hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Một cảnh tượng vô cùng kinh hãi diễn ra trước mắt Hênh. Con “quái thú” và con bò cùng lăn ầm ầm từ vách núi xuống thung lũng, khiến cỏ cây đổ rạp.
Hênh sợ hãi đến chết lặng. Mấy ngày lang thang ở xã Đồng Sơn (Tân Sơn, Phú Thọ), tôi được nghe người dân kể về một hệ thống hang động tuyệt đẹp mới được đồng bào Dao phát hiện ở bản Bến Thân, là bản nằm trong vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Sơn.
Tôi loay hoay cả ngày ở xã mà không tìm được người dẫn đường đi tìm hệ thống hang động này. Lý do họ đưa ra là trong khu rừng đó có loài “quái thú” chuyên ăn thịt trâu bò. Tôi không tin chuyện này, nên gặp lãnh đạo UBND xã Đồng Sơn.
Không ngờ, anh Hà Thanh Vận, Phó Chủ tịch xã khẳng định đúng là trong những cánh rừng giáp bản Đồng Sơn có “quái thú” nuốt bò thật.
Phó Chủ tịch xã Đồng Sơn Hà Thanh Vận khẳng định ở bản Bến Thân có "quái thú" nuốt bò.
Bản thân anh Vận, lãnh đạo xã Đồng Sơn và hàng trăm người dân trong xã cũng tận mắt mấy thanh niên trai tráng vác “quái thú” đi gần chục cây số từ Bến Thân ra trung tâm xã.
Theo lời anh Vận, con “quái thú” ấy dài dễ đến gần chục mét. Người khênh đầu, người khênh giữa, người khênh đuôi, thế mà nó còn võng xuống sát đất. Có đến cả trăm người cứ đi theo mấy thanh niên khênh “quái thú”, nhưng họ đi đến đâu, người xem dạt ra đến đó vì khiếp sợ. Trẻ con, đàn bà yếu vía thì khóc ré lên.
Thậm chí, đêm xuống, trẻ con, phụ nữ còn không dám ra đường vì sợ “quái thú” ăn thịt. Những ngày qua, mọi câu chuyện từ đầu ngõ đến xó chợ đều liên quan đến con “quái thú” khổng lồ này. Chẳng sợ gì “quái thú”, nên tôi lên đường tìm vào bản Bến Thân. Bến Thân là bản của người Dao, di cư từ Sơn La về hồi những năm 60 của thế kỷ trước. Bến Thân nằm trọn trong vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Sơn.
Bản người Dao này nằm trên lưng một ngọn núi, trên độ cao gần ngàn mét, thường xuyên bị mây bao phủ mù mịt.
Một góc bản Bến Thân của người Dao.
Con đường vào Bến Thân đang được một lâm trường mở để trồng rừng, khai thác gỗ. Từ trước đến nay, muốn vào Bến Thân, chỉ có cách cuốc bộ. Dù con đường đất đã được mở ra, song những ngày mưa, để vào Bến Thân, vẫn chỉ có cách đi bộ, vì đường lầy lội, rất dốc, mấy con suối nước chảy như thác. Bến Thân gồm vài nóc nhà lèo tèo co cụm vào góc núi. Xung quanh bản là những thửa ruộng bậc thang.
Ngay mép ruộng là rừng. Rừng bạt ngàn, âm u, trải tít tắt lên tận đỉnh ngọn núi cao 1.384m trong lõi Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Hỏi chuyện “quái thú” nuốt bò, người dân chỉ tôi đến một ngôi nhà nằm cuối bản, đầu con đường dẫn vào rừng già. Ngôi nhà đó là nơi bố con Đặng Văn Hênh ở.
Rừng già tràn ngập quanh bản Bến Thân.
Hỏi chuyện “quái thú”, Hênh kể cho tôi nghe với ánh mắt vẫn còn vương nỗi sợ hãi. Ông Lềnh, bố Hênh giải thích: “Từ hôm giết con vật ấy, thằng Hênh bị mất vía, tao phải mổ gà, mổ lợn rồi nhờ thầy cúng gọi vía nó về, nó mới được như thế này đấy!”.
