Xuyên đại ngàn săn rùa vàng
31/01/2010 14:42 (GMT +7)
Đi săn rùa vàng được gọi là vàng sống "đã cực lại nguy" bởi rùa vàng sinh sống ở những vùng rừng thâm u nhiều sơn lam chướng khí, nơi hiểm trở đầy rắn độc, muỗi mòng, thú dữ, lũ quét ở thượng nguồn, lở núi, bom mìn thời chiến, thổ phỉ, bẫy các loại của phường săn…
Theo sách nhận dạng các loại động vật hoang dã bị buôn bán do Tổ chức quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên (IUCN), rùa vàng có lưng màu nâu, yếm gồm 2 mảnh cử động được, giữa yếm màu đen, xung quanh màu đỏ, vùng thái dương có sọc màu nâu sẫm hoặc đen và những đốm màu ô liu.
Sách đỏ Việt Nam ghi nhận loài này phân bố ở vùng đồi núi phía Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc) và có khả năng ở dãy Trường Sơn thuộc miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Nam) và tại Tây Nguyên (Gia Lai).
Mọi hành vi mua bán, săn bắt rùa vàng đều vi phạm luật nhưng trên thị trường nhiều người vẫn ngang nhiên giao dịch loài động vật quý hiếm này, thậm chí rao bán trên mạng Internet.Rùa vàng có sức nhịn đói lâu, có thể tới 2 tháng song nếu không cho uống nước và để nơi khô nóng chúng sẽ nhanh chóng bị chết. Rùa đẻ hai trứng vào mùa hè, trứng hình ôvan, kích thước 27/50mm…
Trở lại hành trình săn vàng sống của cánh phường săn. Nếu may mắn trúng được vàng sống, việc đầu tiên của cánh thợ săn là sẽ tìm nơi kín đáo, an toàn giấu vàng, sau đó sẽ tìm cách bắn thông tin cho các lái rùa cấp một luôn thường trực tại các cửa rừng. Nhận được thông tin, ngay lập tức lái sẽ tìm đến thương lượng và việc mua bán vàng sống được tiến hành ngay giữa rừng sâu theo kiểu tiền trao cháo múc.
Một phường săn có tên gọi hơi bị ngộ là Sáu Xẹm cho biết nguyên nhân của việc mua bán lạ đời này là để đề phòng bị cướp cạn bởi có nhiều trường hợp kẻ may mắn được sơn thần biệt đãi vì mừng quá mà không biết giữ mồm giữ miệng nên "bị bọn ác" thủ tiêu.
Về phía cánh lái vàng sống, vì đây là mặt hàng bị liệt vào danh mục cấm của Chính phủ, lại có giá trị lớn, nếu việc mua bán rầm rộ để ngành chức năng biết được ra tay tịch thu thì họ coi như vốn lời đi tong nên rất kín kẽ. Cả người bán và kẻ mua đều vì lý do này mà tiến hành việc mua bán rất bảo mật.
Gom hàng ngay tại cửa rừng rồi, lái vàng cấp một sẽ sang tay lại cho lái cấp hai ở tuyến huyện và từ đây, vàng sống sẽ lần lượt qua tay những ông trùm lớn hơn từ Hà Nội đến Trung Quốc, Hồng Kông. Cứ qua mỗi cấp trung gian, một kilôgam rùa vàng lái lời từ ít nhất 20 triệu đồng và sẽ gấp hàng chục lần số tiền này nếu may mắn vớ được con mồi sộp cần vàng sống để cải thiện sức khỏe.
Khi chúng tôi hỏi căn nguyên của việc rùa vàng có giá như vàng, lương y Đỗ Tiến Minh (Phòng khám Dược Đà, quận 5) lý giải: "Rùa vàng được mua bán với giá như vàng bởi nó được đồn thổi chữa được các bệnh ung thư, đặc biệt là bệnh tim rất hiệu nghiệm. Có người quan niệm rùa vàng sống ở núi cao, hấp thụ linh khí của trời đất nên máu thịt tinh khiết, đại bổ ăn vào tăng cường sinh lực. Lại có tin đồn những người mắc bệnh tim nếu uống rượu pha mật, huyết rùa vàng sẽ khỏi ngay. Mà bệnh tim là bệnh của nhà giàu, trong khi đó rùa vàng thì hiếm, việc sinh trưởng rất hạn chế nên giá của nó ngày một leo thang là vậy".
