nguyenducminh63
Active Member
Truy tìm "căn cước" chó Phú Quốc
TT - Tháng 7-1894, tại Anvers (Bỉ), trong một cuộc triển lãm hoàn vũ về chó, hai chó Phú Quốc là Xoài và Chuối đã đoạt giải cao, được ghi tên và lý lịch vào catalogue lưu trữ đến nay.
117 năm sau, tháng 7-2011, chó Phú Quốc lại xuất hiện và đoạt giải trên sàn đấu xảo tại Paris, tuy nhiên thân phận thuần chủng của nó đã bị nhiều biến cố làm nhạt phai. Đây cũng chính là lúc phải tìm lại hồ sơ cội nguồn “sang trọng” về một loài chó quý của VN.
Kỳ 1: Xoáy Phú Quốc trở lại sàn đấu xảo
Ở Giải vô địch chó đẹp thế giới (World Dogshow) năm nay, nhân kỷ niệm 100 năm ra đời của Liên đoàn Các hiệp hội nuôi chó giống quốc tế (FCI), hầu hết chó lông xoáy Thái Lan đều được đưa sớm tới Paris để tập dượt ngay trên sàn diễn từ ba ngày trước.
>> Sau 117 năm, chó Phú Quốc lại sang Paris dự thi
>> Chó Phú Quốc du đấu xứ người
”Đây là một dịp may phi thường để ít ra lần đầu tiên tôi được tận mắt nhìn thấy sự khác biệt về thần thái một cách rất sâu sắc giữa xoáy Phú (chó Phú Quốc lông xoáy) với xoáy Thái” - ông Phạm Thành Bưởi, người có thâm niên làm quản lý các maître-chien (nhân viên an ninh làm việc với cảnh khuỵển) thuộc đủ các quốc tịch tại Pháp, kể.
“Xuất hiện trước mắt chúng tôi là khoảng 40 con xoáy Thái, chủ yếu là chó có màu lông tro rất ấn tượng. Không ai có thể chối cãi mức độ và kỹ thuật cố định gen đã được áp dụng đến tối đa vớí xoáy Thái. Trước mấy chục con xoáy Thái đỉnh cao được chăm bẵm cực kỳ cẩn thận ấy, bên cạnh chúng tôi là Đốm và Vện, hai con chó Phú Quốc vô cùng ung dung, tự tại!” - ông Bưởi kể tiếp.
Trên sàn đấu xảo Paris
Đốm và Vện là hai chó Phú Quốc đầu tiên được mời tham gia “sàn đấu” quốc tế rất quan trọng này, sau 117 năm chó Phú Quốc từng dự thi và chiếm hạng cao trong cuộc triển lãm hoàn vũ về chó tại Anvers (Bỉ) hồi tháng 7-1894.
Trước khi bước vào Giải vô địch thế giới 2011, Đốm và Vện đi tới đâu cũng thu hút sự chú ý của những người am hiểu. Bởi đây là lần đầu họ được thấy tận mắt giống chó Phú Quốc đặc biệt của Việt Nam, nhất là vì “dải kiếm phả“(dải lông xoáy trên lưng chó Phú Quốc, từ dùng của ông Bưởi) và thần thái của chúng.
“Tại một quán ăn, khi chúng tôi đưa Đốm đi ngang dãy bàn của khoảng 20 người Nhật đang ăn uống vui vẻ, một người chợt đứng bật dậy. Ông ta hỏi đây có phải là chó Phú Quốc của Việt Nam, rồi quay sang dịch nhanh câu trả lời của chúng tôi.
Tất cả người Nhật ở dãy bàn cùng đứng lên đề nghị được chụp hình - ông Bưởi kể - Hẳn là trước đây họ đã có thông tin về chó Phú Quốc, song điều làm tôi chú ý nhất chính là cái lễ của họ đối với chúng tôi và con Đốm (lúc ấy Vện chưa kịp sang). Từ lúc đó trở đi, các phóng viên Nhật Bản tỏ ra đặc biệt quan tâm tới sự kiện chó Phú Quốc xuất hiện tại Giải vô địch thế giới năm nay...“.
