng ở ngoại ô thành phố. Không lâu nữa đàn chó Alaska của anh sẽ được chuyển lên đây.
Nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Đối với chó Alaska, chạy nhảy, kéo xe là truyền thống tổ tiên chúng truyền lại. Nếu không cho chúng lao động, những phẩm chất quý giá vốn có của chúng sẽ bị thoái hóa dần. Xử lý điều này trong điều kiện đất chật người đông, nắng nóng, khác xa so với ở Alaska là điều không dễ. Nhưng anh Chính vẫn có cách. Thay vì kéo xe trượt tuyết thì anh cho chúng kéo... xe gắn máy. Mấy con Alaska cũng không lấy gì làm phiền trước cách làm kỳ lạ này của ông chủ. Làm gì thì làm, cứ đến 9 giờ tối anh Chính lại dắt các con chó Alaska ra, nai nịt yên cương cho chúng, rồi buộc một đầu dây vào chiếc xe gắn máy. Anh Chính chỉ cần ngồi lên xe và chỉ hướng đi, không cần nổ máy, các con Alaska sẽ kéo ông chủ chạy bon bon trên đường. Nó còn biết quẹo trái, quẹo phải theo hiệu lệnh đã được dạy trước. Mỗi con có 15-20 phút để làm việc này, lần lượt từng con. Hôm nào anh quên, hoặc bận công việc, cứ đến giờ là mấy con Alaska lại sủa đòi kéo xe. Anh Chính nói: "Chúng rất thích kéo xe. Nếu cho chạy thoải mái, mỗi con có thể kéo 30-40 km là chuyện thường. Với chúng, đó mới là phần thưởng".
Cứ thế, hằng đêm người dân quanh vùng Tân Phú vẫn thường thấy lúc một con, lúc hai con chó kéo chiếc xe gắn máy chạy lòng vòng trong khu công nghiệp Tân Bình. Đó chính là những con chó đến từ Bắc cực xa xôi, lần đầu tiên "nhập hộ khẩu" vào Việt Nam...
 

tran minh

Member
tiếp:


Chó Đông, chó Tây

Trên hai mươi năm trước, trong cuộc biểu tình của cộng đồng Việt tị nạn chống Trương Như Tảng ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, có người dắt một con chó đeo tấm biển “Trương Như Tảng”, ký giả chụp hình đăng báo, được nhiều người chú ý. Đầu năm 2005, cựu tướng Nguyễn Cao Kỳ đi Việt Nam làm môi giới thương mại, khen nhà cầm quyền cộng sản và chê bai những người chống cộng, có người đã viết báo chỉ trích ông Kỳ, viết trại tên ông thành “Nguyễn Cao Kầy”, ngụ ý so sánh ông với chó, vốn có tên khác là “con cầy”. Trong khi ấy, gia đình cựu Tổng thống Bush (Bố) lấy tên người bạn thân nhất của ông để đặt tên cho chó là C. Fred, và cựu Tổng thống Clinton lấy tên ông chú đáng kính đặt tên cho chó của mình là Buddy.

Những việc làm trên đây có vẻ khó hiểu: Phải chăng người Việt tị nạn yêu mến các ông Trương Như Tảng và Nguyễn Cao Kỳ, hay các tổng thống Bush và Clinton sỉ nhục bạn và chú mình? Tuy cùng liên hệ người với chó, nhưng ý nghĩa trái ngược nhau, vì “chó Đông” khác “chó Tây”. Nói rõ hơn, chó Đông chó Tây đều là chó, nhưng người phương Đông và phương Tây có cái nhìn khác nhau đối với loài chó. Phương Đông coi chó là con vật thấp hèn, giận ai thì mắng là “ngu như chó”, mặc dầu có nhiều con chó rất khôn. Phương Tây ngược lại, không coi chó “như” một phần tử của gia đình, mà coi chó “là” một phần tử của gia đình.