Đồng bào Dao ở đây có một tập tục rất lạ, đó là lễ cúng gọi vía về. Họ quan niệm, con người có hồn và vía. Mỗi khi gặp sự cố gì, khiến họ kinh sợ đến mất ăn mất ngủ, thì họ tin rằng, vía đã bỏ họ đi. Sau cuộc đụng độ với “quái thú”, chàng trai Hênh sợ quá, nên mọi người nghĩ, vía của Hênh đã bị “quái thú” bắt mất. Để gọi vía về, gia đình Hênh phải tổ chức cúng bái với lễ vật rất bài bản. Cúng xong thì mời cả bản đánh chén vui vẻ, chúc mừng vía đã về.
Đôi mắt Đặng Văn Hênh vẫn lộ nét lo sợ khi kể chuyện gặp "quái thú".
Câu chuyện chạm mặt “quái thú” diễn ra từ tháng trước, trong một khu rừng cách bản Bến Thân hai giờ đi bộ, khoảng 5km. Đồng bào ở Bến Thân thường làm nương, trang trại ở khu vực vùng đệm, thậm chí trong lõi của Vườn Quốc gia Xuân Sơn, vì quanh bản rất ít đất. Trâu bò, dê lợn cũng được mang vào rừng thả.
Mỗi tuần hoặc mỗi tháng, đồng bào lại mang muối vào rừng cho chúng ăn, để chúng "nhớ", không đi xa. Khi nào có việc lớn thì họ vào rừng dắt về mổ thịt, hoặc đem bán. Nhà Hênh thả rông tổng số 5 con bò trong rừng cùng một đàn lợn, gà rất đông đúc.
Ông Lềnh đã phải làm lễ cúng gọi vía con trai về.
Hôm đó, tầm 11h trưa, sau hai giờ cuốc bộ trèo qua dãy núi Lìu, đến dốc Thả Bom (cái dốc đá này bị trúng bom Mỹ, nên dân bản gọi là dốc Thả Bom), bỗng nhiên, Hênh nghe thấy tiếng rào rào của cây đổ. Tiếng đàn bò rống lên thảm thiết. Tưởng có kẻ trộm bò, Hênh chạy thục mạng về phía trang trại của gia đình. Một cảnh tượng vô cùng kinh hãi diễn ra trước mắt Hênh. Con “quái thú” và con bò cùng lăn ầm ầm từ vách núi xuống thung lũng, khiến cỏ cây đổ rạp. Hênh sợ hãi đến chết lặng.
Theo VTC
Hênh sợ hãi đến chết lặng. Mấy ngày lang thang ở xã Đồng Sơn (Tân Sơn, Phú Thọ), tôi được nghe người dân kể về một hệ thống hang động tuyệt đẹp mới được đồng bào Dao phát hiện ở bản Bến Thân, là bản nằm trong vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Sơn.
Tôi loay hoay cả ngày ở xã mà không tìm được người dẫn đường đi tìm hệ thống hang động này. Lý do họ đưa ra là trong khu rừng đó có loài “quái thú” chuyên ăn thịt trâu bò. Tôi không tin chuyện này, nên gặp lãnh đạo UBND xã Đồng Sơn.
Không ngờ, anh Hà Thanh Vận, Phó Chủ tịch xã khẳng định đúng là trong những cánh rừng giáp bản Đồng Sơn có “quái thú” nuốt bò thật.
Phó Chủ tịch xã Đồng Sơn Hà Thanh Vận khẳng định ở bản Bến Thân có "quái thú" nuốt bò.
Bản thân anh Vận, lãnh đạo xã Đồng Sơn và hàng trăm người dân trong xã cũng tận mắt mấy thanh niên trai tráng vác “quái thú” đi gần chục cây số từ Bến Thân ra trung tâm xã.
Theo lời anh Vận, con “quái thú” ấy dài dễ đến gần chục mét. Người khênh đầu, người khênh giữa, người khênh đuôi, thế mà nó còn võng xuống sát đất. Có đến cả trăm người cứ đi theo mấy thanh niên khênh “quái thú”, nhưng họ đi đến đâu, người xem dạt ra đến đó vì khiếp sợ. Trẻ con, đàn bà yếu vía thì khóc ré lên.
Thậm chí, đêm xuống, trẻ con, phụ nữ còn không dám ra đường vì sợ “quái thú” ăn thịt. Những ngày qua, mọi câu chuyện từ đầu ngõ đến xó chợ đều liên quan đến con “quái thú” khổng lồ này. Chẳng sợ gì “quái thú”, nên tôi lên đường tìm vào bản Bến Thân. Bến Thân là bản của người Dao, di cư từ Sơn La về hồi những năm 60 của thế kỷ trước. Bến Thân nằm trọn trong vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Sơn.
