• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Những chú gấu bị lấy mật

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Sâm sẩm tối, một chiếc xe du lịch hạng sang loại 45 chỗ chở khách du lịch Trung Quốc đang lao nhanh ra khỏi khu du lịch Bãi Cháy (TP Hạ Long, quảng ninh) hướng về Hà Nội bỗng giảm ga chạy chầm chậm qua khu vực xã Đại Yên (TP Hạ Long). hướng dẫn viên nói với du khách: “Điểm dừng chân sắp tới của chúng ta sẽ là một “trung tâm” nuôi gấu lấy mật. Quý khách sẽ được xem những động tác hút mật trực tiếp trên mình gấu...”.

Trói gấu vào cáng - Ảnh: Nguyễn Thương​


Xe xịch đỗ trước cổng một trang trại ven đường, nhìn bề ngoài ít ai có thể nghĩ nơi đây là một trung tâm nuôi động vật hoang dã vào bậc lớn của vùng đông bắc, du khách lục tục xuống xe rồi xúm xít quanh tấm bảng lớn giới thiệu loài gấu ngựa và công dụng của mật gấu. Bên trong trang trại, dọc theo các lối đi từng chuồng nuôi gấu nối nhau san sát, tiếng gấu thở hồng hộc, gầm gừ như bực tức khi thấy đoàn du khách tiến đến gần. Một vài du khách loay hoay cầm máy ảnh vừa định giơ lên thì hướng dẫn viên mỉm cười, chỉ tay vào tấm biển nhỏ vẽ hình máy ảnh và máy quay camera bị gạch chéo treo trước cửa chuồng gấu, nói: “Xin quý khách thông cảm cất máy ảnh và máy quay phim theo quy định của trung tâm!”.

Du lịch mật gấu

Hướng dẫn viên líu lo bằng tiếng Trung Quốc vừa ra hiệu dẫn du khách xúm quanh một chuồng gấu ngựa để chuẩn bị xem màn “trình diễn” kịch tính. Con gấu ngựa nặng gần 2 tạ cứ lồng lên trong chuồng một cách giận dữ. Dường như nó đã biết điều gì sắp xảy ra. Một thanh niên nhỏ nhắn mặc sơmi trắng kẻ sọc tay cầm chiếc xilanh chứa thuốc gây mê, mỉm cười rẽ đám đông đi vào.

Trong khi con gấu đu mình lên, hai tay và hai chân như muốn đẩy vỡ tan lồng sắt, anh thanh niên thản nhiên tiêm một liều thuốc gây mê vào dưới gan bàn chân con gấu. Chưa đầy năm phút sau, con gấu nằm im không cựa quậy, miệng thở phì phì, mắt lạc đi. Một chiếc cáng có bánh xe được đẩy tới trước cửa chuồng. Hai nhân viên nhanh nhẹn mở cửa chuồng lôi con gấu tội nghiệp ra rồi buộc chặt hai tay, hai chân vào cáng. Gã thanh niên mặc áo kẻ sọc cầm “đồ nghề” rà rà lên bụng con gấu và khi định hình được mật gấu trong ổ bụng, gã chọc chiếc bơm tiêm to bằng cổ tay có gắn kim tiêm cỡ đại vào bụng gấu. Chú gấu tội nghiệp nẩy mình nhẹ rồi tiếp tục li bì.

Một vài du khách nữ đưa tay che mặt. Chiếc bơm tiêm từ từ hút ra một chất lỏng màu xanh khiến các du khách nam trầm trồ. Khi chiếc bơm tiêm đầy chất lỏng xanh, gã thanh niên rút kim tiêm đánh phựt, con gấu lại nẩy nhẹ mình lần nữa. “Xong rồi, bây giờ đến phần bán, ai đặt tiền thì lấy nào”- gã thanh niên mỉm cười. Hướng dẫn viên lại phiên dịch ra tiếng Trung mời du khách mua mật gấu, từng du khách săm soi những lọ thủy tinh nhỏ chứa 1cc mật gấu được chiết ra từ chiếc bơm kim tiêm.