Trước giờ Đốm và Vện chính thức ra sàn đấu Giải vô địch thế giới, từ Paris ông Bưởi kể qua điện thoại: “Nhiều người am hiểu, thuộc nhiều quốc tịch, đã hỏi chúng tôi rất nhiều khi phát hiện chó Phú Quốc giữa Paris. Một phụ nữ châu Âu hỏi khá kỹ: “Đây là thứ chó lông xoáy đến từ chó xoáy Thái?”. Tôi đáp: “Tổ phụ chúng đã cộng phần với một số dòng chó khác để xoáy Thái có cơ hội hiện diện trên cõi đời này”.
Bà ta hỏi vặn: “Dựa vào đâu mà ông nói vậy?”. “Bà có thấy con mắt của chúng không? Rất đen và tròng đen rất đầy. Thứ hai, cái lưỡi đốm đen đặc dị. Thứ ba, độ kết của lông rất vừa đều. Thứ tư, đầu và mặt không hề cần đến lớp da thừa. Thứ năm, chúng lộ rõ thần thái tinh anh vượt trội xoáy Thái. Bà nhìn xem, độ đứng của đuôi và các khớp đầy, dày gần như dồn cục của các khớp đuôi, tựa như một thanh trúc rất nhiều đốt... khác hẳn với bộ đuôi thuôn, đơn sơ (tựa thanh trúc thưa đốt) của chó Thái lông xoáy.
Vả lại, đuôi chó xoáy Thái luôn ngắn hơn, không có mấy con luôn dựng cờ thẳng vọt. Cuối cùng, bà thấy bộ lưng của chó xoáy Thái to bản và có chiều ngang bè, khác hẳn với cách kết cấu sống lưng hình tam giác của chó lông xoáy Phú Quốc...” - nghe tôi giải thích, bà gật đầu im lặng.
Hai chú chó Phú Quốc Vện và Đốm tại sàn thi đấu World Dogshow 2011 - Ảnh: Huỳnh Thanh Ngọc
Xoáy Thái và “công nghệ dogshow“...
Sau hai cuộc thi ở cả Giải vô địch chó đẹp quốc gia Pháp, và Vô địch chó đẹp thế giới 2011 (tường thuật qua bài “Chó Phú Quốc du đấu xứ người” ), ông Lý Nguyên Khôn đã quyết định gửi chú chó Vện của mình ở lại Paris thêm nửa tháng, tạo cơ hội cho ông Bưởi có dịp khảo sát thêm và thử huấn luyện nghiệp vụ cảnh khuyển cho Vện. “Tôi xem đó cũng là góp thêm một hình thức quảng bá chó Phú Quốc của Việt Nam ở nước ngoài“ - ông Khôn giải thích.
Quả thật, sau 117 năm vắng bóng trên đấu trườngquốc tế, chó Phú Quốc đang rất cần được quảng bá rộng rãi và sâu sắc hơn nữa, trước khi có thể bước vào... thị trường các loại chó giống trên cả thế giới.
Ông Khôn cho biết khoảng ba năm gần đây, ông thường sang Thái Lan đều đặn để tìm hiểu về chó Thái lông xoáy (người Thái gọi là “Mah Thai Lung Ahn”). Trong một số vấn đề đáng quan tâm, ông chú ý nhiều tới “công nghệ tổ chức dogshow“ở Thái Lan và từng quan sát mười dogshow bên đó.
Tại Thái Lan, hầu như tuần nào cũng có dogshow diễn ra lần lượt ở nhiều địa phương, hầu hết do các câu lạc bộ tổ chức. Họ luôn chọn địa điểm thi chó đẹp tại các trung tâm mua sắm, giải trí, nhằm kết hợp chặt chẽ với các ngành dịch vụ và thương mại khác nhau, trong khi mục tiêu chính vẫn là tạo điều kiện để các chủ chó, cơ sở nuôi chó giống có điều kiện mang chó đẹp ra thi để giành giải (thậm chí “móc ngoặc“với nhau để luân phiên chia giải), qua đó xây dựng thương hiệu riêng.