Bản người Dao này nằm trên lưng một ngọn núi, trên độ cao gần ngàn mét, thường xuyên bị mây bao phủ mù mịt.
Một góc bản Bến Thân của người Dao.
Con đường vào Bến Thân đang được một lâm trường mở để trồng rừng, khai thác gỗ. Từ trước đến nay, muốn vào Bến Thân, chỉ có cách cuốc bộ. Dù con đường đất đã được mở ra, song những ngày mưa, để vào Bến Thân, vẫn chỉ có cách đi bộ, vì đường lầy lội, rất dốc, mấy con suối nước chảy như thác. Bến Thân gồm vài nóc nhà lèo tèo co cụm vào góc núi. Xung quanh bản là những thửa ruộng bậc thang.
Ngay mép ruộng là rừng. Rừng bạt ngàn, âm u, trải tít tắt lên tận đỉnh ngọn núi cao 1.384m trong lõi Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Hỏi chuyện “quái thú” nuốt bò, người dân chỉ tôi đến một ngôi nhà nằm cuối bản, đầu con đường dẫn vào rừng già. Ngôi nhà đó là nơi bố con Đặng Văn Hênh ở.
Rừng già tràn ngập quanh bản Bến Thân.
Hỏi chuyện “quái thú”, Hênh kể cho tôi nghe với ánh mắt vẫn còn vương nỗi sợ hãi. Ông Lềnh, bố Hênh giải thích: “Từ hôm giết con vật ấy, thằng Hênh bị mất vía, tao phải mổ gà, mổ lợn rồi nhờ thầy cúng gọi vía nó về, nó mới được như thế này đấy!”.
Đồng bào Dao ở đây có một tập tục rất lạ, đó là lễ cúng gọi vía về. Họ quan niệm, con người có hồn và vía. Mỗi khi gặp sự cố gì, khiến họ kinh sợ đến mất ăn mất ngủ, thì họ tin rằng, vía đã bỏ họ đi. Sau cuộc đụng độ với “quái thú”, chàng trai Hênh sợ quá, nên mọi người nghĩ, vía của Hênh đã bị “quái thú” bắt mất. Để gọi vía về, gia đình Hênh phải tổ chức cúng bái với lễ vật rất bài bản. Cúng xong thì mời cả bản đánh chén vui vẻ, chúc mừng vía đã về.
Đôi mắt Đặng Văn Hênh vẫn lộ nét lo sợ khi kể chuyện gặp "quái thú".
Câu chuyện chạm mặt “quái thú” diễn ra từ tháng trước, trong một khu rừng cách bản Bến Thân hai giờ đi bộ, khoảng 5km. Đồng bào ở Bến Thân thường làm nương, trang trại ở khu vực vùng đệm, thậm chí trong lõi của Vườn Quốc gia Xuân Sơn, vì quanh bản rất ít đất. Trâu bò, dê lợn cũng được mang vào rừng thả.
Mỗi tuần hoặc mỗi tháng, đồng bào lại mang muối vào rừng cho chúng ăn, để chúng "nhớ", không đi xa. Khi nào có việc lớn thì họ vào rừng dắt về mổ thịt, hoặc đem bán. Nhà Hênh thả rông tổng số 5 con bò trong rừng cùng một đàn lợn, gà rất đông đúc.
Ông Lềnh đã phải làm lễ cúng gọi vía con trai về.
Hôm đó, tầm 11h trưa, sau hai giờ cuốc bộ trèo qua dãy núi Lìu, đến dốc Thả Bom (cái dốc đá này bị trúng bom Mỹ, nên dân bản gọi là dốc Thả Bom), bỗng nhiên, Hênh nghe thấy tiếng rào rào của cây đổ. Tiếng đàn bò rống lên thảm thiết. Tưởng có kẻ trộm bò, Hênh chạy thục mạng về phía trang trại của gia đình. Một cảnh tượng vô cùng kinh hãi diễn ra trước mắt Hênh. Con “quái thú” và con bò cùng lăn ầm ầm từ vách núi xuống thung lũng, khiến cỏ cây đổ rạp. Hênh sợ hãi đến chết lặng.
Theo VTC