Theo hướng dẫn viên, du khách uống mật gấu ngựa và xoa bóp bằng mật gấu nguyên chất lấy trực tiếp từ mình gấu thì “bách bệnh tiêu tan, vạn bệnh tiêu trừ!”. Từng du khách móc tiền mua lọ mật gấu chứa 1cc với giá 100 tệ (khoảng 200.000 đồng). Gã thanh niên hể hả tiễn khách ra khỏi trang trại trong tiếng hồng hộc, gầm gừ giận dữ của các chú gấu ngựa chuồng bên cạnh.

Có chip cũng như không!

Chưa bắt được vụ hút mật nào

Ông Phương cho biết để nuôi một con gấu ngựa nặng gần 2 tạ, mỗi ngày phải tốn 300.000-400.000 đồng thức ăn, trong khi đó bình quân mỗi trang trại nuôi 40-60 con gấu, nếu chỉ “phục vụ khách lữ hành tham quan” thì chẳng ai nuôi làm gì. Tuy nhiên, từ trước đến nay lực lượng kiểm lâm Quảng Ninh chưa “bắt tận tay, day tận cánh” một vụ chích hút mật gấu nào. Cuối năm 2008, dư luận bức xúc về chuyện chích hút mật gấu công khai, kiểm lâm Quảng Ninh đưa người xuống canh gác các trại gấu hơn một tháng mà chẳng thu được kết quả gì.


Ông Tăng Xuân Phương, phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh, thừa nhận trên địa bàn tỉnh có hơn 300 con gấu được nuôi nhốt tại bảy trang trại lớn tập trung tại xã Đại Yên, ngoại ô TP Hạ Long, nuôi nhiều nhất phải kể đến các trang trại “tên tuổi” như Nông Trang, Ha Long Bear, Đất Việt...

Trong số gấu đang nuôi tại đây có 79 con không được gắn chip. Số trang trại này nuôi gấu có đăng ký với ngành kiểm lâm và các cơ quan chức năng khác với mục đích “phục vụ khách lữ hành tham quan”. Tuy nhiên, các trang trại này không bao giờ cho người VN vào xem “hàng” và “mua hàng” vì giá mật gấu ở Quảng Ninh bán cho người VN chỉ 20.000-25.000 đồng/cc nên họ chỉ bán cho khách nước ngoài. Do vậy, để mục sở thị việc chích hút mật gấu, chúng tôi phải hóa trang thành... người nước ngoài, đi cùng đoàn khách Trung Quốc “tham quan”.

Ông Phương cũng cho hay loài gấu ngựa đang được các chủ hộ nuôi nhốt trong các trang trại chính là loài gấu có tên trong sách đỏ IUCN, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Chuyện gắn chip điện tử với các chú gấu ở Quảng Ninh cũng khôi hài, khi chúng tôi hỏi nếu những con gấu có chip bị khai thác lấy mật thì cơ quan kiểm lâm có biết hay không, ông Phương cho hay chip điện tử gắn trên mình gấu giống như tem chứng nhận vậy thôi, chứ gấu xổng hay bị giết cũng chẳng biết được.

Và muốn kiểm tra xem gấu có gắn chip hay không chỉ có Cục Kiểm lâm và tổ chức Hiệp hội Bảo vệ động vật thế giới (WSPA) có chi nhánh tại Hà Nội về kiểm tra, chứ Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh không có thiết bị này. Kiểm lâm Quảng Ninh hiện không phân biệt được con gấu nào nuôi có phép (gắn chip) và không phép (không có chip).

“Chúng tôi chỉ tăng cường việc kiểm tra, canh gác việc vận chuyển gấu trên địa bàn, còn chuyện chích hút mật gấu thì không thể giám sát được” - ông Phương cho hay. Cũng theo ông, từ chuyện 79 con gấu nuôi trái phép được “hợp pháp hóa” (do nộp phạt hành chính) đã xảy ra tình trạng nuôi gấu trái phép thách thức pháp luật. Tuy nhiên, từ trước đến nay kiểm lâm Quảng Ninh mới tịch thu được một con gấu nuôi trái phép của một chủ hộ nuôi riêng lẻ. Lần tịch thu đó kiểm lâm tỉnh phải huy động gần 100 cán bộ cưỡng chế.