Tâm trạng coi thường chó, không phải chỉ riêng người Việt mới có, mà bắt nguồn từ người Tầu. Trong ngôn ngữ Trung Hoa, có nhiều chữ liên hệ tới chó chỉ sự khinh bỉ. Ví dụ: Cẩu là chó, “cẩu hạnh” là tính nết chó, chỉ bọn tiểu nhân; “cẩu hợp” là kết giao một cách bất chánh, hay nam nữ “lẹo tẹo” với nhau ngoài vòng lễ giáo. Đến nỗi, chó không biết cười, mà cũng có chữ “cẩu tiếu”, tức là cười bậy, không mục đích. Ngay cả lòng trung thành của chó cũng bị chê: “cẩu mã chi trung”, là lòng trung thành của loài chó ngựa, chỉ trung thành với những ai cho ăn (khẳng định này có vẻ hơi oan cho loài chó, vì có nhiều con chó bị bán cho chủ mới, vẫn tìm đường về với chủ cũ). Một chữ khác trong Hán tự chỉ loài chó là “khuyển”. Chữ này cũng chỉ sự khinh bỉ, ví dụ khi người ta không ưa một nhà nho có tư tưởng cấp tiến, vượt ra ngoài khuôn khổ chỉ dậy của thánh hiền, thì gọi là “khuyển nho”.

Ngay trong thời đại mới này, người Tầu vẫn còn khinh bỉ loài chó. Vào tháng Năm 2005, hãng thông tấn Reuters đã đăng lại một tin của Chongqing Morning Post ở Trùng Khánh cho biết nhà cầm quyền Trung Quốc đã cho cả một nhóm trên 50 người đổi họ cùng một lúc, từ họ Cẩu (Gau) thành họ Kính (Jing). Lý do là vào thế kỷ thứ mười, nhóm người này mang họ Kính, nhưng Hoàng Đế Shi Jingtang (Kim Kính Đường?) muốn dành riêng chữ Kính cho mình, bắt họ Kính phải bỏ đi nửa chữ bên phải, biến thành họ Cẩu. Nay họ xin bỏ họ Cẩu, trở về với họ Kính. Theo một người trong nhóm xin đổi họ này, Cẩu là một tiếng sỉ nhục tại Trung Hoa, và con trai ông ta đã không thể kiếm được bạn gái chỉ vì mang họ Cẩu. Không cô nào dám lấy chồng họ Cẩu, sợ mang tiếng cẩu hợp.

Trong khi chó Đông bị xa lánh, có những con chó Tây đã được kính trọng đặc biệt, đó là trường hợp con Beau, đã tạo ra biến cố lịch sử tại Thượng viện Hoa Kỳ. Năm 1995, Thượng viện biểu quyết Quốc hội cũng phải áp dụng như mọi cơ sở khác đạo luật tạo điều kiện thuận tiện cho những người tàn phế (Americans With Disabilities Act), như bảo đảm cho nhân viên khiếm thị được mang chó dẫn đường vào nơi làm việc. Trong khi ấy, nội quy Thượng viện cấm chó không được vào phòng họp. Năm 1997, bà Moira Shea, phụ tá về chính sách nguyên tử của nghị sĩ Ron Wyden (D-Ore), mặc dầu mắt không nhìn rõ, đã bị cấm không được mang con chó dẫn đường tên Beau vào phòng họp. Kết quả, Thượng viện đã phải làm luật cho chó dẫn đường vào phòng họp. Beau thành anh hùng, tiếp tục sự nghiệp lãnh đạo loài người. Đầu tháng 12-2005, không muốn để Beau chịu đau đớn thêm vì chứng tê thấp của tuổi già, bà Shea đành cho chích thuốc để Beau ra đi, thiêu xác và giữ tro tại nhà.

Một con chó khác cũng khiến Quốc hội Mỹ phải thay đổi luật. Giữa năm ngoái, Rex, một con bẹc-giê chuyên đánh hơi bom và người chỉ huy nó là nữ trung sĩ không quân 27 tuổi Jamie Dana bị bom nổ dưới gầm chiếc Humvee trong khi đang di chuyển ở Iraq. Rex chỉ bị thương nhẹ, nhưng Dana trọng thương. Theo ký giả Donna St. George của Washington Post, câu nói cuối cùng của Dana trước khi bất tỉnh là “Rex đâu?”. Nhiều tuần lễ sau mới hồi tỉnh, Dana xin nuôi Rex. Không quân không cho, vì theo luật, tuổi về hưu của chó là từ 10 tới 14, trong khi Rex mới 5 tuổi. Hai mươi chín ngàn người đã ký tên ủng hộ việc Dana nhận nuôi Rex. Không quân đã nhựơng bộ, yêu cầu Quốc hội sửa luật, quy định những trường hợp đặc biệt cho phép chó giải ngũ sớm. Một cuộc lễ đã diễn ra ngày 13-1-06 tại căn cứ không quân ở Peterson, Colorado, chính thức cho Dana nuôi Rex.