Nhờ vậy mà thị trường chó Thái lông xoáy đã bùng nổ trong những năm 1988-1993. Người Thái lùng mua những con “Mah Thai Lung Ahn” đẹp để mang ra dogshow dự thi, rồi gây giống và bán con cháu của những chó đoạt giải (giá một con chó xoáy Thái loại đẹp có thể lên tới khoảng 20.000 USD). Cũng nhờ vậy, vào năm 1993, với sự hỗ trợ của Hiệp hội Những người nuôi chó giống Nhật Bản, chó Thái lông xoáy đã được FCI công nhận trong danh mục các giống chó trên thế giới.
Hiện nay ở Thái Lan có trên 50.000 con xoáy Thái có giấy xác nhận của Hiệp hội Chó Thái (DAT).Trong 20 năm gần đây, người Thái đã nỗ lực sàng lọc, lai tạo nhằm “đúc“ được những con xoáy Thái cao hơn, nặng hơn, biết nghe lời chủ hơn với loại lông một màu (đỏ, đen, xanh xám hoặc vàng lợt). Nhờ vậy, chó Thái lông xoáy đã được bán ra một số nước trên thế giới. Tại Mỹ có khoảng 500 chó Thái lông xoáy được nuôi trong hộ gia đình, và đã ra đời Hiệp hội Chó lông xoáy Thái Lan ở Mỹ. Giá bán chó xoáy Thái ở Mỹ khoảng 2.000-3.000 USD/con.
___________________
Trong “cuộc đua đường dài“ với chó Thái lông xoáy, chó Phú Quốc vẫn chưa được công nhận lại trong danh sách chính thức của FCI. Người Thái cho rằng chó Phú Quốc chỉ là... một nhánh của chó Thái lông xoáy! Thực hư ra sao?...
Kỳ tới: Lời thừa nhận của Jack Sterling
Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/449292/Truy-tim-can-cuoc-cho-Phu-Quoc.html
TT - Tháng 7-1894, tại Anvers (Bỉ), trong một cuộc triển lãm hoàn vũ về chó, hai chó Phú Quốc là Xoài và Chuối đã đoạt giải cao, được ghi tên và lý lịch vào catalogue lưu trữ đến nay.
117 năm sau, tháng 7-2011, chó Phú Quốc lại xuất hiện và đoạt giải trên sàn đấu xảo tại Paris, tuy nhiên thân phận thuần chủng của nó đã bị nhiều biến cố làm nhạt phai. Đây cũng chính là lúc phải tìm lại hồ sơ cội nguồn “sang trọng” về một loài chó quý của VN.
Kỳ 1: Xoáy Phú Quốc trở lại sàn đấu xảo
Ở Giải vô địch chó đẹp thế giới (World Dogshow) năm nay, nhân kỷ niệm 100 năm ra đời của Liên đoàn Các hiệp hội nuôi chó giống quốc tế (FCI), hầu hết chó lông xoáy Thái Lan đều được đưa sớm tới Paris để tập dượt ngay trên sàn diễn từ ba ngày trước.
>> Sau 117 năm, chó Phú Quốc lại sang Paris dự thi
>> Chó Phú Quốc du đấu xứ người
”Đây là một dịp may phi thường để ít ra lần đầu tiên tôi được tận mắt nhìn thấy sự khác biệt về thần thái một cách rất sâu sắc giữa xoáy Phú (chó Phú Quốc lông xoáy) với xoáy Thái” - ông Phạm Thành Bưởi, người có thâm niên làm quản lý các maître-chien (nhân viên an ninh làm việc với cảnh khuỵển) thuộc đủ các quốc tịch tại Pháp, kể.
