♥♥♥¼$tUpYd•••meσCσn♥♥♥
New Member
Dù là một người yêu chó mèo và tiếp xúc với chúng thường xuyên nhưng có thể ở chúng có những đặc tính và thói quen mà bạn chưa biết. Hãy cũng khám phá những bất ngờ sau:
1. Những chú mèo hôn bằng mắt
Theo những chuyên gia về mèo, những chú mèo giao tiếp bằng cái nháy mắt chậm. Với đồng loại, đây là dấu hiệu hòa bình. Còn đối với con người, “cái chớp mắt say đắm” này thể hiện sự ưa thích, thậm chí tình thương. Con người có thể đáp lại bằng cái nhìn chăm chú kéo dài và cũng chầm chậm chớp mắt để “thổi một nụ hôn” trở lại theo ngôn ngữ của mèo. Theo nhà hành vi học Roger Tabor cái nháy mắt êm dịu này có tác dụng với mèo nhà, mèo hoang và thậm chí cả hổ trong rừng.
2. Thú cưng có thể bị lây bệnh từ người
Dù không thường xuyên lắm nhưng điều này vẫn có thể xảy ra. Nếu bạn mắc cúm H1N1 thì cún và mèo cưng của bạn cũng có thể bị lây. Bệnh cúm ở thú cưng thường nhẹ nhưng cũng có nhiều trường hợp thú cưng của bạn không qua khỏi. Chó và người cũng đều bị nhiễm chủng vi khuẩn E.coli. Siêu vi trùng MRSA cũng từ người lây sang chó.
3. Cún cưng có thể nhận biết bệnh tiểu đường
Những chú chó có thể phát hiện một sự tụt giảm nguy hiểm lượng đường trong máu ở người chủ bị bệnh tiểu đường và báo động cho chủ nhân của mình bằng những hành động như cào chân xuống đất, liếm láp, rên rỉ hoặc sủa. Một vài chú chó thậm chí được huấn luyện để chuyên phát hiện tiểu đường. Theo những người huấn luyện thì chiếc mũi của chó có khả năng phát hiện hạ đường huyết chính xác đến 90%.
4. Khóa mắt bạn bằng cái nhìn tình cảm
Khi cún cưng nhìn vào mắt bạn, đó có vẻ là một cái nhìn tình cảm đầy chân thành chứ không đơn giản chỉ là muốn “xin xỏ” bạn điều gì. Những chú chó có thể phát triển hành vi không đặc trưng này với người chủ thân thiết của mình – trong khi với một người xa lạ, cái nhìn chăm chăm của chúng biểu lộ sự đe dọa. Dĩ nhiên không phải mọi cái nhìn của cún cưng đều tình cảm – có khi đơn giản nó muốn ăn bữa tối, hoặc khi cơ thể căng ra và đôi tai dựng lên, nó nhắc bạn hãy lùi lại!
5. Những chú mèo giàu tình cảm
Các chuyên gia về hành vi khẳng định rằng một vài chú mèo thật sự rơi vào tình trạng lo lắng khi xa một người thân thuộc với nó – và đó là lí do chú mèo đáng yêu lại tè bậy lên quần áo của bạn khi bạn đang ở công sở. Những dấu hiệu khác: chú mèo đi tới đi lui, kêu meo meo hoặc cản đường chủ ra khỏi cửa. Bị để một mình, mèo có thể nôn mửa hoặc bỏ ăn.
6. Cún thông minh học được 250 từ
Theo nhà nghiên cứu TS Stanley Coren, những chú chó thông minh nhất, được huấn luyện tốt nhất có thể đạt đến khả năng hiểu tiếng người như một đứa trẻ 2 tuổi. Chúng có thể hiểu đến 250 từ, trong khi những con chó bình thường có thể hiểu được 150 từ.
7. Mèo trắng thường bị điếc
Những chú mèo với bộ lông trắng thường bị điếc một hoặc cả hai tai, đặc biệt với những chú mèo có mắt xanh lơ. Chỉ khi có một bên mắt màu xanh, mèo có thể chỉ bị điếc một bên. Nhiều người chủ kể rằng những còn mèo điếc không sáng dạ nhưng không rõ nguyên nhân do điếc hay trí thông minh thấp hơn những con mèo khác.