Nhân dịp đầu năm Chó, xin ghi lại một số tin tức đáng chú ý liên can tới chó trong năm qua. Vào đầu tháng 12-2005, hơn hai trăm nhà khoa học thuộc Broad Institute tại Cambridge, bang Massachusetts, một viện nghiên cứu thuộc Harvard và MIT, đã công bố “genome” của loài chó, gồm 2,41 tỉ “chữ” hay nhân tố (tạm dịch từ chữ nucleotide) trong DNA. Trước đây, “genome” của loài người đã được công bố gồm 3 tỉ “chữ”. Genome là toàn thể những chỉ dẫn về sự cấu tạo một cơ thể. Nhờ biết được genome của người và của chó, rồi đây, các nhà nghiên cứu có thể biết được tại sao chó trung thành, và cái gì làm cho một số người không trung thành. Khi đã biết rõ căn nguyên, chỉ việc chích cho người không trung thành loại nhiễm tố trung thành của loài chó, thế là người sẽ trung thành như chó. Ngày xưa, tác giả Lý Ngư viết là người Tầu lấy cái của chó tháp cho người, khiến người yêu đương dai như chó. Đúng là bịa. Nhưng bây giờ biết genome của chó, chẳng bao lâu nữa, có thể Viagra thành vô dụng.

Theo các nhà nghiên cứu, chó là dã thú đầu tiên do các dân tộc ở Á Đông biến thành gia súc, vào khoàng 15 ngàn năm trước. Tất cả giống chó ngày nay đều bắt nguồn từ loài chó sói mầu xám (gray wolves), rồi càng ngày người ta càng pha trộn thành nhiều giống khác nhau. Khởi đầu, người ta nuôi chó vì những lợi ích thiết thực. Ngoài đồng thì chăn cừu, săn thú. Tại nhà thì canh trộm, và là cái cầu tiêu di động của đám con nít. Khi chó mập, người lớn ngả ra đánh chén. Như vậy, người Á Đông đã biết tái dụng sự vật, ít nhất là từ khi biết nuôi chó, trong khi người Tây bây giờ mới hô hào “rì-xai-cơn” (recycle), lại không biết ăn thịt chó, và tốn tiền mua đồ ăn cho chó. Thế thì rì-xai-cơn ở chỗ nào?

Tuy phương Đông có thói quen khinh chó, nhưng quả thật, có những con chó khôn như người, hay có khi hơn người, và nghe nói có cả thần chó nữa.

Theo tin hãng Reuters ngày 16-9-05 đánh đi từ thủ đô Nam Hàn (Seoul), có một con chó tên là Hama sống chung với các nhà sư trong chùa Buljang trên hòn đảo Chindo, cũng biết lậy Phật và ngồi nghiêm trang tụng kinh như mọi người. Du khách đã kéo tới ngôi chùa khá đông, để chiêm ngưỡng con chó ngoan đạo này. Nhiều người phân vân, phải chăng kiếp trước nó là người? Có một sự kiện lịch sử không nên bỏ qua: Tại Đại Hàn có dòng họ Lý, đã tới Việt Nam thăm quê cha đất tổ, nói rằng tổ tiên họ vốn chạy khỏi Việt Nam khi triều Lý suy tàn. Người ta còn nói rằng, Tổng thống Lý Thừa Vãn chính là người thuộc dòng dõi họ Lý từ Việt Nam. Mới đây, một sử gia trong nước lại trưng tài liệu nói rằng vị thần chó trong chùa Tiêu Sơn đã làm cho bà Phạm thị thụ thai và sinh ra vua Lý Thái Tổ. Biết đâu chó Hama đang sống trong chùa Buljang chẳng có liên hệ với thần chó trong chùa Việt Nam cả ngàn năm trước? Thật may, nếu không chạy thoát, khúc ruột ngàn dặm này chắc đã thành khúc dồi thơm phức từ lâu rồi!