“Xuất hiện trước mắt chúng tôi là khoảng 40 con xoáy Thái, chủ yếu là chó có màu lông tro rất ấn tượng. Không ai có thể chối cãi mức độ và kỹ thuật cố định gen đã được áp dụng đến tối đa vớí xoáy Thái. Trước mấy chục con xoáy Thái đỉnh cao được chăm bẵm cực kỳ cẩn thận ấy, bên cạnh chúng tôi là Đốm và Vện, hai con chó Phú Quốc vô cùng ung dung, tự tại!” - ông Bưởi kể tiếp.
Trên sàn đấu xảo Paris
Đốm và Vện là hai chó Phú Quốc đầu tiên được mời tham gia “sàn đấu” quốc tế rất quan trọng này, sau 117 năm chó Phú Quốc từng dự thi và chiếm hạng cao trong cuộc triển lãm hoàn vũ về chó tại Anvers (Bỉ) hồi tháng 7-1894.
Trước khi bước vào Giải vô địch thế giới 2011, Đốm và Vện đi tới đâu cũng thu hút sự chú ý của những người am hiểu. Bởi đây là lần đầu họ được thấy tận mắt giống chó Phú Quốc đặc biệt của Việt Nam, nhất là vì “dải kiếm phả“(dải lông xoáy trên lưng chó Phú Quốc, từ dùng của ông Bưởi) và thần thái của chúng.
“Tại một quán ăn, khi chúng tôi đưa Đốm đi ngang dãy bàn của khoảng 20 người Nhật đang ăn uống vui vẻ, một người chợt đứng bật dậy. Ông ta hỏi đây có phải là chó Phú Quốc của Việt Nam, rồi quay sang dịch nhanh câu trả lời của chúng tôi.
Tất cả người Nhật ở dãy bàn cùng đứng lên đề nghị được chụp hình - ông Bưởi kể - Hẳn là trước đây họ đã có thông tin về chó Phú Quốc, song điều làm tôi chú ý nhất chính là cái lễ của họ đối với chúng tôi và con Đốm (lúc ấy Vện chưa kịp sang). Từ lúc đó trở đi, các phóng viên Nhật Bản tỏ ra đặc biệt quan tâm tới sự kiện chó Phú Quốc xuất hiện tại Giải vô địch thế giới năm nay...“.
Trước giờ Đốm và Vện chính thức ra sàn đấu Giải vô địch thế giới, từ Paris ông Bưởi kể qua điện thoại: “Nhiều người am hiểu, thuộc nhiều quốc tịch, đã hỏi chúng tôi rất nhiều khi phát hiện chó Phú Quốc giữa Paris. Một phụ nữ châu Âu hỏi khá kỹ: “Đây là thứ chó lông xoáy đến từ chó xoáy Thái?”. Tôi đáp: “Tổ phụ chúng đã cộng phần với một số dòng chó khác để xoáy Thái có cơ hội hiện diện trên cõi đời này”.
Bà ta hỏi vặn: “Dựa vào đâu mà ông nói vậy?”. “Bà có thấy con mắt của chúng không? Rất đen và tròng đen rất đầy. Thứ hai, cái lưỡi đốm đen đặc dị. Thứ ba, độ kết của lông rất vừa đều. Thứ tư, đầu và mặt không hề cần đến lớp da thừa. Thứ năm, chúng lộ rõ thần thái tinh anh vượt trội xoáy Thái. Bà nhìn xem, độ đứng của đuôi và các khớp đầy, dày gần như dồn cục của các khớp đuôi, tựa như một thanh trúc rất nhiều đốt... khác hẳn với bộ đuôi thuôn, đơn sơ (tựa thanh trúc thưa đốt) của chó Thái lông xoáy.
Vả lại, đuôi chó xoáy Thái luôn ngắn hơn, không có mấy con luôn dựng cờ thẳng vọt. Cuối cùng, bà thấy bộ lưng của chó xoáy Thái to bản và có chiều ngang bè, khác hẳn với cách kết cấu sống lưng hình tam giác của chó lông xoáy Phú Quốc...” - nghe tôi giải thích, bà gật đầu im lặng.
Hai chú chó Phú Quốc Vện và Đốm tại sàn thi đấu World Dogshow 2011 - Ảnh: Huỳnh Thanh Ngọc
Xoáy Thái và “công nghệ dogshow“...
