• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Chó bị đi kiết tiem thuốc khỏi nhưng còi không lớn

Thanhmk

Member
Bác sỹ thú y và các bạn biết cho mình hỏi với: vừa qua mình có chú cún bị đi kiết sau đó chị bán thuốc tiêm và chó khỏi bệnh nhưng từ đó nó còi, mỏng mình và lớn quá chậm, không biết có phải vì tiêm thuốc không. đây là lần thứ 3 mình bị rồi, nên mình nghi ngờ và đặt câu hỏi. con thứ nhất mình cho đi, con thứ 2 và thứ 3 vẫn còn nhưng đều chung triệu chứng là:
1. Thần kinh yếu hẳn đi, hay lấm nét sợ sệt
3. Lớn rất chậm tuy ăn đầy đủ chất, mình mỏng, nhưng thịt lại chắc lẳn, con nào cũng vậy
Mình rất muốn biết khi chó bị đi ngoài lỏng, ra máu, kiết... thì thuốc gì không nên dùng tiêm, (trừ trường hợp qua khẩn cấp). Khi chó tiêm và bị như vậy phải điiêù trị sao cho nó lớn bình thường,
3 chú chó này bị ở những thời điểm khác nhau nhưng khi bị đều trong khoảng 90 đến 120 ngày tuổi
Mong được sự giúp đỡ của anh em
 

VetSaigonLondon

Chuyên gia thú y
Bác sỹ thú y và các bạn biết cho mình hỏi với: vừa qua mình có chú cún bị đi kiết sau đó chị bán thuốc tiêm và chó khỏi bệnh nhưng từ đó nó còi, mỏng mình và lớn quá chậm, không biết có phải vì tiêm thuốc không. đây là lần thứ 3 mình bị rồi, nên mình nghi ngờ và đặt câu hỏi. con thứ nhất mình cho đi, con thứ 2 và thứ 3 vẫn còn nhưng đều chung triệu chứng là:
1. Thần kinh yếu hẳn đi, hay lấm nét sợ sệt
3. Lớn rất chậm tuy ăn đầy đủ chất, mình mỏng, nhưng thịt lại chắc lẳn, con nào cũng vậy
Mình rất muốn biết khi chó bị đi ngoài lỏng, ra máu, kiết... thì thuốc gì không nên dùng tiêm, (trừ trường hợp qua khẩn cấp). Khi chó tiêm và bị như vậy phải điiêù trị sao cho nó lớn bình thường,
3 chú chó này bị ở những thời điểm khác nhau nhưng khi bị đều trong khoảng 90 đến 120 ngày tuổi
Mong được sự giúp đỡ của anh em
ThanhMK,

Cảm ơn bạn.

Bạn nói đúng. Có trường hợp sử dụng thuốc sai nên bệnh hết nhưng để lại di chứng suốt đời do tác dụng phụ của thuốc. Bác sỹ thú y nếu không hiểu về thuốc thì dù điề trị hết bệnh cho thú nhưng vô tình tạo bệnh suốt đờu cho thú.

Ví dụ:
- thú tiêu chảy nhiều khi dùng chloramphenicol khỏi bệnh nhưng thú sẽ bị suy tuỷ xương và thiếu máu khônt tái tạo được . Xanh xao, gầy còm và coi như tiêu cuôc đời luôn.
- Thú non mà dùng tetracycline thì vàng răng vĩnh viễn. Khi trị bệnh xong thù khỏi bệnh mà nụ cười ôi thôi buồn chết được.

- Dùng kháng sinh tằm bậy gây hư thận . Sau khi trị xong bệnh coi như tiêu luôn hai quả thận.

.....
Vài ví dụ như vậy. Thắc mắc của bạn cũng nhắc nhở mình phải luôn xem con thú có cấu tạo cơ thể như người. Khi điều trị phải nghĩ rằng mình đang làm hết nhiệm vụ vì một cơ thể sống như cơ thể mình vậy.

