chumeo_di_hia
Member
- Nhậu mãi, mèo trong tỉnh cũng vãn. Cũng chẳng sao, các quán nhậu vẫn tìm được nguồn cung ứng thịt mèo, từ tỉnh miền Bắc khác. Thậm chí nếu cần thì từ miền Trung, và cả phía Nam.
Mèo từ các tỉnh gom về đưa cho các quán nhậu ở Thái Bình (Ảnh: C.M)
Khi mèo tỉnh nhà đã vãn
Đoạn đường từ chùa Bồ đi về phía cầu Bo Mới thành phố Thái Bình thiết kế 2 làn bị lệch. Làn to xe cộ lưu thông ngược đi Hải Phòng, xuôi sang Nam Định, làn bé biến thành...chợ. Gần trưa, chợt một chiếc xe khách cũ kĩ phóng tới, phanh két lại "trong chợ".
Hai người đàn ông đầu đội mũ bảo hiểm xe máy ngồi phía bên này đường đợi sẵn nãy giờ liền đứng bật cả dậy, chạy sang chỗ xe khách. Hầm xe được mở ra, những tải rau quả được kéo ra trước. Tiếp đó một người nhoài hẳn người vào sâu trong hầm, lôi ra hai chiếc lồng sắt han gỉ chứa chặt những...mèo. Rặt mèo ta, đủ các màu: tam thể, tro, vàng, trắng...
Lồng mèo được giấu kỹ trong hầm xe khách (Ảnh: C.M)
Phải hai người khiêng thì mới chất được một lồng mèo lên chiếc Cup 82. Lũ mèo trong lồng có vẻ đã kiệt sức sau chặng đường xa: con nằm bẹp dúm dó, lông bê bết, con thè lè lưỡi không kêu nổi một tiếng. Hai tay "lái mèo" nhanh chóng xỉa tiền ra trả, rồi nổ máy phóng mất dạng.
Theo lời bà chủ quán bia ngay đối diện chỗ chiếc xe khách đậu, phong trào nhậu thịt mèo ở quê lúa dữ quá, suốt mấy năm nay nên mèo trong tỉnh cũng vãn. Trước kia cứ sểnh ra là dân bị mất mèo, bọn trộm rất "nghệ": chỉ vút một roi là trúng gáy- bộ phận nhạy cảm nhất, con mèo lăn quay đơ. Nói chung là siêu hơn trò câu chó, tổng thời gian chỉ mất mấy giây. Thậm chí nửa đêm, chúng còn gào giả cả tiếng mèo cái gọi bạn tình để nhử lũ mèo đực vào tròng.
Vì thế nhà nào nuôi mèo cũng phải xích "tiểu hổ" lại, thành ra chỉ còn tác dụng làm cảnh, chuột tha hồ hoành hoành. Hết mèo "nhà", các quán nhậu phải đặt cánh lái xe đường dài đi gom hàng từ tỉnh khác về, dần dà thành cả đường dây. Gần thì từ các tỉnh lân cận như Nam Định, Hải Phòng... xa hơn là từ miền Trung, thậm chí cả các tỉnh khu vực phía Nam.
Mèo trắng hoá mèo mun
Phải 2 người mới bê nổi lồng mèo lên xe máy (Ảnh: C.M)
Thịt mèo ở Thái Bình giờ được coi như đặc sản. Đầu - giữa - cuối tháng; giải đen - mừng đỏ; bạn cũ - khách mới... đều rủ nhau đi ăn thịt mèo. Quán nhậu thịt mèo "bày binh bố trận" khắp các đường trong thành phố: Lê Đại Hành, Lý Bôn, Cống Trắng, Trưng Trắc, Lý Thường Kiệt...khu vực Kỳ Bá; lan cả về các ngả huyện: Thái Thuỵ, Kiến Xương, Vũ Thư... Chỉ riêng thị trấn Quỳnh Côi (Quỳnh Phụ) đã có tới chục quán thịt mèo. Rồi ở các thị tứ Đông La, Đống Năm (huyện Đông Hưng), thị tứ Kênh (huyện Quỳnh Phụ) đều sẵn quán nhậu thịt mèo.