Sau hai cuộc thi ở cả Giải vô địch chó đẹp quốc gia Pháp, và Vô địch chó đẹp thế giới 2011 (tường thuật qua bài “Chó Phú Quốc du đấu xứ người” ), ông Lý Nguyên Khôn đã quyết định gửi chú chó Vện của mình ở lại Paris thêm nửa tháng, tạo cơ hội cho ông Bưởi có dịp khảo sát thêm và thử huấn luyện nghiệp vụ cảnh khuyển cho Vện. “Tôi xem đó cũng là góp thêm một hình thức quảng bá chó Phú Quốc của Việt Nam ở nước ngoài“ - ông Khôn giải thích.
Quả thật, sau 117 năm vắng bóng trên đấu trườngquốc tế, chó Phú Quốc đang rất cần được quảng bá rộng rãi và sâu sắc hơn nữa, trước khi có thể bước vào... thị trường các loại chó giống trên cả thế giới.
Ông Khôn cho biết khoảng ba năm gần đây, ông thường sang Thái Lan đều đặn để tìm hiểu về chó Thái lông xoáy (người Thái gọi là “Mah Thai Lung Ahn”). Trong một số vấn đề đáng quan tâm, ông chú ý nhiều tới “công nghệ tổ chức dogshow“ở Thái Lan và từng quan sát mười dogshow bên đó.
Tại Thái Lan, hầu như tuần nào cũng có dogshow diễn ra lần lượt ở nhiều địa phương, hầu hết do các câu lạc bộ tổ chức. Họ luôn chọn địa điểm thi chó đẹp tại các trung tâm mua sắm, giải trí, nhằm kết hợp chặt chẽ với các ngành dịch vụ và thương mại khác nhau, trong khi mục tiêu chính vẫn là tạo điều kiện để các chủ chó, cơ sở nuôi chó giống có điều kiện mang chó đẹp ra thi để giành giải (thậm chí “móc ngoặc“với nhau để luân phiên chia giải), qua đó xây dựng thương hiệu riêng.
Nhờ vậy mà thị trường chó Thái lông xoáy đã bùng nổ trong những năm 1988-1993. Người Thái lùng mua những con “Mah Thai Lung Ahn” đẹp để mang ra dogshow dự thi, rồi gây giống và bán con cháu của những chó đoạt giải (giá một con chó xoáy Thái loại đẹp có thể lên tới khoảng 20.000 USD). Cũng nhờ vậy, vào năm 1993, với sự hỗ trợ của Hiệp hội Những người nuôi chó giống Nhật Bản, chó Thái lông xoáy đã được FCI công nhận trong danh mục các giống chó trên thế giới.
Hiện nay ở Thái Lan có trên 50.000 con xoáy Thái có giấy xác nhận của Hiệp hội Chó Thái (DAT).Trong 20 năm gần đây, người Thái đã nỗ lực sàng lọc, lai tạo nhằm “đúc“ được những con xoáy Thái cao hơn, nặng hơn, biết nghe lời chủ hơn với loại lông một màu (đỏ, đen, xanh xám hoặc vàng lợt). Nhờ vậy, chó Thái lông xoáy đã được bán ra một số nước trên thế giới. Tại Mỹ có khoảng 500 chó Thái lông xoáy được nuôi trong hộ gia đình, và đã ra đời Hiệp hội Chó lông xoáy Thái Lan ở Mỹ. Giá bán chó xoáy Thái ở Mỹ khoảng 2.000-3.000 USD/con.
HỮU THIỆN
___________________
Trong “cuộc đua đường dài“ với chó Thái lông xoáy, chó Phú Quốc vẫn chưa được công nhận lại trong danh sách chính thức của FCI. Người Thái cho rằng chó Phú Quốc chỉ là... một nhánh của chó Thái lông xoáy! Thực hư ra sao?...
Kỳ tới: Lời thừa nhận của Jack Sterling
Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/449292/Truy-tim-can-cuoc-cho-Phu-Quoc.html