greenvet-hanoi
Chuyên gia thú y
THỤ TINH NHÂN TẠO, CẤY CHUYỂN PHÔI VÀ NHÂN BẢN VÔ TÍNH LOÀI CHÓ.
Là những thành tựu khoa học sinh học vĩ đại của loài người trong thế kỷ 20. Mục đích chủ động kiểm soát sinh sản gia súc nuôi lấy thịt, sữa : trâu bò, lợn, dê cừu...nhằm tăng năng suất và giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi.
Những người nuôi thú cưng, chúng ta nên hiểu vấn đề này như thế nào? Có thể áp dụng đại trà nhân giống chó được không?
1.Thụ tinh nhân tạo "Artificial breeding by Insemination":
- Là kỹ thuật nhân giống hàng loạt bằng cách khai thác tinh dịch cá thể đực cho tinh, bảo quản tinh dịch trong môi trường sống đặc biệt, sau đó thụ tinh hàng loạt bằng dụng cụ truyền tinh cho cá thể cái ở thời kỳ rụng trứng để có thai, và sinh con.
- Kỹ thuật này áp dụng phổ biến trong chăn nuôi Trâu bò, lợn, dê cừu...với mục đích sản xuất thịt, vì rất kinh tế: một lần lấy tinh dịch con đực có thể pha chế thụ tinh cho 20-30 con cái, thay vì giao phối trực tiếp 1:1, mang nguồn lợi kinh tế, không tốn phí phải nuôi nhiều đực giống, quản lý được giống tốt.
- Đối với loài chó, ngoài mục đích nghiên cứu quản lý gien giống trong phòng thí nghiệm khoa học, một số nước đã áp dụng nhân giống bằng thụ tinh nhân tạo thuận tiện cho vận chuyển xa không cần cả hai cá thể đực, cái, giữ giống chó quý đã chết bằng ngân hàng tinh dịch đông lạnh. Đương nhiên các nước này cũng có những quy định khắt khe thụ tinh nhân tạo chó để dễ dàng quản lý giống, quản lý lai tạo tránh đồng huyết, cận huyết hoặc lây lan dịch bệnh qua đường sinh dục.
Thụ tinh nhân tạo cho chó cái.
2. Kỹ thuật cấy chuyển phôi "Embryo Transfer":
Là việc thụ tinh trong ống nghiệm GIỮA TRỨNG VÀ TINH TRÙNG tạo phôi thai, sau đó cấy vào tử cung của một con cái để mang thai và đẻ, còn gọi là "mang thai hộ". Phương pháp này cũng chỉ phục vụ nghiên cứu hoặc áp dụng đại trà với gia súc :Trâu Bò, Lợn, dê cừu...để sản xuất thịt sữa..Không áp dụng đại trà cho chó với mục đích nhân giống.
3. Nhân bản vô tính "cloning":
- Là thành tựu Sinh học vĩ đại của con người cuối thế kỷ 20, phương pháp tạo cá thể sống không cần giới tính. Được thực hiện lần đầu tiên do một nhóm nhà khoa học Scốt-len nhân bản chú cừu Dolly, chú cừu này đã chết năm 2003 do bị viêm phổi và viêm khớp.
- Nhân bản chó: DR.Hwang Woosuk cùng một nhóm nhà khoa học Hàn Quốc đã nhân bản thành công lần đầu tiên chú chó Snuppy từ tế bào da tai của một con chó đực 3 năm tuổi giống Afghan Hound.
Hwang và chú chó snuppy nhân bản vô tính.
- Cuộc nhân bản này diễn ra trong hơn hai năm khá phức tạp và kỳ công với 1095 phiên bản phôi từ tế bào da tai, cấy chuyển cho 123 con chó cái mang thai hộ, cuối cùng chỉ có 3 con có chửa. Sau đó: 1 chó con chết ngay sau chào đời,1 con chết sau 22 ngày do bị viêm phổi, còn sống sót 1 con tên là Snuppy.
- Chú chó Snuppy giống Afghan hound được đặt tên của"Đại Học Quốc Gia Seoul" = SNUppy: Seoul National University."Tuy là một con chó không thật sự thông minh nhưng xinh đẹp"- nhận xét của nhà Tâm lý học Stanley Coren trả lời phỏng vấn của Hãng thông tấn AP.
Đây là một thành công rực rỡ, DR.Hwang Woosuk được xem như một anh hùng trong giới khoa học. Chỉ tiếc rằng sau này ông ta phải hầu tòa vì mắc tội lừa đảo, gian lận khoa học vì đã công bố"nhân bản thành công phôi người"-"Human embryonic stem cells".
Bài viết và hình sưu tầm được tổng hợp từ nhiều nguồn trên mạng Internet, sách báo.
Snuppy và được nhân bản từ tế bào tai của chó "bố" giống Afghan Hound.
Snuppy giống Afghan Hound với "mẹ thay thế"-( Surrogate mother) giống Labrador...
Dưới đây là sơ đồ, quy trình nhân bản vô tính ( Cloning )chó Snuppy...
chó Snuppy...