Trước kia nhan nhản là những tấm biển đề kiểu: tiểu hổ đồng quê, tiểu hổ cửu món, nhậu tiểu hổ, đặc sản thịt mèo..., có cái thậm chí vẽ mỗi đàn mèo minh hoạ thay "lời muốn nói". Về sau tỉnh cấm, các quán rút vào hoạt động bí mật. Gọi là bí mật, nhưng giờ cũng chẳng khó để ăn thịt mèo, vẫn cứ ê hề.
Ông anh rể dẫn ra đường bờ sông phía sau sân vận động thành phố. Rõ ràng quán đề "thịt thỏ", nhưng ngay hiên lại là một...rọ mèo chen chúc, kêu rên ầm ĩ. Thực khách trong quán khá đông, đang thời kiêng mắm tôm - thịt chó nên món "tiểu hổ" càng đắt giá.
Đắt và hiếm nhất là thịt mèo mun, càng đen tuyền càng tốt. Đắt hơn nữa là cái mật mèo, nghe dân nhậu đồn thổi "uống rượu mật mèo mun thì bổ...tứ tung". Thế mà còn chưa bằng rượu ngâm...bào thai mèo. Bắt được con mèo chửa thì giá trị gần bằng cả lồng mèo, những cái bào thai chưa thành hình được ngâm nguyên cả dây nhau vào bình rượu. Vị tanh ngòm nhưng vì "ông uống, bà khen...hết lời" nên vẫn đắt khách.
Quay lại chuyện thịt mèo mun, ông anh rể cau hết cả đôi lông mày: "Láo, giờ làm quái gì còn mun, toàn mướp thì có". Hoá ra, "chiêu" phổ biến của các quán là...nhuộm lông mèo. Đến cả loại mèo trắng tinh họ còn có thể biến thành mun được thì cái loại mèo mướp vốn lông màu tro, đem nhuộm, có đố khách nào nhận ra.
Rẻ tiền hơn mèo mun lần lượt là mèo mướp, tam thể, trắng. Rất lạ là dân nhậu chỉ khoái mèo ta, mèo Tây (loại lông dài) cho không cũng chẳng ai đắt, chẳng rõ lý do tại sao?
Công nghệ thịt mèo
Đang mải nghe chuyện "phận" mèo, bỗng nghe tiếng "ngoáo...ooo.." tắt lịm, rợn hơn cả tiếng mèo gào mả trong đêm. Ra xem, đã thấy chủ quán lôi thây mèo vừa đập ra khỏi bao, đầu con vật nghẹo sang một bên.
Công đoạn chế biến thịt mèo sơ bộ như sau: Đầu tiên là hoá kiếp cho con vật, cách gì cũng được: thít thòng lọng dìm vào bể nước cho chết sặc - mất vài phút; hoặc cho vào bao tải dùng chày đập - một nhát là rồi đời. Sau đó cho vào máy vặt lông, mèo vốn là loại lắm lông nên làm tay không xuể. Cái máy làm bằng inox sáng choang, bên trong có những quả lô, nước sôi cũng được đựng sẵn trong máy, hơi bốc nghi ngút. Quẳng thây mèo vào, vài phút là máy đánh tuột hết lông, trắng ởn. Gớm nhất là phần đầu mèo, với 2 cái răng nanh đặc trưng trông phát ớn.
Sau đó mới đến tiết mục thui vàng như...chó, rồi mổ moi và chế thành các món ăn. Cũng đủ cả, dồi, lòng, xào... Không biết có phải vì tôi đi xem mấy cái công đoạn chế biến rồi thành ra lúc ăn mất ngon không, nhưng nhìn xung quanh thấy thiên hạ vẫn chén ầm ầm. Chẳng thế mà 6 nhân viên quán cứ phải quần quật "cày" từ sáng sớm đến tối khuya.
Thịt mèo ngon bổ đâu chưa biết, nhưng có lẽ cần đưa thêm chút thông tin sau: Một chuột đồng lớn trong vòng đời 1 năm có thể sinh 80 chuột con và cứ 2 tháng lại có một thế hệ chuột tham gia sinh sản được. Một năm, một đôi chuột có thể trực tiếp, gián tiếp cho “ra lò” tới 2.160 con chuột và nếu cánh đồng có 1.000 con chuột thì mỗi ngày sẽ đẻ ra thêm 6.000 con.