8. Khiêu vũ với cún yêu
Những người yêu chó từng sáng lập những cuộc thi được gọi là nhảy tự do của chó để làm tăng mối quan hệ của người và vật nuôi. Chú chó và chủ nhân của nó bắt cặp và khiêu vũ trên nền nhạc và có khi chú chó còn được diện trang phục.
9. Mèo đánh hơi bằng mồm
Những chú mèo có một tuyến thơm nhỏ ở vòm miệng gọi là cơ quan vomeronasal. Khi muốn tìm hiểu một mùi hương nào đó nhất là mùi như nước tiểu hoặc mùi từ một con mèo khác, chúng thường há rộng mồm để thu mùi hương đến cơ quan này. Hành vi này được gọi là phản ứng Flehmen và thường được thấy ở những con đực đang kiểm tra xem con cái có sẵn sàng cho việc giao phối hay không.
10. Cún con không biết vẫy đuôi
Những chú chó con không vẫy đuôi cho đến khi chúng được khoảng 3 tuần tuổi, có khi phải đến 7 tuần tuổi chúng mới bắt đầu vẫy đuôi. Những bác sĩ thú y tin rằng những chú chó nhỏ vẫn có khả năng này nhưng chúng quá bận ăn và ngủ. Khi trở nên lanh lợi hơn, hành động vẫy đuôi giống như một tín hiệu ngôn ngữ: một tín hiệu hòa bình với những anh chị em đồng lứa hay đòi ăn. Những chú chó dường như không bao giờ vẫy đuôi khi chúng ở một mình.
11. Mèo cần được kết bạn từ lúc mới sinh
Những chú mèo lánh xa người hoặc cắn tay khi bạn cho ăn có lẽ vì chúng không tiếp xúc với người từ lúc mới sinh. Những chuyên gia về hành vi của mèo nói rằng một con mèo con cần tiếp xúc với người trong bảy tuần đầu tiên, nếu không nó sẽ không bao giờ “kết giao” với con người. Chỉ cần năm phút một ngày trong những tuần đầu đời sẽ dạy cho chú mèo con không cắn khi ta dùng tay nâng chúng lên khỏi mặt đất.
1. Những chú mèo hôn bằng mắt
Theo những chuyên gia về mèo, những chú mèo giao tiếp bằng cái nháy mắt chậm. Với đồng loại, đây là dấu hiệu hòa bình. Còn đối với con người, “cái chớp mắt say đắm” này thể hiện sự ưa thích, thậm chí tình thương. Con người có thể đáp lại bằng cái nhìn chăm chú kéo dài và cũng chầm chậm chớp mắt để “thổi một nụ hôn” trở lại theo ngôn ngữ của mèo. Theo nhà hành vi học Roger Tabor cái nháy mắt êm dịu này có tác dụng với mèo nhà, mèo hoang và thậm chí cả hổ trong rừng.
2. Thú cưng có thể bị lây bệnh từ người
Dù không thường xuyên lắm nhưng điều này vẫn có thể xảy ra. Nếu bạn mắc cúm H1N1 thì cún và mèo cưng của bạn cũng có thể bị lây. Bệnh cúm ở thú cưng thường nhẹ nhưng cũng có nhiều trường hợp thú cưng của bạn không qua khỏi. Chó và người cũng đều bị nhiễm chủng vi khuẩn E.coli. Siêu vi trùng MRSA cũng từ người lây sang chó.
3. Cún cưng có thể nhận biết bệnh tiểu đường
Những chú chó có thể phát hiện một sự tụt giảm nguy hiểm lượng đường trong máu ở người chủ bị bệnh tiểu đường và báo động cho chủ nhân của mình bằng những hành động như cào chân xuống đất, liếm láp, rên rỉ hoặc sủa. Một vài chú chó thậm chí được huấn luyện để chuyên phát hiện tiểu đường. Theo những người huấn luyện thì chiếc mũi của chó có khả năng phát hiện hạ đường huyết chính xác đến 90%.