Cuộc sống khủng khiếp của gấu

Theo ông Justin Gosling - giám đốc Chương trình bảo vệ động vật hoang dã châu Á của WSPA, hiện có 14.000 cá thể gấu ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam bị nuôi nhốt trong điều kiện tồi tệ, trong lồng và phải chịu đựng quá trình chích hút mật đau đớn. Một số cá thể gấu phải chịu đựng cuộc sống khủng khiếp như vậy trong hơn 10 năm.

WSPA cũng cho rằng ở châu Á, mối đe dọa chính đối với loài gấu ngựa đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng chính là nhu cầu sử dụng mật gấu.

Ông Gosling cho biết hiện tại WSPA vô cùng lo lắng vì dịch vụ du lịch quanh các trại nuôi gấu đang ngày một phát triển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, rất nhiều du khách đến tham quan các trại nuôi gấu, sử dụng mật gấu và thịt gấu cũng như trực tiếp theo dõi quá trình chích hút mật.

TTOL
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Chi tiết bắt trói cố định gấu vào tấm ván trên là chưa chính xác vì không ai có thể xông vào trói gấu được. Thực tế còn dã man hơn: Người rút mật gấu dùng 1 dụng cụ " Ống thổi gây mê" tự chế. "Đạn" bắn là một chiếc xi-ranh nhựa với đầu kim to đã hàn bịt và khoét lỗ bên cạnh. Lực thổi rất mạnh của ống thổi dài bắn chiếc xi-ranh chứa thuốc mê cắm phập sâu vào bất cứ chỗ nào trên cơ thể gấu. Sau 5-10', con gấu gục ngã như một chiếc cây đổ. Lúc đó các" siêu sao hút mật" mới buộc dây " dô ta" kéo gấu ra khỏi chuồng và cố định vào tấm ván như hình chụp ở trên.

Kim hút mật gấu to như một chiếc que đan, dài tới khoảng 20 cm chọc ngoáy vào túi mật theo hình nhìn trên một chiếc máy siêu âm xách tay.

Mỗi lần gây mê bằng thuốc mê cực mạnh: Ketamin, gấu rất khó thở, tiết nhiều dãi rớt, mất nước và ngất xỉu hàng chục tiếng đồng hồ mới có thể tỉnh dậy. Trước khi tỉnh thuốc, gấu vật vã, run rẩy, đầu đập liên tục vào thành chuồng bằng thép cứng, do thần kinh trung ương bị tê liệt, gấu ngắc ngoải như sắp chết. Khoảng cách các lần hút mật từ 1 tháng một lần rồi đến khi nhu cầu cao, gấu bị khai thác mật có thể tới 2 lần 1 tuần.

Một số Thày thuốc Đông y giàu kinh nghiệm cho biết: chất lượng mật gấu bị nuôi nhốt, cho ăn cháo với bí đỏ lại lấy mật dày đặc cũng chẳng khác gì mật lợn, mật mèo ! Ngay cả dùng xoa bóp vết bầm dập bên ngoài cũng chẳng còn mấy tác dụng.

Tất cả vì tiền. Họ dã man với động vật quý hiếm. Họ đánh lừa người sử dụng bằng thứ "mật lợn hút từ trong cơ thể gấu".

Ở Hà nội những năm cuối của thế kỷ 20 rầm rộ về dịch vụ lấy mật gấu thuê, giá của 1 lần lấy mật tương đương với 2 chỉ vàng. Không chỉ bác sỹ thú y mà có cả các bác sỹ Ngoại khoa gây mê ở Bệnh viện người cũng tham gia dịch vụ béo bở này. Bây giờ ở Hà nội không còn công khai hút mật gấu như trước nữa. Không biết mật gấu bị hút ngay ở Hà nội hay mang từ nơi khác đến mà các cửa hàng đặc sản ăn, uống vẫn thấy rao " Có bán mật gấu tươi !".