Đất Thái Bình thì vẫn thế, xưa nay là tỉnh thuần nông.
Đỗ Minh
Việt Báo (Theo_VietNamNet)
Mèo từ các tỉnh gom về đưa cho các quán nhậu ở Thái Bình (Ảnh: C.M)
Khi mèo tỉnh nhà đã vãn
Đoạn đường từ chùa Bồ đi về phía cầu Bo Mới thành phố Thái Bình thiết kế 2 làn bị lệch. Làn to xe cộ lưu thông ngược đi Hải Phòng, xuôi sang Nam Định, làn bé biến thành...chợ. Gần trưa, chợt một chiếc xe khách cũ kĩ phóng tới, phanh két lại "trong chợ".
Hai người đàn ông đầu đội mũ bảo hiểm xe máy ngồi phía bên này đường đợi sẵn nãy giờ liền đứng bật cả dậy, chạy sang chỗ xe khách. Hầm xe được mở ra, những tải rau quả được kéo ra trước. Tiếp đó một người nhoài hẳn người vào sâu trong hầm, lôi ra hai chiếc lồng sắt han gỉ chứa chặt những...mèo. Rặt mèo ta, đủ các màu: tam thể, tro, vàng, trắng...
Lồng mèo được giấu kỹ trong hầm xe khách (Ảnh: C.M)
Phải hai người khiêng thì mới chất được một lồng mèo lên chiếc Cup 82. Lũ mèo trong lồng có vẻ đã kiệt sức sau chặng đường xa: con nằm bẹp dúm dó, lông bê bết, con thè lè lưỡi không kêu nổi một tiếng. Hai tay "lái mèo" nhanh chóng xỉa tiền ra trả, rồi nổ máy phóng mất dạng.
Theo lời bà chủ quán bia ngay đối diện chỗ chiếc xe khách đậu, phong trào nhậu thịt mèo ở quê lúa dữ quá, suốt mấy năm nay nên mèo trong tỉnh cũng vãn. Trước kia cứ sểnh ra là dân bị mất mèo, bọn trộm rất "nghệ": chỉ vút một roi là trúng gáy- bộ phận nhạy cảm nhất, con mèo lăn quay đơ. Nói chung là siêu hơn trò câu chó, tổng thời gian chỉ mất mấy giây. Thậm chí nửa đêm, chúng còn gào giả cả tiếng mèo cái gọi bạn tình để nhử lũ mèo đực vào tròng.
Vì thế nhà nào nuôi mèo cũng phải xích "tiểu hổ" lại, thành ra chỉ còn tác dụng làm cảnh, chuột tha hồ hoành hoành. Hết mèo "nhà", các quán nhậu phải đặt cánh lái xe đường dài đi gom hàng từ tỉnh khác về, dần dà thành cả đường dây. Gần thì từ các tỉnh lân cận như Nam Định, Hải Phòng... xa hơn là từ miền Trung, thậm chí cả các tỉnh khu vực phía Nam.
Mèo trắng hoá mèo mun
Phải 2 người mới bê nổi lồng mèo lên xe máy (Ảnh: C.M)
Thịt mèo ở Thái Bình giờ được coi như đặc sản. Đầu - giữa - cuối tháng; giải đen - mừng đỏ; bạn cũ - khách mới... đều rủ nhau đi ăn thịt mèo. Quán nhậu thịt mèo "bày binh bố trận" khắp các đường trong thành phố: Lê Đại Hành, Lý Bôn, Cống Trắng, Trưng Trắc, Lý Thường Kiệt...khu vực Kỳ Bá; lan cả về các ngả huyện: Thái Thuỵ, Kiến Xương, Vũ Thư... Chỉ riêng thị trấn Quỳnh Côi (Quỳnh Phụ) đã có tới chục quán thịt mèo. Rồi ở các thị tứ Đông La, Đống Năm (huyện Đông Hưng), thị tứ Kênh (huyện Quỳnh Phụ) đều sẵn quán nhậu thịt mèo.
Trước kia nhan nhản là những tấm biển đề kiểu: tiểu hổ đồng quê, tiểu hổ cửu món, nhậu tiểu hổ, đặc sản thịt mèo..., có cái thậm chí vẽ mỗi đàn mèo minh hoạ thay "lời muốn nói". Về sau tỉnh cấm, các quán rút vào hoạt động bí mật. Gọi là bí mật, nhưng giờ cũng chẳng khó để ăn thịt mèo, vẫn cứ ê hề.