4. Khóa mắt bạn bằng cái nhìn tình cảm
Khi cún cưng nhìn vào mắt bạn, đó có vẻ là một cái nhìn tình cảm đầy chân thành chứ không đơn giản chỉ là muốn “xin xỏ” bạn điều gì. Những chú chó có thể phát triển hành vi không đặc trưng này với người chủ thân thiết của mình – trong khi với một người xa lạ, cái nhìn chăm chăm của chúng biểu lộ sự đe dọa. Dĩ nhiên không phải mọi cái nhìn của cún cưng đều tình cảm – có khi đơn giản nó muốn ăn bữa tối, hoặc khi cơ thể căng ra và đôi tai dựng lên, nó nhắc bạn hãy lùi lại!
5. Những chú mèo giàu tình cảm
Các chuyên gia về hành vi khẳng định rằng một vài chú mèo thật sự rơi vào tình trạng lo lắng khi xa một người thân thuộc với nó – và đó là lí do chú mèo đáng yêu lại tè bậy lên quần áo của bạn khi bạn đang ở công sở. Những dấu hiệu khác: chú mèo đi tới đi lui, kêu meo meo hoặc cản đường chủ ra khỏi cửa. Bị để một mình, mèo có thể nôn mửa hoặc bỏ ăn.
6. Cún thông minh học được 250 từ
Theo nhà nghiên cứu TS Stanley Coren, những chú chó thông minh nhất, được huấn luyện tốt nhất có thể đạt đến khả năng hiểu tiếng người như một đứa trẻ 2 tuổi. Chúng có thể hiểu đến 250 từ, trong khi những con chó bình thường có thể hiểu được 150 từ.
7. Mèo trắng thường bị điếc
Những chú mèo với bộ lông trắng thường bị điếc một hoặc cả hai tai, đặc biệt với những chú mèo có mắt xanh lơ. Chỉ khi có một bên mắt màu xanh, mèo có thể chỉ bị điếc một bên. Nhiều người chủ kể rằng những còn mèo điếc không sáng dạ nhưng không rõ nguyên nhân do điếc hay trí thông minh thấp hơn những con mèo khác.
8. Khiêu vũ với cún yêu
Những người yêu chó từng sáng lập những cuộc thi được gọi là nhảy tự do của chó để làm tăng mối quan hệ của người và vật nuôi. Chú chó và chủ nhân của nó bắt cặp và khiêu vũ trên nền nhạc và có khi chú chó còn được diện trang phục.
9. Mèo đánh hơi bằng mồm
Những chú mèo có một tuyến thơm nhỏ ở vòm miệng gọi là cơ quan vomeronasal. Khi muốn tìm hiểu một mùi hương nào đó nhất là mùi như nước tiểu hoặc mùi từ một con mèo khác, chúng thường há rộng mồm để thu mùi hương đến cơ quan này. Hành vi này được gọi là phản ứng Flehmen và thường được thấy ở những con đực đang kiểm tra xem con cái có sẵn sàng cho việc giao phối hay không.
10. Cún con không biết vẫy đuôi
Những chú chó con không vẫy đuôi cho đến khi chúng được khoảng 3 tuần tuổi, có khi phải đến 7 tuần tuổi chúng mới bắt đầu vẫy đuôi. Những bác sĩ thú y tin rằng những chú chó nhỏ vẫn có khả năng này nhưng chúng quá bận ăn và ngủ. Khi trở nên lanh lợi hơn, hành động vẫy đuôi giống như một tín hiệu ngôn ngữ: một tín hiệu hòa bình với những anh chị em đồng lứa hay đòi ăn. Những chú chó dường như không bao giờ vẫy đuôi khi chúng ở một mình.
11. Mèo cần được kết bạn từ lúc mới sinh
Những chú mèo lánh xa người hoặc cắn tay khi bạn cho ăn có lẽ vì chúng không tiếp xúc với người từ lúc mới sinh. Những chuyên gia về hành vi của mèo nói rằng một con mèo con cần tiếp xúc với người trong bảy tuần đầu tiên, nếu không nó sẽ không bao giờ “kết giao” với con người. Chỉ cần năm phút một ngày trong những tuần đầu đời sẽ dạy cho chú mèo con không cắn khi ta dùng tay nâng chúng lên khỏi mặt đất.