Cũng tại Đại Hàn, cách đây ba năm, các nhà khoa học đã dùng thí nghiệm nhân bản vô tính tạo được một con chó, đặt tên là Snuppy. Khi nào các nhà bác học Đại Hàn tiến bằng Việt Nam, họ có thể tạo ra toàn dồi chó, thay vì phải tạo ra cả con chó.

Loại chó hơn người, ngay ở Việt Nam cũng chẳng thiếu. Hồi nhỏ, người viết biết một anh chuyên môn làm thịt chó. Mỗi lần anh này ra khỏi nhà, đều bị chó gầm gừ, sủa vang từ đầu thôn tới cuối xóm. Và từ làng này qua làng khác. Chó không biết sợ, đã cùng nhau có phản ứng trước kẻ sát hại đồng loại của chúng. Trong khi ấy, có những người, chẳng những không dám phản ứng, còn tỏ ra xum xoe, bợ đỡ những kẻ sát hại đồng loại mình. Ngay cả những loại chó săn cũng không bao giờ săn chó. Trong khi người săn người ở đâu cũng có. Những người này, nếu so sánh với chó, người không nhục, chó nhục. Về chuyện trung thành, ai cũng biết chó trung thành với người cho nó ăn. Có nhiều người ăn lương của dân, nhưng trung thành với kẻ làm hại dân. Đúng là ngu hơn chó!

Có mấy tin đáng lưu ý liên hệ tới chó Tây trong năm qua, theo tin BBC ngày 11-12-05, nước Anh đang cần tuyển nhiều “chó nghiệp vụ cao cấp” để phục vụ ngành năng lượng hạt nhân, bảo đảm an ninh cho các cơ sở nguyên tử khỏi bị phá hoại. Trong khi ấy, theo tin từ New York, một chung cư 27 tầng tại 205 Đông và đường 59, mà mỗi đơn vị gia cư giá từ trên một triệu tới 10 triệu đô la, đã mướn kiến trúc sư thiết kế một cái vườn đặc biệt dành riêng cho chó, để chó giữa thành phố có cảm tưởng như sống ở ngoại ô.

Theo Washington Post ngày 7-8-05, tại quận Montgomery thuộc Maryland ở ngoại ô Hoa Thịnh Đốn, có một nghĩa địa chó khá lớn, gọi là “Pet Gardens”, nói chung là nghĩa trang gia súc, nhưng phần lớn chôn chó. Chó chết được mai táng theo nghi thức nghiêm chỉnh, xác cũng được bỏ vào quan tài mở nắp (nằm nghiêng), giữa những vòng hoa. Cũng có giờ viếng xác trước khi chôn. Quan tài được chở tới huyệt bằng xe li-mu-din Lincoln Town Car. Trên mộ cũng có mộ bia. Tất cả chi phí cho một đám ma chó là 1150 đô la. Theo thống kê, nghĩa trang chó đầu tiên được thành lập ở Mỹ năm 1896, tại New York. Trên toàn nước Mỹ có khoảng 600 nghĩa trang chó.

Cũng tại vùng ngoại ô Hoa Thịnh Đốn, mới xẩy ra một vụ liên hệ tới chó ở quận Loudoun, khiến Washington Post ngày 9-1 phải loan tin lớn nhiều cột trang nhất, nơi thường dành cho những tin tức quan trọng hơn chuyện chó mèo. Bà Marylin Christian và gia đình mới dọn về căn nhà với 5 mẫu đất, để đàn mèo bốn con được thảnh thơi. Chẳng bao lâu, con mèo Cody 13 tuổi của bà bị giết. Thú y mổ xác giảo nghiệm cho biết nguyên do cái chết vì chó cắn. Sau nhiều ngày dò xét, bà nghi con chó Lucky của người hàng xóm là thủ phạm, nhưng chẳng có ai là nhân chứng. Cảnh sát có thể phóng tay với những người bị nghi là quân khủng bố, nhưng không thể bắt chó vô cớ. Bà Marylin xin phép chủ chó cho lấy nước bọt con Lucky, gửi tới phòng thí nghiệm của Đại học California ở Davis để thử nghiệm DNA cùng với mớ lông tang vật còn vướng nơi móng chân xác mèo. Tốn 500 đôn phí tổn, kết quả cho biết gần như chắc chắn Lucky là thủ phạm, tỉ lệ sai lầm một trên 67 triệu. Dù có kết quả thử nghiệm, sau khi tham khảo luật sư, nhà cầm quyền Quận vẫn không thể tuyên bố con Lucky thuộc loại nguy hiểm, để có thể bị trừng phạt, vì thiếu nhân chứng. Chưa biết nội vụ rồi sẽ đi tới đâu.