Thị trường nhiều cạm bẫy
Từ câu chuyện với các phường săn, chúng tôi biết được nhiều mánh khóe "làm ăn" gian xảo của cánh "buôn vàng", như chuyện lái K. hốt bộn khi gả cho một quý tộc đất Sài thành 3 con rùa sa nhân với tổng trọng lượng 4kg với giá rùa vàng, đút túi trên 300 triệu đồng gọn ơ.
Rùa sa nhân là loài vô danh tiểu tốt giá chỉ hai trăm ngàn một ký lô nhưng do nó có mai màu vàng nên nhiều người nhầm lẫn là vàng sống. Cùng với rùa sa nhân, theo các thợ săn thì những người non cơ còn nhầm lẫn rùa núi vàng là rùa vàng và xác suất nhầm lẫn này cao hơn rùa sa nhân bởi rùa núi vàng có toàn thân màu vàng rất dễ gây sự ngộ nhận.
Mạnh kể cho chúng tôi nghe chuyện lái rùa Bảy Thẻo ở Quảng Bình hốt một cú hận nhớ đời khi nghe thông tin dân tầm vàng sống ở Huế mới săn đuợc gần 6kg rùa vàng.
Bỏ cả núi tiền ra để lấy quyền sở hữu vàng sống, lái rùa này sau đó kêu trời bởi mua trúng rùa nuôi mà giá trị thật của lô hàng thực ra chỉ bằng 2/3 số tiền gần 700 triệu mà người này phải trả. Cánh phường săn giải thích nguyên cớ rùa núi vàng nuôi giá trị thấp hơn rùa bắt từ thiên nhiên hoang dã vì rùa nuôi "không thuần khiết" bởi chúng ăn thức ăn tăng trọng, được tiêm chích đủ thứ hóa chất, thuốc kháng sinh.
Trong khi đó rùa hoang dã ăn độc các loại thực vật tự nhiên, uống nước sương, hấp thụ linh khí của đất trời. Mà đã như thế thì uống máu pha huyết, pha mật rùa vàng nuôi có là nghĩa lý gì so với rùa vàng hoang dã.
Nhưng làm thế nào để phân biệt được rùa nuôi và rùa đánh bắt được trong tự nhiên?
Cái đó tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của từng người. Công thức chung thì dưới cổ rùa nuôi có màu đỏ nhạt (rùa tự nhiên màu đỏ tươi), dưới bụng có nhiều vết trầy xước do bò nhiều trong bể. Còn rùa tự nhiên tuyệt nhiên không có những dấu hiệu này.
http://www.forum.vietpet.com/vn/event/279/index.html
31/01/2010 14:42 (GMT +7)
Đi săn rùa vàng được gọi là vàng sống "đã cực lại nguy" bởi rùa vàng sinh sống ở những vùng rừng thâm u nhiều sơn lam chướng khí, nơi hiểm trở đầy rắn độc, muỗi mòng, thú dữ, lũ quét ở thượng nguồn, lở núi, bom mìn thời chiến, thổ phỉ, bẫy các loại của phường săn…
Vì có giá trị lớn nên chúng bị giới phường săn truy lùng ráo riết. Và cũng vì quá quý hiếm mà thị trường mua bán rùa vàng tiềm ẩn nhiều cảnh lọc lừa đến dã man. Nói đến rùa vàng là nói đến bi kịch máu đổ, lệ rơi, nguy cơ bị tuyệt diệt… Nhưng tự bản thân loài động vật được xem là vàng sống ấy không làm nên những nỗi đau ấy. Chính sự ngu muội, lòng tham và thói bạc ác của con người đã gây nên cớ sự.
Bán mạng vì "vàng sống"
Sau nhiều cuộc chuyện trò và lỡ hẹn, phải mất hơn 3 tháng trời chúng tôi mới tiếp cận được nhóm sơn tràng chuyên săn rùa vàng khắp các vùng rừng núi ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ do một người đàn ông tên Mạnh làm "anh cả".