Thân mến,
 

Thanhmk

Member
Tôi rất cám ơn bác sỹ thú y, tôi đã đọc bài của bác sỹ nhưng chưa hồi âm được vì tôi còn tìm chị thú y đã tiêm thuốc, chị cho tôi biết chị tiêm thuốc G-5000 thành phần có Lincomycin: 50mg; Sulfađimiin: 4.500mg; tá dược vừa đủ, chị cũng không biết thuốc có tác dụng phụ gì không, vì chị nói chủ yếu chị chỉ bán thuốc và chữa bệnh cho gà, gia cầm là nhiều thôi, chó thì chị không thạo lắm, chị bảo đi hỏi người có chuyên môn hơn và bảo cho chị biết để sau chữa chỉ hiểu biết thêm và có kinh nghiệm, mong bác sỹ giúp đỡ
 

Thanhmk

Member
Mình vẫn chờ VetSaigonLuondon chuyên gia thú y, và các bạn giúp đỡ mình, cho mình biết về tác dụng phụ của G - 5000 như bài viết trên của mình với
 

pacific1

Member
Theo mình biết thì hiện có loại thuốc tên là Tiamulin hoặc Dynamutinlin(dược chất đều là Tiamulin) của công ty Intervet Sharing Plough điều trị tiêu chảy và Mycoplasma rất hay nhưng chỉ định chỉ dùng 2 liều cách nhau 48h.có thể BS dùng sai liệu trình,vì nếu dùng không đúng liều hay nhiều quá sẽ làm thoái hoá đầu xương nên thú chậm hoặc không phát triển được
Mong thầy Nghĩa cho em biết thêm thông tin về loại thuốc này.em là sinh viên của thầy (lớp Cần thơ 03). Thân chào
 

NguyenNhuThach

Active Member
Các bạn thân mến,ở nước ta hiện nay,các BS(trị bệnh cho ngưởi),BS thú y(chuyên trị bệnh cho thú) và các dược sĩ(học chuyên về thuốc),không phải ai cũng giỏi về dược lý lâm sàng(dùng thuốc trong trị bệnh),và làm bác sĩ thú y thật là khó vì con thú nó không thể nói được như con người...và thiếu BS thú y chuyên khoa cho từng loài vật.
Trong đời người làm thầy thuốc ( chữa bệnh cho người hay con vật),cho dù Biển Thước hay Hoa Đà ,Điệp Cốc Y tiên , cho dù thật cố gắng cũng phải có nhiều "mất mát đau thương","hy sinh" một số con bệnh mới có nhiều kinh nghiệm,mới giỏi và trở nên "mát tay" được.
Chúng ta phải thông cảm,đừng nên vội kết luận theo kiểu đổ hết tội cho người thầy thuốc....vì con chó của bạn có thể đã bị suy dinh dưỡng,mất đà lớn trong quá trình bệnh,và chuyện "yếu thần kinh "của nó thể là hậu quả của bệnh(Ca ré chẳng hạn).
Có bạn hỏi rằng: sao biết tác hại lớn vậy mà nhà nước còn cho sản xuất và lưu hành thuốc(Chloramphenicol gây suy tuỷ,Sulfamid gây suy thận,Dexamethasone gây giữ nước,"mục xương"...thì xin thưa cùng các bạn:Chất độc cũng là thuốc và tất cả thuốc đều là chất độc(nếu sử dụng không đúng và khi xảy ra tác dụng phụ,dị ứng...).
Ngay tại Hoa Kỳ và các nước tiến bộ khác,người ta cũng xác định "bệnh do thầy thuốc gây ra (Iatrogenic disorder-bạn có thể tìm cụm từ này trên google) chiếm tỉ lệ ngày càng nhiều".
Vấn đề là ở lương tâm các thầy thuốc phải nhận ra điều này và phải nhớ rằng mình là một người làm công tác khoa học,mà khoa học thì bao la vô bờ bến,không ai có thể biết hết được,điều hôm nay đúng thì tương lai có thể sai.
 
Top