hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau cho biết, thời gian gần đây xuất hiện một số loài động vật quý hiếm trên lâm phần vườn quốc gia như khỉ đuôi dài, cà kheo, cò Trung Quốc, bồ nông chân xám, giang sen, quắn trắng... với số lượng khá đông. Đây là những loài động vật có trong Sách Đỏ của Việt Nam và thế giới.
Vườn Quốc gia mũi Cà Mau đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ bảo vệ những loài động vật quý hiếm này để chúng có thể sinh sản, phát triển bầy đàn, trong đó có quy định nghiêm cấm triệt để việc săn bắt và các hoạt động gây ảnh hưởng môi trường, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, tác động bất lợi đến điều kiện sinh sống của chúng.
Vườn Quốc gia mũi Cà Mau nằm trên địa bàn 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, có tổng diện tích 41.862ha nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới mũi Cà Mau vừa được tổ chức UNESCO công nhận. Đây là hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên có giá trị rất cao về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, môi trường, văn hóa và lịch sử.
Vườn Quốc gia mũi Cà Mau là một trong những địa điểm quan trọng thuộc chương trình quốc gia về bảo tồn da dạng sinh học của nước ta, nơi nghiên cứu về các loài chim nước ven biển của Việt Nam và Châu Á-Thái Bình Dương.
Hệ thực vật có 22 loài ngập mặn đã được phát hiện, với quần thể thực vật gồm rừng tái sinh tự nhiên hỗn giao giữa cây đước, cây vẹt và rừng mấm. Cây mấm là loài tiên phong lấn biển có hệ thống rễ đặc biệt giữ đất bãi bồi, chống xói lở và hình thành các dãy rừng phòng hộ ven biển.
Hệ động vật, với lớp thú có 13 loài thuộc 9 họ; lớp chim có 74 loài thuộc 23 họ và bò sát có 17 loài thuộc 9 họ. Ngoài ra còn có 5 loài lưỡng cư thuộc 3 họ; 14 loài tôm; phát hiện 175 loài cá thuộc 116 giống và 77 họ; 133 loài động, thực vật phiêu sinh.
Vườn Quốc gia mũi Cà Mau có mục tiêu bảo tồn lâu dài mẫu chuẩn sinh thái có tầm quan trọng quốc gia, khu vực và thế giới; phục vụ các hoạt động tham quan, du lịch sinh thái và hợp tác quốc tế, xây dựng và thực nghiệm các mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên rừng ngập mặn, phát huy giá trị và chức năng kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước; bảo vệ đa dạng sinh học.
Theo TTXVN
Vườn Quốc gia mũi Cà Mau đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ bảo vệ những loài động vật quý hiếm này để chúng có thể sinh sản, phát triển bầy đàn, trong đó có quy định nghiêm cấm triệt để việc săn bắt và các hoạt động gây ảnh hưởng môi trường, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, tác động bất lợi đến điều kiện sinh sống của chúng.
Bồ nông chân xám
Vườn Quốc gia mũi Cà Mau nằm trên địa bàn 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, có tổng diện tích 41.862ha nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới mũi Cà Mau vừa được tổ chức UNESCO công nhận. Đây là hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên có giá trị rất cao về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, môi trường, văn hóa và lịch sử.
Vườn Quốc gia mũi Cà Mau là một trong những địa điểm quan trọng thuộc chương trình quốc gia về bảo tồn da dạng sinh học của nước ta, nơi nghiên cứu về các loài chim nước ven biển của Việt Nam và Châu Á-Thái Bình Dương.
Hệ thực vật có 22 loài ngập mặn đã được phát hiện, với quần thể thực vật gồm rừng tái sinh tự nhiên hỗn giao giữa cây đước, cây vẹt và rừng mấm. Cây mấm là loài tiên phong lấn biển có hệ thống rễ đặc biệt giữ đất bãi bồi, chống xói lở và hình thành các dãy rừng phòng hộ ven biển.
Hệ động vật, với lớp thú có 13 loài thuộc 9 họ; lớp chim có 74 loài thuộc 23 họ và bò sát có 17 loài thuộc 9 họ. Ngoài ra còn có 5 loài lưỡng cư thuộc 3 họ; 14 loài tôm; phát hiện 175 loài cá thuộc 116 giống và 77 họ; 133 loài động, thực vật phiêu sinh.
Vườn Quốc gia mũi Cà Mau có mục tiêu bảo tồn lâu dài mẫu chuẩn sinh thái có tầm quan trọng quốc gia, khu vực và thế giới; phục vụ các hoạt động tham quan, du lịch sinh thái và hợp tác quốc tế, xây dựng và thực nghiệm các mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên rừng ngập mặn, phát huy giá trị và chức năng kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước; bảo vệ đa dạng sinh học.
Theo TTXVN