Gặp nhau trên đỉnh đèo Sê San, ven một con suối có tên Amông (con hổ), "anh cả" tuôn một mạch: "Trước đây dân tầm rùa thường lùng rùa vàng tại các tỉnh Quảng Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh… Thời gian sau này thì cả thảy dồn tầm ngắm vào khu vực Tây Nguyên và một số tỉnh ở miền Đông Nam Bộ như Tây Ninh, Đồng Nai, Vũng Tàu. Giá sàn của một kilôgam rùa vàng hiện nay xấp xỉ trăm rưỡi triệu (150 triệu đồng). Qua nhiều mối mua bán trung gian có thể lên đến trên hai trăm (200 triệu đồng). Bởi có giá trị kếch xù như vậy nên rùa vàng còn được gọi là "vàng sống". Vàng hiếm nhưng thợ săn nhiều như lá mùa thu nên kiếm được một con trần ai không kém gì cái vụ ngậm ngải tìm trầm".
Theo các thợ săn, đi săn vàng sống "đã cực lại nguy" bởi rùa vàng sinh sống ở những vùng rừng thâm u nhiều sơn lam chướng khí, nơi hiểm trở đầy rắn độc, muỗi mòng, thú dữ, lũ quét ở thượng nguồn, lở núi, bom mìn thời chiến, thổ phỉ, bẫy các loại của phường săn…
"Nhiều tay liều mạng chui sâu vào những khe suối, vách núi tìm "vàng" để rồi bị nước lũ ập đến, rút ra không kịp vậy là vĩnh viễn nằm lại rừng sâu". Một thành viên trong nhóm phường săn của Mạnh, thở dài: "Tui đã từng vuốt mặt cho 4 thằng bị lâm nạn kiểu như vậy. Có thằng chết mất xác nên vợ con cứ lấy ngày nó đi mà hằng năm làm giỗ".
Nuôi mộng vàng sống, cánh thợ săn phải băng mình xuyên giữa lòng đại ngàn với hành trang là những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt, đèn pin để đợi đêm đến soi rùa.
"Rùa vàng sống ven các suối, các khe rãnh trong rừng ở các vùng rừng núi, trên độ cao 1.000m. Ban ngày chúng ẩn dưới những đống lá cây mục nát ven suối hay ẩn ở các khe rãnh, tối mới ra kiếm mồi. Rùa vàng ăn các loại quả, lá cây, các loại rong, bèo mọc ở suối và các khe rãnh, sâu bọ. Chúng đặc biệt thích xác động vật chết lúc trương thối nên mồi nhử chúng phải để cho dậy mùi, hôm nay bỏ, đêm mai đến phục, nếu khu vực đó có rùa thì nó nhất định sẽ mò tới thưởng thức món khoái khẩu ngay".
Nói đến đây, anh cả nhóm phường săn, lắc đầu: "Sau mươi ngày, một tháng hoặc vài ba tháng, một trăm kẻ hăm hở vào rừng thì chỉ có vài tay may mắn gặp được rùa vàng. Điều này đồng nghĩa với chuyện có nhiều thợ săn hết năm này đến năm nọ vào rừng tìm kiếm giấc mơ đổi đời nhưng vàng đâu chẳng thấy, chỉ thấy gia cảnh khánh kiệt, vợ con vàng mắt vàng mũi theo giấc mơ rùa vàng".
Thương vụ giữa rừng giàBán mạng vì "vàng sống"
Sau nhiều cuộc chuyện trò và lỡ hẹn, phải mất hơn 3 tháng trời chúng tôi mới tiếp cận được nhóm sơn tràng chuyên săn rùa vàng khắp các vùng rừng núi ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ do một người đàn ông tên Mạnh làm "anh cả".
Gặp nhau trên đỉnh đèo Sê San, ven một con suối có tên Amông (con hổ), "anh cả" tuôn một mạch: "Trước đây dân tầm rùa thường lùng rùa vàng tại các tỉnh Quảng Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh… Thời gian sau này thì cả thảy dồn tầm ngắm vào khu vực Tây Nguyên và một số tỉnh ở miền Đông Nam Bộ như Tây Ninh, Đồng Nai, Vũng Tàu. Giá sàn của một kilôgam rùa vàng hiện nay xấp xỉ trăm rưỡi triệu (150 triệu đồng). Qua nhiều mối mua bán trung gian có thể lên đến trên hai trăm (200 triệu đồng). Bởi có giá trị kếch xù như vậy nên rùa vàng còn được gọi là "vàng sống". Vàng hiếm nhưng thợ săn nhiều như lá mùa thu nên kiếm được một con trần ai không kém gì cái vụ ngậm ngải tìm trầm".