Ông anh rể dẫn ra đường bờ sông phía sau sân vận động thành phố. Rõ ràng quán đề "thịt thỏ", nhưng ngay hiên lại là một...rọ mèo chen chúc, kêu rên ầm ĩ. Thực khách trong quán khá đông, đang thời kiêng mắm tôm - thịt chó nên món "tiểu hổ" càng đắt giá.
Đắt và hiếm nhất là thịt mèo mun, càng đen tuyền càng tốt. Đắt hơn nữa là cái mật mèo, nghe dân nhậu đồn thổi "uống rượu mật mèo mun thì bổ...tứ tung". Thế mà còn chưa bằng rượu ngâm...bào thai mèo. Bắt được con mèo chửa thì giá trị gần bằng cả lồng mèo, những cái bào thai chưa thành hình được ngâm nguyên cả dây nhau vào bình rượu. Vị tanh ngòm nhưng vì "ông uống, bà khen...hết lời" nên vẫn đắt khách.
Quay lại chuyện thịt mèo mun, ông anh rể cau hết cả đôi lông mày: "Láo, giờ làm quái gì còn mun, toàn mướp thì có". Hoá ra, "chiêu" phổ biến của các quán là...nhuộm lông mèo. Đến cả loại mèo trắng tinh họ còn có thể biến thành mun được thì cái loại mèo mướp vốn lông màu tro, đem nhuộm, có đố khách nào nhận ra.
Rẻ tiền hơn mèo mun lần lượt là mèo mướp, tam thể, trắng. Rất lạ là dân nhậu chỉ khoái mèo ta, mèo Tây (loại lông dài) cho không cũng chẳng ai đắt, chẳng rõ lý do tại sao?
Công nghệ thịt mèo
Đang mải nghe chuyện "phận" mèo, bỗng nghe tiếng "ngoáo...ooo.." tắt lịm, rợn hơn cả tiếng mèo gào mả trong đêm. Ra xem, đã thấy chủ quán lôi thây mèo vừa đập ra khỏi bao, đầu con vật nghẹo sang một bên.
Công đoạn chế biến thịt mèo sơ bộ như sau: Đầu tiên là hoá kiếp cho con vật, cách gì cũng được: thít thòng lọng dìm vào bể nước cho chết sặc - mất vài phút; hoặc cho vào bao tải dùng chày đập - một nhát là rồi đời. Sau đó cho vào máy vặt lông, mèo vốn là loại lắm lông nên làm tay không xuể. Cái máy làm bằng inox sáng choang, bên trong có những quả lô, nước sôi cũng được đựng sẵn trong máy, hơi bốc nghi ngút. Quẳng thây mèo vào, vài phút là máy đánh tuột hết lông, trắng ởn. Gớm nhất là phần đầu mèo, với 2 cái răng nanh đặc trưng trông phát ớn.
Sau đó mới đến tiết mục thui vàng như...chó, rồi mổ moi và chế thành các món ăn. Cũng đủ cả, dồi, lòng, xào... Không biết có phải vì tôi đi xem mấy cái công đoạn chế biến rồi thành ra lúc ăn mất ngon không, nhưng nhìn xung quanh thấy thiên hạ vẫn chén ầm ầm. Chẳng thế mà 6 nhân viên quán cứ phải quần quật "cày" từ sáng sớm đến tối khuya.
Thịt mèo ngon bổ đâu chưa biết, nhưng có lẽ cần đưa thêm chút thông tin sau: Một chuột đồng lớn trong vòng đời 1 năm có thể sinh 80 chuột con và cứ 2 tháng lại có một thế hệ chuột tham gia sinh sản được. Một năm, một đôi chuột có thể trực tiếp, gián tiếp cho “ra lò” tới 2.160 con chuột và nếu cánh đồng có 1.000 con chuột thì mỗi ngày sẽ đẻ ra thêm 6.000 con.
Đất Thái Bình thì vẫn thế, xưa nay là tỉnh thuần nông.
Đỗ Minh
Việt Báo (Theo_VietNamNet)