Có một nơi tuy ở phương Đông nhưng chó được đối xử như ở phương Tây, đó là Singapore. Theo báo The Straits Times ngày 2-9-05, ông Lim Bee Leong đã bị phạt ba ngàn đô la Singapore (gần hai ngàn đô la Mỹ) vì tội bỏ bê một con chó Bắc cực, khiến nó chết. Singapore nóng quanh năm, như Sài Gòn, người ta nuôi chó Bắc cực không phải để được mát mẻ, mà để “mát mặt”. Loại chó xứ lạnh này có hai lớp lông, phải có máy lạnh mới sống được ở xứ nóng, chứng tỏ chủ nó thuộc loại giầu có hơn người.

Đối với nhiều người Singapore, chó chết chưa hết chuyện: ông Lim chỉ bị phạt tiền mà không phải vào tù, là cái án quá nhẹ. Ở một nước người dân không được quyền biểu tình để đòi nhân quyền, có hai ngàn tám trăm người đã hăng hái ký tên vào bản thỉnh nguyện đòi bảo vệ cẩu quyền, đòi phạt tù những người sao lãng bổn phận đối với chó như ông Lim. Trước ông Lim, đã có nhiều người bị vào tù vì chó: Năm 2003, Leong Yew Foo 36 tuổi bị tù 4 tuần vì đấm một con chó nhà, và đánh nó bằng chai rượu; cùng năm 2003 Chinnaiah Solai 28 tuổi bị tù ba tháng vì giết một con chó con bằng cách đập nó xuống đất.

Tại Việt Nam, theo tin báo Dân Trí Online từ Hà Nội ngày 30-12-05, vào dịp cuối năm, người ta đi ăn thịt chó rất đông. Báo này viết: “Thịt chó là món ăn rất bình dân, thế nhưng xuất phát từ tâm lý ăn thịt chó ‘giải đen’ vào dịp cuối năm nên tất cả những nhà hàng thịt chó trong những ngày này đều chật cứng”. Và: “Ghi nhận của chúng tôi, tại khu vực Yên Phụ, các nhà hàng thịt chó mà lâu nay người ta đã quen tên như Hồ Kiểng, Anh Tú... đều kín chỗ”.

Nhìn chung, dù Đông hay Tây, chó cũng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống loài người. Chó Tây giúp người ta bảo vệ an ninh, và là bạn trung thành của người, khi người không còn biết tin ai. Vai trò chó Đông có vẻ còn quan trọng hơn. Như Singapore, người dân được quyền hoàn toàn tự do bảo vệ cẩu quyền, có thể tạm quên đi việc tranh đấu đòi nhân quyền cho chính mình. Nhờ đó, tình hình được ổn định mà làm giầu. Còn dân Việt Nam, sau thời gian dài hy sinh mạng sống và tài sản, bây giờ chẳng còn ai nghèo hơn để phải bận tâm giải phóng, cộng sản trên thế giới cũng chẳng còn mấy ngoe để phải làm nghĩa vụ quốc tế. Cuối cùng, về tinh thần, ai muốn thờ chó đều được tự do, còn về vật chất, được sống trên đời hưởng miếng dồi chó, là vui rồi. Đâu còn lý do để đòi hỏi gì nữa?
 

tran minh

Member
ngồi đến 00h để tìm và post bài, hehe, định ngủ lúc 21h, mà ngồi đến giờ luôn.
 
Top