Theo các thợ săn, đi săn vàng sống "đã cực lại nguy" bởi rùa vàng sinh sống ở những vùng rừng thâm u nhiều sơn lam chướng khí, nơi hiểm trở đầy rắn độc, muỗi mòng, thú dữ, lũ quét ở thượng nguồn, lở núi, bom mìn thời chiến, thổ phỉ, bẫy các loại của phường săn…
"Nhiều tay liều mạng chui sâu vào những khe suối, vách núi tìm "vàng" để rồi bị nước lũ ập đến, rút ra không kịp vậy là vĩnh viễn nằm lại rừng sâu". Một thành viên trong nhóm phường săn của Mạnh, thở dài: "Tui đã từng vuốt mặt cho 4 thằng bị lâm nạn kiểu như vậy. Có thằng chết mất xác nên vợ con cứ lấy ngày nó đi mà hằng năm làm giỗ".
Nuôi mộng vàng sống, cánh thợ săn phải băng mình xuyên giữa lòng đại ngàn với hành trang là những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt, đèn pin để đợi đêm đến soi rùa.
"Rùa vàng sống ven các suối, các khe rãnh trong rừng ở các vùng rừng núi, trên độ cao 1.000m. Ban ngày chúng ẩn dưới những đống lá cây mục nát ven suối hay ẩn ở các khe rãnh, tối mới ra kiếm mồi. Rùa vàng ăn các loại quả, lá cây, các loại rong, bèo mọc ở suối và các khe rãnh, sâu bọ. Chúng đặc biệt thích xác động vật chết lúc trương thối nên mồi nhử chúng phải để cho dậy mùi, hôm nay bỏ, đêm mai đến phục, nếu khu vực đó có rùa thì nó nhất định sẽ mò tới thưởng thức món khoái khẩu ngay".
Nói đến đây, anh cả nhóm phường săn, lắc đầu: "Sau mươi ngày, một tháng hoặc vài ba tháng, một trăm kẻ hăm hở vào rừng thì chỉ có vài tay may mắn gặp được rùa vàng. Điều này đồng nghĩa với chuyện có nhiều thợ săn hết năm này đến năm nọ vào rừng tìm kiếm giấc mơ đổi đời nhưng vàng đâu chẳng thấy, chỉ thấy gia cảnh khánh kiệt, vợ con vàng mắt vàng mũi theo giấc mơ rùa vàng".
Theo sách nhận dạng các loại động vật hoang dã bị buôn bán do Tổ chức quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên (IUCN), rùa vàng có lưng màu nâu, yếm gồm 2 mảnh cử động được, giữa yếm màu đen, xung quanh màu đỏ, vùng thái dương có sọc màu nâu sẫm hoặc đen và những đốm màu ô liu.
Sách đỏ Việt Nam ghi nhận loài này phân bố ở vùng đồi núi phía Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc) và có khả năng ở dãy Trường Sơn thuộc miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Nam) và tại Tây Nguyên (Gia Lai).
Trở lại hành trình săn vàng sống của cánh phường săn. Nếu may mắn trúng được vàng sống, việc đầu tiên của cánh thợ săn là sẽ tìm nơi kín đáo, an toàn giấu vàng, sau đó sẽ tìm cách bắn thông tin cho các lái rùa cấp một luôn thường trực tại các cửa rừng. Nhận được thông tin, ngay lập tức lái sẽ tìm đến thương lượng và việc mua bán vàng sống được tiến hành ngay giữa rừng sâu theo kiểu tiền trao cháo múc.
Một phường săn có tên gọi hơi bị ngộ là Sáu Xẹm cho biết nguyên nhân của việc mua bán lạ đời này là để đề phòng bị cướp cạn bởi có nhiều trường hợp kẻ may mắn được sơn thần biệt đãi vì mừng quá mà không biết giữ mồm giữ miệng nên "bị bọn ác" thủ tiêu.
Về phía cánh lái vàng sống, vì đây là mặt hàng bị liệt vào danh mục cấm của Chính phủ, lại có giá trị lớn, nếu việc mua bán rầm rộ để ngành chức năng biết được ra tay tịch thu thì họ coi như vốn lời đi tong nên rất kín kẽ. Cả người bán và kẻ mua đều vì lý do này mà tiến hành việc mua bán rất bảo mật.