Suy cho cùng thì lỗi ở đây với những người nuôi gấu lấy mật chỉ là 1 phần, còn những ai quá thần tượng về loại thần dược "mật gấu" là 9 phần. Có cầu mới có cung. Nếu như ai cũng hiểu rằng " Động vật hoang dã không phải là Thực phẩm, không phải là Dược phẩm", quyết tâm lên án và ghê tởm các hành vi tàn bạo với động vật hoang dã như hành hạ con người thì ắt hẳn không còn cảnh hút mật gấu đau lòng nữa.

Rất cám ơn tác giả bài viết trên đã góp phần lên án hành vi tàn bạo và loại dịch vụ dã man: Hút mật gấu để câu khách du lịch.

 
Đọc thấy đau đớn quá .

Aaaaaaaaaah Aaaaaaaaaah

What have we done to the world
Look what we've done ....
 

Neapolitan

Active Member
Tại sao VN không cấm tư nhân nuôi thú hoang dã ,nhất là những thú sắp bị tuyệt chủng ?
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Tại sao VN không cấm tư nhân nuôi thú hoang dã ,nhất là những thú sắp bị tuyệt chủng ?

Từ "Cấm" với sự thấp kém về ý thức luật pháp được hiểu là "Cứ ". Ví dụ các nơi công cộng có biển báo" Cấm đái bậy !" thì lúc nào cũng bốc mùi" tè bậy", " Cấm đổ rác !" thì ngập ngụa đầy rác thối rữa....

Việt nam đã có nhiều văn bản Luật về cấm buôn bán động vật hoang dã, đã xuất bản hướng dẫn chi tiết về" Nhận dạng các động vật hoang dã bị buôn bán" có sự giúp đỡ của các Tổ chức Quốc tế như: WWF, TRAFFIC...

Ngay từ năm 1994 nước CHXHCN Việt Nam đã ra nhập Công ước CITES và thừa nhận rằng:

- Các loài động thực vật hoang dã là một bộ phận không gì thay thế được của hệ thống Sinh thái Tự nhiên trên trái đất và phải được bảo vệ cho hôm nay và cho cả ngày mai.
- Nhân dân và Chính phủ các nước là, và phải là những người bảo vệ tốt nhất các loài động thực vật hoang dã đã có ở các nước.


Ấy vậy mà số phận các loài vật hoang dã vẫn bị kết liễu hàng ngày. Con người muốn tàn sát sinh vật trên trái đất để rồi có ngày sẽ "tự huỷ diệt mình !".

Diệt hết sinh vật của Trời,
Cuối cùng sách Đỏ: Con Người được ghi !


Thơ Bảo Sinh




Kiểm xương hổ để nấu cao Hổ cốt.



Chú Sơn lâm vùi thây trong vạc lửa.



Chúa Sơn lâm nằm trong tủ đá.
 

Chấn PG

Member
Thiết nghĩ nếu tình trạng này diễn ra hằng ngày hằng giờ thì những loài có trong sách đỏ sẽ còn không?:thingking: Những người buôn bán họ chỉ chạy theo lợi nhuận mà không nghĩ đến việc gây ra tác hại to lớn cho thiên nhiên và môi trường, các biện pháp bảo vệ các loại động vật quý hiếm của ta vẫn đề ra, vẫn thực hiện nhưng vẫn thấy có tình trạng những loại quý trong sách đỏ vẫn bị giết làm thịt. Cần thiết phải có biện pháp mạnh hơn nữa trong vấn đề này để tránh tình trạng những loài động vật này bị tuyệt chủng.^:)^:straight face:
 
Từ khi mình qua đây, sống với cái luật pháp tưởng như đầy rắc rối ở đây thì bây giờ mình lại thấy cái thứ luật pháp lỏng lẻo gọi là cho có ở Việt Nam thật sự chẳng đủ sức để quảng lí và răn đe những kẻ tội phạm. Trong trường hợp này, với những hình phạt quá nhẹ chẳng thấm vào đâu so với lợi nhuận của việc kinh doanh buôn bán động vật quý hiếm mang lại cho những người này, chưa kế tới việc tham ô, ăn hối lộ của nghững người giữ trọng trách thi hành luật pháp ở Việt Nam. Đây quả thực là một sự thật đáng buồn!
 
Top