Gom hàng ngay tại cửa rừng rồi, lái vàng cấp một sẽ sang tay lại cho lái cấp hai ở tuyến huyện và từ đây, vàng sống sẽ lần lượt qua tay những ông trùm lớn hơn từ Hà Nội đến Trung Quốc, Hồng Kông. Cứ qua mỗi cấp trung gian, một kilôgam rùa vàng lái lời từ ít nhất 20 triệu đồng và sẽ gấp hàng chục lần số tiền này nếu may mắn vớ được con mồi sộp cần vàng sống để cải thiện sức khỏe.
Khi chúng tôi hỏi căn nguyên của việc rùa vàng có giá như vàng, lương y Đỗ Tiến Minh (Phòng khám Dược Đà, quận 5) lý giải: "Rùa vàng được mua bán với giá như vàng bởi nó được đồn thổi chữa được các bệnh ung thư, đặc biệt là bệnh tim rất hiệu nghiệm. Có người quan niệm rùa vàng sống ở núi cao, hấp thụ linh khí của trời đất nên máu thịt tinh khiết, đại bổ ăn vào tăng cường sinh lực. Lại có tin đồn những người mắc bệnh tim nếu uống rượu pha mật, huyết rùa vàng sẽ khỏi ngay. Mà bệnh tim là bệnh của nhà giàu, trong khi đó rùa vàng thì hiếm, việc sinh trưởng rất hạn chế nên giá của nó ngày một leo thang là vậy".
Thị trường nhiều cạm bẫy
Từ câu chuyện với các phường săn, chúng tôi biết được nhiều mánh khóe "làm ăn" gian xảo của cánh "buôn vàng", như chuyện lái K. hốt bộn khi gả cho một quý tộc đất Sài thành 3 con rùa sa nhân với tổng trọng lượng 4kg với giá rùa vàng, đút túi trên 300 triệu đồng gọn ơ.
Rùa sa nhân là loài vô danh tiểu tốt giá chỉ hai trăm ngàn một ký lô nhưng do nó có mai màu vàng nên nhiều người nhầm lẫn là vàng sống. Cùng với rùa sa nhân, theo các thợ săn thì những người non cơ còn nhầm lẫn rùa núi vàng là rùa vàng và xác suất nhầm lẫn này cao hơn rùa sa nhân bởi rùa núi vàng có toàn thân màu vàng rất dễ gây sự ngộ nhận.
Mạnh kể cho chúng tôi nghe chuyện lái rùa Bảy Thẻo ở Quảng Bình hốt một cú hận nhớ đời khi nghe thông tin dân tầm vàng sống ở Huế mới săn đuợc gần 6kg rùa vàng.
Bỏ cả núi tiền ra để lấy quyền sở hữu vàng sống, lái rùa này sau đó kêu trời bởi mua trúng rùa nuôi mà giá trị thật của lô hàng thực ra chỉ bằng 2/3 số tiền gần 700 triệu mà người này phải trả. Cánh phường săn giải thích nguyên cớ rùa núi vàng nuôi giá trị thấp hơn rùa bắt từ thiên nhiên hoang dã vì rùa nuôi "không thuần khiết" bởi chúng ăn thức ăn tăng trọng, được tiêm chích đủ thứ hóa chất, thuốc kháng sinh.
Trong khi đó rùa hoang dã ăn độc các loại thực vật tự nhiên, uống nước sương, hấp thụ linh khí của đất trời. Mà đã như thế thì uống máu pha huyết, pha mật rùa vàng nuôi có là nghĩa lý gì so với rùa vàng hoang dã.
Nhưng làm thế nào để phân biệt được rùa nuôi và rùa đánh bắt được trong tự nhiên?
Cái đó tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của từng người. Công thức chung thì dưới cổ rùa nuôi có màu đỏ nhạt (rùa tự nhiên màu đỏ tươi), dưới bụng có nhiều vết trầy xước do bò nhiều trong bể. Còn rùa tự nhiên tuyệt nhiên không có những dấu hiệu này.
Theo Thành Dũng
http://www.forum.vietpet.com/vn/event/279/index.html